Cấp học càng thấp thì càng mất dân chủ?
25/03/2017 Thanh Niên - Sáng qua 24.3, Văn phòng Chính phủ tổ chức hội nghị về quy chế dân chủ trong các cơ sở GD-ĐT, dưới sự chủ trì của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam. Theo Phó thủ tướng, một trong những mũi cần đổi mới rất mạnh là công tác quản lý từ Bộ đến từng cơ sở giáo dục để có một môi trường giáo dục thực sự cởi mở, tạo điều kiện cho tất cả những giá trị tốt đẹp của GD-ĐT được phát huy. Tuy nhiên, ông Tùng Lâm cũng cho rằng trường học không phải là nơi mất dân chủ nặng nề nhất mà đây là hiện tượng khá phổ biến trong các cơ quan nhà nước.
các đại biểu bên lề hội nghịẢNH: TUỆ NGUYỄN
Phó thủ tướng nêu rõ đã có rất nhiều văn bản chỉ đạo xung quanh vấn đề này, đồng thời đặt câu hỏi: Vậy dân chủ chưa được phát huy tốt trong các trường học có phải do văn bản chưa phù hợp, do khâu thực hiện hay vì lý do nào khác?Dân chủ còn hình thức, đối phó
Bà Nguyễn Thị Nghĩa, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, cho biết việc thực hiện quyền dân chủ ở một số cơ sở GD-ĐT còn hình thức, đối phó với các đoàn kiểm tra của cấp trên. Việc công khai thông tin cũng có nhưng thiếu cập nhật và chưa phản ánh đúng thực tế, một số quy chế, quy định nội bộ ban hành khi chưa có sự đóng góp, bàn bạc đầy đủ ở cơ sở… Do vậy, vẫn còn tình trạng đơn thư khiếu nại vượt cấp…
Bà Nghĩa lấy ví dụ vụ việc ở Trường tiểu học Nam Trung Yên (Hà Nội), hiệu trưởng chuyên quyền độc đoán, xử lý vấn đề vi phạm hoàn toàn quy chế dân chủ nên đã đẩy sự việc đi quá xa, gây hậu quả nặng nề.
Trả lời câu hỏi của ông Vũ Đức Đam liệu những hiện tượng mất dân chủ mà báo chí nêu như vậy là cá biệt hay phổ biến, bà Nguyễn Thị Nghĩa cho rằng: “Tình trạng mất dân chủ có xảy ra trong nhà trường nhưng không phải là phổ biến”.
Từ đó, bà Nghĩa đề nghị việc thực hiện dân chủ phải gắn với trách nhiệm của người đứng đầu; Quốc hội sớm cho phép sửa luật Giáo dục và luật Giáo dục ĐH để tăng cường tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các trường, cơ sở đào tạo.
Không thành lập hội đồng trường có phải vì hạn chế quyền độc đoán cá nhân?
Với các trường ĐH, thực hiện quy chế dân chủ hiệu quả nhất thì phải có hội đồng trường. Tuy nhiên, báo cáo của Bộ GD-ĐT cho biết, mới có 16 /38 trường trực thuộc Bộ quản lý thành lập được hội đồng trường và chủ yếu vẫn hoạt động hình thức, chưa phát huy hiệu quả. Ông Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, Phó chủ tịch Hội Khuyến học VN, cho rằng các trường ĐH hiện đang rất lúng túng trong việc chọn người làm chủ tịch hội đồng trường. Nhiều hiệu trưởng có vẻ không tha thiết với vấn đề này.
Không thành lập hội đồng trường có phải vì hạn chế quyền độc đoán cá nhân?
Với các trường ĐH, thực hiện quy chế dân chủ hiệu quả nhất thì phải có hội đồng trường. Tuy nhiên, báo cáo của Bộ GD-ĐT cho biết, mới có 16 /38 trường trực thuộc Bộ quản lý thành lập được hội đồng trường và chủ yếu vẫn hoạt động hình thức, chưa phát huy hiệu quả. Ông Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, Phó chủ tịch Hội Khuyến học VN, cho rằng các trường ĐH hiện đang rất lúng túng trong việc chọn người làm chủ tịch hội đồng trường. Nhiều hiệu trưởng có vẻ không tha thiết với vấn đề này.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nêu vấn đề: “Các trường nói không thành lập hội đồng trường vì nó hình thức, không thực chất. Vậy tại sao không thực hiện cho đúng luật đi hay không thành lập là do nó hạn chế quyền độc đoán của một số cá nhân?”.
Phát biểu tại hội nghị, một lãnh đạo UBND tỉnh cho rằng quy chế, thể chế về dân chủ trong trường học đầy đủ nhưng người thực hiện nó ra sao là vấn đề. Nếu giáo viên được tuyển dụng không minh bạch, không thực sự vì chất lượng thì đội ngũ đó khi làm việc sẽ rất khó để thực hiện đúng bản chất của dân chủ là công khai, minh bạch… Do vậy, theo vị này, gốc của vấn đề là tuyển dụng giáo viên như thế nào. Trong quá trình làm việc, phải có cơ chế cho giáo viên đánh giá lẫn nhau, học sinh đánh giá giáo viên, giáo viên đánh giá hiệu trưởng. Hiện nay công nghệ thông tin có đầy đủ công cụ đánh giá ẩn danh, miễn phí, thực hiện đơn giản.
Phát biểu tại hội nghị, một lãnh đạo UBND tỉnh cho rằng quy chế, thể chế về dân chủ trong trường học đầy đủ nhưng người thực hiện nó ra sao là vấn đề. Nếu giáo viên được tuyển dụng không minh bạch, không thực sự vì chất lượng thì đội ngũ đó khi làm việc sẽ rất khó để thực hiện đúng bản chất của dân chủ là công khai, minh bạch… Do vậy, theo vị này, gốc của vấn đề là tuyển dụng giáo viên như thế nào. Trong quá trình làm việc, phải có cơ chế cho giáo viên đánh giá lẫn nhau, học sinh đánh giá giáo viên, giáo viên đánh giá hiệu trưởng. Hiện nay công nghệ thông tin có đầy đủ công cụ đánh giá ẩn danh, miễn phí, thực hiện đơn giản.
Ông Ngô Văn Quý, Phó chủ tịch UBND TP.Hà Nội, cho rằng hiện tượng vi phạm quy chế dân chủ trong trường học không chỉ do người đứng đầu mà còn do đội ngũ giáo viên, vì quá chú trọng tới công tác chuyên môn nên không quan tâm, góp ý cho hoạt động chung nhưng khi xảy ra vấn đề thì lại xảy ra khiếu kiện.
Càng cấp học dưới, quyền của hiệu trưởng càng to!
Ông Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý - Giáo dục TP.Hà Nội, nhận định: “Mức độ dân chủ trong các trường học chuyển biến theo các cấp học. Có thể nói cấp mầm non là yếu nhất trong việc thực hiện quy chế dân chủ”.
Một ý kiến khác thì dẫn chứng, vụ việc ở Trường tiểu học Nam Trung Yên, giáo viên chỉ dám lên tiếng tố cáo hiệu trưởng khi gần như biết chắc rằng hiệu trưởng sẽ bị kỷ luật.
Xung quanh nhận định này, ông Vũ Đức Đam nói: “Tôi đã nghe phản ánh, quyền của hiệu trưởng càng cấp dưới càng quá to. Nếu hiệu trưởng đó tốt thì hàng nghìn học sinh ở đó được nhờ, nếu không thì không có cơ chế nào giám sát mà chỉ khi có đơn kiện mới biết được”.
Tuy nhiên, ông Tùng Lâm cũng cho rằng trường học không phải là nơi mất dân chủ nặng nề nhất mà đây là hiện tượng khá phổ biến trong các cơ quan nhà nước. “Hiện chúng ta quản lý bằng thi đua là chính mà thi đua thì hình thức. Phải quản lý bằng các quy định về thực hiện quy chế dân chủ thì mới đi vào thực chất được”, ông Tùng Lâm nói. Do vậy, theo ông Lâm, bản chất của việc thay đổi là phải đặt mục tiêu giáo dục vì mong muốn của học trò, tránh sự áp đặt đồng loạt. Để trường học thực sự dân chủ, phải đặt vấn đề tự chủ trong tất cả các nhà trường từ mầm non trở lên chứ không chỉ là ĐH, tự chủ gắn với tự chịu trách nhiệm về chất lượng GD-ĐT của mình. Bên cạnh đó, ông Tùng Lâm đề nghị phải phát huy vai trò giám sát của cộng đồng với trường học. Việc này phải thực hiện chuyên nghiệp hóa, có cơ quan, có quy trình đánh giá một cách khách quan, khoa học.
Rà soát lại quy định, quy chế tuyển dụng
Kết luận hội nghị, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng việc nghe các bộ ngành và địa phương báo cáo hôm nay và nghe cả công luận, dư luận phản ánh thì thấy rằng tất cả đều chưa phải là tốt đẹp như báo cáo.
Ông Đam đề nghị rà lại quy định, quy chế công tác cán bộ, tuyển giáo viên, bởi không thể thực hiện dân chủ thật tốt được nếu công tác nhân sự chưa minh bạch và đảm bảo chất lượng.
Ông Đam cũng nhấn mạnh tới trách nhiệm của hiệu trưởng vì nơi nào quyền lực tập trung vào một người thì sẽ dễ bị tha hóa. Do vậy, phải làm sao có cơ chế đánh giá, giám sát đo được đếm được chứ không giám sát chung chung. Ví dụ, việc có thể thực hiện được ngay là tạo cơ chế cho học sinh đánh giá giáo viên định kỳ với tiêu chí rõ ràng.
Báo cáo mới nhất của Hiệu trưởng Trường tiểu học Nam Trung Yên về vụ việc học sinh bị gãy chân tại trường lại một lần nữa khiến phụ huynh có con bị tai nạn bất bình cho rằng 7 nội dung đều là dối trá.
Tuệ Nguyễn
http://thanhnien.vn/giao-duc/cap-hoc-cang-thap-thi-cang-mat-dan-chu-818797.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét