“Nụ cười của ông Đại sứ”
Ông Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius đã cho Vnexpress hay: “Du học sinh có vai trò như đại sứ văn hóa, giúp người Mỹ hiểu thêm về người Việt Nam. Khi trở lại Việt Nam, họ giúp mọi người hiểu hơn về Mỹ. Ngoài ra, du học sinh có thể sử dụng kiến thức đã thu nhận tại Mỹ để xây dựng nước Việt Nam thịnh vượng hơn”. Như vậy, sự thay đổi cụ thể ở Việt Nam mà ông Chris Smith đề cập đã được ông Đại sứ quán Mỹ chỉ ra, đó là “giúp người Việt [chứ không phải chính quyền] hiểu hơn về Mỹ và dùng kiến thức học được từ Mỹ để đem lại sự thịnh vượng.
Sinh viên Việt Nam "selfie" cùng ông Đại sứ Mỹ tại Việt Nam. (Ảnh Chí Hiếu)
Trong các bài giảng về chiến lược Diễn biến hòa bình, phương thức tiến hành được coi là “thẩm thấu hòa bình để chuyển hóa”. Nhưng giờ đây, Hà Nội đã phần nào phải chấp nhận cái sự thẩm thấu này…Một clip dài 30 phút ghi lại lời phát biểu của Thiếu tướng Trương Giang Long, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị Công an Nhân dân, kiêm Giám đốc Học viện Chính trị, Công an Nhân dân. Với lời lẽ mạnh mẽ, ông đề cập đến vấn đề nội gián và mối quan hệ Việt Trung, lẫn quan hệ Mỹ - Việt.
Với Trung Quốc, ông sẽ không “từ bỏ dã tâm thôn tính chủ quyền của chúng ta ở Biển đông, không bao giờ từ bỏ dã tâm này.” Ông cũng cho rằng, “Trung Quốc xấu như vậy hay xấu nữa, chúng ta cũng vẫn phải tìm cách chung sống với họ.”
Về mối quan hệ với Mỹ, mà ông nhất quyết cho biết, với cái “thế” của Việt Nam hiện thời, thì “Mỹ vô cùng cần chúng ta; Hai là: Trong các nhân tố mà Mỹ phân tích về Việt Nam, thì Mỹ cũng thấy rất rõ, không có một đảng phái chính trị nào, có thể lãnh đạo quản lý đất nước bằng ĐCSVN.”
Mỹ cần Việt Nam như Việt Nam cần Mỹ
Không sai khi Mỹ cần Việt Nam, bởi Việt Nam nằm trong địa chính trị mang tính chiến lược trong thế kỷ 21 này. Khi mà sự trỗi dậy của Trung Quốc với hàng loạt đảo nhân tạo đã gieo rắc sự hoài nghi các nước trong khối ASEAN và thách thức vai trò của Trung Quốc tại châu Á – Thái Bình Dương.
Sự “cần thiết” đó càng tăng lên khi Philippines – nước được kỳ vọng tạo thế đối trọng với Trung Quốc đã ngả về tay Bắc Kinh. Và Hà Nội lúc này lại nổi lên như một nước có thể được sử dụng để tìm kiếm một giải pháp lợi đôi bên, bao hàm quan sát và kiềm chế thái độ Bắc Kinh. Lợi ích trước mắt thể hiện ngay sự ấm dần lên trong mối quan hệ quốc phòng với những quốc gia bằng mặt đã và đang va chạm lợi ích với Bắc Kinh như Mỹ và Nhật Bản.
Trong khi đó, Việt Nam cần một “điểm giá trị” để thoát khỏi thâm hụt thương mại với Trung Quốc cũng như gia tăng sức mạnh cho lực lượng bảo vệ vùng biển của mình. Địa chính trị cho phép Việt Nam hoán đổi những viện trợ về quốc phòng, trong đó có cả dở lệnh cấm vũ khí sát thương từ chính quyền Obama. Nhưng cần nhấn mạnh rằng, sự gia tăng của Trung Quốc tại Biển Đông trong khi khiến nước Mỹ ảnh hưởng gián tiếp, thì Việt Nam chịu ảnh hưởng trực tiếp, mọi động thái liên quan đến vùng biển tranh chấp này đều khiến Hà Nội chịu tổn thất về kinh tế - chính trị. Dàn khoan HD-981 khiến ngoại giao hai bên đóng băng, cũng như lệnh cấm bắt cá theo năm từ Bắc Kinh khiến cho ngành khai thác thủy hải sản Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề.
Bên cạnh an ninh, thì Việt Nam cũng lo sợ sự gia tăng thâm hụt thương mại với Trung Quốc. Năm 2015, Việt Nam nhập siêu từ Trung Quốc lên đến con số 3,54 tỷ dollar. Sự xuất hiện của TPP đem lại một cơ hội cho Hà Nội, bởi Việt Nam được đánh giá là hưởng lợi nhiều nhất trong tác động của hiệp định. Chính vì lẽ đó mà Hà Nội đã liên tục nhún nhường trong các điều kiện mang tính chính trị nguyên tắc, gồm cả Công đoàn độc lập. Đó là vì sao dù chính quyền Việt Nam đã bỏ đề xuất TPP lên Quốc Hội khi hay tin Mỹ rút, và dù cho các FTA được coi là thế chân thì Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong một phỏng vấn với hãng tin Bloomberg gần đây vẫn bày tỏ một mong muốn xét lại TPP thời Donald Trump, vì lợi ích “nước Mỹ”.
Chính giới Mỹ cũng hiểu điều này, nên vào năm 2016, trong buổi điều trần về tình hình nhân quyền Việt Nam và TPP. Chủ tịch Tiểu Ban Nhân Quyền Toàn Cầu của Hạ Viện Mỹ Chris Smith, đã tái khẳng định, “chính phủ Việt Nam cần hợp tác an ninh và lợi ích kinh tế của Mỹ hơn là Mỹ cần Việt Nam,” và Mỹ có sức ảnh hưởng để mang lại những sự thay đổi cụ thể ở Việt Nam.
Nụ cười của ông Đại sứ Mỹ
Đứng trong vị trí lãnh đạo của Tổng cục Chính trị Công an Nhân dân, thì những điều ông Trương Giang Long giáo huấn là đúng với quy trình tổ chức và kiểm soát chính trị.
Hiện tại, Mỹ đang chơi với Việt Nam theo đúng quan điểm độc lập giữa hai nước, nó phần nào biểu hiện rõ nét qua trò chơi nhân quyền – thương mại. Những điều ông đề cập dù không mới, nhất là trong mối quan hệ bang giao với Trung Quốc và Mỹ, nhưng qua bài nói chuyện, vẫn cho thấy một cái gì đó rất kiêu binh, một cách nói tự đại và hoàn toàn “làm chủ tình thế”.
Ông Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius đang "hiện thực hóa" giấc mơ Mỹ tại Việt Nam
Trong thực tế, quan hệ Việt – Mỹ là cuộc chơi mang lợi ích kinh tế - chính trị giữa hai nước. Nó cho thấy, trong sự bang giao Việt – Mỹ, là mối quan hệ giữa hai bên, chứ không phải là mo-tuýp “cần Việt Nam” như ông Tướng bày tỏ. Đi xa hơn, nếu như ông Tướng khiêm nhường một tý, thì sẽ hiểu rằng, cái “cười rất tươi” của ông đại sứ đối với “đồng chí Tô Lâm” là một ứng xử khôn khéo rất Mỹ.
Nếu đứng từ xa nhìn vào, có thể thấy ngay Mỹ đã thua trong một trận chiến, nhưng giờ đây, nước này đang làm chủ một cuộc chiến với Việt Nam – cuộc chiến không súng đạn dưới tên gọi “hàn gắn và nâng cấp mối quan hệ hai nước thông qua tuổi trẻ hai bên”, và chính “thế hệ trẻ VN trong tương lai nó sẽ giúp nước Mỹ thực hiện được giấc mơ của người Mỹ.”
Đánh giá về điều này, ông Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius đã cho Vnexpress hay: “Du học sinh có vai trò như đại sứ văn hóa, giúp người Mỹ hiểu thêm về người Việt Nam. Khi trở lại Việt Nam, họ giúp mọi người hiểu hơn về Mỹ. Ngoài ra, du học sinh có thể sử dụng kiến thức đã thu nhận tại Mỹ để xây dựng nước Việt Nam thịnh vượng hơn”.
Như vậy, sự thay đổi cụ thể ở Việt Nam mà ông Chris Smith đề cập đã được ông Đại sứ quán Mỹ chỉ ra, đó là “giúp người Việt [chứ không phải chính quyền] hiểu hơn về Mỹ và dùng kiến thức học được từ Mỹ để đem lại sự thịnh vượng.
Sự thịnh vượng được hiểu là một Việt Nam tôn trọng nhân quyền hơn và tất nhiên, sự tôn trọng này sẽ được hiểu ngầm là phục vụ cho lợi ích nước Mỹ. Trong bản báo cáo tình hình nhân quyền năm 2016 mới đây của Cục Dân chủ, Nhân quyền và Lao động (Hoa Kỳ). Ngoại trưởng Rex W. Tillerson đã cho biết, thúc đấy nhân quyền và quản trị dân chủ là cốt lõi của chính sách đối ngoại nước này. Việc cho ra đời báo cáo “chứng minh cam kết vững chắc Hoa Kỳ đối với việc thúc đẩy tự do, nhân phẩm của con người, và sự thịnh vượng toàn cầu.”
Chiến lược sử dụng con người để thay đổi Việt Nam cũng là một phương thức để tạo ra lợi ích nước Mỹ. Điều mà trong các bài giảng về chiến lược Diễn biến hòa bình, phương thức tiến hành được coi là “thẩm thấu hòa bình để chuyển hóa”. Nhưng giờ đây, Hà Nội đã phần nào phải chấp nhận cái sự thẩm thấu này, “Thế nước” với địa chính trị Biển Đông dù mang lại cho Việt Nam nhiều lợi ích, nhưng không có nghĩa đưa Việt Nam ngồi “mâm trên” và đó là lý do vì sao ông Đại sứ Mỹ khi gặp tướng Tô Lâm đã cười như vậy.
Anh Văn
Về mối quan hệ với Mỹ, mà ông nhất quyết cho biết, với cái “thế” của Việt Nam hiện thời, thì “Mỹ vô cùng cần chúng ta; Hai là: Trong các nhân tố mà Mỹ phân tích về Việt Nam, thì Mỹ cũng thấy rất rõ, không có một đảng phái chính trị nào, có thể lãnh đạo quản lý đất nước bằng ĐCSVN.”
Mỹ cần Việt Nam như Việt Nam cần Mỹ
Không sai khi Mỹ cần Việt Nam, bởi Việt Nam nằm trong địa chính trị mang tính chiến lược trong thế kỷ 21 này. Khi mà sự trỗi dậy của Trung Quốc với hàng loạt đảo nhân tạo đã gieo rắc sự hoài nghi các nước trong khối ASEAN và thách thức vai trò của Trung Quốc tại châu Á – Thái Bình Dương.
Sự “cần thiết” đó càng tăng lên khi Philippines – nước được kỳ vọng tạo thế đối trọng với Trung Quốc đã ngả về tay Bắc Kinh. Và Hà Nội lúc này lại nổi lên như một nước có thể được sử dụng để tìm kiếm một giải pháp lợi đôi bên, bao hàm quan sát và kiềm chế thái độ Bắc Kinh. Lợi ích trước mắt thể hiện ngay sự ấm dần lên trong mối quan hệ quốc phòng với những quốc gia bằng mặt đã và đang va chạm lợi ích với Bắc Kinh như Mỹ và Nhật Bản.
Trong khi đó, Việt Nam cần một “điểm giá trị” để thoát khỏi thâm hụt thương mại với Trung Quốc cũng như gia tăng sức mạnh cho lực lượng bảo vệ vùng biển của mình. Địa chính trị cho phép Việt Nam hoán đổi những viện trợ về quốc phòng, trong đó có cả dở lệnh cấm vũ khí sát thương từ chính quyền Obama. Nhưng cần nhấn mạnh rằng, sự gia tăng của Trung Quốc tại Biển Đông trong khi khiến nước Mỹ ảnh hưởng gián tiếp, thì Việt Nam chịu ảnh hưởng trực tiếp, mọi động thái liên quan đến vùng biển tranh chấp này đều khiến Hà Nội chịu tổn thất về kinh tế - chính trị. Dàn khoan HD-981 khiến ngoại giao hai bên đóng băng, cũng như lệnh cấm bắt cá theo năm từ Bắc Kinh khiến cho ngành khai thác thủy hải sản Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề.
Bên cạnh an ninh, thì Việt Nam cũng lo sợ sự gia tăng thâm hụt thương mại với Trung Quốc. Năm 2015, Việt Nam nhập siêu từ Trung Quốc lên đến con số 3,54 tỷ dollar. Sự xuất hiện của TPP đem lại một cơ hội cho Hà Nội, bởi Việt Nam được đánh giá là hưởng lợi nhiều nhất trong tác động của hiệp định. Chính vì lẽ đó mà Hà Nội đã liên tục nhún nhường trong các điều kiện mang tính chính trị nguyên tắc, gồm cả Công đoàn độc lập. Đó là vì sao dù chính quyền Việt Nam đã bỏ đề xuất TPP lên Quốc Hội khi hay tin Mỹ rút, và dù cho các FTA được coi là thế chân thì Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong một phỏng vấn với hãng tin Bloomberg gần đây vẫn bày tỏ một mong muốn xét lại TPP thời Donald Trump, vì lợi ích “nước Mỹ”.
Chính giới Mỹ cũng hiểu điều này, nên vào năm 2016, trong buổi điều trần về tình hình nhân quyền Việt Nam và TPP. Chủ tịch Tiểu Ban Nhân Quyền Toàn Cầu của Hạ Viện Mỹ Chris Smith, đã tái khẳng định, “chính phủ Việt Nam cần hợp tác an ninh và lợi ích kinh tế của Mỹ hơn là Mỹ cần Việt Nam,” và Mỹ có sức ảnh hưởng để mang lại những sự thay đổi cụ thể ở Việt Nam.
Nụ cười của ông Đại sứ Mỹ
Đứng trong vị trí lãnh đạo của Tổng cục Chính trị Công an Nhân dân, thì những điều ông Trương Giang Long giáo huấn là đúng với quy trình tổ chức và kiểm soát chính trị.
Hiện tại, Mỹ đang chơi với Việt Nam theo đúng quan điểm độc lập giữa hai nước, nó phần nào biểu hiện rõ nét qua trò chơi nhân quyền – thương mại. Những điều ông đề cập dù không mới, nhất là trong mối quan hệ bang giao với Trung Quốc và Mỹ, nhưng qua bài nói chuyện, vẫn cho thấy một cái gì đó rất kiêu binh, một cách nói tự đại và hoàn toàn “làm chủ tình thế”.
Ông Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius đang "hiện thực hóa" giấc mơ Mỹ tại Việt Nam
Trong thực tế, quan hệ Việt – Mỹ là cuộc chơi mang lợi ích kinh tế - chính trị giữa hai nước. Nó cho thấy, trong sự bang giao Việt – Mỹ, là mối quan hệ giữa hai bên, chứ không phải là mo-tuýp “cần Việt Nam” như ông Tướng bày tỏ. Đi xa hơn, nếu như ông Tướng khiêm nhường một tý, thì sẽ hiểu rằng, cái “cười rất tươi” của ông đại sứ đối với “đồng chí Tô Lâm” là một ứng xử khôn khéo rất Mỹ.
Nếu đứng từ xa nhìn vào, có thể thấy ngay Mỹ đã thua trong một trận chiến, nhưng giờ đây, nước này đang làm chủ một cuộc chiến với Việt Nam – cuộc chiến không súng đạn dưới tên gọi “hàn gắn và nâng cấp mối quan hệ hai nước thông qua tuổi trẻ hai bên”, và chính “thế hệ trẻ VN trong tương lai nó sẽ giúp nước Mỹ thực hiện được giấc mơ của người Mỹ.”
Đánh giá về điều này, ông Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius đã cho Vnexpress hay: “Du học sinh có vai trò như đại sứ văn hóa, giúp người Mỹ hiểu thêm về người Việt Nam. Khi trở lại Việt Nam, họ giúp mọi người hiểu hơn về Mỹ. Ngoài ra, du học sinh có thể sử dụng kiến thức đã thu nhận tại Mỹ để xây dựng nước Việt Nam thịnh vượng hơn”.
Như vậy, sự thay đổi cụ thể ở Việt Nam mà ông Chris Smith đề cập đã được ông Đại sứ quán Mỹ chỉ ra, đó là “giúp người Việt [chứ không phải chính quyền] hiểu hơn về Mỹ và dùng kiến thức học được từ Mỹ để đem lại sự thịnh vượng.
Sự thịnh vượng được hiểu là một Việt Nam tôn trọng nhân quyền hơn và tất nhiên, sự tôn trọng này sẽ được hiểu ngầm là phục vụ cho lợi ích nước Mỹ. Trong bản báo cáo tình hình nhân quyền năm 2016 mới đây của Cục Dân chủ, Nhân quyền và Lao động (Hoa Kỳ). Ngoại trưởng Rex W. Tillerson đã cho biết, thúc đấy nhân quyền và quản trị dân chủ là cốt lõi của chính sách đối ngoại nước này. Việc cho ra đời báo cáo “chứng minh cam kết vững chắc Hoa Kỳ đối với việc thúc đẩy tự do, nhân phẩm của con người, và sự thịnh vượng toàn cầu.”
Chiến lược sử dụng con người để thay đổi Việt Nam cũng là một phương thức để tạo ra lợi ích nước Mỹ. Điều mà trong các bài giảng về chiến lược Diễn biến hòa bình, phương thức tiến hành được coi là “thẩm thấu hòa bình để chuyển hóa”. Nhưng giờ đây, Hà Nội đã phần nào phải chấp nhận cái sự thẩm thấu này, “Thế nước” với địa chính trị Biển Đông dù mang lại cho Việt Nam nhiều lợi ích, nhưng không có nghĩa đưa Việt Nam ngồi “mâm trên” và đó là lý do vì sao ông Đại sứ Mỹ khi gặp tướng Tô Lâm đã cười như vậy.
Anh Văn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét