Thứ Hai, 27 tháng 3, 2017

"Cuộc chiến đã qua đi: Hồi ức và bài học lịch sử"

Lịch sử là điều không thể thiếu. Lịch sử giúp chúng ta đối diện với những vong hồn và ma quỷ mà bi kịch quá khứ để lại như một di sản cho hiện tại. Nó soi rọi những sự mù quáng và tàn bạo đã làm nên chiến tranh. Nó giúp chúng ta hình dung và đấu tranh cho hòa bình. Giáo sư Drew Gilpin Faust, Hiệu trưởng ĐH Harvard
"Cuộc chiến đã qua đi: Hồi ức và bài học lịch sử"
Giáo sư D.G.Faust - Hiệu trưởng ĐH Harvard
Sáng ngày 23-3, Giáo sư Drew Gilpin Faust, Hiệu trưởng ĐH Harvard, Giáo sư sử học danh hiệu Lincoln đã thuyết trình trước giảng viên, sinh viên trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn (ĐHQG-HCM) với chủ đề "Cuộc chiến đã qua đi: Hồi ức và bài học lịch sử". Cổng thông tin điện tử xin giới thiệu toàn văn nội dung bài thuyết trình:
Giáo sư Drew Gilpin Faust, Ảnh: Việt Thành
Trước khi trở thành Hiệu trưởng Đại học Harvard, tôi là một học giả và giảng viên lịch sử trong suốt hơn ba mươi năm. Vì vậy, tôi đặc biệt vui mừng được có mặt tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, một trung tâm nghiên cứu lịch sử hàng đầu của Việt Nam. Việc có mặt tại đây, ở đất nước các bạn, đối với tôi mang rất nhiều ý nghĩa, bởi vì nhiều giai đoạn lịch sử quan trọng của hai quốc gia đã quyện chặt vào nhau và ảnh hưởng tới tất cả chúng ta.

Cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước theo cách nói của các bạn –và “Chiến tranh Việt Nam” theo cách gọi của chúng tôi – đã mãi mãi định hình thế hệ chúng tôi, những người trưởng thành trong thập niên 1960-1970. Dù rằng suốt những năm tháng đó, tôi chưa từng vượt 8000 dặm để đặt chân đến nơi này, nhưng những địa danh như Khe Sanh, Pleiku, Ấp Bắc, Điện Biên Phủ, Vịnh Bắc Bộ, Đà Nẵng, Huế, Sài Gòn, Hà Nội luôn không ngừng vang vọng trong tâm trí tôi trong suốt mấy thập kỷ qua. Tôi đã hằng mong ít nhất một vài địa danh trong số này không chỉ dừng ở con chữ. Các bạn có một khẩu hiệu nhắn gửi khách du lịch rằng “Việt Nam là một đất nước chứ không phải một cuộc chiến tranh.” Giống như rất nhiều người Mỹ khác từng đến đây, tôi vẫn hằng mong đến một ngày nào đó, Việt Nam trong tâm trí tôi không phải tên gọi của một cuộc xung đột bất ngờ ập đến với thế hệ chúng tôi, mà là một quốc gia và xã hội với tất cả sự phức hợp, vẻ đẹp, lịch sử, sự sống động và triển vọng của nó.

Và không hiểu sao, dường như đối với tôi, tìm hiểu đất nước của các bạn trở thành điều cần thiết để hiểu chính đất nước của tôi.Thanh niên trai tráng trong thế hệ chúng tôi đã phải đối diện với giấy gọi nghĩa vụ quân sự, khiến nhiều người phải đấu tranh nội tâm xem họ có nên tuân thủ pháp luật, phụng sự cuộc chiến mà họ cho rằng vừa không khôn ngoan vừa bất chính. Đối với lớp phụ nữ trẻ như tôi thời bấy giờ, tình thế tiến thoái lưỡng nan đỡ mang tính trực diện cá nhân hơn, nhưng nó thôi thúc chúng tôi đặt câu hỏi nghi ngờ về quốc gia của mình, về nên dân chủ và về tính nhân văn của chúng tôi. Michael Herr, một nhà báo Mỹ chuyên viết về cuộc chiến này đã từng viết rằng Việt Nam là những gì tất cả chúng tôi đã có thay vì một tuổi thơ hạnh phúc.


Giáo sư Drew Gilpin Faust thuyết trình trước giảng viên, 
sinh viên Trường ĐH KHXH&NV. Ảnh: Việt Thành

Ở Harvard, hằng năm cứ đến tháng 5 là hàng trăm cựu sinh viên sẽ về lại trường để kỷ niệm 50 năm ngày ra trường của họ. Đây là một nghi lễ quan trọng,và vào mùa xuân này, một sự kiện đặc biệt sẽ diễn ra trong khuôn khổ các buổi lễ. Các thành viên của khóa 1967 – cả nam và nữ – sẽ dành một phần thời gian để cùng nhau tưởng nhớ lại cách thức Cuộc chiến đã định hình những tháng năm đại học của họ, và thảo luận xem “Chiến tranh Việt Nam” đã ảnh hưởng đến họ hơn nửa thế kỷ ra sao.Một thành viên khóa nàytừng là lính thủy đánh bộ đã viết “rất nhiều người thế hệ tôi… đã phải có những lựa chọn về Việt Nam khiến chúng tôi bị ám ảnh suốt quãng đời còn lại của mình, cả lúc tỉnh cũng như khi mơ”.

Cuộc chiến ở ngoài nước Mỹ, 3 triệu tấn bom và 11 triệu gallon thuốc diệt cỏ đã không rơi trên đất nước chúng tôi; 58.220 lính Mỹ hy sinh, so với con số ước tính khoảng hơn 3 triệu quân và dân Việt Nam thiệt mạng trong“Chiến tranh Đông Dương lần thứ hai”. Nhưng cả hai xã hội của chúng ta đều sống với những bóng ma, với ký ức và với những di sản. Với hậu quả chiến tranh.

Tôi không phải là thành viên của khóa sinh viên Harvard sẽ hội ngộ vào mùa xuân này, nhưng tôi cùng trang lứa với họ, và cũng như họ, tôi đã bị định hình bởi chiến tranh Việt Nam theo những cách mà đến tận bây giờ tôi vẫn chưa hoàn toàn thấu hiểu. Nhưng một ảnh hưởng mà tôi có thể xác định rõ ràng là về công việc của tôi với tư cách một sử gia. Việc trưởng thành trong thập niên 1960 đã tạo ra trong tôi sự cuốn hút dai dẳng với chiến tranh, với cách mà những đòi hỏi khủng khiếp của nó có thể nhào nặn các cá nhân và xã hội, với sự khúc xạ không tránh khỏi của quan điểm và lý tưởng chiến tranh, với những áp lực tột cùng của nó. Chiến tranh có thể ví như “lửa thử vàng”thuần chất, đối với mỗi cá nhân cũng như cho toàn xã hội.

Trong lịch sử chiến tranh Hoa Kỳ, cuộc Nội chiến kéo dài từ năm 1861 đến năm 1865 giữ vị trí cốt lõi trong căn tính quốc gia. Sự tàn bạo và ý nghĩa sống còn của cuộc Nội chiến khiến nó, cho đến tận ngày hôm nay, vẫn choán một mảng lớn trong tâm thức dân tộc, và nó cũng là trọng tâm nghiên cứu và viết sử của tôi.

Rất nhiều tranh luận quan trọng về cuộc chiến – về công lý, bình đẳng, dân quyền, dân chủ và trung tâm quyền lực quốc gia – tiếp tục định hình các chính sách của nước Mỹ cả một thế kỷ rưỡi sau khi chiến tranh kết thúc. Và chúng tôi vẫn tiếp tục tự vấn một cách nhọc nhằn về ý nghĩa của cuộc chiến đối với tình trạng phân biệt chủng tộc vẫn tồn tại cho đến tận bây giờ. Người Mỹ vẫn vật lộn với việc sử dụng lá cờ liên minh miền Nam (Confederate flag), biểu tượng của phần lãnh thổ sẽ là quốc gia da trắng phương Nam, đấu tranh để giữ chế độ nô lệ da đen, một biểu tượng ngày nay được đa số người Mỹ nhìn nhận như là một sự sỉ nhục và rào cản của bình đẳng sắc tộc.

Thông thường, bên thắng cuộc viết nên lịch sử cuộc chiến. Nhưng vào cuối thế kỷ 19, Liên bang miền Bắc - người chiến thắng - đã chọn “phiên bản chiến tranh” như là sự mất mát chung của cả hai phía, sự đau đớn mà cả người Mỹ da trắng phương Bắc và phương Nam cùng chia sẻ, qua đó cố gắng hòa giải sự chia rẽ dân tộc. Cái giá cho sự hòa hợp này là nước Mỹ đã từ bỏ cam kết của Liên bang miền Bắc về giải phóng nô lệ, về “một nền tự do mới”, bỏ rơi 4 triệu nô lệ cũ cùng với con cháu của họ, đẩy họ vào cảnh bị kỳ thị và phân biệt đối xử trong hơn một thế kỷ tiếp theo. Các nền tảng pháp lý của chế độ nô lệ đã chấm dứt, nhưng tầm nhìn về tự do thực sự cho người Mỹ gốc Phi đã bị gạt sang một bên để cho Bắc và Nam hòa giải trong một tâm trạng chung về mất mát và tang tóc.

Quả thực, cuộc Nội chiến đòi hỏi sự hy sinh to lớn.Khoảng 750.000 người đã chết – nhiều hơn thương vong của tất cả các cuộc chiến tranh từ trước gộp lại cho tới Chiến tranh Việt Nam. Mất mát này chiếm tới 2,5% dân số. Nếu tính cho dân số Hoa Kỳ ngày nay, tỷ lệ tử vong tương tự sẽ ứng với gần 7 triệu nhân mạng.

Người Mỹ đã không được chuẩn bị cho cuộc Nội chiến này. Cả hai bên đều nghĩ rằng, nếu có phải đổ máu đi chăng nữa thì cũng chỉ cần một trận đánh để kết thúc chiến tranh.Trừ một vài ngoại lệ, đây là cuộc chiến có tổ chức chứ không phải chiến tranh du kích hay chiến tranh bất thường. Nhưng quy mô của cuộc xung đột -- gần 3 triệu đàn ông tham gia -- vượt xa những gì quân đội từng chứng kiến, thách thức trí tưởng tượng cũng như năng lực hậu cần của cả hai phía.

Quy mô vượt quá kỳ vọng của cuộc chiến đem đến nhiều hệ lụy, nhưng một điều đặc biệt thu hút sự chú ý của tôi là ý nghĩa và tác động của những cái chết hàng loạt. Chết chóc, mối đe dọa đi cùng với nó, cận kề nó và hiện thực của nó trở thành những kinh nghiệm chiến tranh được chia sẻ rộng rãi nhất. Làm thế nào để quốc gia đương đầu với những tổn thất này? Tôi đã cố gắng đặt câu hỏi đó ở mọi cấp độ, từ hậu cần – họ đã làm gì với những xác chết – cho tới tâm lý, chính trị và tinh thần.

Cả quân đội miền Bắc lẫn miền Nam đều không có thông tin chi tiết về an táng liệt sỹ, không có các đơn vị chuyên ghi chép mộ chí, không có phù hiệu như thẻ bài quân nhân, và cũng không có thông báo chính thức cho thân nhân liệt sỹ. Việc chôn cất chỉ có tính tình thế. Sau mỗi trận đánh, bên thắng cuộc chiếm giữ trận địa phải chịu trách nhiệm giải quyết các thi thể để lại trên chiến trường. Điều này thường dẫn đến những hầm chôn tập thể vô danh, đặc biệt đối với thi thể của phía bên kia. Hiếm khi có quan tài, ngoại trừ cho các sĩ quan.

Cả quân nhân và dân thường đều bị sốc bởi cách thức đối xử vô nhân đạo với người chết. Người Mỹ thế kỷ 19 chia sẻ một cách sâu sắc quan điểm về cái gì tạo thành một “cái chết đẹp”, có thể quyết định số phận của mỗi người ở cõi bên kia ra sao. Giờ đây, các hành xử trên chiến trường dường như tung hê hầu hết mọi hy vọng và trông đợi đối xử đúng mực với người chết. Một người lính quan sát rằng đàn ông được chôn cất như thể họ chỉ là con “gà toi” không hơn không kém. Đối diện với hoàn cảnh mọi giả định cơ bản về nhân phẩm và nhân dạng bị xói mòn, cả dân thường và binh lính về mặt hình thức đều cố giữ một vài đức tin và tập quán của họ. Binh lính cố gắng xác định danh tính đồng đội, đào và 
đánh dấu mồ mả từng người hoặc chôn những người không quen biết với một số chỉ dấu – có thể là tên và giấy tờ để trong chai lọ – để sau này có thể tìm lại được. Nhiều tổ chức thiện nguyện được hình thành để đảm nhận công việc mà chính quyền không làm – lập bản đồ vị trí các ngôi mộ và ghi lại tên của những người bị giết. Đồng đội tổ chức tang lễ tạm thời, tìm cách giữ gìn vẻ tôn kính và ý nghĩa ngay cả trong điều kiện đầy bi thảm. [Hôm qua tôi có vinh dự to lớn được thăm nghĩa trang quân đội tại Ấp Bắc. Được hình thành một thế kỷ sau cuộc Nội chiến của chúng tôi, ở nơi cách xa nửa vòng trái đất, nghĩa trang này cũng thể hiện cùng một nhu cầu nhân văn cấp bách vinh danh người chết và sự hy sinh của họ].

Mặc dù có những nỗ lực như vậy, trong cuộc nội chiến Mỹ, hàng trăm ngàn người -- hơn 40% người Yankee và một tỷ lệ lớn hơn rất nhiều những người lính Liên minh miền Nam – đã bỏ mạng mà không có tên tuổi gì, bị nhận dạng là “vô danh”. Với người Mỹ hiện đại, điều này dường như không thể tưởng tượng nổi. Đối với đất nước các bạn, điều này chẳng xa lạ gì bởi con số những người mất tích và không xác định được danh tính trong cuộc nội chiến của chúng tôi – ước chừng 300 ngàn người – có thể là khá gần với số mất tích của người Việt trong chiến tranh Đông Dương 2. Ngày nay, hàng năm Hoa kỳ chi hơn 100 triệu đô-la cho nỗ lực tìm kiếm và nhận dạng những người mất tích trong Chiến tranh thế giới thứ II, Chiến tranh Hàn Quốc và Chiến tranh Việt Nam. Tôi tin rằng các bạn đều rất quen thuộc với hoạt động tích cực của MIA sau năm 1975. 

Nhưng sự thừa nhận rằng nước Mỹ có trách nhiệm phải giải trình và hồi hương – dù đã chết hay còn sống – mọi binh sĩ đang thực hiện nhiệm vụ chỉ mới bắt đầu gần đây. Chỉ từ chiến tranh Hàn Quốc, Hoa Kỳ mới thiết lập chính sách nhận dạng và hồi hương mọi liệt sỹ. Phải đến Thế chiến thứ nhất binh sĩ mới bắt đầu đeo phù hiệu nhận dạng chính thức – cái mà ngày nay chúng ta gọi là thẻ bài quân nhân. Nhưng cuộc cách mạng cả về tâm thức và thực hành này thực tế đã bắt đầu từ Nội chiến. Hệ thống ghi sổ mồ mả trong quân đội bắt đầu xuất hiện vào cuối cuộc chiến, và khi chiến tranh kết thúc, chính phủ Hoa kỳ đã bắt đầu thiết lập hệ thống nghĩa trang quốc gia, một nghĩa vụ trọng đại của nhà nước để ghi nhận công lao của những người đã ngã xuống bảo vệ đất nước.

Trong khoảng thời gian từ 1866 đến 1871, khi chiến sự hoàn toàn lắng xuống, quân sỹ Liên bang miền Bắc được cử đi khắp các miền quê bị chiến tranh giày xéo để tìm thi thể đồng đội. Cuối cùng, họ định vị và an táng được 303 ngàn người trong 74 nghĩa trang quốc gia mới và nhận dạng thành công hơn một nửa số họ tìm được. So với trước chiến tranh, khi khi quyền lực và chương trình hành động của chính quyền rất hạn chế, thì những nỗ lực vô cùng to lớn này là điều không thể tưởng tượng nổi. Dự án an táng liệt sỹ định nghĩa một kiểu quốc gia dân tộc khác trước, một chính quyền mới cống hiến cho phẩm giá của mỗi con người còn sống hay đã chết, một chính quyên của dân, do dân và vì dân, những người đã đứng lên để bảo vệ đất nước.

Nhưng ngay cả những sáng kiến liên bang chưa từng có tiền lệ này cũng không thể làm dịu cảm giác mất mát và tang tóc bao trùm đất nước. Hàng trăm ngàn người Mỹ bị bỏ lại với khoảng trống khủng khiếp của sự không chắc chắn về số phận vẫn chưa được sáng tỏ của những người thân yêu. Trong suốt quãng đời còn lại, thân nhân của họ vẫn luôn tự hỏi về số phận của người chồng, người cha, hay người con trai mất tích. Một người phụ nữ đau đớn kể lại “phải mất nhiều năm tôi mới từ bỏ hy vọng rằng một ngày nào đó ông ấy sẽ xuất hiện. Trong đầu tôi luôn nghĩ rằng ông ấy bị bắt làm tù binh và giải đi, nhưng ông ấy sẽ tìm đường trở về với tôi”. Thi thể không được nhận dạng khiến gia đình mất người thân đeo đẳng với sự không chắc chắn, đồng thời hy vọng vào điều kỳ diệu, tuy là ảo tưởng, để cuộc sống trở nên dễ chịu hơn.

Hậu quả của chiến tranh. Thách thức lâu dài làm thế nào sống với tàn dư của chiến tranh. Ambrose Bierce, một nhà văn từng phục vụ trong quân đội Liên bang miền Bắc, đã viết về việc thường xuyên bị ám ảnh bởi “ảo mộng về người chết và sự chết chóc”, và tự cảm thấy mình “bị kết án phải sống”, và lý giải những cái chết trong cuộc Nội chiến đã định nghĩa lại cuộc sống như thế nào. Năm 1875, Sydney Lanier, một nhà thơ Liên minh miền Nam, vừa là chiến sĩ vừa là tù nhân chiến tranh, đã nhận xét rằng đối với phần lớn “kể từ cuộc chiến, đối với thế hệ của ông ở miền Nam, toàn bộ cuộc đời gần như chỉ là sự ngắc-ngoải”. Một kiểu mặc cảm tội lỗi của người sống sót. Một phiên bản của tình trạng căng thẳng hậu sang chấn đè nặng không chỉ lên mỗi cá nhân mà toàn xã hội.

Hậu quả chiến tranh là tàn phá – con người bị thương và biến dạng; trẻ em trở thành mồ côi; tài sản và nguồn sinh kế bị phá hủy; kinh tế đảo lộn; dân chúng chia rẽ. Nhưng hậu quả không chỉ dừng lại ở cơ thể, mà còn nằm trong tâm hồn, thậm chí trong tâm hồn của những người sinh ra rất lâu sau khi tiếng súng đã tắt. Đó là vì sao cuộc nội chiến Mỹ và cái giá to lớn của nó tiếp tục ảnh hưởng đến các tranh luận của chúng tôi ngày nay. Đó là vì sao các thành viên Harvard niên khóa 1967, các ông bà nay đã ở độ tuổi 70, cảm thấy sự cấp thiết phải đối diện với những kinh nghiệm từ hơn năm thập kỷ trước, những ký ức của một thời khi “Việt Nam” đòi hỏi họ phải định nghĩa chính họ và quốc gia của họ. Đó là vì sao tôi hết sức vui mừng cuối cùng cũng đã được đặt chân đến đất nước các bạn, bởi tôi cũng cùng thế hệ với họ.

“Tại sao lựa chọn chiến tranh? Tại sao anh phải viết về cuộc chiến?” nhân vật Kiên trong cuốn tiểu thuyết nổi tiếng “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh tự vấn. Ngay cả khi anh ta cố gắng hết sức để tìm một chủ đề khác, anh cũng “không thể thôi viết về chiến tranh”. Cũng như anh, chúng ta viết, chúng ta trò chuyện và chúng ta ghi nhớ bởi chúng ta đều cố gắng để hiểu chiến tranh đã nhào nhặn chúng ta ra sao. Việt Nam và Hoa Kỳ đã đối đầu nhau trong một cuộc chiến kéo dài và tàn phá nặng nề. Giờ đây, riêng cũng như chung, chúng ta đang đối diện với hậu quả của nó.

Trong nỗ lực này, lịch sử là điều không thể thiếu. Lịch sử giúp chúng ta đối diện với những vong hồn và ma quỷ mà bi kịch quá khứ để lại như một di sản cho hiện tại. Nó soi rọi những sự mù quáng và tàn bạo đã làm nên chiến tranh. Nó giúp chúng ta hình dung và đấu tranh cho hòa bình.

Giáo sư Drew Gilpin Faust, Hiệu trưởng ĐH Harvard


Nguồn: http://hcmussh.edu.vn/?ArticleId=ac2b5a75-a000-4010-a21f-d50c8bcbb355
http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/nghien-cuu/van-hoa-lich-su-triet-hoc/6356-b%C3%A0i-thuy%E1%BA%BFt-tr%C3%ACnh-cu%E1%BB%99c-chi%E1%BA%BFn-%C4%91%C3%A3-qua-%C4%91i-h%E1%BB%93i-%E1%BB%A9c-v%C3%A0-b%C3%A0i-h%E1%BB%8Dc-l%E1%BB%8Bch-s%E1%BB%AD-c%E1%BB%A7a-gi%C3%A1o-s%C6%B0-d-g-faust-hi%E1%BB%87u-tr%C6%B0%E1%BB%9Fng-%C4%91h-harvard.html


Harvard.edu
Office of the President
President Speeches

Office of the President
Aftermath: War, Memory and History

March 23, 2017

HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF SOCIAL SCIENCES AND HUMANITIES, VIETNAM
As delivered.

President Dat, Rector Sen, students, faculty, distinguished guests — thank you for your very warm welcome and your generous hospitality.

For more than three decades before I became president of Harvard, I worked as a scholar and teacher of history. For that reason it gives me special pleasure to be here at the University of Social Sciences and Humanities, one of Vietnam’s pre-eminent centers for historical study. It also means a great deal to me to be here in your country, for important parts of our national histories have been intertwined in ways that have affected all of us. What you know as the War of National Salvation Against the Americans — what we call “Vietnam” — indelibly shaped those of us coming of age in the United States in the 1960s and 1970s. Even though I never came within 8,000 miles of your country during those years, its names and places have reverberated in my mind for decades: names like Khe Sanh, Pleiku, Ap Bac, Dien Bien Phu, Gulf of Tonkin, Da Nang, Hue, Saigon, Hanoi. I have long wanted to make at least some of those names more than words. You have a slogan directed at tourists: “Vietnam: A Country, Not a War.” Like so many other Americans who have travelled here, I have wanted to make Vietnam into a place in my mind — not the name of a conflict that overtook my generation of young Americans, but a society and nation with all its complexity, its beauty, its history, its vibrancy, and its promise.

And somehow seeing your country has come to seem for me necessary to understanding my own. American men of my generation confronted the military draft, which cast many into a struggle of conscience about whether they would comply with laws that required them to serve in a war they believed unwise and unjust. For young women, like me, the dilemma was less immediately personal, but it propelled us to ask unsettling questions about our nation, our democracy, and our very humanity. Michael Herr, a journalist from the United States who covered the war, once wrote that Vietnam was, and I quote him, “what we had instead of happy childhoods.”

Each May at Harvard, hundreds of former students return to campus to mark the 50th anniversary of their graduation. This is an important annual ritual, and this spring, a special event will take place within the customary set of observances. Members of the class of 1967 — both men and women — will devote a segment of their time together to remembering the way the war defined their College years and to discussing how what they call “Vietnam” has affected them for over half a century. As one class member who served in the Marines writes, “Many in my ... generation made choices about Vietnam that ... have haunted us, in dreams and awake, for the rest of our lives.”

The war was not fought on American soil; 3 million tons of bombs and 11 million gallons of defoliant were not dropped on my country; 58,220 American soldiers died, compared to more than an estimated 3 million Vietnamese military and civilian deaths during the Second Indochina War. But both our societies live with ghosts, with memories, and with legacies. With the aftermath.

I was not a member of the Harvard class that will have its reunion this spring, but I am close to their age, and like them, I was shaped by the war in ways I still am not sure I fully understand. But one influence I can clearly identify has been upon my work as a historian. Coming of age in the 1960s produced in me an enduring fascination with war, with the way its terrible demands can define individuals and societies, with war’s inevitable refraction of ideas and ideals, with the extremity of its pressures. War often proves to be a quintessential “moment of truth,” both for individuals and their societies.

Within the history of the American experience of war, the conflict that rests at the core of national identity is the American Civil War, fought between 1861 and 1865. Both because of its ferocity and because the very meaning and survival of the nation were at stake, the Civil War continues to loom large in our national consciousness, and it has been the focus of my historical research and writing. Many of the war’s critical debates — about justice, equality, citizenship, democracy, and about the locus of national power — these debates continue to shape our politics a century and a half after the war’s end. And we continue to struggle over the war’s meaning for the nation’s abiding racial divisions. Americans still battle over the use of the Confederate flag, the emblem of the would-be white southern nation that fought to preserve black slavery, a symbol that today is seen by most Americans as an affront and an obstacle to racial justice.

Customarily, war’s victor writes its history. But by the end of the 19th century, the triumphant North had come to embrace a version of the war that sought to reconcile sectional divisions in a narrative of common sacrifice, common suffering shared by white Americans North and South. As the price of reunion, the nation abandoned the Union’s emancipationist commitment to a “new birth of freedom” and all but deserted the 4 million former slaves who with their descendants were consigned to segregation and discrimination for more than a century to come. The legal foundations of slavery were ended, but the vision of true freedom for African-Americans was set aside in order to enable North and South to reunite in their common sense of mourning and loss.

The Civil War had indeed demanded great sacrifice. An estimated 750,000 had died — more than in every other American war combined up through the war in Vietnam. Losses claimed 2½ percent of the population. A similar rate of death in the United States today would mean nearly 7 million fatalities.

This was a war for which Americans were ill-prepared. Both sides thought it would likely end after a single battle if indeed any blood would be shed at all. With some few exceptions, it was a war of organized encounters, not guerrillas or irregulars. But the scale of the conflict — nearly 3 million men served in the course of the war — that scale far exceeded anything the military had previously experienced and as a result, it challenged the logistical imagination and capacities of both armies.

The war’s unexpected scale had many implications, but one that has particularly captured my attention was the meaning and impact of mass death. Death — its threat, its proximity, its actuality — became the most widely shared of the war’s experiences. How did the nation cope with this loss? I have sought to ask that question on every level, from the logistical — what did they do with the bodies? — to the psychological, the political, and the spiritual.

Neither northern nor southern armies had regular burial details, graves registration units, identity badges like dog tags, or official next-of-kin notification. Burial was an act of improvisation. After a battle, the victor who held the ground became responsible for the bodies left upon it. This often resulted in anonymous mass trench burials, especially of enemy dead. Coffins were rare, except for officers.

Soldiers and civilians alike were shocked by the inhumanity represented by such treatment of the dead. Nineteenth-century Americans shared deeply felt attitudes about what constituted a “good death” and how that could determine one’s fate into eternity. Emerging battlefield practices seemed to upend almost every hope and expectation for proper treatment of the slain. Men were being interred, one soldier observed, as if they were nothing better than “dead chickens.” In the face of circumstances that undermined fundamental assumptions of human dignity and identity, civilians and soldiers alike worked to sustain some semblance of the beliefs and customs that had defined them. Soldiers struggled to identify comrades, dig and mark individual graves, or bury the unknown with some sort of a marker — perhaps a name on a piece of paper inside a bottle — that might later be found. Voluntary societies were formed to undertake the work governments did not — mapping locations of graves and recording the names of the slain. Comrades offered makeshift funeral ceremonies, seeking to maintain some semblance of reverence and meaning even under trying and dramatically changed new conditions. It was my great privilege yesterday to visit a military cemetery at Ap Bac. Created a century after our American Civil War and half a world away, this graveyard represents the same human urgency to honor the dead and their sacrifice.

Despite such efforts, in the American Civil War, hundreds of thousands of men — more than 40 percent of deceased Yankees and a far greater proportion of Confederates — perished without names, identified only as “Unknown.” To modern Americans this seems unimaginable. To your country it is all too real, for the actual number of missing and unidentified in our Civil War — an estimated 300,000 — is probably quite close to the total number of Vietnamese unaccounted for in the Second Indochina War. Today the United States expends more than $100 million annually in the effort to find and identify individuals still missing from World War II, Korea, and Vietnam. I am certain you in this country are well acquainted with the vehemence of the American MIA movement after 1975. But the assumption that the American nation is obliged to account for and return — either dead or alive — every soldier in its service is of recent origin. Only with the Korean War did the United States establish a policy of identifying and repatriating every dead soldier. Only with World War I did combatants begin to wear official badges of identity — what we call dog tags. But this revolution in both consciousness and practice began with the Civil War. That war’s last days saw the origins of grave registration systems in the military, and, by the end of the conflict, the United States government had begun to establish a national cemetery system, a powerful acknowledgement of the obligation of the state to those who have died in its defense.

In the years between 1866 and 1871, after the end of military hostilities, Union soldiers were detailed to scour the war-torn countryside in search of their dead comrades. Ultimately, they located and reburied more than 300,000 individuals in 74 new national cemeteries and they succeeded in identifying more than half of those they found. The very scale of this effort would have been unimaginable before the war, when the national government was very limited in its powers and programs. The project of reburying the dead defined a different sort of nation-state, a government newly dedicated to the dignity of each human being in death as well as in life, a government — as Abraham Lincoln put it — of the people, by the people, and for the people who had risen in its defense.

But these unprecedented federal initiatives were far from sufficient to relieve the sense of loss and mourning that permeated the nation. Hundreds of thousands of Americans were left with what one bereaved survivor called a “dread void of uncertainty” about loved ones whose fate remained unknown. Families wondered for the rest of their lives about lost husbands, fathers, or sons. One grieving woman described how, and I quote her, “It was years before I gave up the hope that he would someday appear. I got it into my head that he had been taken prisoner and carried off but that he would make his way back one day.” The absence of identifiable bodies left the bereaved with abiding uncertainty and fantastical hopes, with illusions to make the world more endurable.

Aftermath. The enduring challenge of how to live with the residuum of war. Ambrose Bierce, a writer who served in the Union army, wrote of being permanently haunted by, as he put it, “visions of the dead and dying,” and he felt himself, as he said, “sentenced to life” and to making sense of how Civil War death had redefined what life might be. Sidney Lanier, a Confederate poet who had been both a combatant and a prisoner of war, commented in 1875 that for most of his “generation in the South since the War,” he said, “pretty much the whole of life has been not-dying.” A kind of survivors’ guilt. A version of post-traumatic stress that seizes not just individuals but societies.

The aftermath of war is devastation — humans wounded and disfigured, children who have become orphans, property and sources of livelihood destroyed, economies shattered, populations divided. Yet the aftermath rests not just in the body, but in the soul, even in the souls of those born long after the guns have gone silent. That is why the American Civil War and its enormous cost continue to influence our national debates today. That is why members of the Harvard College Class of 1967, men and women now in their 70s, feel an urgency to confront experiences more than five decades old, memories of a time when “Vietnam” asked them to define themselves and their nation. That is why I am so glad to be in your country at last, for I too am of their generation.

The character Kien in Bao Ninh’s acclaimed novel The Sorrow of War asks, “Why choose war? Why must he write of the war?” Even as Kien struggles to find another subject, he “cannot stop writing war stories.” Like him, we write and we talk and we remember because we struggle to understand how war has made us. Vietnam and the United States fought against one another in a long and devastating war. Now, both separately and together, we face its aftermath.

History is indispensable in that effort. It helps us confront the ghosts and the demons that the tragedies of the past leave as their legacy to the present. It illuminates the blindnesses and cruelties that enable war. It equips us to imagine and to strive for peace.

Thank you, very much.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét