Thứ Tư, 2 tháng 8, 2023

Pháp sợ Nga nên không dám đưa quân tới Niger ?

Pháp sợ Nga nên không dám đưa quân tới Niger ?
Macron có thể quyết định thực hiện một bước đi phiêu lưu mang quân sang Niger sau khi tổng thống thân phương Tây ở nước này bị quân đội đảo chính 
lật đổ. Chính quyền thực dân Pháp rất điên đầu với việc quân đội lên nắm quyền ở Niger, những người đang theo đuổi chính sách độc lập tự do cho nhân dân Niger.
Tôi đọc sử sách và nghe bố mẹ kể về tội ác dã man của Pháp ở nước ta, rồi sang Pháp học tập và làm việc gần chục năm, nên rất ghét bọn thực dân Pháp. Chúng là hình ảnh điển hình của những kẻ tham lam, ích kỷ, đểu cáng nhưng mặc complet cavát sang trọng và ăn nói dịu dàng, lịch sự để lừa bịp. Pháp luôn luôn nghĩ mình là nước mạnh, nước lớn, nhưng thực ra rất hèn và yếu.

Thứ Ba, 1 tháng 8, 2023

Hà Nội: Một cô gái nhiễm sán dây bò dài… 6m

Không hiểu tại sao khoảng 20 năm nay mình trở nên thờ ơ với các món ăn trong các cửa hàng, cửa hiệu Việt Nam. Mình chỉ ăn chúng khi đi du lịch hoặc các chiêu đãi sau hội nghị, hội thảo; còn bình thường mình không ăn hoặc hiếm khi ăn. Đặc biệt nhiều năm nay mình không còn 1 mình vào cửa hàng ăn nữa. Mình không tham gia bất cứ hội hè nào, vì đã tham gia là phải đóng tiền, và đã đóng rồi thì phải tham gia... ăn hàng. Có lẽ nguyên nhân chính là mình cảm thấy chúng không sạch và không an toàn. Nguyên nhân nữa là thời trước đã ăn nhiều rồi nên chúng không còn hấp dẫn mình, kể cả các món trước đây mình thích như phở bò hay mỳ vằn thắn. Bây giờ hàng ngày mình toàn ăn ở nhà, cả sáng trưa chiều tối. Hôm nào đi dạy thì mang đồ ăn ở nhà đi. Mình không ăn cơm (vợ con cũng thế), chủ yếu ăn rau, hạt, thịt cá, quả và ăn thêm bánh kẹo khi đói. Trước đây mình ăn rất khỏe, nên mình thích ăn buffet, nhưng khoảng chục năm nay mình ăn ít vào bữa chính và ăn thêm vào các giờ khác. Lúc nào trong ba lô trên vai cũng có bánh kẹo... để đói thì ăn. Vì chỉ ăn ít và ăn đơn giản nên ăn uống không còn là vấn đề mình quan tâm nữa. Bài dưới đây nói về bệnh ở đường miệng mà ra; các bạn nên đọc để phòng tránh. 
Hà Nội: Một cô gái nhiễm sán dây bò dài… 6m
Do thích ăn phở bò tái và lẩu bò, một cô gái 25 tuổi ở Hà Nội đã nhiễm sán dây bò và xổ ra con sán dây dài… 6m. Nữ bệnh nhân N.T.H. (25 tuổi, Hà Nội) hốt hoảng khi đi đại tiện có vật thể lạ giống những đoạn dây trắng có hình sơ mít và vẫn chuyển động, ngọ nguậy.

Phở bò tái là một trong những món phổ biến có thể tiềm ẩn nguy cơ nhiễm sán dây bò – Ảnh: deliciousvietnam

Thời đại bây giờ chăn dắt bò dễ thật

Thời đại bây giờ chăn dắt bò dễ thật
Đám đông Fan chủ yếu mang mầu Đen và Hồng” chen nhau ngoài sảnh chính lối ra, hóng idol từ lúc 7 h tối. 23 giờ, rồi đến 24 giờ chúng vẫn ngóng mỏi cổ, cứ có đoàn nào ra chúng lại chen nhau tưởng Idol xuất hiện…

Quần áo bắt đầu xộc xệch, son phấn tã tượi nhưng nhất định bám trận địa, ồn ào, lộn xộn như ong vỡ tổ. An ninh sân bay hò hét chúng giữ trật tự, cũng phải bó tay.

Lại nói tiếp về lũ bò

Lại nói tiếp về lũ bò
1. Sao chúng không thương bố mẹ kiếm từng đồng?
Đêm hôm kia, tối hôm qua những “trai thanh gái tú” từ khắp miền của đất nước đổ về Hà Nội. Họ nháo nhào đi tìm thần tượng Blackpink ở sân bay Nội Bài, thức cả đêm bên ngoài khách sạn để chăm sóc giấc ngủ cho Idol, và đội mưa lắc lư, gào thét uốn éo theo tiếng “nhạc chết” của 4 cô gái với thứ tiếng Anh của người từ cung trăng rơi xuống (nhạc chết vì nó không phải là nhạc sống có các nhạc công chơi trên sân khấu).
Sao nước Nam mình giàu thế, có nhiều cô cậu chi đến hàng chục triệu để thỏa mãn cơn khát idol?

Đọc tin này thấy lo và thương cho anh Vượng Vin

Đọc tin này thấy lo và thương cho anh Vượng Vin
Theo các chuyên gia, hiệu quả sản xuất của Tesla tại nhà máy Gigafactory Thượng Hải đang được phát huy ở mức gần như tuyệt đối. Cứ mỗi 40 giây lại lắp ráp hoàn thiện một xe điện, chi phí tối ưu tới từng con ốc. Nhà máy này có công suất hàng năm khoảng hơn 1 triệu xe và Tesla đã bán được gần nửa triệu xe điện sản xuất tại Trung Quốc (MIC) sau nửa đầu 2023. Thế này bao giờ anh Vượng Vin và VinFast mới có thể cạnh tranh và sống được ở Mỹ và các nơi khác trên thế giới ?

Nhà máy Gigafactory Thượng Hải của Tesla có thể tạo ra một chiếc Model 3 hoặc Model Y hoàn toàn mới cứ sau mỗi 40 giây, theo một video trên Twitter. Đây là minh chứng cho quy mô và hiệu quả tuyệt đối trong hoạt động sản xuất của Tesla tại quốc gia tỷ dân.

Trung Quốc giúp Campuchia hiện đại hóa quân cảng Ream

Trung Quốc giúp Campuchia hiện đại hóa quân cảng Ream 
Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh hết lời ca ngợi vai trò của quân cảng Ream đối với an ninh chiến lược của Campuchia và công cuộc hiện đại hoá hải quân của nước này. Tờ Financial Times dẫn hình ảnh vệ tinh cho thấy bước tiến đáng kể trong việc xây dựng căn cứ hải quân Ream ở Campuchia. Tuy nhiên, ngoại giới vẫn lo ngại về khả năng Trung Quốc sẽ được tiếp cận Ream độc quyền, gây bất ổn cho an ninh khu vực.


Lính hải quân Campuchia đi bộ trên một cầu tàu ở căn cứ hải quân Ream ở tỉnh Preah Sihanouk. (Ảnh: TANG CHHIN SOTHY / AFP via Getty Images)

Xả núi rác sau đêm diễn: "Thất bại của giáo dục"

Điên vì thần tượng; Xả rác vô tư; Nói tục chửi bậy; Phát ngôn bừa bãi...; Người làm sai nhưng vẫn có một tỷ lệ rất đông người khác nhiệt tình ủng hộ và bảo vệ... Rồi những vụ bê bối của cô hoa hậu vừa được phong tới cuồng thần tượng Blackpink cách đây 2-3 hôm. Đây đều là những ví dụ điển hình cho một nền giáo dục thất bại. Từ hơn chục năm nay chứ không phải bây giờ tôi mới có suy nghĩ thế hệ trẻ của đất nước chúng ta đang càng ngày càng ngu đi. Lười học, ngại suy nghĩ, nói và làm theo bầy đàn, chèn ép những người yếu thế, những người thiểu số... là xu hướng chung của giới trẻ ngày nay. Thanh niên bây giờ thích làm thuê hơn làm chủ, thậm chí thích làm thuê cho doanh nghiệp nước ngoài hơn doanh nghiệp trong nước. Đó là chưa nói tới những vấn đề phức tạp hơn như Nga và Ukraine, Nga và các nước phương Tây ai chính nghĩa, ai phi nghĩa; Cứ Mỹ là đúng, là tốt; cứ Nga là sai, là ngu... Tranh luận với những người này rất khó nên các bạn tôi đều bảo kệ chúng nó, đừng mất thời giờ giải thích, chứng minh làm gì. Hậu quả của chính sách ngu dân tất yếu phải là như vậy, bây giờ họ đã quá đông và cái sai đã trở thành cái đúng, còn cái đúng đã trở thành cái sai, nên tranh luận chỉ có thiệt mình, đành ngậm miệng, bịt tai chờ thời vậy. Viết đến đây lại nhớ tới những bài viết rất sâu sắc của TS Hà Sĩ Phu cách đây khoảng 30-40 năm.
Xả núi rác sau đêm diễn, giới trẻ bị chỉ trích: "Thất bại của giáo dục"
01/08/2023 - Cuồng thần tượng Blackpink rồi xả núi rác sau đêm diễn, giới trẻ bị chỉ trích: "Thất bại của giáo dục". Nhóm nhạc Blackpink sang Việt Nam biểu diễn, một lượng lớn khán giả quan tâm, đây cũng là cơ hội quảng bá hình ảnh đất nước. Thế nhưng phía sau khán đài, không chỉ có những hình ảnh lung linh...

Hình ảnh tràn ngập rác thải sau đêm diễn của Blackpink.Ảnh: MXH

Câu hỏi khó giải đáp: Nước biển từ đâu đến?

Tin này làm mình rất kinh ngạc: Năm 2022, nhóm nghiên cứu của Steven Jacobsen, giáo sư Đại học Tây Bắc Mỹ, phát hiện trong lòng đất, ở độ sâu cách mặt đất 600-1000 km, có vùng chuyển tiếp, tổng lượng nước ở tầng này khiến người ta kinh ngạc: nhiều gấp 3 lần lượng nước trên bề mặt trái đất.
Câu hỏi khó giải đáp: Nước biển từ đâu đến?
Wenzhao • Lý thuyết hình thành hệ Mặt trời của Morbidelli cho rằng, chủ thể của nước trên trái đất có nguồn gốc từ các tiểu hành tinh hệ Mặt trời thời kỳ đầu va chạm tổ hợp lại; thứ hai, một phần nhỏ có thể là có nguồn gốc từ đĩa tiền hành tinh của hệ Mặt trời, cũng tương đương với cha mẹ của thiên thể hệ Mặt trời; một phần rất nhỏ có thể đến từ sao chổi. Trong quá trình hình thành và phát triển, đại bộ phận nước trái đất bị khóa trong lớp nham thạch tầng sâu trong lịch sử hình thành lâu dài của trái đất.

1. Nước trên trái đất từ đâu đến?
Babylon cổ đại có một bộ sử thi Sáng thế, tên là Enuma Elish, nói về thời đại trời đất còn chưa có tên, có một vị nữ Thần tên là Tiamat, cai quản nước mặn trong thiên hạ. Còn có một vị nam Thần tên là Apsu (cũng gọi là Abzu), cai quan nước ngọt trong thiên hạ. Hai vị Thần này kết hợp với nhau, sinh ra các Thần linh đời thứ nhất.

Hạt nhựa gây vô sinh đang tung hoành và làm hại chúng sinh

Đọc đoạn này thấy kinh sợ, dường như hồi kết của loài người đang đến mà không cần đến chiến tranh nguyên tử, mà chỉ thông qua một loại hạt vi nhựa vô cùng nhỏ đến mức mắt thường không thể nhìn thấy được: "Số lượng tinh trùng của nam giới đã giảm 50% trong 50 năm qua. Sự sụt giảm gây sốc này diễn ra song song với thời điểm nhựa đột ngột phổ biến trong cuộc sống của chúng ta. Năm 1950, sản lượng nhựa trên toàn thế giới đạt ít nhất 2 triệu tấn. Năm 2021, sản lượng nhựa tăng vọt lên hơn 390 triệu tấn".
Hạt nhựa gây vô sinh đang tung hoành và làm hại chúng sinh
Vance Footberg • Những nghiên cứu gần đây cho thấy, khi chúng ta uống cà phê hoặc trà nóng từ cốc giấy dùng một lần, chúng ta đang hấp thụ hàng nghìn hạt vi nhựa gây hại cho sức khỏe. Đáng buồn là vật dụng này được sử dụng rất phổ biến và nó khiến chúng ta nuốt hàng chục nghìn hạt vi nhựa mỗi ngày. Tiến sĩ Mirpuri cho biết cô tin rằng sự phổ biến của các hạt vi nhựa đang góp phần làm gia tăng tình trạng vô sinh một cách đáng kinh ngạc.

Cốc “giấy” có nhựa, điều này nghe có vẻ kỳ lạ và khó tin. Nhưng thực ra, hầu hết tất cả các loại bát đĩa bằng giấy đều sử dụng hạt vi nhựa làm chất bịt kín.

Ukraine cảnh báo đánh chìm tàu chiến Nga ở Biển Đen

Ukraine cảnh báo đánh chìm tàu chiến Nga ở Biển Đen
Biển Đen đang trở thành một điểm nóng căng thẳng mới giữa Nga và Ukraine khi đôi bên liên tục doạ tấn công tàu và phong toả vùng biển quan trọng này. Hôm 30/7, Ukraine bất ngờ công bố lần đầu xuồng tự sát mang theo 300 kg thuốc nổ với tầm tấn công khoảng 800 km. Phía Ukraine cho hay chiến hạm Nga không được thiết kế để tấn công các mục tiêu cỡ nhỏ, bởi vậy khó phòng thủ trước loại xuồng tự sát này.

Các tàu chiến Hạm đội Biển Đen của Nga tham gia lễ kỷ niệm Ngày Hải quân tại thành phố cảng Novorossiysk vào ngày 30/7/2023. (Ảnh: STRINGER/AFP via Getty Images)

Chủ Nhật, 30 tháng 7, 2023

5 nghịch lý của nền văn minh phương tây – tiêu chuẩn kép

Trong bài này tác giả viết đúng y như tôi thường viết trên Blog và FB này: 1) Nói và làm theo phương tây là đúng, ngược lại với phương tây là sai; phương tây luôn luôn áp dụng tiêu chuẩn kép. 2) Phương tây trừng phạt các quan chức tham nhũng trong nước, thậm chí bỏ tù họ, nhưng ở các nước ‘thế giới thứ 3’, phương tây ủng hộ những kẻ độc tài hoặc quan chức tham nhũng, miễn là điều đó có lợi cho Mỹ và phương tây. 3) Phương tây thật thà và tử tế với người dân trên đất nước của mình, nhưng cư xử như một tên lưu manh, tên cướp và tội phạm đối với nhân dân ở các nước ‘thế giới thứ 3’; thực chất là dùng địa vị thống trị và luật pháp của mình để bóc lột tàn nhẫn các nước yếu thế. Có điều phương Tây gồm khoảng 40 nước quá hùng mạnh nên các nước nghèo không làm gì được chúng, đành phải tuân thủ thứ trật tự do chúng áp đặt.
5 nghịch lý của nền văn minh phương tây – tiêu chuẩn kép 
Nói và làm theo phương tây là đúng, ngược lại với phương tây là sai. Lẽ thường nói rằng, ai cấm chỉ trích Holocaust và cộng đồng LGBT; coi thường ước mơ của bạn và thực thi niềm tin của bạn; diệt trừ tham nhũng ở đất nước của mình, nhưng đồng thời ủng hộ nó ở các nước thế giới thứ 3, là một kẻ dối trá và đạo đức giả hạng nhất.
Cộng đồng LGBT
Các loại thuốc và cơ sở y tế bạn tìm đến, mỗi khi có vấn đề về sức khỏe, cũng là thuốc tây, vậy tại sao bạn không từ bỏ chúng? Thậm chí có những cơ quan tôn giáo tôn vinh phương tây bằng mọi cách!

Hiểm họa khi cao tốc không có làn dừng khẩn cấp

Hoan hô tác giả bài này đã dám nói lên những điều hiếm người dám nói. Đó là chính sách làm đường cao tốc vừa ngu xuẩn, vừa tàn ác của đám quan chức chính quyền hiện nay. Chẳng lẽ không quan chức làm đường nào ở VN đã từng đi đường cao tốc ở nước ngoài nên tất cả đều hoàn toàn không hiểu gì về an toàn trên đường cao tốc ? Chẳng ở đâu người ta làm đường cao tốc như ở VN cả. Xe lưu thông trên đường cao tốc rất nhanh nên rất nguy hiểm. Mặc dù ở VN chúng ta chỉ giới hạn tốc độ 90-100-120 km/h nhưng như thế cũng là nhanh, và không có gì đảm bảo để mọi lái xe đều chấp hành đúng quy định đó. Tôi đã chứng kiến nhiều xe phóng trên 120 km/h vì lúc đó tôi đi ở xấp xỉ tốc độ này nhưng họ đi còn nhanh hơn. Tôi đã nhiều lần viết về vấn đề này vì tôi đã lái xe nhiều lần trên đường cao tốc ở Tây Âu. Kinh nghiệm cho thấy khi xe phóng tốc độ nhanh, chúng ta từ xa rất khó nhận ra xe phía trước đang dừng hay đang đi; do đó chúng ta thường nghĩ là họ đang đi, và vì vậy cứ tiếp tục phóng nhanh. Kết quả là khi gần sát đến nơi mới phát hiện ra xe trước đang dừng nên không thể phanh kịp. Đó là chưa kể làm đường cả trăm km mà không có trạm dừng nghỉ, không có trạm xăng cung cấp nhiên liệu cho phương tiện... Như vậy làm đường cao tốc không có làn dừng khẩn cấp ở VN vừa ngu, vừa dã man vì tai nạn chết người rất dễ xảy ra mà họ không quan tâm. Đáng nói là những dự án này ông Thủ tướng đều biết và bản thân ông cũng thường xuyên đến kiểm tra tiến độ, dự lễ khởi công, lễ bàn giao đưa vào sử dụng... nhưng ông coi chuyện làm đường cao tốc không có làn dừng khẩn cấp là bình thường như cân đường hộp sữa... Cấp cao nhất mà tầm nhận thức chỉ có vậy thì không hy vọng gì ở đám quan chức cấp thấp hơn, nên chán không muốn góp ý.
Hiểm họa chực chờ khi cao tốc không có làn dừng khẩn cấp
29/07/2023 - VOV.VN - Việc đầu tư cao tốc với quy mô hạn chế 2 làn xe, gây lãng phí nguồn lực. Đây là vấn đề cần rút kinh nghiệm khi quy hoạch các tuyến cao tốc, cần phải có tầm nhìn dài hạn, tổng thể, tiêu chuẩn hoàn thiện tối thiểu 4 làn xe ô tô, đủ làn dừng khẩn cấp.
Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận không có làn dừng khẩn cấp. Ảnh: Lao động

Có là người lái xe đi trên các tuyến cao tốc Trung Lương- Mỹ Thuận hay Giầu Dây- Phan Thiết khi không có làn dừng khẩn cấp và trạm dừng nghỉ mới thấy tâm trạng thực sự lo lắng mỗi khi lưu thông trên các tuyến đường này.

Điển hình như tuyến Trung Lương- Mỹ Thuận, nối liền với cao tốc TP Hồ Chí Minh- Trung Lương dài hơn 100 km nhưng nếu chỉ vì một lý do muốn dừng xe đề bảo dưỡng máy thì gần như làm liều vì rất nguy hiểm. Các xe đều chạy tốc độ 80km/h, xe dừng đỗ phải né sát vạch taluy, làn dừng tránh khẩn cấp theo vạch sơn chỉ vài chục cm.


Không một lái xe hành khách nào đủ can đảm dám đứng, ngồi ở khu vực làn nghỉ này mà buộc phải trèo qua ta-luy để tránh tai nạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Bất cập hơn, tuyến cao tốc nối tiếp này dài hơn 100Km nhưng không hề có một trạm nghỉ dừng chân.

Khi tìm hiểu chúng tôi được biết, đa số các tuyến cao tốc chưa có làn đường khẩn cấp, chưa có trạm dừng nghỉ đều chưa hoàn chỉnh về mặt thiết kế. Tức là một dự án đường cao tốc phân kỳ đầu tư làm nhiều giai đoạn; giai đoạn một nhiều tuyến chỉ có 4 làn xe; chưa có làn dừng khẩn cấp cũng như trạm dừng nghỉ.

Nhưng vì lý do để có đường, có cầu phục vụ việc đi lại trước mắt nên cứ đưa vào sử dụng theo kiểu "có gì dùng nấy”, rất bất cập; gây mất an toàn.

Lái xe bức xúc, nhà đầu tư, nhà quản lý cũng nhìn thấy; nhưng bài toán về kinh phí vẫn nan giải. Việc làm đường sá, hạ tầng mang tính chắp vá; làm xong đã lạc hậu theo kiểu "nhà nghèo” đang gây nhiều lo lắng cho người di chuyển; nhất là các tuyến đường này làm theo hình thức BOT có thu phí.

Về nguyên tắc, bên cung ứng dịch vụ phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu mới được thu phí; thậm chí phải làm tốt hơn những gì mình đang có để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng nhằm làm hài lòng thượng khách.

Riêng ở nước ta câu chuyện làm đường sá, hạ tầng dang dở, bất cập có rất nhiều chuyện để bàn; nhất là trong bối cảnh ngân sách nhà nước còn hạn chế; nguồn vốn tư nhân thì đầu tư không phải nơi nào cũng thuận lợi. Trong khi các tuyến cao tốc luôn là huyết mạch đối với mỗi địa phương, mỗi vùng; có được đoạn nào là mọi người mừng hết lớn vì góp phần kết nối, thúc đẩy một phần kinh tế xã hội vùng đó, địa phương đó phát triển.

Do vậy, những sự chưa hoàn chỉnh, chắp vá nhiều lúc cũng được chấp nhận. Chỉ đến khi đưa vào sử dụng mới bộc lộ hạn chế, độ “vênh” lớn mới tiếp tục khắc phục, sửa chữa. Rõ ràng đã đến lúc làm hạ tầng, nhất là đường sá, cầu cống cần có tầm nhìn dài hạn; từ 10-15 năm; tránh làm vội vàng; vừa làm xong đã phải tìm cách mở rộng; thậm chí là làm tuyến 2 để giảm tải, giảm áp lực.

Làm đường cả trăm km mà không có trạm dừng nghỉ, không có trạm xăng cung cấp nhiên liệu cho phương tiện. Ở đây cho thấy, từ quy hoạch đến triển khai thực tế còn nhiều lúng túng, hạn chế.

Đã đến lúc vấn đề quy hoạch hạ tầng, đường sá phải có tư duy dài hơi; rồi nguồn lực đầu tư phải được khơi thông để thu hút nhiều nguồn lực tham gia. Đặc biệt là tập trung các điều kiện để làm theo kiểu” cuốn chiếu”, làm đến đâu xong đến đấy, tránh rải mành mành, không chỗ nào xong dứt điểm, trọn vẹn. 

Bên cạnh đó là việc chọn được các nhà đầu tư thực sự có năng lực; kể cả nguồn vốn lẫn năng lực thi công, quản lý để vận hành và khai thác hiệu quả từng tuyến đường, công trình.

Công tác quản lý cũng phải theo sát và kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc; đồng thời dẫn đường cho các yêu cầu phát triển cả trước mắt và lâu dài.

Trọng Điển/VOV-Giao thông
https://vov.vn/xa-hoi/hiem-hoa-chuc-cho-khi-cao-toc-khong-co-lan-dung-khan-cap-post1035969.vov