Câu chuyện cái vỉa hè (phần 1)
Blog RFA, Song Chi, 26-3-2017
Thứ nhất, là cái não trạng làm trước nghĩ sau. Không có tầm nhìn, kế hoạch, chính sách lâu dài và hợp lý. Cứ thấy vỉa hè bị lấn chiếm là ra quân đi đập cái đã, đập trước sau đó một tuần mới có thông báo chính thức, khiến người dân không có thời gian tự phá bỏ, tự thu xếp phần lấn chiếm lề đường của mình. Rồi cứ đập trước mà không tính tới những nỗi khổ của dân, những hậu quả sau đó, đến khi thấy dân nghèo lao đao mất kế mưu sinh chẳng hạn, thì mới tính đến chuyện bày một vài địa điểm cho họ buôn bán trong một khoảng thời gian hạn hẹp.
Đầu tiên, công bằng mà nói, cái ý tưởng lập lại trật tự đô thị, chống nạn lấn chiếm vỉa hè, lòng đường trên địa bàn của ông Hải là tốt, đáng hoan nghênh.
Ai sống ở các thành phố lớn, nhỏ ở VN cũng phải thừa nhận tình trạng lấn chiếm vỉa hè, ý thức chấp hành pháp luật, giữ gìn tài sản chung của đa số người dân đã trở nên không thể chấp nhận được. Cứ nhìn hai thành phố lớn nhất nước Hà Nội và Sài Gòn chẳng hạn thì thấy, không có một con đường nào mà không bị lấn chiếm bởi đủ thứ gánh hàng rong, dịch vụ, quán xá các loại, rồi thì biển quảng cáo, mái bạt căng lên che chắn…
Không chỉ gánh hàng rong lề đường, những ngôi nhà mặt tiền cho thuê buôn bán, người kinh doanh cũng tìm cách lấn thêm ra ngoài. Các shop quần áo thời trang thì treo quần áo, chưng mannequin ra tận lề đường, các cửa hàng sửa chữa xe máy cũng bày vật liệu sửa chữa vừa lấn chiếm vỉa hè vừa gây ô nhiễm môi trường, quán ăn thì bày thêm bàn ghế ra ngoài, rồi các điểm trông giữ xe trái phép trên vỉa hè…Người qua lại cũng góp thêm phần lấn chiếm không gian công cộng đó khi dừng xe bên đường mua hàng hóa, thức ăn…
Cả thành phố riết rồi chẳng còn lại mấy con đường là có vỉa hè thông thoáng cho người đi bộ. Không chỉ người dân lấn chiếm vỉa hè, các cơ quan nhà nước, công sở, khách sạn…được sự “bảo kê” của địa phương, cũng đua nhau xây thêm bốt gác, xây bậc thềm, đặt bồn hoa, tượng, mái che…lấn ra đường.
Từ lâu rồi người dân sống ở các thành phố lớn không còn có vỉa hè để mà đi bộ nữa (nhưng nghĩ cho cùng thì ở nước mình cũng có mấy ai đi bộ, chỉ trừ khi có việc phải đi một quãng ngắn và trừ lúc sáng sớm vắng vẻ, may ra có một số người đi bộ để tập thể dục (!). Lý do dễ hiểu, có phải như ở các thành phố của châu Âu vỉa hè thoáng rộng, môi trường trong lành, cho người dân tha hổ đi bộ, ngắm cảnh đâu. Các thành phố lớn ở VN ngoài đường thì đông đúc bụi bặm ồn ào ô nhiễm, xe cộ người đi lại đông như mắc cửi cả ngày, đi bộ thế nào được và đi để làm gì?). Có nhiều nơi người dân phải đi bộ dưới lòng đường, vửa thêm chật chội vừa nguy hiểm, dễ bị tai nạn.
Ngoài đường lớn đã thế, trong các con hẻm cũng vậy, nhà nào cũng mở cửa làm ăn buôn bán, đặt một cái xe bánh mì, xe hủ tiếu, quầy thuốc lá, bàn bán cà phê, kê thêm dăm ba cái ghế cái bàn dọc theo lối đi… Những con hẻm đã nhỏ, hẹp càng thêm chật.
Cái tập quán coi thường luật pháp, coi của chung như của chùa, nhà mình thì sạch còn ngoài hẻm, ngoài đường thì tha hồ xả rác… đó là kết quả của cả một quá trình dài hàng mấy chục năm, không dễ gì một sớm một chiều mà bỏ được.
Cho nên cái ý định ban đầu tưởng là tốt, là đúng, được báo chí nhà nước hoan nghênh của ông Đoàn Ngọc Hải, sau mấy tuần thực hiện, đã nảy ra đủ thứ vấn đề. Hăng máu lên, ông Hải dẫn quân đi đập tùm lum, có những nơi như rạp Công Nhân (Nhà hát kịch thành phố) tức rạp Nguyễn Văn Hảo được xây dựng từ năm 1940, có mấy bậc thềm lấn ra vỉa hè ông cũng cho quân đập. (Nhưng theo một số bức ảnh tư liệu chụp nhà hát thời trước năm 1975 thì các bậc tam cấp nằm trong phạm vi nhà hát, cách xa vỉa hè. Sau này, ban lãnh đạp nhà hát mới đập bỏ bậc tam cấp cũ, xây bậc tam cấp lấn chiếm vỉa hè).
Khắp nơi ngổn ngang gạch đá vôi vữa, phóng viên các báo đã ghi lại hình ảnh nhiều hộ dân có mặt nhà cao hơn lề đường cả thước, hoặc hơn, bây giờ bị đập bỏ bậc thềm xây lấn ra đường, bà con phải nghĩ ra đủ cách để vào nhà. Từ kê ghế, kê mấy bao xi măng, miếng gỗ… cho tới làm bậc thang gỗ, lắp bậc tam cấp ngầm kéo ra kéo vào rất…sáng tạo, rồi thì hạ nền nhà…(“Người dân Sài Gòn ‘vất vả’ trèo vào nhà sau khi bậc tam cấp bị phá dỡ”, Phụ Nữ)
… “Nhiều gia đình có nền nhà cao hơn vỉa hè hơn 1 mét khiến người dân phải dùng ghế, ván gỗ và đủ loại vật liệu khác để làm thang tạm leo lên nhà. Vất vả nhất là người già và trẻ nhỏ khi phải leo lên leo xuống khi muốn ra vào nhà. Nhiều hộ dân khóa trái cửa, chuyển đi nơi khác buôn bán.
…Không có bậc thang lên xuống, xe cộ của các hộ dân phải mang đi gửi nơi khác, thậm chí có gia đình đã tính đến giải pháp tình thế là dùng nhiều xích, ổ khóa để khóa và móc xe lại sát vách nhà vào mỗi tối…” (“Dân Quận 1 bắc thang leo vào nhà sau khi dỡ bậc tam cấp cao cả mét”, Dân Trí)
Báo chí cũng đăng hình ảnh các cụ già lom khom leo lên leo xuống hoặc ngồi luôn trong nhà khỏi xuống vì sợ té ngã. Các đường phố thay vì đẹp hơn lên, trở thành “một Singapoer thu nhỏ” như tham vọng của ông Đoàn Ngọc Hải thì lại còn xấu xí hơn vì thay vào các bậc thềm được xây đàng hoàng đẹp đẽ là những vật dụng tạm bợ các kiểu. Thay vào hình ảnh của một thành phố văn minh thì du khách đến Sài Gòn những ngày này sẽ nhìn thấy những ngôi nhà cao cách mặt đường cả thước và cách ra vào nhà rất…không giống ai của người Sài Gòn.
Nỗi khổ đó chỉ là chuyện nhỏ, nỗi khổ lớn hơn là hàng nghìn hàng vạn người dân nghèo đang sống bám vào vỉa hè bằng đủ thứ công việc kinh doanh buôn bán nhỏ lẻ, hàng rong…sẽ sống như thế nào?
Qua cái chuyện gọi là “chiến dịch giành lại vỉa hè cho người đi bộ” này (lại “chiến dịch”, ngôn ngữ gợi nhớ thời một thời cách mạng văn hóa, cách mạng vô sản…nghe cứ rờn rợn), thêm một lần nữa, lại bộc lộ ra rất nhiều vấn đề trong não trạng, tư duy, tầm nhìn cho tới cách làm việc của quan chức Việt từ trên xuống dưới. Cái này thì mấy tuần nay rải rác dân facebooker, dư luận trên các trang mạng xã hội cũng có nói nhiều rồi.
Thứ nhất, là cái não trạng làm trước nghĩ sau. Không có tầm nhìn, kế hoạch, chính sách lâu dài và hợp lý. Cứ thấy vỉa hè bị lấn chiếm là ra quân đi đập cái đã, đập trước sau đó một tuần mới có thông báo chính thức, khiến người dân không có thời gian tự phá bỏ, tự thu xếp phần lấn chiếm lề đường của mình. Rồi cứ đập trước mà không tính tới những nỗi khổ của dân, những hậu quả sau đó, đến khi thấy dân nghèo lao đao mất kế mưu sinh chẳng hạn, thì mới tính đến chuyện bày một vài địa điểm cho họ buôn bán trong một khoảng thời gian hạn hẹp.
Nghe đâu quận 1 đang có dự tính mở thêm vài khu phố cho người dân buôn bán, nào khu chợ phiên cuối tuần ở bến Bạch Đằng, có thể kinh doanh 120 gian hàng, nào khu phố hàng rong ở đường Nguyễn Văn Chiêm cấp phép cho 20 hộ buôn bán, thời gian hoạt động 6h-9 h, 11h-13h, khu phố hàng rong tại công viên Bách Tùng Diệp, cấp phép cho 15 hộ buôn bán, thời gian hoạt động 6h-9h…(“4 con phố mới của trung tâm Sài Gòn”, VNExpress).
Bao nhiêu hàng quán mà chỉ có bấy nhiêu chỗ thì ai được bán, ai không? Lại xảy ra cảnh “chạy chỗ”, đút lót…
Trong khi lẽ ra phải là ngược lại, muốn lập lại kỷ cương trật tự trong địa bàn, muốn lấy lại vỉa hè thì phải tổ chức trưng cầu dân ý lấy ý kiến của dân, của các nhà báo, các nhà xã hội học, kiến trúc, quy hoạch thành phố cho tới sở thương binh xã hội… xem nên làm như thế nào, cái gì đập, cái gì thuộc công trình cổ có thể giữ lại, rồi tính toán công ăn việc làm cho dân ra sao. Nên chăng mỗi quận tìm một vài địa điểm, ví dụ như một góc công viên, một khu đất trống, tầng trệt của một trung tâm bách hóa, chợ…để cho bà con trong quận tụ tập về đó tiếp tục kinh doanh, buôn bán, vừa thu được thuế lại vừa quản lý tốt mà không lấn chiếm lề đường. Bên cạnh đó, các gia đình có mặt tiền nên khuyến khích họ cho người dân trước ngồi ở lề đường buôn bán nay được thuê ghé vào bên trong nhà mà kinh doanh v.v…
Phó Chủ tịch quận 1, Đoàn Ngọc Hải với chiến dịch dẹp vỉa hè. Ảnh: Báo DT
Suốt mấy tuần qua báo chí, blog, facebook cứ thấy mọi người bàn loạn về chuyện “đòi lại vỉa hè” cho người đi bộ của ông Đoàn Ngọc Hải, Phó Chủ tịch UBND quận 1 (TPHCM) bắt đầu tiến hành từ ngày 16.1 với mong muốn biến khu trung tâm Sài Gòn “thành Singapore thu nhỏ”. Tiếp theo sau ông Hải, một số quận ở Sài Gòn, rồi Hà Nội, Đà Nẵng… cũng xuất quân lập lại trật tự nơi này nơi kia.Đầu tiên, công bằng mà nói, cái ý tưởng lập lại trật tự đô thị, chống nạn lấn chiếm vỉa hè, lòng đường trên địa bàn của ông Hải là tốt, đáng hoan nghênh.
Ai sống ở các thành phố lớn, nhỏ ở VN cũng phải thừa nhận tình trạng lấn chiếm vỉa hè, ý thức chấp hành pháp luật, giữ gìn tài sản chung của đa số người dân đã trở nên không thể chấp nhận được. Cứ nhìn hai thành phố lớn nhất nước Hà Nội và Sài Gòn chẳng hạn thì thấy, không có một con đường nào mà không bị lấn chiếm bởi đủ thứ gánh hàng rong, dịch vụ, quán xá các loại, rồi thì biển quảng cáo, mái bạt căng lên che chắn…
Không chỉ gánh hàng rong lề đường, những ngôi nhà mặt tiền cho thuê buôn bán, người kinh doanh cũng tìm cách lấn thêm ra ngoài. Các shop quần áo thời trang thì treo quần áo, chưng mannequin ra tận lề đường, các cửa hàng sửa chữa xe máy cũng bày vật liệu sửa chữa vừa lấn chiếm vỉa hè vừa gây ô nhiễm môi trường, quán ăn thì bày thêm bàn ghế ra ngoài, rồi các điểm trông giữ xe trái phép trên vỉa hè…Người qua lại cũng góp thêm phần lấn chiếm không gian công cộng đó khi dừng xe bên đường mua hàng hóa, thức ăn…
Cả thành phố riết rồi chẳng còn lại mấy con đường là có vỉa hè thông thoáng cho người đi bộ. Không chỉ người dân lấn chiếm vỉa hè, các cơ quan nhà nước, công sở, khách sạn…được sự “bảo kê” của địa phương, cũng đua nhau xây thêm bốt gác, xây bậc thềm, đặt bồn hoa, tượng, mái che…lấn ra đường.
Từ lâu rồi người dân sống ở các thành phố lớn không còn có vỉa hè để mà đi bộ nữa (nhưng nghĩ cho cùng thì ở nước mình cũng có mấy ai đi bộ, chỉ trừ khi có việc phải đi một quãng ngắn và trừ lúc sáng sớm vắng vẻ, may ra có một số người đi bộ để tập thể dục (!). Lý do dễ hiểu, có phải như ở các thành phố của châu Âu vỉa hè thoáng rộng, môi trường trong lành, cho người dân tha hổ đi bộ, ngắm cảnh đâu. Các thành phố lớn ở VN ngoài đường thì đông đúc bụi bặm ồn ào ô nhiễm, xe cộ người đi lại đông như mắc cửi cả ngày, đi bộ thế nào được và đi để làm gì?). Có nhiều nơi người dân phải đi bộ dưới lòng đường, vửa thêm chật chội vừa nguy hiểm, dễ bị tai nạn.
Ngoài đường lớn đã thế, trong các con hẻm cũng vậy, nhà nào cũng mở cửa làm ăn buôn bán, đặt một cái xe bánh mì, xe hủ tiếu, quầy thuốc lá, bàn bán cà phê, kê thêm dăm ba cái ghế cái bàn dọc theo lối đi… Những con hẻm đã nhỏ, hẹp càng thêm chật.
Cái tập quán coi thường luật pháp, coi của chung như của chùa, nhà mình thì sạch còn ngoài hẻm, ngoài đường thì tha hồ xả rác… đó là kết quả của cả một quá trình dài hàng mấy chục năm, không dễ gì một sớm một chiều mà bỏ được.
Cho nên cái ý định ban đầu tưởng là tốt, là đúng, được báo chí nhà nước hoan nghênh của ông Đoàn Ngọc Hải, sau mấy tuần thực hiện, đã nảy ra đủ thứ vấn đề. Hăng máu lên, ông Hải dẫn quân đi đập tùm lum, có những nơi như rạp Công Nhân (Nhà hát kịch thành phố) tức rạp Nguyễn Văn Hảo được xây dựng từ năm 1940, có mấy bậc thềm lấn ra vỉa hè ông cũng cho quân đập. (Nhưng theo một số bức ảnh tư liệu chụp nhà hát thời trước năm 1975 thì các bậc tam cấp nằm trong phạm vi nhà hát, cách xa vỉa hè. Sau này, ban lãnh đạp nhà hát mới đập bỏ bậc tam cấp cũ, xây bậc tam cấp lấn chiếm vỉa hè).
Khắp nơi ngổn ngang gạch đá vôi vữa, phóng viên các báo đã ghi lại hình ảnh nhiều hộ dân có mặt nhà cao hơn lề đường cả thước, hoặc hơn, bây giờ bị đập bỏ bậc thềm xây lấn ra đường, bà con phải nghĩ ra đủ cách để vào nhà. Từ kê ghế, kê mấy bao xi măng, miếng gỗ… cho tới làm bậc thang gỗ, lắp bậc tam cấp ngầm kéo ra kéo vào rất…sáng tạo, rồi thì hạ nền nhà…(“Người dân Sài Gòn ‘vất vả’ trèo vào nhà sau khi bậc tam cấp bị phá dỡ”, Phụ Nữ)
… “Nhiều gia đình có nền nhà cao hơn vỉa hè hơn 1 mét khiến người dân phải dùng ghế, ván gỗ và đủ loại vật liệu khác để làm thang tạm leo lên nhà. Vất vả nhất là người già và trẻ nhỏ khi phải leo lên leo xuống khi muốn ra vào nhà. Nhiều hộ dân khóa trái cửa, chuyển đi nơi khác buôn bán.
…Không có bậc thang lên xuống, xe cộ của các hộ dân phải mang đi gửi nơi khác, thậm chí có gia đình đã tính đến giải pháp tình thế là dùng nhiều xích, ổ khóa để khóa và móc xe lại sát vách nhà vào mỗi tối…” (“Dân Quận 1 bắc thang leo vào nhà sau khi dỡ bậc tam cấp cao cả mét”, Dân Trí)
Báo chí cũng đăng hình ảnh các cụ già lom khom leo lên leo xuống hoặc ngồi luôn trong nhà khỏi xuống vì sợ té ngã. Các đường phố thay vì đẹp hơn lên, trở thành “một Singapoer thu nhỏ” như tham vọng của ông Đoàn Ngọc Hải thì lại còn xấu xí hơn vì thay vào các bậc thềm được xây đàng hoàng đẹp đẽ là những vật dụng tạm bợ các kiểu. Thay vào hình ảnh của một thành phố văn minh thì du khách đến Sài Gòn những ngày này sẽ nhìn thấy những ngôi nhà cao cách mặt đường cả thước và cách ra vào nhà rất…không giống ai của người Sài Gòn.
Nỗi khổ đó chỉ là chuyện nhỏ, nỗi khổ lớn hơn là hàng nghìn hàng vạn người dân nghèo đang sống bám vào vỉa hè bằng đủ thứ công việc kinh doanh buôn bán nhỏ lẻ, hàng rong…sẽ sống như thế nào?
Qua cái chuyện gọi là “chiến dịch giành lại vỉa hè cho người đi bộ” này (lại “chiến dịch”, ngôn ngữ gợi nhớ thời một thời cách mạng văn hóa, cách mạng vô sản…nghe cứ rờn rợn), thêm một lần nữa, lại bộc lộ ra rất nhiều vấn đề trong não trạng, tư duy, tầm nhìn cho tới cách làm việc của quan chức Việt từ trên xuống dưới. Cái này thì mấy tuần nay rải rác dân facebooker, dư luận trên các trang mạng xã hội cũng có nói nhiều rồi.
Thứ nhất, là cái não trạng làm trước nghĩ sau. Không có tầm nhìn, kế hoạch, chính sách lâu dài và hợp lý. Cứ thấy vỉa hè bị lấn chiếm là ra quân đi đập cái đã, đập trước sau đó một tuần mới có thông báo chính thức, khiến người dân không có thời gian tự phá bỏ, tự thu xếp phần lấn chiếm lề đường của mình. Rồi cứ đập trước mà không tính tới những nỗi khổ của dân, những hậu quả sau đó, đến khi thấy dân nghèo lao đao mất kế mưu sinh chẳng hạn, thì mới tính đến chuyện bày một vài địa điểm cho họ buôn bán trong một khoảng thời gian hạn hẹp.
Nghe đâu quận 1 đang có dự tính mở thêm vài khu phố cho người dân buôn bán, nào khu chợ phiên cuối tuần ở bến Bạch Đằng, có thể kinh doanh 120 gian hàng, nào khu phố hàng rong ở đường Nguyễn Văn Chiêm cấp phép cho 20 hộ buôn bán, thời gian hoạt động 6h-9 h, 11h-13h, khu phố hàng rong tại công viên Bách Tùng Diệp, cấp phép cho 15 hộ buôn bán, thời gian hoạt động 6h-9h…(“4 con phố mới của trung tâm Sài Gòn”, VNExpress).
Bao nhiêu hàng quán mà chỉ có bấy nhiêu chỗ thì ai được bán, ai không? Lại xảy ra cảnh “chạy chỗ”, đút lót…
Trong khi lẽ ra phải là ngược lại, muốn lập lại kỷ cương trật tự trong địa bàn, muốn lấy lại vỉa hè thì phải tổ chức trưng cầu dân ý lấy ý kiến của dân, của các nhà báo, các nhà xã hội học, kiến trúc, quy hoạch thành phố cho tới sở thương binh xã hội… xem nên làm như thế nào, cái gì đập, cái gì thuộc công trình cổ có thể giữ lại, rồi tính toán công ăn việc làm cho dân ra sao. Nên chăng mỗi quận tìm một vài địa điểm, ví dụ như một góc công viên, một khu đất trống, tầng trệt của một trung tâm bách hóa, chợ…để cho bà con trong quận tụ tập về đó tiếp tục kinh doanh, buôn bán, vừa thu được thuế lại vừa quản lý tốt mà không lấn chiếm lề đường. Bên cạnh đó, các gia đình có mặt tiền nên khuyến khích họ cho người dân trước ngồi ở lề đường buôn bán nay được thuê ghé vào bên trong nhà mà kinh doanh v.v…
(Còn tiếp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét