Thứ Tư, 29 tháng 3, 2017

Mại Dâm và Điếm Bút

Mại Dâm và Điếm Bút
Phong Lan - Ai cũng biết nghề mại dâm đã có từ hàng ngàn năm về trước nhưng từ khi điện thoại di động ra đời, mại dâm phát triển thêm một nhánh mới cao cấp hơn đó là 'gái gọi'. Nếu Mại Dâm chỉ có thể tác động tới một số đối tượng trong một thời điểm nhất định, thì mức độ ảnh hưởng của nghề Điếm Bút nguy hiểm hơn gấp ngàn lần. Nó tàn phá mọi thành phần xã hội và có thể từ thế hệ này đến thế hệ khác.
Việt Nam thường cấm đoán và lên án các tệ nạn xã hội
Cách đây vài trăm năm báo chí ra đời khi công nghệ in roneo xuất hiện, và người phóng viên là một nghề cao quý, thể hiện trình độ và kiến thức của họ qua các bài viết trên trang giấy.

Và khoảng 15 năm trở lại đây, khi Internet vào Việt Nam thì hàng loạt trang tin mạng, báo mạng ra đời một cách rầm rộ, các nhà báo đứng trước thách thức mới, đưa tin thật nhanh, thật chính xác để đáp ứng nhu cầu bạn đọc, làm sao phải có nhiều người bấm vào trang tin đó.

Phải nhiều và nhanh nhất có thể để có 'view', có tiền quảng cáo.

Chính cái điều kiện khắc nghiệt đó đã đặt nghề nhà báo trước một thử thách quá lớn.

Thay vì nâng cao trình độ và kỹ năng của nghề nghiệp để đáp ứng yêu cầu trên, một số 'nhà báo' lại làm biến dạng nó đi, bằng cách đưa tin tốc ký, không suy nghĩ, sai chính tả, có khi lừa gạt, giật tít nóng, nhưng chẳng có một cái nội dung gì, miễn sao có tiền nhuận bút là được.

Điếm Bút - nghề nguy hiểm

Có phải là thiên vị không khi có lúc chúng ta dùng từ nhà báo để hợp pháp hóa nghề Điếm Bút, nhưng không thể dùng từ 'Phục vụ Nhu cầu Bản năng' để hợp pháp hóa nghề Mại Dâm.

Và chính bộ phận "người đưa tin" này đã tạo một nghề rất mới, nghề Điếm Bút.

Nên nhớ rằng đây là hai nghề khác nhau, mặc dầu nó cùng xuất phát điểm như nhau.

Cũng như Mại Dâm, nghề Điếm Bút xuất phát từ nhu cầu của xã hội và không thể nào dẹp bỏ được, đặc biệt là trong bối cảnh công nghệ thông tin phát triển một cách chóng mặt như hiện nay.

Đơn giản, vì có cầu là phải có cung, đó là quy luật.

Tuy nhiên, nếu Mại Dâm chỉ có thể tác động tới một số đối tượng trong một thời điểm nhất định, thì mức độ ảnh hưởng của nghề Điếm Bút nguy hiểm hơn gấp ngàn lần.

Nó tàn phá mọi thành phần xã hội và có thể từ thế hệ này đến thế hệ khác.

Câu hỏi đặt ra là, tại sao chúng ta ngăn chặn Mại Dâm mà không ngăn chặn, thậm chí còn còn cổ súy cho nghề Điếm Bút nguy hại ấy.

Mại Dâm chỉ là kinh doanh 'vốn tự có' còn nghề Điếm Bút là kinh doanh cái họ không hề có nên là một hình thức lừa gạt.

Cá nhân mà nói, tôi không miệt thị hai nghề nghiệp đó.

Nhưng nếu Nhà nước đã cấm Mại Dâm thì nên cấm luôn cả Điếm Bút.

Còn nếu đã không cấm được thì nên công nhận cả hai nghề ấy như là những nghề hợp pháp.

Có phải là thiên vị không khi có lúc chúng ta dùng từ nhà báo để hợp pháp hóa nghề Điếm Bút, nhưng không thể dùng từ 'Phục vụ Nhu cầu Bản năng' để hợp pháp hóa nghề Mại Dâm.

Xin các vị đừng lấy lý do vi phạm thuần phong mỹ tục mà cấm đoán một nghề hợp pháp và đáp ứng nhu cầu xã hội như thế.

Thuần phong mỹ tục là một khái niệm chung chung, mơ hồ mà đến bây giờ tôi vẫn không hiểu nó có giá trị pháp lý như thế nào?

Các nhà hành pháp và quản lý xã hội cần nhớ rằng cái cụm từ ấy chỉ có giá trị trong khuôn khổ tinh thần mà thôi.

Xã hội rồi sẽ phát triển, nhiều ngành nghề mới sẽ xuất hiện theo nhu cầu cuộc sống, có nghề được phép và có nghề không được phép.

Tôi viết bài này không cổ súy cho hai nghề trên, cũng không có ý ủng hộ.

Chỉ mong các nhà quản lý xã hội, lập pháp, hành pháp, tư pháp hãy đối xử công bằng giữa các nghề nghiệp với nhau, để cuộc sống thêm đa dạng hơn.

Bài viết thể hiện quan điểm và cách hành văn của tác giả, một bạn đọc BBC Tiếng Việt hiện ở Pisa, Italia.

http://www.bbc.com/vietnamese/forum/2013/10/131022_mai_dam_diem_but

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét