Thứ Năm, 4 tháng 12, 2014

Giá dầu giảm, chính phủ buồn, xã hội "cười tươi"

Đất nước này có một chính phủ kỳ lạ. Trong khi ở nơi khác, chính phủ chỉ có một mong muốn duy nhất là làm sao dân được vui, được cười tươi; thì ở nước mình, chính phủ chỉ mong ngân sách giàu, mặc kệ dân buồn hay vui. Năm nào cũng vậy, họp bàn cân đối ngân sách, thấy các quan chính phủ lo lắng giá dầu giảm, mình thấy chua xót nhưng chẳng biết nói gì. Tài nguyên dầu khí của đất nước chẳng nhiều nhặn gì, hạn chế xuất khẩu bây giờ, để dành cho con cháu mai sau chẳng lẽ không tốt sao ? Dĩ nhiên ai cũng hiểu, giá dầu giảm, ngân sách thu ít thì số tiền cho các dự án ít, quan chức chia chác cho nhau cũng được ít. Mà chia chác mới là quan trọng chứ dân vui hay cười tươi nào có ý nghĩa gì đối với bộ máy tham nhũng hiện nay. Khi chính phủ không cùng hướng vui buồn với dân thì đó có phải là chính phủ của dân và vì dân không ? Hoan hô TS Vũ Đình Ánh vẫn liên tục can đảm lên tiếng.
Giá dầu giảm, ngân sách chính phủ buồn, các ngành khác "cười tươi"
Đây là nhận xét của chuyên gia kinh tế, TS Vũ Đình Ánh trong bối cảnh giá dầu thô đang giảm mạnh, từ trên 100 USD/thùng về dưới 70 USD/thùng. Xăng dầu 7 lần giảm giá, hàng hóa “ăn theo” vẫn tăng: Người tiêu dùng thiệt thòi / Doanh nghiệp xăng dầu mỗi ngày “đút túi” 38 tỉ đồng / Xăng dầu giảm giá, cước vận tải đứng im: Hành khách đang bị chiếm đoạt.
Đối với mặt hàng xăng dầu, Việt Nam đang chơi 2 vai, vừa là người xuất khẩu dầu thô nhưng cũng đồng thời là người nhập khẩu xăng. Do đó, khi giá dầu trên thế giới giảm mạnh hơn 30 USD/thùng và còn có thể hơn nữa trong tương lai, ngân sách sẽ bị hụt thu một khoản lớn. Ở đây, TS Vũ Đình Ánh nhấn mạnh là “hụt thu” chứ không phải là “thâm hụt” hay “mất mát” như tuyên bố của Chính Phủ (với con số giả định 1.000 tỷ nếu như giá dầu giảm 1 USD/thùng). Bởi theo ông, “đã có đâu mà bảo mất”.


Tuy nhiên, nếu nhìn nhận theo một khía cạnh khác, tức là ở vai trò người nhập khẩu, theo phân tích của ông Ánh, bối cảnh hiện nay rõ ràng đang có lợi cho Việt Nam khi nước ta đang nhập khẩu xăng và nhiều chế phẩm khác từ dầu mỏ như chất dẻo, sợi tổng hợp,…

Khi giá dầu trên thế giới giảm, thì các sản phẩm kia cũng giảm giá theo. Có thể thấy rõ nhất là đối với xăng khi mặt hàng này đã giảm lần thứ 10 (lần gần đây nhất là 22.11) với tổng số tiền lên đến 5.390 đồng/lít (với xăng Ron 92, mức giảm này tương đương với 21%, gần bằng với tỷ lệ giảm của giá dầu trên thị trường thế giới từ đầu năm nay).

Xăng giảm khiến hàng hoá trong xã hội đều giảm mà cụ thể là giá cước giao thông vận tải như taxi đã đồng loạt giảm 500 – 2.000 đồng/km kể từ ngày 14.11. Chính phủ cũng có thêm năng lượng để phát triển phục hồi và từ đó hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Tóm lại, việc giá dầu giảm mạnh, toàn bộ nền kinh tế được lợi, chỉ có ngân sách chính phủ là buồn, chứ các ngành khác “đều cười tươi” – TS Ánh kết luận

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét