Tháng 12 năm ngoái, Thành Ủy Ðà Nẵng thông qua một nghị quyết, khẳng định sẽ làm đường hầm băng ngang sông Hàn. Lý do Thành Ủy Ðà Nẵng phải soạn riêng một… nghị quyết cho kế hoạch xây dựng đường hầm băng ngang sông Hàn vì có nhiều người, nhiều giới ngăn cản. Theo nhiều chuyên gia thì mật độ công trình vượt sông Hàn vốn đã rất dày. Trong phạm vi 12 cây số đã có tới 11 cầu và bên kia sông Hàn chỉ có 150,000 gia đình. Mặt khác, Ðà Nẵng chỉ có 1.1 triệu dân với 60,000 xe hơi, chưa tới 800,000 xe hai bánh gắn máy, xây thêm một công trình nữa để vượt sông Hàn là quá thừa. Những chuyên gia này gợi ý, nếu chính quyền thành phố Ðà Nẵng khăng khăng phải có thêm công trình vượt sông Hàn thì nên làm cầu, chi phí sẽ chỉ gần một nửa chi phí làm đường hầm song bí thư Thành Ủy Ðà Nẵng tuyên bố, không làm được đường hầm qua sông Hàn sẽ… từ chức. Có lẽ sợ mất một… nhân tài nên Thành Ủy Ðà Nẵng “nhất trí” thực hiện ý kiến bí thư! (xem ở đây: Việt Nam: Chết chùm vì lãnh đạo chỉ biết ‘Vẽ’ ra dự án...)
Đà Nẵng nhiều sai phạm kỳ lạ: Phép thử mới
40 móng biệt thự ở Sơn Trà xây dựng trái phép bị đập bỏ. Ảnh: Zing
Thừa nhận điều này đặc biệt đáng lưu ý khi từ trước tới nay, vấn đề quản lý đô thị được thực hiện rất tốt ở địa phương này. Vị chuyên gia đồng tình với quan điểm cho rằng một đô thị đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ cũng giống như một cơ thể sống. Bất kỳ một sự “trục trặc” nào trong hệ thống cấu trúc cũng sẽ dẫn tới những rối loạn trong các hoạt động đô thị. Vì vậy, sự cân bằng, ổn định, bền vững là mục tiêu số một của đô thị.Trở lại câu chuyện ở Đà Nẵng, vị GS cho biết cần nhìn nhận những "trục trặc" đó ở tầm vĩ mô hơn, trên phạm vi rộng lớn hơn. Trong một bức tranh tổng thể có hàng ngàn, vạn vấn đề đã được xử lý tốt thì vẫn phải chấp nhận có một vài việc chưa được tốt. Vấn đề nằm ở tư duy, cách nhìn, cách nghĩ của các cấp lãnh đạo và người dân Đà Nẵng đang có được sự đồng lòng, quyết tâm trong xây dựng, phát triển Đà Nẵng ngày càng vững mạnh hơn.
Vì vậy, GS Tiến cho biết, cũng không nên vì một vài hiện tượng chưa tốt mà đưa ra đánh giá vội vàng, quy kết, bác bỏ tất cả những kết quả của cả thành phố là không nên.
Dù vậy, vị GS cũng thật sự chia sẻ với những trường hợp khiến người ta lo ngại. Ví dụ, vụ khách sạn 43 tầng xây không phép, bị xử phạt nhiều lần vẫn tiếp tục xây, cho đến khi dư luận lên tiếng hay vụ việc xây dựng resort ở khu bán đảo Sơn Trà, vốn là vị trí trọng yếu về quốc phòng, hay cách đây không lâu là những tranh cãi thu phí cáp treo lên Bà Nà Hills. Đã có nhiều câu hỏi liên quan tới dấu hiệu lợi ích nhóm ở đây.
GS.TS Võ Xuân Tiến cho rằng, dù chưa khẳng định nguyên nhân cụ thể nằm ở đâu nhưng rõ ràng Đà Nẵng cần phải nhìn nhận thẳng vào thực tế và chấp nhận sự thật rằng: Sai nên dư luận mới phản hồi.
Đồng tình rằng tất cả không có gì hoàn mỹ và khó có thể tránh được những sai sót do trình độ chuyên môn, hoặc do một vài cán bộ còn lơ là, thiếu trách nhiệm, hoặc vẫn còn một vài suy nghĩ "lồi lõm" trong quá trình điều hành, quản lý nhưng rõ ràng "nếu không sai sẽ tốt hơn".
Vị GS cho biết, vấn đề của Đà Nẵng lúc này là thái độ và cách thức xử lý vụ việc như thế nào cho hợp tình, hợp lý, hợp lòng dân?.
"Tôi tin Đà Nẵng cũng đã nhận thấy những trục trặc mà dư luận phản ánh. Là người dân đã sống và gắn bó với Đà Nẵng từ nhiều năm nay, tôi đặt niềm tin vào thái độ cũng như cách thức xử lý của các cấp lãnh đạo Đà Nẵng khi đứng trước một rắc rối nào đó. Cụ thể là trong trường hợp này, chắc chắn lãnh đạo Đà Nẵng sẽ xử lý công bằng, công khai, minh bạch", ông Tiến hi vọng.
Kể lại câu chuyện từ thời Xuân Thu chiến quốc để nhắc nhở các cấp lãnh đạo Đà Nẵng, ông Tiến kể: Khi đó đất Việt và đất Ngô là hai nước láng giềng nhưng lại thường xuyên xảy ra bất hòa. Trong buổi đại tiệc mừng chiến thắng của quân Việt, Việt vương thay vì phải được nhận những lời tung hô, chúc mừng thì lại phải nghe những lời ồn ào, la ó phản đối chính sách của nhà vua.
Khi đó, Việt vương rất bức xúc vì ông luôn tự tin chính sách của mình là rất tốt, là hoàn hảo, là phù hợp với lòng dân vậy taị sao lại bị phản đối?
Sau khi tìm hiểu, ông được biết, một công thần của Vua là Văn Chúng đã tự ý điều chỉnh quy định của triều đình trong ban thưởng cho quân lính.
Tức là, Việt vương quy định nếu một người lính ra trận mà giết được 3 người sẽ được thăng chức. Tuy nhiên, trên thực tế, có những người lính giết được 3 người, nhưng cũng có người chỉ giết được 1, thậm chí có người lại giết được 5-7 người.
Lúc đó, Văn Chúng đã chia làm hai nhóm người một là nhóm dân thường và một là nhóm hoàng thân quốc thích với những ưu ái đặc biệt, ví dụ như nếu là người hoàng thân quốc thích mà giết được 2 người thì sẽ cho nợ 1 người mà vẫn được xét bổng lộc. Ngược lại, đối với nhóm lính thường thì cứ đủ 3 người mới xem xét.
Cách xử lý trên đã nảy sinh ngay một tâm lý bị phân biệt đối xử, và đó cũng là lý do khiến lính tráng, dân thường cùng la ó, phản đối.
Sau khi nghe nói như vậy, Việt Vương đã hỏi Văn Chúng làm như vậy là đúng hay sai và đáng tội gì? Văn Chúng đã thừa nhận sai và nhận tội chém đầu.
Từ câu chuyện trên, GS.TS Võ Xuân Tiến nói: Phàm là lợi ích của dân thì phải công bằng.
Lời nhắc nhở trên cũng là lời GS Tiến muốn gửi gắm tới các cấp lãnh đạo Đà Nẵng rằng: Phàm là những quy định của pháp luật, của Nhà nước thì không được thực thi sai. Và phàm là lợi ích của người dân thì phải công bằng, công tâm.
Theo ông Tiến, đứng trước những vụ việc trên nếu lãnh đạo Đà Nẵng biết lấy lợi ích của người dân làm trọng, lấy pháp luật làm tôn chỉ thực thi thì sẽ thu phục được lòng dân.
Không thể kê cao gối mà ngủ
Mặc dù luôn đặt kỳ vọng ở các cấp lãnh đạo của Đà Nẵng, xong ông Tiến cũng thừa nhận một thực tế là danh hiệu "thành phố đáng sống nhất" đang có nguy cơ tuột dần khỏi tầm tay của Đà Nẵng. Đó là mối quan tâm rất lớn nhất là trong bối cảnh Hà Nội đang có sự trở mình mạnh mẽ.
"Tôi rất có cảm tình cũng như ủng hộ thái độ kiên quyết, sâu sát, của chủ tịch UBND TP.Hà Nội. Tôi phải thừa nhận, có rất ít lãnh đạo dám chỉ thẳng những góc khuất của chính những cán bộ, công chức khi thực thi công vụ. Quan trọng hơn, sau mỗi vấn đề được chỉ ra thì Chủ tịch thành phố cũng đưa ra những giải pháp với thái độ chỉ đạo rất quyết liệt, sâu sát".
Ông cho biết, thái độ của ông Chủ tịch UBND TP.Hà Nội chính là mệnh lệnh buộc cho các cấp dưới phải thực thi. Cũng chính thái độ của ông đã tạo dấu ấn riêng, rất đặc biệt về Hà Nội trong mắt các đối tác kinh doanh cũng như người dân, bạn bè quốc tế.
Điều này theo ông Tiến đã buộc Đà Nẵng phải nhìn thẳng vào một thực tế là "không thể bình thản kê cao gối mà ngủ được nữa vì nhìn ra xã hội còn rất nhiều địa phương khác giỏi giang hơn mình", ông Tiến bày tỏ.
Theo ông Tiến, bối cảnh đó vừa là thách thức nhưng cũng vừa là thuận lợi đối với Đà Nẵng. "Ở đây không phải là câu chuyện chạy đua để giành giải nhất hay giải nhì mà vấn đề ở chỗ chạy đua để nâng cao tính cạnh tranh hơn, giải quyết mọi việc tốt hơn, mang đến một xã hội phát triển hơn", ông Tiến nói.
Do đó, đặt trong bối cảnh cạnh tranh đầy quyết liệt như hiện nay Đà Nẵng phải đẩy mạnh công tác đổi mới nhất là đổi mới trong đội ngũ cán bộ, công chức. Đặc biệt là đối với những cán bộ lãnh đạo chủ chốt. Buộc lòng phải làm việc nhiều hơn, sâu sát với nhân dân hơn, chịu khó lắng nghe nhiều hơn, không chỉ lắng nghe trong địa phương mà còn phải lắng nghe các các tỉnh, thành phố khác, kể cả ở những nước khác trên thế giới để học hỏi, áp dụng.
Theo ông Tiến, người dân Đà Nẵng có một ưu điểm là sống tích cực, lạc quan và có lòng tin với lãnh đạo. Đây chính là lợi thế lớn cho lãnh đạo Đà Nẵng trong quá trình điều hành, quản lý, cũng như giải quyết các vấn đề chung của toàn thành phố. Để làm được như vậy, thì như ông đã nói "Đà Nẵng không được đi ngược lòng dân".
Ngoài ra, ông Tiến cũng cho biết Đà Nẵng nên nhìn nhận, học hỏi từ cách làm của Hà Nội.
"Trong công tác quản lý, nếu người lãnh đạo giữ được cái tâm trong sáng, công bằng, trách nhiệm sẽ dễ tạo lên sự cuốn hút, dễ có được sự đồng thuận từ quần chúng nhân dân hơn", GS Tiến nói.
Lam Lam
http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-thoi-su/da-nang-nhieu-sai-pham-ky-la-phep-thu-moi-3331496/?paged=2
- Xây không phép cái chuồng gà 4m2 bị xử hình sự còn đào sới hàng trăm ha một danh thắng của đất nước không phép thì bị xử phạt hành chính. Điều này làm cho người dân nghĩ rằng có bảo kê đứng sau vụ xâu xé Sơn Trà.54 THÍCH CHIA SẺ TRẢ LỜI
- Giờ mới hiểu, Vì sao Đà nẵng quyết chi 4.700 tỷ làm hầm chui qua Sơn Trà?17 THÍCH CHIA SẺ
- Đây là sự quản lý quá yếu kém của những người lãnh đạo Thanh phố Đà Nẵng. Thể hiện sự thiếu nghiêm túc tôn trọng luật Pháp của Đà Nẵng.12 THÍCH CHIA SẺ
- Bài báo là lời cảnh báo cho lãnh đạo Đà nẵng. Cứ trong sáng như ông Sự thì sẽ khác...10 THÍCH CHIA SẺ
- Đồng lòng với nhận định của ông Tiến. Đà nẳng hiện nay là một thành phố đáng sống nhưng liệu có bền vững khi để xảy ra những khuất tất trong tầm phát triển vĩ mô như qui hoạch xây dựng và để cho lợi ích nhóm xâm nhập vào hệ thống
- Bài viết của giáo sư hay quá, thực tế gần đây thành phố có làm vài dự án nhằm thay đổi diện mạo nhưng thực tế chưa được đánh giá hoàn hảo, lần lượt kéo theo sai phạm nầy đến sai phạm khác, quản lý điều hành một thành phố rất khó cho nên người đứng đầu không nên đặt nặng lợi ích nội bộ mà đặt lợi ích toàn dân, toàn xã hội lên hàng đầu.
- Tôi đã quá kì vọng nên bây giờ thấy thất vọng
- Nếu những năm qua mà biết lấy lòng dân, biết tạo điều kiện cho DN thì đất nước đã khác rồi, GS TS Quý ạ, những gì GS TS Quý nói thì đã nói hàng trăm lần rồi.