Chủ Nhật, 30 tháng 7, 2023

5 nghịch lý của nền văn minh phương tây – tiêu chuẩn kép

Trong bài này tác giả viết đúng y như tôi thường viết trên Blog và FB này: 1) Nói và làm theo phương tây là đúng, ngược lại với phương tây là sai; phương tây luôn luôn áp dụng tiêu chuẩn kép. 2) Phương tây trừng phạt các quan chức tham nhũng trong nước, thậm chí bỏ tù họ, nhưng ở các nước ‘thế giới thứ 3’, phương tây ủng hộ những kẻ độc tài hoặc quan chức tham nhũng, miễn là điều đó có lợi cho Mỹ và phương tây. 3) Phương tây thật thà và tử tế với người dân trên đất nước của mình, nhưng cư xử như một tên lưu manh, tên cướp và tội phạm đối với nhân dân ở các nước ‘thế giới thứ 3’; thực chất là dùng địa vị thống trị và luật pháp của mình để bóc lột tàn nhẫn các nước yếu thế. Có điều phương Tây gồm khoảng 40 nước quá hùng mạnh nên các nước nghèo không làm gì được chúng, đành phải tuân thủ thứ trật tự do chúng áp đặt.
5 nghịch lý của nền văn minh phương tây – tiêu chuẩn kép 
Nói và làm theo phương tây là đúng, ngược lại với phương tây là sai. Lẽ thường nói rằng, ai cấm chỉ trích Holocaust và cộng đồng LGBT; coi thường ước mơ của bạn và thực thi niềm tin của bạn; diệt trừ tham nhũng ở đất nước của mình, nhưng đồng thời ủng hộ nó ở các nước thế giới thứ 3, là một kẻ dối trá và đạo đức giả hạng nhất.
Cộng đồng LGBT
Các loại thuốc và cơ sở y tế bạn tìm đến, mỗi khi có vấn đề về sức khỏe, cũng là thuốc tây, vậy tại sao bạn không từ bỏ chúng? Thậm chí có những cơ quan tôn giáo tôn vinh phương tây bằng mọi cách!

Hiểm họa khi cao tốc không có làn dừng khẩn cấp

Hoan hô tác giả bài này đã dám nói lên những điều hiếm người dám nói. Đó là chính sách làm đường cao tốc vừa ngu xuẩn, vừa tàn ác của đám quan chức chính quyền hiện nay. Chẳng lẽ không quan chức làm đường nào ở VN đã từng đi đường cao tốc ở nước ngoài nên tất cả đều hoàn toàn không hiểu gì về an toàn trên đường cao tốc ? Chẳng ở đâu người ta làm đường cao tốc như ở VN cả. Xe lưu thông trên đường cao tốc rất nhanh nên rất nguy hiểm. Mặc dù ở VN chúng ta chỉ giới hạn tốc độ 90-100-120 km/h nhưng như thế cũng là nhanh, và không có gì đảm bảo để mọi lái xe đều chấp hành đúng quy định đó. Tôi đã chứng kiến nhiều xe phóng trên 120 km/h vì lúc đó tôi đi ở xấp xỉ tốc độ này nhưng họ đi còn nhanh hơn. Tôi đã nhiều lần viết về vấn đề này vì tôi đã lái xe nhiều lần trên đường cao tốc ở Tây Âu. Kinh nghiệm cho thấy khi xe phóng tốc độ nhanh, chúng ta từ xa rất khó nhận ra xe phía trước đang dừng hay đang đi; do đó chúng ta thường nghĩ là họ đang đi, và vì vậy cứ tiếp tục phóng nhanh. Kết quả là khi gần sát đến nơi mới phát hiện ra xe trước đang dừng nên không thể phanh kịp. Đó là chưa kể làm đường cả trăm km mà không có trạm dừng nghỉ, không có trạm xăng cung cấp nhiên liệu cho phương tiện... Như vậy làm đường cao tốc không có làn dừng khẩn cấp ở VN vừa ngu, vừa dã man vì tai nạn chết người rất dễ xảy ra mà họ không quan tâm. Đáng nói là những dự án này ông Thủ tướng đều biết và bản thân ông cũng thường xuyên đến kiểm tra tiến độ, dự lễ khởi công, lễ bàn giao đưa vào sử dụng... nhưng ông coi chuyện làm đường cao tốc không có làn dừng khẩn cấp là bình thường như cân đường hộp sữa... Cấp cao nhất mà tầm nhận thức chỉ có vậy thì không hy vọng gì ở đám quan chức cấp thấp hơn, nên chán không muốn góp ý.
Hiểm họa chực chờ khi cao tốc không có làn dừng khẩn cấp
29/07/2023 - VOV.VN - Việc đầu tư cao tốc với quy mô hạn chế 2 làn xe, gây lãng phí nguồn lực. Đây là vấn đề cần rút kinh nghiệm khi quy hoạch các tuyến cao tốc, cần phải có tầm nhìn dài hạn, tổng thể, tiêu chuẩn hoàn thiện tối thiểu 4 làn xe ô tô, đủ làn dừng khẩn cấp.
Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận không có làn dừng khẩn cấp. Ảnh: Lao động

Có là người lái xe đi trên các tuyến cao tốc Trung Lương- Mỹ Thuận hay Giầu Dây- Phan Thiết khi không có làn dừng khẩn cấp và trạm dừng nghỉ mới thấy tâm trạng thực sự lo lắng mỗi khi lưu thông trên các tuyến đường này.

Điển hình như tuyến Trung Lương- Mỹ Thuận, nối liền với cao tốc TP Hồ Chí Minh- Trung Lương dài hơn 100 km nhưng nếu chỉ vì một lý do muốn dừng xe đề bảo dưỡng máy thì gần như làm liều vì rất nguy hiểm. Các xe đều chạy tốc độ 80km/h, xe dừng đỗ phải né sát vạch taluy, làn dừng tránh khẩn cấp theo vạch sơn chỉ vài chục cm.


Không một lái xe hành khách nào đủ can đảm dám đứng, ngồi ở khu vực làn nghỉ này mà buộc phải trèo qua ta-luy để tránh tai nạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Bất cập hơn, tuyến cao tốc nối tiếp này dài hơn 100Km nhưng không hề có một trạm nghỉ dừng chân.

Khi tìm hiểu chúng tôi được biết, đa số các tuyến cao tốc chưa có làn đường khẩn cấp, chưa có trạm dừng nghỉ đều chưa hoàn chỉnh về mặt thiết kế. Tức là một dự án đường cao tốc phân kỳ đầu tư làm nhiều giai đoạn; giai đoạn một nhiều tuyến chỉ có 4 làn xe; chưa có làn dừng khẩn cấp cũng như trạm dừng nghỉ.

Nhưng vì lý do để có đường, có cầu phục vụ việc đi lại trước mắt nên cứ đưa vào sử dụng theo kiểu "có gì dùng nấy”, rất bất cập; gây mất an toàn.

Lái xe bức xúc, nhà đầu tư, nhà quản lý cũng nhìn thấy; nhưng bài toán về kinh phí vẫn nan giải. Việc làm đường sá, hạ tầng mang tính chắp vá; làm xong đã lạc hậu theo kiểu "nhà nghèo” đang gây nhiều lo lắng cho người di chuyển; nhất là các tuyến đường này làm theo hình thức BOT có thu phí.

Về nguyên tắc, bên cung ứng dịch vụ phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu mới được thu phí; thậm chí phải làm tốt hơn những gì mình đang có để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng nhằm làm hài lòng thượng khách.

Riêng ở nước ta câu chuyện làm đường sá, hạ tầng dang dở, bất cập có rất nhiều chuyện để bàn; nhất là trong bối cảnh ngân sách nhà nước còn hạn chế; nguồn vốn tư nhân thì đầu tư không phải nơi nào cũng thuận lợi. Trong khi các tuyến cao tốc luôn là huyết mạch đối với mỗi địa phương, mỗi vùng; có được đoạn nào là mọi người mừng hết lớn vì góp phần kết nối, thúc đẩy một phần kinh tế xã hội vùng đó, địa phương đó phát triển.

Do vậy, những sự chưa hoàn chỉnh, chắp vá nhiều lúc cũng được chấp nhận. Chỉ đến khi đưa vào sử dụng mới bộc lộ hạn chế, độ “vênh” lớn mới tiếp tục khắc phục, sửa chữa. Rõ ràng đã đến lúc làm hạ tầng, nhất là đường sá, cầu cống cần có tầm nhìn dài hạn; từ 10-15 năm; tránh làm vội vàng; vừa làm xong đã phải tìm cách mở rộng; thậm chí là làm tuyến 2 để giảm tải, giảm áp lực.

Làm đường cả trăm km mà không có trạm dừng nghỉ, không có trạm xăng cung cấp nhiên liệu cho phương tiện. Ở đây cho thấy, từ quy hoạch đến triển khai thực tế còn nhiều lúng túng, hạn chế.

Đã đến lúc vấn đề quy hoạch hạ tầng, đường sá phải có tư duy dài hơi; rồi nguồn lực đầu tư phải được khơi thông để thu hút nhiều nguồn lực tham gia. Đặc biệt là tập trung các điều kiện để làm theo kiểu” cuốn chiếu”, làm đến đâu xong đến đấy, tránh rải mành mành, không chỗ nào xong dứt điểm, trọn vẹn. 

Bên cạnh đó là việc chọn được các nhà đầu tư thực sự có năng lực; kể cả nguồn vốn lẫn năng lực thi công, quản lý để vận hành và khai thác hiệu quả từng tuyến đường, công trình.

Công tác quản lý cũng phải theo sát và kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc; đồng thời dẫn đường cho các yêu cầu phát triển cả trước mắt và lâu dài.

Trọng Điển/VOV-Giao thông
https://vov.vn/xa-hoi/hiem-hoa-chuc-cho-khi-cao-toc-khong-co-lan-dung-khan-cap-post1035969.vov

Thứ Bảy, 29 tháng 7, 2023

Phương Tây bóc lột các nước nghèo như thế nào ?

Phương Tây bóc lột các nước nghèo như thế nào ?
Nguyễn Hoàng Anh - Chỉ là những con số nhưng chúng đã giải thích tại sao các quốc gia NATO sẵn sàng giếttttttt bất kỳ ai vì "thế giới phải dựa trên quy tắc CỦA HỌ" của họ.

Tại diễn đàn Nga - Châu Phi vừa kết thúc hôm qua, Tổng thống Uganda Yoweri Museveni cho biết Đức, quốc gia không trồng cà phê, kiếm được 6,8 tỷ đô la mỗi năm từ kinh doanh cà phê, gấp 8,5 lần so với Uganda, quốc gia sản xuất cà phê (800 triệu đô la).
Tổng thị trường cà phê thế giới là 460 tỷ USD/năm, trong đó các nhà sản xuất cà phê từ châu Phi và Mỹ Latinh chỉ nhận được 25 tỷ USD.

NATO tụt hậu so với Nga về tác chiến điện tử

NATO tụt hậu hoàn toàn so với Nga trong lĩnh vực tác chiến điện tử ?
FB Hà Huy Thành - Trong thời gian gần đây, NATO thường xuyên có phản ứng bực bội với Nga. Đầu tiên là Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ, sau đó là Hội đồng Quân sự NATO đã phải thừa nhận “sự tụt hậu hoàn toàn so với Nga” trong lĩnh vực tác chiến điện tử: “Đã có nhiều trường hợp ghi nhận sự tác động mạnh của các hệ thống tác chiến điện tử Nga đối với các loại vũ khí trang bị của NATO. Đáng lo ngại là nhưng tác động như vậy không thể đối phó, và cũng không có cơ sở để chứng minh”.

Trong loạt vấn đề này, các hệ thống Tác chiến điện tử (EW) của không quân Nga là “thủ phạm chính”. NATO đã khá nhiều lần hoảng hốt khi đột nhiên các máy bay SU-35 của không quân Nga biến mất khỏi tất cả các màn hình radar của NATO, sau đó lại đột nhiên xuất hiện ở những vị trí không tưởng. 

Nga sẵn sàng tìm cách giải quyết xung đột Ukraina.

Quan hệ Nga - Châu Phi và Nga sẵn sàng tìm cách giải quyết xung đột Ukraina
Ngày 28 tháng 7, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố tại cuộc gặp với phái đoàn các nước châu Phi về Ukraina: nước Nga luôn sẵn sàng tìm cách giải quyết hòa bình cuộc xung đột Ukraina, Moskva chưa bao giờ từ bỏ quá trình đàm phán.
“Hôm nay chúng tôi được thông báo rằng chúng tôi đang vi phạm hiến chương của Liên Hợp Quốc. Tôi không nghĩ vậy. Ngược lại, tôi chắc chắn rằng chúng tôi đang hành động hoàn toàn phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc”.

Thuyết luân hồi đúng hay sai ?

Thuyết luân hồi đúng hay sai ?
Ảnh 16 người "du hành thời gian" tình cờ gặp lại kiếp xưa tại bảo tàng hay các lâu đài cổ
Luân hồi là thuật ngữ chỉ những lần đầu thai tiếp nối nhau, trạng thái bị luân chuyển của một loài Hữu tình khi chưa đạt giải thoát, chứng ngộ Niết-bàn. Quá trình này thể hiện trên hình ảnh bánh xe luân hồi, bánh xe không có điểm đầu và cuối, nó sẽ xoay mãi và ngừng lại đến khi nào chúng sinh giải thoát khỏi Tam giới, tức là thành tiên thành phật.

Một bức tranh minh hoạ cho sự luân hồi.

Tại sao nên cho trẻ đi chân trần ?

Tôi ở nhà chung cư, tầng 22 nên rất khô ráo, sạch sẽ, vì vậy tôi thường xuyên đi chân đất trong nhà. Thậm chí trong suốt 2 tiếng chơi thể thao ở Câu lạc bộ Ba Đình, tôi cũng toàn đi chân đất, dù nền đất không được sạch. Bài dưới đây khuyên nên cho trẻ đi chân trần, nhưng tôi thấy người lớn cũng nên như vậy. Thêm nữa, về ăn, từ bé tôi đã sống theo nguyên tắc tôi đặt tên là "ăn tổng thể", tức là rau quả, động vật... nó như thế nào, cứ bộ phận nào ăn được, cảm thấy không làm hại dạ dày, thì ăn hết. Ví dụ quả lê táo ổi... luôn luôn ăn cả vỏ, cam ăn cả cùi, mít ăn cả xơ (trừ xơ nhạt thếch không ngon), tôm cá ăn cả vỏ cả xương mềm, thịt ăn cả sụn và một số thứ nội tạng... Đó là do hoàn cảnh kinh tế lúc bé khó khăn thiếu thốn, và tôi quan niệm mỗi bộ phận của rau quả, động vật... đều có công dụng cần thiết để rau quả, động vật... đó tồn tại, phát triển cân đối hài hòa, nên con người chúng ta cũng nên ăn hết cho cân đối, đủ chất. Từ xưa các cụ đã dạy "ăn gì bổ nấy". Nếu chúng ta chỉ chọn ăn thịt ngon, thì chỉ bổ cho cơ thể phần thịt, còn phần tim gan của chúng ta lại thiếu chất, như vậy sẽ không cân đối.
Tại sao nên cho trẻ đi chân trần ?
Chúng ta đang bắt đầu bước sang tháng cuối của mùa hè nhưng nhiệt độ nhiệt độ không khí vẫn rất cao, khiến ai cũng cảm thấy cái nóng như thiêu như đốt, đặc biệt là các em nhỏ, có em nóng đến mức không đi tất, ở nhà luôn đi chân trần. Đối với vấn đề trẻ đi chân trần, các bậc cha mẹ khác nhau có thái độ khác nhau, có cha mẹ cho rằng trẻ đi chân trần là tốt, có cha mẹ lại cho rằng đi chân trần là không tốt. Vào mùa hè, để trẻ đi chân trần hay đi tất trong vòng 3 năm sẽ thấy sự khác biệt rõ rệt về sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ.

1. Người già không thích cho trẻ đi chân đất

Thứ Sáu, 28 tháng 7, 2023

NATO và bãi thanh lý vũ khí khổng lồ mang tên Ukraine

NATO và bãi thanh lý vũ khí khổng lồ mang tên Ukraine
GD&TĐ - Khi cấp vũ khí cho Kiev, các nước NATO đã biến Ukraine thành bãi phế thải vũ khí khổng lồ cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Mới đây, chuyên gia an ninh Bỉ Pierre Enro nói với giới truyền thông rằng, các nước NATO chủ yếu bán vũ khí cũ, thậm chí là “quá lỗi thời” cho Ukraine để vừa không mất kinh phí tiêu hủy, vừa có thêm tiền thay thế chúng bằng các thiết bị hiện đại hơn trong quân đội của họ.

1. Bãi thanh lý khổng lồ
Theo ông, thử nhìn xem trong các gói viện trợ quân sự có mấy loại vũ khí được coi là mới hoặc hiện đại? Các nước phương Tây có cung cấp cho Kiev vũ khí hiện đại, nhưng chủ yếu là vũ khí hạng nhẹ và nhỏ, giá thành không cao, trong khi những vũ khí hạng nặng, đắt tiền đều là loại đã cũ.

Phó Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đột quỵ tại phòng họp

Bây giờ nhiều người đột quỵ quá, cả người trẻ lẫn người già, mà người trẻ hơi bị nhiều. Không biết do nguyên nhân gì. Một số người lo ngại đây là hậu quả của việc tiêm vacc...i.ne phòng chống Covid. Bác Phong trong bài dưới đây thọ có 45 tuổi dương. Thương tiếc bác, một tài năng tuyên giáo trẻ..., tương lai chắc rất rực rỡ; vậy mà bác đã sớm ra đi, bây giờ đã đi rất xa và sẽ không bao giờ trở lại với đất nước và ngành tuyên giáo của chúng ta nữa...
Phó Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Trị đột quỵ tại phòng họp
28/07/2023 - Khi đang tham dự họp chi bộ, ông Võ Thái Phong – Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Trị bị đột quỵ, sau đó tử vong. Sáng 28/7, trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Đăng Quang – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Trị xác nhận thông tin trên.
Ông Võ Thái Phong (Ảnh: Hoàng An)
Theo Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Trị, ông Võ Thái Phong bị đột quỵ khi đang tham dự buổi họp chi bộ vào chiều hôm qua (27/7). Mặc dù được mọi người nhanh chóng đưa đến bệnh viện để cấp cứu nhưng đến 22h42 cùng ngày, ông Phong đã qua đời.

Nga để mô hình làm mồi nhử máy bay của Ukraine

Nga để mô hình làm mồi nhử máy bay của Ukraine
Nga làm mô hình chiến đấu cơ trên sân bay Yeysk để làm mồi nhử máy bay không người lái của Ukraine. Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia Painted Fighter Jets on Yeysk Airfield as Decoys”, nghĩa là “Nga vẽ chiến đấu cơ trên sân bay Yeysk làm mồi nhử.

Hungary phủ quyết để ngăn chặn một thế chiến khác?

Hoan hô Quốc hội Hungary rất sáng suốt.
Khả năng Hungary phủ quyết để ngăn chặn một thế chiến khác?
GD&TĐ - Quốc hội Hungary sẽ phủ quyết việc Ukraine gia nhập NATO vì động thái này có thể dẫn đến một thế chiến khác, theo quan chức nước này. 
Lãnh đạo đảng Phong trào Tổ quốc của chúng ta Laszlo Toroczkai đưa ra thông tin trên với hãng tin Sputnik ngày 26/7.

Ông nói rằng "xu hướng chống Nga" tại hội nghị thượng đỉnh NATO gần đây ở Vilnius là "vừa đáng kinh ngạc vừa đáng sợ". Theo ông Laszlo Toroczkai, xu hướng trên có ở tất cả các tổ chức châu Âu, không chỉ ở Liên minh châu Âu, mà ngay cả trong Hội đồng châu Âu. Ông thấy rằng nền kinh tế châu Âu có thể bị phá hủy bằng chính sách trừng phạt chống Nga.

Thứ Năm, 27 tháng 7, 2023

TQ: Từ ngăn chặn đến khuyến khích đầu cơ bất động sản

Trung Quốc: Từ ngăn chặn đến khuyến khích đầu cơ bất động sản
Để cứu vãn tăng trưởng và tránh đổ vỡ hàng loạt cho hệ thống tài chính khi chính quyền địa phương, doanh nghiệp vỡ nợ do thị trường bất động sản (BĐS) chìm sâu trong băng giá, Trung Quốc buộc phải bơm tiền ồ ạt, xoay chiều chính sách, khuyến khích đầu cơ.... Nhưng tất cả đã không thể cứu vãn. Số liệu phân tích và khảo sát chỉ ra rằng BĐS của Trung Quốc không thể phục hồi...

50 thành phố ma, và 64,5 triệu căn hộ không một bóng người rải rác khắp Trung Quốc. Nhiều chuyên gia và tổ chức tài chính đang không ngừng cảnh báo về bong bóng nợ bất động sản của nền kinh tế Trung Quốc (Ảnh: Pexels)

LÀ BẠN HAY KẺ THÙ?

LÀ BẠN HAY KẺ THÙ?
Hiện nay và có lẽ bất kỳ thời đại nào thì quan hệ giữa các nước trên thế giới luôn xuất hiện, một số nước là bạn bè của nhau, một số nước lại là kẻ thù của nhau, một số nước khác thì chuyển bạn thành thù hoặc chuyển thù thành bạn, thậm chí thành chư hầu, lại có những nước giao động giữa bạn và thù.

Chẳng cần nhìn đâu xa, dân tộc ta cũng đã từng trải qua những cảm xúc đó, chính là thái độ của nhiều nước đối với chú ta, trong khi nhân dân ta chưa bao giờ chuyển bạn thành thù.

Hun Sen yêu cầu các bộ trưởng phải biết 'hy sinh' giống mình

Đọc bài này mình thấy có chút khâm phục ông Hun Sen. Ông sinh ngày 5 tháng 8 năm 1952, tức là chưa đủ 71 tuổi nhưng đã chấp nhận thôi chức Thủ tướng. Dù là nhường chức này cho con trai 45 tuổi, nhưng thực quyền của ông cũng sẽ giảm đi đáng kể. Hơn nữa, ông chấp nhận 90% bộ trưởng trong nội các hiện nay sẽ được thay thế trong chính quyền mới, chủ yếu bằng những người trẻ hơn, với đa số ở độ tuổi 40; những điều này cho thấy ông rất tin tưởng vào lớp trẻ. Ở VN có nhà lãnh đạo nào dám tự nguyện nhường chức cho lớp trẻ như thế ? Trước đây mình cũng khen Hun Sen ở chỗ ông vẫn chấp nhận tồn tại "nền dân chủ tự do đa đảng" và cho phép tranh cử sôi động ở Campuchia dù với sức mạnh của mình, ông có thể giải tán các Đảng phái khác dễ dàng. Vương quốc Campuchia đã bị tàn phá gần như hoàn toàn trong thời kỳ Polpot Khmer Đỏ. Thủ đô và là thành phố lớn nhất (Phnompenh) từ một thành phố chết không một bóng người đã được khôi phục với vẻ huy hoàng như ngày nay, có công của Hun Sen. Ảnh hưởng của chiến tranh ở Campuchia nghiêm trọng hơn ở Việt Nam rất nhiều và Campuchia có rất ít tài nguyên, nên cho đến nay nền kinh tế vẫn còn nhiều điều bất cập, tình trạng tham nhũng lớn và luật pháp lỏng lẻo khiến cho đất nước có nhiều điều cần phải giải quyết.
Ông Hun Sen yêu cầu các bộ trưởng phải biết 'hy sinh' giống mình
Sau khi khẳng định sẽ từ chức Thủ tướng, ông Hun Sen kêu gọi các bộ trưởng dưới quyền làm điều tương tự, rút lui về hậu trường để những người trẻ lên thay và biết hy sinh để đất nước tiến bộ.

Thủ tướng Campuchia Hun Sen (trái) gặp Quốc vương Norodom Sihamoni tại Cung điện Hoàng gia vào ngày 26 tháng 7 năm 2023. (Ảnh: STR/AFP via Getty Images)

Thứ Tư, 26 tháng 7, 2023

Toan tính của Mỹ ở Ukraine

Toan tính của Mỹ ở Ukraine
Các văn kiện về học thuyết, chính sách và chiến lược của Mỹ kể từ thời Chiến tranh lạnh đến thời điểm này xác định rõ mục tiêu chiến lược của Hoa Kỳ trong quan hệ với Nga là: dù nước Nga đã tự nguyện từ bỏ chủ nghĩa xã hội, từ bỏ cả vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản và hội nhập với phương Tây nhưng Washington vẫn tiếp tục chống phá Nga nhằm mục tiêu không để cho Nga phát triển như một quốc gia có chủ quyền, thậm chí là xóa sổ vĩnh viễn nước Nga trên bản đồ thế giới bằng cách chia nhỏ nước Nga thành nhiều nước bởi nước Nga là cản trở lớn nhất đối với tham vọng giành quyền bá chủ thế giới của Mỹ.
Để thực hiện mục tiêu này, Mỹ chọn Ukraina là trọng điểm chống phá Nga, đưa Ukraina thoát khỏi ảnh hưởng của Nga, tiến tới biến Ukraina thành kẻ thù của Nga. 

Tin liên quan đến chiến sự Nga - Ukraine

Tin liên quan đến chiến sự Nga - Ukraine
1. Tổng thống Putin thông tin về tốc độ tăng trưởng kinh tế Nga
(PLVN) - Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, tốc độ tăng trưởng GDP của Nga trong năm nay đã tăng nhanh qua các tháng và có lý do để cho rằng tốc độ tăng trưởng trong năm 2023 sẽ bù đắp cho sự suy giảm của năm ngoái.

Tổng thống Nga Putin.
"Trong cả năm 2022, GDP giảm 2,1% và trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 5/2023, GDP tăng 0,6%. Tốc độ tăng nhanh theo từng tháng, trong đó vào tháng 5 đax lên tới 5,4%”, hãng tin TASS dẫn lời ông Putin nói.

Thứ Ba, 25 tháng 7, 2023

Taxi bay, phương tiện đi lại của tương lai

Taxi bay, phương tiện đi lại của tương lai
Nói là taxi bay cho dễ hiểu, chứ thật ra tên đầy đủ của kiểu máy bay này là eVTOL ( máy bay điện cất cánh và đáp xuống theo chiều thẳng đứng ). Năm nay, đặc biệt Triển lãm Le Bourget đã dành hẳn một gian rộng đến 1.000 m2, mang tên “Paris Air Mobility”, quy tụ toàn bộ những kiểu taxi bay lần đầu tiên được giới thiệu với công chúng, dưới dạng đã hoàn chỉnh hoặc dưới dạng maquette. 

Taxi bay VoloCity của công ty Đức Volocopter

Taxi bay chạy bằng điện gần như đã sẵn sàng để cất cánh.Image: Shutterstock

Muối mặt… [Nhân bài báo “muối mặt” của báo TT&VH]

Tôi rất đồng ý với bác Thái Hạo viết trong bài này, nhất là Đảng và Nhà nước phải cảnh tỉnh "các cấp chính quyền cũng như người dân bằng cách luôn nói rõ, nói thật cho họ biết ta đang ở đâu trên bản đồ thế giới và đang đối mặt với những nguy cơ và hiểm họa gì, để họ bớt tự hào đi bởi một trận bóng đá mà quên mất việc thất bát nhãn tiền, từ đó mà lo học hành và làm việc cho tử tế". Đáng buồn là dường như lãnh đạo Đảng và Nhà nước đều không nắm được thực trạng kinh tế hiện nay đang vô cùng bi đát, vì hôm 21/7/2023 vừa rồi, các thành viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư của Đảng vừa họp nghe "Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp 6 tháng cuối năm 2023", vẫn thống nhất nhận định "Cơ bản tán thành những nhận định, đánh giá tình hình kinh tế-xã hội 6 tháng đầu năm theo báo cáo của Ban Cán sự đảng Chính phủ: Kinh tế vĩ mô được duy trì ổn định; lạm phát được kiểm soát; các cân đối lớn được bảo đảm, nợ công, nợ chính phủ, bội chi ngân sách nhà nước được kiểm soát tốt..."; đồng thời những giải pháp cho thời gian tới vẫn hết sức chung chung. Khi những khó khăn, bi đát của đất nước đã trở thành hiển nhiên đến mức người dân ai cũng thấy, nhưng những cơ quan và cá nhân lãnh đạo đất nước vẫn không thấy hoặc không chịu thừa nhận thực tế, thì chắc chắn họ sẽ không có ý thức trách nhiệm và quyết tâm để xử lý chúng. Tôi cũng rất đồng ý với bác Thái Hạo là "Quan trọng nhất đối với quốc gia là phải luôn nhắc nhau về tình trạng kinh tế – xã hội của đất nước để tránh những ảo tưởng và tự hào vô lối" và "Cần dồn tối đa nguồn lực cho phát triển kinh tế, đầu tư cho giáo dục và khoa học công nghệ; hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước, chấm dứt tình trạng tiêu cực, nhũng nhiễu, làm khó, vòi vĩnh “người nhà”. Để làm được như thế phải cấm xây tượng đài, cổng chào, cấm tổ chức hội nghị hình thức rình rang vô bổ". Tôi đề nghị thêm là những thứ vô bổ như thể thao thành tích cao tốn kém, nhất là thi đấu quốc tế, có sử dụng tiền ngân sách, cũng nên hạn chế lại, dành tiền của, công sức đó vào những việc hữu ích hơn.
Muối mặt… [Nhân bài báo “muối mặt” của báo TT&VH]
FB Thái Hạo - Chúng ta là người Việt Nam sống trên đất Việt Nam nhưng đang đi chợ Thái, mua gạo Thái, trái cây Thái, bia – nước ngọt của Thái…, và đựng những thứ đó trong bao bì của Thái.

Toàn cảnh đường cao tốc của trung tâm thủ đô Krung Thep (Bangkok) Thái Lan lúc chạng vạng. Ảnh: Freepik

Lính Ukraine mệt mỏi, đạn dược không đáng tin cậy

Thách thức của Ukraine: Những người lính mệt mỏi, đạn dược không đáng tin cậy
New York Times 23-7-2023 
By Thomas Gibbons-Neff, Natalia Yermak, Dzvinka Pinchuk and Yurii Shyvala. Photographs by Mauricio Lima. Reporting from outside Avdiivka, Ukraine. Tóm tắt: Các phóng sự trong một tháng của các phóng viên New York Times cho thấy cuộc giao tranh gần như bế tắc và Ukraine phải đối mặt với một loạt trở ngại trước một kẻ thù khó nhằn.
Các thành viên của một đội sơ tán y tế Ukraine ở Lyman, miền đông Ukraine, đang chờ đợi trong boongke tiền tuyến của họ để nhận cuộc gọi từ đồng đội khi tiếng nổ vang lên gần đó. Ảnh: NYT

Tin tức Nga - Ukraine 25/7/2023

Tin tức Nga - Ukraine 25/7/2023
1. Báo Mỹ nói Nga đóng hoàn toàn 'cửa sau' đối với ngũ cốc Ukraine
Ngũ cốc Ukraine khó lòng xuất khẩu âm thầm khi Nga đã bịt hầu như toàn bộ mọi lỗ hổng sau khi rút khỏi thỏa thuận.Nga đã đóng tất cả các lỗ hổng ngăn chặn việc xuất khẩu ngũ cốc từ Ukraine, bao gồm cả “cửa sau” thông qua sông Danube bằng sức mạnh quân sự vượt trội của mình.

Tạp chí Politico đưa ra nhận định trên sau khi đánh giá về các cuộc tấn công gần đây do Lực lượng Vũ trang Nga thực hiện nhằm vào cơ sở hạ tầng cảng biển của Ukraine.

Bài học từ Ukraine: Công nghệ thay đổi chiến trường

Bài học từ Ukraine: Công nghệ thay đổi chiến trường
Nguồn: Shashank Joshi, The war in Ukraine shows how technology is changing the battlefield, The Economist, 03/07/2023, Biên dịch: Nguyễn Thế Phương
Công nghệ thay đổi chiến trường, nhưng số lượng vẫn quan trọng, theo Shashank Joshi trong bài đầu tiên của loạt 7 bài của một báo cáo đặc biệt về tương lai chiến tranh
Vào thập niên 1970, các tướng lĩnh Liên Xô nhận ra rằng nước Mỹ, với ưu thế về vi điện tử, đã vượt lên trước trong cuộc đua phát triển các loại vũ khí tầm xa có độ chính xác cao, các hệ thống cảm biến (ví dụ như vệ tinh) để chỉ thị mục tiêu, và các mạng lưới giúp kết nối hai thành tố đó lại với nhau. Họ đã gọi toàn bộ chuỗi công nghệ này với một khái niệm to lớn: “tổ hợp trinh sát-tấn công” (reconnaissance-strike complex). 

California ngày càng không an toàn

Nước Mỹ sao bây giờ lại tệ hại thế này. Thời mình ở đó cách đây hơn 20 năm, trước sự kiện 11/9/2001, mình không đọc thấy những tin buồn thế này. Đến cái bô xe ô tô cũng bị cắt để bán bộ lọc khí. Nước Mỹ càng ngày càng giầu, theo Ngân hàng thế giới, GDP đầu người năm 2000 tính theo đô la Mỹ năm 2015 là 36.330 USD, năm 2022 là 76.399 USD, tức là hơn gấp đôi, rất nhanh. Thu nhập tăng nhanh thì trộm cắp sẽ ít đi; như VN bây giờ, chuyện trộm cắp xe đạp, xe máy rẻ tiền, gương kính ô tô giảm rất mạnh so với 1-2 chục năm trước. Vậy mà ở Mỹ lại tăng mới ngược đời; đến bộ lọc khí chẳng biết còn sạch hay đã bẩn cũng bị trộm. Phải chăng bất công trong xã hội Mỹ đang tăng lên rất nhanh ? Tuy nhiên nhìn trên đồ thị thì thấy hệ số Gini của Mỹ trong khoảng 20 năm nay tăng không nhiều. 
California ngày càng không an toàn
Có thể nói như thế khi vài tuần lễ nay, nhiều vụ trộm cắp xảy ra tại nhiều thành phố, trong đó có vụ liên quan đến người Việt sống tại quận Cam. Mới đây, một đoạn video đầy kịch tính cho thấy ít nhất 3 tên trộm đột nhập vào cửa hàng Hollywood Super Mart trên Đại lộ Franklin, thành phố Hollywood, California.

Theo thông tin từ đoạn video trên, vụ việc xảy ra vào sáng sớm ngày 17 Tháng Bảy. Đoạn video cho thấy một người đàn ông đạp kính cửa trước, phá cánh cổng kim loại, sau đó bò vào trong qua lớp kính vỡ.

Mỹ ngừng một số viện trợ sau khi ông Hun Sen chiến thắng áp đảo

Vậy đó. Mỹ công nhận nhà nước Campuchia và cam kết tôn trọng độc lập chủ quyền của Campuchia, không can thiệp vào công việc nội bộ của Campuchia..., nhưng khi Campuchia tổ chức bầu cử thì bác bỏ kết quả và ngừng một số viện trợ. Vậy viện trở của Mỹ là gì, tại sao chúng luôn luôn gắn với chính trị ? Thực chất là viện trợ ảo. Nếu làm đúng ý Mỹ thì Mỹ coi là đúng, còn làm sai thì Mỹ cắt viện trợ, dừng hợp tác, thậm chí tấn công quân sự. Nga có làm như vậy không ? TQ có làm như vậy không ?
Mỹ ngừng một số viện trợ cho Campuchia sau khi ông Hun Sen tuyên bố chiến thắng áp đảo
Aldgra Fredly • Chính quyền Biden cho biết họ đang tạm dừng một số chương trình hỗ trợ ở Campuchia sau khi Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), do Thủ tướng Hun Sen lãnh đạo, tuyên bố giành chiến thắng vang dội trong cuộc tổng tuyển cử ngày 23/07 vừa qua.

CPP giành được 125 ghế, trong khi Đảng Bảo hoàng FUNCINPEC chỉ giành được 5 ghế, theo kết quả sơ bộ từ Ủy ban Bầu cử Quốc gia Campuchia. FUNCINPEC là một trong 18 đảng tham gia cuộc chạy đua năm nay, theo RFA

Trung Quốc xây kênh đào nhân tạo lớn nhất thế giới

Đọc bài này tôi mới biết Trung Quốc đã chính thức khởi công xây dựng dự án kênh đào Bình Lục được gần 1 năm. Tôi thấy lo ngại cho VN chúng ta nhiều hơn là thấy lợi ích. Việc xây kênh đào này sẽ giúp TQ nối liền bản thân mình với Biển Đông hơn, giúp TQ tăng cường sự hiện diện của mình ở biển Đông hơnKhi kênh đào hoàn thành nó sẽ là động lực để hình thành tuyến đường vận tải biển băng qua biển Đông, dọc theo suốt chiều dài VN sang các nước Đông Nam Á ở phía Nam. Đồng thời tàu thuyền của ít nhất 11 quốc gia Đông Nam Á cũng sẽ đi lại rất nhộn nhịp sát đất liền VN. Vì TQ coi gần như toàn bộ biển Đông (đường lưỡi bò) là của TQ, nên viện cớ bảo vệ tuyến đường giao thương này, TQ sẽ tăng cường hiện diện hải quân trên biển Đông. Theo đà phát triển của tuyến đường biển, TQ sẽ ngày càng ra nhiều yêu sách về kinh tế, khai thác biển và dầu mỏ... đối với VN. Tàu quân đội đột lốt tàu thương mại cũng sẽ rất nhiều. VN cần phải nhìn nhận rõ những tác động tiêu cực này. Vụ việc quấy phá ở bãi Tư Chính gần đây cũng không nằm ngoài toan tính này. TQ muốn kiểm soát biển Đông để bảo vệ tuyến đường biển lẫn yếu tố địa chính trị. Khi TQ phong tỏa Biển Đông thành công thì VN coi như mất sạch biển. Thêm nữa, con kênh trên đổ trực tiếp vào Vịnh Hạ Long, tàu bè đi lại ngay sát Vịnh Hạ Long. Về lâu dài, phù sa trên núi đổ xuống sẽ làm nước biển trong Vịnh không còn trong xanh, ảnh hưởng rất tai hại đến kỳ quan thiên nhiên thế giới duy nhất của VN. Viễn cảnh không xa là người Việt ra biển là chỉ nhìn thấy nước sông Hồng và các đoàn tàu ngược xuôi tất bật; tranh chấp chủ quyền sẽ gay gắt và quyết liệt hơn...; không biết chúng ta phải ứng phó thế nào đây. 
Trung Quốc xây kênh đào nhân tạo lớn nhất thế giới
Mai Lý - 24/07/2023 (VNF) - Dự án kênh đào nhân tạo lớn nhất thế giới đang được Trung Quốc xây dựng sẽ đi vào hoạt động trong năm 2026. Đây được xem là "quân bài chiến lược" của Trung Quốc trong việc xích lại gần các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

Vị trí của kênh đào Bình Lục.
.

Chuyện bay giải cứu Covid ở Nga

Chuyện bay giải cứu Covid ở Nga
FB Sieuthive Somot - Trong các phiên tòa về vụ giải cứu Covid ở VN hiện nay, người thì nói không phân biệt được ranh giới giữa cảm ơn và phạm tội, hoặc bản thân không vững vàng trước cám giỗ của cơ chế thị trường.. ! Tôi không bàn đến các khía cạnh này, đây là đề tài của truyền thông, mạng Xã hội ở Việt Nam.

Nga có chuyến bay giải cứu không? Có, tổng cộng 556 chuyến được thực hiện 17.3.2020 đến 25.9.2020. Giá vé của Nga đưa công dân về nước không cao, ví dụ từ VN về Nga 400 USD, nhưng ai có vé quay lại của các hãng hàng không Nga chưa sủ dụng được trừ 200 USD. Công dân Nga đăng ký chuyến bay giải cứu qua cổng thông tin dịch vụ công duy nhất ( единый портал госуслуг).

Hãy sống cho hiện tại, đừng dành nhiều cho tương lai

Hãy sống cho hiện tại, đừng dành nhiều cho tương lai
Khi thấy bạn cũ đăng ảnh du lịch trên trang cá nhân, có phải bạn đang nghĩ rằng, chờ con học mẫu giáo, khi nào có thời gian, tôi cũng sẽ đi du lịch. Khi thấy người khác mặc váy đẹp và đắt tiền, bạn lại có suy nghĩ, đợi khi mình giảm cân và áp lực tài chính của con cái bớt đi, mình sẽ lại mua những bộ đồ đẹp như vậy?
Ảnh mận Nga - Một thời để nhớ
Cuộc đời đến đến đi đi, không có nhiều thời gian. Đừng để dành điều tốt nhất cho đến cuối cùng, bởi vì bạn không biết liệu mình có còn cơ hội cho đến lúc đó hay không...

Thứ Hai, 24 tháng 7, 2023

Siêu dự án “Điệp viên Zelensky”

Siêu dự án “Điệp viên Zelensky”
FB Hà Huy Thành - Theo trang tin Московский Комсомолец, nhà báo, cựu lính thủy đánh bộ Mỹ Scott Ritter đã công bố tài liệu điều tra có tên “Điệp viên Zelensky”. Trong tài liệu này, Ritter chứng minh rằng quá trình phát triển dự án “Điệp viên Zelensky” của các cơ quan tình báo phương Tây đã bắt đầu từ rất lâu trước cuộc bầu cử tổng thống ở Ukraina vào năm 2019.

Trên thực tế, Ukraina chưa bao giờ trở nên độc lập, vì kể từ năm 1991, nó đã nằm dưới sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan tình báo nước ngoài, chủ yếu là CIA của Mỹ và MI6 của Anh. Thành công của dự án này là tìm ra nhân vật Vladimir Zelensky, người đã dẫn dắt Ukraina đến cuộc xung đột vũ trang trực tiếp với Nga, bất chấp mọi hậu quả tồi tệ nhất có thể.

Chuyện nước Mỹ: Công và Tội của cụ Biden

Chuyện nước Mỹ: Công và Tội của cụ Biden
Cụ Biden đã chính thức ra tranh cử TT một lần nữa. Tin này giống như tin... tối nay mặt trời sẽ lặn, sáng mai mọc lại. Chẳng có gì hấp dẫn và mới lạ, ai cũng biết từ khuya rồi !!! Câu hỏi thiên hạ thắc mắc là cụ sẽ dựa trên thành quả nào, thành công nào để kêu gọi dân bầu cho cụ thêm một nhiệm kỳ nữa? Và với những 'thành quả' thê thảm, làm sao có thể có người bầu cho cụ thật?

Những câu hỏi thật khó trả lời.
Cách đây vài tuần, CNN đã đặt câu hỏi giùm thiên hạ. Anh bình loạn gia của CNN, John King đưa ra câu hỏi "Nếu ba phần tư dân Mỹ cho rằng Biden đang đi trật hướng, thì có lý do nào dân Mỹ lại muốn cho ông ta thêm bốn năm nữa?" (xem ảnh).

Chỉ có ở nước Mỹ: Trợ cấp kinh hoàng cho ô tô điện

Bài học cho Việt Nam:
Chỉ có ở nước Mỹ: Trợ cấp kinh hoàng cho ô tô điện 
Kevin Stocklin • Một nghiên cứu mới chỉ ra rằng hàng trăm tỷ USD trợ cấp liên bang Mỹ dành cho việc sản xuất xe điện (EV) là những món quà lãng phí dành cho các công ty, với chi phí lên tới 7,7 triệu USD để tạo ra mỗi việc làm lương thấp trong ngành sản xuất xe ô tô điện. Bất chấp những lời khẳng định của những tín đồ của kinh tế học Biden rằng nó sẽ “xây dựng lại tầng lớp trung lưu”, chính sách EV của chính quyền Biden lại đang cho thấy điều ngược lại.

Tổng thống Mỹ Joe Biden đến phát biểu tại Triển lãm Ô tô Quốc tế Bắc Mỹ 2022 ở Detroit, Michigan, Mỹ, vào ngày 14/09/2022. (Ảnh: MANDEL NGAN/AFP qua Getty Images)

Zelensky đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Mỹ giao như thế nào ?

Zelensky đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Mỹ giao như thế nào ?
Sự thật chưa được kiểm chứng, tuy nhiên những gì đang diễn ra hiện nay tại Ucraine chứng minh nhiều luận điểm trong bài viết là chính xác. Thực chất Ucraine chỉ là công cụ trong tay Mỹ để làm suy yếu nước Nga và tiêu diệt chính quyền PutinĐiều này thì thế giới đều nhìn thấy nhưng các nước đang phát triển đều sợ Mỹ và lũ chư hầu phương Tây nên ít nước dám lên án. Mỹ và phương Tây đều biết thừa Zelensky là thằng vô hồn và ngu xuẩn, chỉ biết làm theo lệnh quan thầy nên mới dựng lên làm Tổng thống Ukraine và cho tồn tại đến hôm nay.
.

Chủ Nhật, 23 tháng 7, 2023

CÂU CHUYỆN CHỦ NHẬT Ở ST. PETERSBURG

CÂU CHUYỆN CHỦ NHẬT Ở ST. PETERSBURG
Tại cuộc gặp với Tổng thống Nga Vladimir Putin ở St. Petersburg hôm nay 23 tháng 7, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko nói rằng ông bị "căng thẳng" bởi các chiến binh của PMC "Wagner" đang trú đóng tại Belarus, vì họ muốn "đi du ngoạn đến Warsaw (thủ đô của Ba Lan)."
Lukashenko nói: “Có lẽ tôi không nên nói ra, nhưng tôi sẽ nói. "Wagnerites" bắt đầu gây căng thẳng cho chúng tôi,".
Theo Tổng thống Belarus, đại diện của Wagner “muốn chuyển về phía Tây” và họ đang xin phép.

Chùm tin xung đột Nga - Ukraine

Chùm tin xung đột Nga - Ukraine
1. Odessa đứng trước nguy cơ sụp đổ
Dự đoán Odessa sụp đổ do Lực lượng Vũ trang Ukraine thất bại trong chiến thuật mới. Mặc dù Ukraine đã thay đổi chiến thuật chiến trường từ "làm suy yếu" kẻ thù sang sử dụng các nhóm bộ binh nhỏ để xông vào các vị trí phòng thủ của Nga, nhưng điều này vẫn không giúp ích được gì và cuối cùng có thể dẫn đến sự sụp đổ của các thành phố quan trọng của Ukraine như Odessa. Đại tá Mỹ đã nghỉ hưu Daniel Davis bày tỏ ý kiến ​​​​như vậy trong bài báo của Responsible Statecraft.
"Vấn đề với Kiev là ''cách tiếp cận'' này gần như chắc chắn sẽ thất bại. Địa lý của toàn bộ khu vực này của Ukraine có đặc điểm quân sự là địa hình bằng phẳng rộng mở với rừng thưa thớt. Trong khi đó, Nga kiểm soát bầu trời và có một số lượng đáng kể máy bay không người lái.

Hà Nội xây cầu để làm gì ?

Hà Nội xây cầu để làm gì ?
Sáng hôm qua, chơi thể thao ở Câu lạc bộ Ba Đình xong, tôi đến Trung tâm di sản các nhà khoa học Việt Nam năm cạnh Hồ Tây để dự "Lễ tiếp nhận tài liệu, hiện vật của Giáo sư Hoàng Tụy". Tôi đến rất sớm, nhưng hóa ra GSTSKH Hoàng Xuân Phú còn đến sớm hơn. Trong khi chờ đợi, chúng tôi lên quán cà phê tầng 11 ngắm Hồ Tây, nhân thể trao đổi về phát triển giao thông và làm cầu đường ở VN. 
Hóa ra quan điểm của chúng tôi khá giống nhau. Riêng về xây cầu, chúng tôi rất không tán thành việc Nhà nước chủ trương xây quá nhiều cầu cho Hà Nội, trong khi thiếu quan tâm tới đồng bằng sông Cửu Long. Đặc biệt chúng tôi phê phán việc xây cầu Tứ Liên xuyên sông Hồng đâm thẳng vào phủ Tây Hồ và chính giữa Hồ Tây. 

Tôi phản đối thể thao thành tích cao ở VN

Tôi phản đối thể thao thành tích cao ở VN
Tôi chơi thể dục thể thao từ bé và trong suốt cuộc đời để duy trì sức khỏe và làm việc tốt, nhưng tôi không ủng hộ thể thao thành tích cao ở VN. Vì vậy ít khi tôi xem thi đấu của thể thao Việt Nam. Sáng nay thấy trên trang FB của bác Giang Công Thế mọi người bình luận hân hoan với các cô gái vàng hay "nữ chiến binh Sao Vàng" của ông Mai Đức Chung sau trận đấu với Mỹ ở NewZealand, tôi đã viết bình luận như sau: "Em chẳng quan tâm thể thao đỉnh cao, lãng phí tiền của. Dành tiền đó phát triển thể thao quần chúng hay giúp dân thoát nghèo thì tốt hơn. Đất nước chưa giầu thì chưa nên phí tiền cho các vận động viên chuyên nghiệp".

CĐV Việt Nam tại sân Eden Park theo dõi trận Việt Nam - Mỹ
Tôi thấy thương các vận động viên thi đấu đỉnh cao ở VN. Họ làm việc bằng chân tay chứ không phải bằng đầu óc và làm việc cực nhọc như nô lệ (luôn luôn phải làm theo lời huấn luyện viên và ban lãnh đạo) với tiền lương rất thấp, trong khi chỉ có một số rất ít thành công và được nhà nước và dư luận thổi lên mây.

Ukraine không thể dùng quân sự đẩy lùi Nga

Ukraine đối mặt thực tế nghiệt ngã không thể dùng quân sự đẩy lùi Nga
23/07/2023 VOV.VN - Một số nhà quan sát cho rằng Ukraine thiếu các điều kiện để giành chiến thắng và nước này không thể dùng sức mạnh quân sự để đẩy lùi Nga khỏi lãnh thổ dù đưa bao nhiêu quân vào chiến đấu.
Ukraine khai hỏa về phía Nga tại Zaporizhzhia. Ảnh: AP

Thứ Bảy, 22 tháng 7, 2023

Tưởng nhớ cố Giáo sư Hoàng Tụy

Tưởng nhớ cố Giáo sư Hoàng Tụy
Sáng nay mình rất vinh dự được mời tham dự "Lễ tiếp nhận tài liệu, hiện vật của Giáo sư Hoàng Tụy" do Trung tâm di sản các nhà khoa học Việt Nam tổ chức. Buổi lễ rất trang trọng và cảm động. Lúc đầu mình tưởng sẽ chỉ diễn ra trong ít phút, không ngờ kéo dài tới 3 tiếng rưỡi (8h-11h30) không nghỉ và rất sôi động. 

Hai phần làm mình cảm động là Bộ phim về cuộc đời và sự nghiệp của GS Hoàng Tụy do Trung tâm di sản các nhà khoa học Việt Nam vừa thực hiện trong tháng 7, và Phát biểu của các khách mời và thành viên gia đình.

Đến dự mới biết mình có nhiều người quen ở đây quá; hóa ra anh em làm toán vẫn luôn luôn nhớ đến nhau và có cơ hội là gặp nhau. Lâu lắm rồi mình mới gặp lại các anh em làm toán. Nhìn mọi người đều già đi nhiều, nhưng mình vẫn nhận ra và mọi người vẫn nhận ra mình và vui vẻ ôn lại những kỷ niệm xưa với mình thời cùng làm việc với GS Hoàng Tụy. Rất mừng là các anh chị tuy tuổi đều ngoài 70, 80 nhưng vẫn khỏe mạnh, sôi nổi và nhanh nhẹn. Nhiều người còn đề nghị chụp ảnh chung với mình; thật cảm động. Mới đó mà đã 30-40 năm trôi qua...

Mình rất may mắn được nghe nhiều bài phát biểu vo không cầm giấy tờ nhưng cực kỳ hay của các GSTS Trần Văn Nhung (nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục), Ngô Việt Trung (nguyên Viện trưởng Viện toán học Việt Nam), Hoàng Dương Tuấn (GS ĐH Công nghệ Sydney, Úc và là con trai GS Hoàng Tụy), Nguyễn Văn Huy (nguyên Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Bảo tàng tốt nhất VN hiện nay theo quan sát của mình, hiện là Giám đốc chuyên môn của Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam) và phát biểu của bà Phạm Chi Lan ( nguyên Tổng Thư ký và Phó Chủ tịch của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, thành viên của Ban Nghiên cứu của Thủ tướng)...

Mình là học trò và nhân viên của GS Hoàng Tụy; khi GS Hoàng Tụy làm Giám đốc cơ quan mình thì mình là thư ký khoa học của cơ quan nên mình có nhiều cơ hội tiếp xúc với giáo sư. Mình cũng rất thân thiết với vợ chồng con gái giáo sư, đều là những người làm toán; đặc biệt mình rất thân với TS Phan Thiên Thạch, con rể giáo sư và là con trai của Luật sư Phan Anh (ông Phan Anh là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam (1955-1990), Bộ trưởng một loạt Bộ qua nhiều giai đoạn như Kinh tế, Ngoại thương, Thương nghiệp, Công thương, Thanh niên...).

Tuy nhiên có một điều mình lo lắng là có lẽ do quan sát thấy mình giao lưu với nhiều người trong buổi lễ và mình là đại diện duy nhất của cơ quan mình, nên các anh chị cán bộ Trung tâm di sản các nhà khoa học Việt Nam đề nghị được đến nhà mình trao đổi, phỏng vấn, thu thập thông tin về hoạt động của GS Hoàng Tụy trong thời gian GS làm Giám đốc cơ quan mình. Thật mình không biết nói gì cho đúng vì tầm vóc của GS Hoàng Tụy quá lớn, quá vĩ đại; nhất là những tư tưởng về phát triển kinh tế, giáo dục, khoa học và luật pháp... của GS rất sâu sắc, trong khi mình không nhớ đủ hoặc không thể diễn đạt lại bằng những ngôn từ, thuật ngữ chuyên môn chính xác được GS sử dụng hồi đó.

Ngay cả tiểu sử GS mình cũng không nhớ rõ. Để ôn lại, mình vừa vào wiki xem, đồng thời đọc thêm một số bài viết về GS. Dưới đây là một bài mình đăng lại đây để các bạn cùng biết.
-------------------

GS. Hoàng Tụy, người khai sinh lý thuyết Tối ưu Toàn cục qua đời ở tuổi 92

GS Hoàng Tụy – nguyên Chủ nhiệm Khoa Toán – Cơ – Tin học Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội nay thuộc Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN đã qua đời ngày 14/7/2019 tại Hà Nội, để lại niềm tiếc thương sâu sắc không chỉ từ bạn bè, đồng nghiệp, người thân thiết, mà cả đông đảo công chúng, những người yêu quý và kính trọng một tài năng lớn, một tấm gương về nhân cách, đạo đức người trí thức. 

Cổng thông tin điện tử ĐHQGHN trân trọng gửi tới bạn đọc bài “GS. Hoàng Tụy, người khai sinh lý thuyết Tối ưu Toàn cục” được in trong cuốn “100 chân dung – Một thế kỷ Đại học Quốc gia Hà Nội” do Nhà xuất bản ĐHQGHN phát hành năm 2006.

GS.TS Hoàng Tụy, sinh ngày 7 tháng 12 năm 1927, mất hồi 15g30 ngày 14 tháng 7 năm 2019.

Quê quán: làng Xuân Đài, xã Điện Quang, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.

Nguyên Chủ nhiệm Khoa Toán – Cơ – Tin học trường ĐH Tổng hợp Hà Nội, nay thuộc Trường ĐH Khoa học Tự nhiên; Nguyên Viện Trưởng Viện Toán học – Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam; Nguyên Chủ tịch Viện Nghiên cứu Phát triển (IDS) và giữ nhiều chức vụ chuyên môn quan trọng khác.

Tiến sĩ danh dự Trường ĐH Linköping, Thụy Điển (1995), Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I (1996), Giải thưởng Phan Châu Trinh (2010), Giải thưởng Constantin Carathéodory (2011).

Tang lễ giáo sư Hoàng Tụy được tổ chức vào hồi 7h30 ngày 19/7/2019 tại Nhà tang lễ Bệnh viện Trung ương quân đội 108, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội. Lễ truy điệu đưa tang vào hồi 9h. Lễ hỏa táng cùng ngày tại nghĩa trang công viên Thiên Đức, huyện Phù Ninh, Phú Thọ.

Đã có không biết bao nhiêu tên gọi yêu mến, thân thiết và đáng kính nhất mà học trò, đồng nghiệp, bạn bè trong nước và trên thế giới dành cho ông "Người cha của tối ưu toàn cục", "Người đứng đầu trường phái tối ưu Hà Nội"... Nghe những người trong giới nghiên cứu Toán học thường nhắc tới ông - GS. Hoàng Tụy - như một thần tượng, một tấm gương sáng về lòng ham mê nghiên cứu khoa học, về tinh thần tự học, tự nghiên cứu và làm việc nghiêm túc... tôi rất khâm phục và có chút tò mò, muốn gặp vị giáo sư danh tiếng này. Thế rồi tôi đã được gặp ông. Ông thân mật chuyện trò và kể cho tôi nghe về cuộc đời mình.

GS. Hoàng Tụy sinh ngày 17.12.1927, tại làng Xuân Đài, Điện Bàn, Quảng Nam, bố của ông gọi Tổng đốc Hoàng Diệu – người đã quyết tử bảo vệ thành Hà Nội khi quân Pháp tấn công năm 1882 là bác ruột. Mồ côi cha khi mới lên bốn, gia đình túng bấn lại đông anh em nên tuổi thơ của ông khá vất vả.


GS. Hoàng Tụy tại nhà riêng (Ảnh: Mai Anh)

Nhờ học giỏi, sau khi học hết 6 năm tiểu học cậu bé Tụy thi đỗ vào năm thứ nhất Cao đẳng Tiểu học Trường Trung học Khải Định ở Huế (nay là Quốc học Huế) lúc đó là trường trung học duy nhất ở toàn Trung Bộ có đầy đủ đến cấp học tú tài (giáo dục trung học thời ấy gồm cấp Cao đẳng tiểu học 4 năm và cấp Tú tài 3 năm). Không may, học đến giữa năm thứ hai Cao đẳng tiểu học Hoàng Tụy bị một trận ốm "thập tử nhất sinh" phải bỏ học hẳn 1 năm về quê chữa bệnh. Chính trong thời gian 1 năm bị bệnh tật này mà Hoàng Tụy đã bắt đầu suy nghĩ nhiều về tương lai, về cuộc đời, nên khi bệnh đã bớt nguy kịch ông bắt đầu tranh thủ tự học Toán, Lý, Hóa, Văn… qua các sách vở do các anh ông để lại. Sau này, nhớ lại, ông tâm sự: "Đây chính là thời điểm quyết định tương lai cuộc đời tôi. Vì cả hoài bão khoa học cùng với thói quen tự học đều đã hình thành trong những chuỗi ngày dài chiến đấu với bệnh tật và dưỡng sức khi bệnh đã qua khỏi nguy kịch".

Trở lại trường để học tiếp được nửa năm, Hoàng Tụy lại tiếp tục đau ốm liên miên. Việc xin giấy chứng nhận ốm để xin nghỉ học quá rày rà, ông đành bỏ cả học bổng toàn phần của Trường Quốc học Huế, ra học trường tư. Sau khi bình phục, ông "nhảy cóc" luôn hai lớp, và tuy là thí sinh tự do, ông vẫn đỗ cao kỳ thi tú tài bán phần năm 1945, và năm sau, chỉ mất 4 tháng tự học, đỗ đầu kỳ thi tú tài toàn phần Ban Toán.

Kháng chiến chống Pháp bùng nổ, ông về quê tham gia kháng chiến rồi vào Quảng Ngãi dạy học ở trường Trung học Lê Khiết, Liên khu V.

Năm 1951, nghe tin tiến sĩ toán học lừng danh Lê Văn Thiêm trở về Việt Nam và sắp mở Trường Khoa học Thực hành Cao cấp ở Việt Bắc, Hoàng Tụy xin ra Bắc để học và được lãnh đạo Liên khu V chấp nhận. Mang trên lưng một balô đựng đầy gạo, muối, sách và thuốc chống sốt rét, ông lần theo con đường mòn dọc dãy Trường Sơn để đi ra Việt Bắc, tầm sư học đạo. Tới Thanh Hoá, vào vùng tự do Liên khu IV, ông nghỉ lại hai tháng để dạy hè, dành tiền đi tiếp ra Việt Bắc. Đến nơi mới biết Trường Khoa học Thực hành Cao cấp không mở được mà chỉ có Trường Sư phạm Cao cấp và Khoa học Cơ bản, đóng ở Khu học xá TW tại Nam Ninh (Quảng Tây, Trung Quốc) để tránh máy bay địch. Vì chương trình Toán ở hai trường này ông đã tự học cả rồi khi còn ở Liên khu V, nên Bộ Giáo dục đưa ông sang Khu học xá TW để vừa dạy Sư phạm Trung cấp ở đó, vừa có điều kiện tranh thủ tự học thêm theo nguyện vọng.

Lúc ấy, ở Nam Ninh có thể dễ dàng mua sách khoa học, kỹ thuật tiếng Nga của Liên Xô. Nhờ may mắn vớ được cuốn "Hàm biến số thực" của N.P. Natanson, ông bèn tự học tiếng Nga để đọc sách Nga. Học theo lối du kích, qua một cuốn sách cũ dạy tiếng Nga cấp tốc cho doanh nhân, ông chỉ học một ít từ cơ bản và đọc qua ngữ pháp, rồi bắt đầu đọc ngay vào sách toán. Mấy trang đầu, hầu như từ nào cũng phải tra từ điển, sau đó ít dần, cho đến 1 tháng sau thì ông đã có thể đọc trôi chảy cuốn "Hàm biến số thực". Rồi cũng theo cách đó, đọc tiếp cuốn sách toán thứ hai, thứ ba... Cứ thế, từ năm 1951 đến năm 1954, ông đã kiên nhẫn tự học chương trình đại học Toán của Liên Xô, đồng thời nghiên cứu những vấn đề tổng quát về giáo dục.

Nhờ thế, sau mấy năm, thầy giáo trẻ Hoàng Tụy đã nổi tiếng không chỉ dạy giỏi (được bầu là giáo viên xuất sắc) mà còn am hiểu khá sâu về lý luận giáo dục. Đầu năm 1955, ông được Bộ Giáo dục điều về Hà Nội và giao cho phụ trách công tác chuẩn bị cải cách giáo dục phổ thông để thống nhất hệ phổ thông 9 năm ở vùng tự do với hệ 12 năm ở vùng mới giải phóng thành hệ phổ thông 10 năm. Tiếp đó, ông được giao phụ trách Ban Tu thư - tổ chức biên soạn chương trình và sách giáo khoa cho tất cả các môn học của hệ giáo dục phổ thông 10 năm. Tuy thời gian gấp rút (trong 6 tháng phải có đủ chương trình và sách giáo khoa mới phục vụ khai giảng niên khóa 1955 - 1956), nhưng ông đã hoàn thành công việc đúng hạn.

Song song với công tác trên, tháng 9.1955, ông được GS. Lê Văn Thiêm mời kiêm dạy một số giờ toán tại Trường Đại học Sư phạm Khoa học. Trường này chỉ tồn tại 2 năm (1955 - 1956) và đào tạo được 3 khoá, nhưng đã có một vai trò rất quan trọng: tất cả các sinh viên tốt nghiệp loại khá, giỏi hồi ấy và sau đó được bổ nhiệm làm cán bộ giảng dạy ở các trường đại học đều đã trưởng thành. Nhiều người đã trở thành những nhà khoa học tài năng, những cán bộ khoa học đầu ngành và những cán bộ lãnh đạo khoa học có uy tín.

Năm 1956, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội và Đại học Sư phạm Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 2183/TC của Chính phủ. GS. Lê Văn Thiêm được cử làm Chủ nhiệm Khoa Toán chung của cả hai trường. Thầy giáo Hoàng Tụy được chuyển hẳn sang biên chế Trường Đại học Sư phạm, trở thành một trong những cán bộ giảng dạy đầu tiên của Khoa Toán chung ấy.

Một năm sau, tháng 8.1957, Hoàng Tụy cùng với 8 cán bộ khác được cử sang thực tập tu nghiệp 1 năm tại Trường Đại học Tổng hợp Lômônôxốp (Liên Xô). Chỉ mấy tháng sau ông đã có 2 công trình công bố trên "Báo cáo Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô", nên được cho ở lại thêm 1 năm nữa để hoàn thành luận án tiến sĩ Toán - Lý.


TS. Hoàng Tụy và nhà toán học Nga nổi tiếng L.V.Kantorovich - chuyên gia hàng đầu thế giới về ứng dụng toán học vào kinh tế, đã được giải thưởng Nobel năm 1974

Tháng 3.1959, Hoàng Tụy đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ tại Đại học Tổng hợp Lômônôxốp. Lĩnh vực nghiên cứu của ông là Giải tích thực, nhưng chẳng bao lâu sau, ông nhận thấy tuy đây là lý thuyết hay và quan trọng nhưng khó có ứng dụng thực tế ở Việt Nam, ít nhất là vào thời điểm ấy, cho nên năm 1961, ông bắt đầu chuyển sang nghiên cứu Vận trù học. Sau một thời gian tìm hiểu, ông bắt đầu có công trình nghiên cứu về lĩnh vực mới này, và sau khi gặp và trao đổi ý kiến với nhà toán học Nga nổi tiếng L.V.Kantorovich (chuyên gia hàng đầu thế giới về ứng dụng toán học vào kinh tế, đã được giải thưởng Nobel năm 1974), ông dứt khoát chuyển sang Lý thuyết tối ưu - một ngành Toán học có nhiều ứng dụng trong Vận trù học và nhiều ngành kinh tế, công nghệ.

Đầu năm 1961, ông khởi xướng và hướng dẫn phong trào ứng dụng vận trù học ở miền Bắc, bắt đầu từ ngành giao thông vận tải rồi dần dần mở rộng sang nhiều ngành kinh tế khác. Lúc bấy giờ trên thế giới vận trù học hãy còn rất mới mẻ, nên một số phóng viên báo chí nước ngoài (như Le Monde) rất ngạc nhiên, khi biết có những thành tựu vừa mới ra đời ở Mỹ cách đó chỉ mấy năm (như phương pháp "đường găng" hay PERT) mà đã được nghiên cứu ứng dụng ở Việt Nam ngay trong hoàn cảnh chiến tranh. Ngoài lợi ích thiết thực về kinh tế, việc này đã có ý nghĩa mở ra một hướng mới, đưa toán học ứng dụng vào kinh tế ngay ở một nước còn rất lạc hậu về khoa học - kỹ thuật. Hơn nữa, các khái niệm vận trù, tối ưu, hệ thống, hiệu quả, được phổ biến rộng rãi đã góp phần không nhỏ làm thay đổi tư duy quản lý của cán bộ lãnh đạo và qua đó gián tiếp tác động đến hiệu quả quản lý kinh tế thời đó.

Sau khi Mỹ chấm dứt chiến tranh phá hoại miền Bắc, điều kiện hoạt động của các xí nghiệp phải mất nhiều thời gian mới trở lại bình thường, nên ông đã chuyển sang nghiên cứu ứng dụng các phương pháp toán ở tầm kinh tế vĩ mô. Nhiều lần được các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước (kể cả Chủ tịch Hồ Chí Minh) mời đóng góp ý kiến vào các giải pháp cải tiến quản lý kinh tế của đất nước.


Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu thăm chúc tết gia đình GS. Hoàng Tụy

Năm 1987, theo sự gợi ý của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, ông đã có nhiều kiến nghị sâu sắc về một số vấn đề chiến lược phát triển kinh tế - xã hội theo hướng đổi mới. Sau năm 1995, mối quan tâm của ông chuyển sang vấn đề chấn hưng giáo dục và khoa học. Trong lĩnh vực này ông cũng đã có những đóng góp rất tâm huyết, kiên nhẫn và có hiệu quả.

Song song với các hoạt động ứng dụng, ông vẫn thường xuyên triển khai các nghiên cứu lý thuyết ở trình độ cao. Năm 1964, lần đầu tiên ông đã đưa ra phương pháp giải bài toán quy hoạch lõm, lúc bấy giờ được coi là thuộc loại rất khó về bản chất nên trên thế giới chưa ai nghiên cứu. Phương pháp này dựa trên một lát cắt độc đáo về sau được giới nghiên cứu đặt tên là "Tuy's cut" (lát cắt Tụy) và công trình quy hoạch lõm của ông trở thành cột mốc đánh dấu sự ra đời một chuyên ngành toán học mới: Lý thuyết tối ưu toàn cục. Ông được coi là "cha đẻ của Tối ưu toàn cục tất định" là do công trình đó.

Trong suốt thời gian công tác tại Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, ông đã đảm nhiệm nhiều cương vị khác nhau: Tổ trưởng Bộ môn Toán trong Khoa Toán - Lý - Hóa (1959 - 1960); Chủ nhiệm Khoa Toán - Lý (1961), Chủ nhiệm Khoa Toán (1961 - 1968) và có đóng góp lớn cho sự phát triển của Khoa Toán (nay là Khoa Toán - Cơ - Tin học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội) và ngành Toán học nói chung của Việt Nam. Trong hoàn cảnh khó khăn của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Nhà trường phải đi sơ tán, cơ sở vật chất cho công tác giảng dạy hết sức nghèo nàn, trình độ cán bộ còn rất hạn chế, GS. Hoàng Tụy đã xây dựng một chương trình đào tạo về Toán học tương đối chính quy, đề ra nề nếp giảng dạy, học tập theo các yêu cầu hiện đại. Dựa trên các kinh nghiệm thu thập được qua các chuyến đi thỉnh giảng, hội nghị, hợp tác nghiên cứu ở nước ngoài, kết hợp với tình hình thực tế trong nước, GS. Hoàng Tụy cùng đồng nghiệp đã sớm áp dụng các biện pháp đào tạo, nghiên cứu ở các nước tiên tiến vào mọi khâu hoạt động. Những hình thức như xêmina, khoá luận tốt nghiệp, phản biện nghiên cứu khoa học… được sử dụng đầu tiên ở ngành Toán rồi dần dần trở thành phổ biến trong các ngành khoa học khác từ đó. Cũng do sáng kiến của ông, và nhờ sự ủng hộ nhiệt thành của các giáo sư: Lê Văn Thiêm, Tạ Quang Bửu và Thủ tướng Phạm Văn Đồng, lớp Toán đặc biệt đầu tiên đã ra đời, phát triển thành Khối THPT chuyên Toán - Tin thuộc Khoa Toán - Cơ - Tin học, nay thuộc Trường PTTH Chuyên Khoa học Tự nhiên – ĐHQGHN.

Năm 1968, GS. Hoàng Tụy được chuyển hẳn về Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước để phụ trách thư ký Vụ ban Toán. Tại đây ông bắt tay xây dựng phòng nghiên cứu toán học, tiền thân của Viện Toán học sau này.

Cùng với GS. Lê Văn Thiêm, GS. Hoàng Tụy đã có đóng góp lớn trong việc thành lập và xây dựng Viện Toán học và Hội Toán học Việt Nam. Năm 1970, GS. Lê Văn Thiêm được cử lãnh đạo Viện Toán học thì ông trở thành cố vấn và trợ thủ đắc lực cho GS. Lê Văn Thiêm. Từ buổi đầu gian khổ phần lớn cán bộ mới có trình độ cử nhân, lại ra đời trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt, có lúc Viện phải sơ tán về nông thôn xa Hà Nội, nhưng với quyết tâm cao của GS. Lê Văn Thiêm và GS. Hoàng Tụy, công tác nghiên cứu khoa học của Viện vẫn tiến hành đều đặn, từng bước tiến lên nề nếp hiện đại. Hàng năm, số công trình nghiên cứu của cán bộ của Viện được công bố trên các tạp chí quốc tế có uy tín và tạp chí Acta Mathematica Vietnamica do Viện chủ trì tăng lên không ngừng. Đó là nhờ ngay từ khi thành lập, Viện đã có một kế hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ tương đối lâu dài. Nhiều cán bộ trẻ của Viện được cử đi tu nghiệp ở Liên Xô và các nước Đông Âu theo hình thức thực tập sinh cao cấp. Từ 1975, GS. Lê Văn Thiêm là Viện trưởng chính thức, kiêm Chủ tịch Hội đồng Khoa học của Viện Toán học, GS. Hoàng Tụy là Phó chủ tịch Hội đồng khoa học. Năm 1980, GS. Hoàng Tụy được bổ nhiệm Viện trưởng thay GS. Lê Văn Thiêm, và sau 2 nhiệm kỳ, đến 1990, ông đã chủ động từ chức để giao lại việc quản lý cho các đồng nghiệp trẻ trước đây đã từng là học trò của ông. Dưới sự lãnh đạo của GS. Lê Văn Thiêm và ông, với sự giúp đỡ của GS. Tạ Quang Bửu, Viện Toán học đã trưởng thành nhanh chóng, thành một trung tâm toán học uy tín hàng đầu của cả khu vực về trình độ đội ngũ cán bộ cũng như số lượng, chất lượng các công trình nghiên cứu được công bố trên các tạp chí quốc tế. Theo sự đánh giá chung, đó là một trong những viện nghiên cứu thành công nhất ở nước ta.

GS. Hoàng Tụy là tác giả của gần 150 công trình khoa học đăng trên các tạp chí quốc tế có uy tín về nhiều lĩnh vực khác nhau của Toán học như: Hàm thực, Quy hoạch toán học, Tối ưu toàn cục, Lý thuyết điểm bất động, Định lý Minimax... Cuốn chuyên khảo gồm phần lớn những thành tựu nghiên cứu của GS. Hoàng Tụy và học trò của ông mang tên "Global Optimization - Deterministic Approches" (Tối ưu toàn cục - tiếp cận tất định) được Springer (nhà xuất bản khoa học lớn nhất thế giới) in lại ba lần từ năm 1990 đến năm 1996, được coi là kinh điển trong lĩnh vực Tối ưu toàn cục.

Từ giữa thập niên 80 thế kỷ XX, GS. Hoàng Tụy đề xuất và xây dựng Lý thuyết tối ưu DC (hiệu hai hàm lồi) và mới gần đây, từ năm 2000, ông lại đề xuất và xây dựng Lý thuyết tối ưu đơn điệu. Năm 1997, ông cùng với H. Konno (Nhật) và Phan Thiên Thạch, là đồng tác giả cuốn chuyên khảo "Optimization on Low Rank Nonconvex Structures" (Tối ưu hóa trên những cấu trúc không lồi thấp hạng), do nhà xuất bản Kluwer (sau này đã sát nhập với Springer) in. Năm 1998, ông lại cho ra cuốn chuyên khảo "Convex Analysis and Global Optimization" (Giải tích lồi và Tối ưu toàn cục), cũng do Nhà xuất bản Kluwer in, nay được Springer in lại. Trong nước, ông đã chỉnh lý và in lại lần thứ 5 cuốn giáo trình "Hàm thực và Giải tích hàm" (Giải tích hiện đại) đã được sử dụng rộng rãi để giảng dạy cho sinh viên ngành Toán từ 1959 đến nay.

Ngoài các hoạt động khoa học trong nước, GS. Hoàng Tụy còn tham gia nhiều hoạt động khoa học quốc tế. Suốt 30 năm qua, GS. Hoàng Tụy đã tham gia ban chương trình quốc tế của nhiều hội nghị quốc tế lớn, tham gia ban biên tập của 4 tạp chí quốc tế: "Mathematical Programming" (1976 - 1985), "Optimization" (từ 1974), "Journal of Global Optimization" (từ lúc thành lập, 1991) và "Nonlinear Analysis Forum" (từ 1999); và cả ban biên tập tủ sách "Nonconvex Optimization and Its Applications" của Nhà xuất bản Springer. Trong nhiều năm (1980 - 1990), vào thời kỳ khó khăn nhất, Giáo sư Hoàng Tụy cũng là Tổng biên tập của 2 hai tạp chí toán học của Việt Nam: "Acta Mathematica Vietnamica" và "Toán học", sau đổi tên là "Vietnam Journal of Mathematics". Ông cũng đã được mời thỉnh giảng tại nhiều đại học lớn ở Tây Âu, Bắc Âu, Bắc Mỹ, Nhật, Úc…

Năm 1995, ông được Đại học Linkoping (Thụy Điển) phong tặng Tiến sĩ danh dự. Năm 1996, để ghi nhận những cống hiến lớn của ông cho khoa học Việt Nam, Nhà nước Việt Nam đã trao tặng ông Giải thưởng Hồ Chí Minh.

Tháng 8.1997, nhân dịp ông 70 tuổi, tại Viện Công nghệ Linkoping (Thụy Điển), một cuộc hội thảo quốc tế với chủ đề "Tìm tối ưu từ địa phương đến toàn cục" được tổ chức để tôn vinh GS. Hoàng Tụy, "người đã có công tiên phong trong lĩnh vực tối ưu toàn cục và quy hoạch toán học tổng quát". Các báo cáo trong hội thảo này được tập hợp trong cuốn chuyên khảo nhan đề "From Local to Global Optimization" đề tặng ông, do Kluwer xuất bản. Đồng thời tạp chí quốc tế "Journal of Global Optimization" và tạp chí "Acta Mathematica Vietnamica" đều có những số đặc biệt đề tặng ông, và một hội nghị quốc tế cũng đã được tổ chức ở Hà Nội nhân dịp này.


Chủ tịch nước Trần Đức Lương cùng các cá nhân và đại diện công trình được Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1, 24/1/1998. GS. Hoàng Tụy đứng hàng đầu, thứ 4 từ phải sang

Bằng niềm say mê Toán học, tâm huyết với nghề nghiệp, từ khi thôi làm Viện trưởng Viện Toán học, GS. Hoàng Tụy vẫn gắn bó chặt chẽ với Viện và tiếp tục có nhiều cống hiến cho sự phát triển Toán học. Ông tâm sự: "Đối với tôi, dù nghỉ hưu hay còn trong biên chế tôi vẫn làm việc đều đặn, vẫn nghiên cứu và hướng dẫn nghiên cứu Toán học, đồng thời quan tâm thiết tha đến sự nghiệp chấn hưng giáo dục, khoa học của đất nước, chừng nào còn đủ sức, vì đó là điều thiết yếu, nguồn vui trong cuộc sống của tôi".

Gần 80 tuổi, mái tóc trên đầu bạc trắng như tuyết, nhưng đôi mắt ông vẫn tinh anh lắm. Hiện ông vẫn tiếp tục công việc nghiên cứu và đào tạo, tham gia tổ chức và báo cáo ở nhiều hội nghị khoa học quốc tế, tham gia ban biên tập nhiều tạp chí quốc tế, thỉnh giảng và hợp tác khoa học ở phần lớn các đại học danh tiếng ở các nước tiên tiến. Sống hết lòng vì mọi người, tận tâm với sự nghiệp giáo dục - đào tạo, cống hiến hết mình cho niềm đam mê Toán học. GS. Hoàng Tụy là một người như thế đó!


Thủ tướng Phạm Văn Đồng thăm Viện Toán học năm 1986, ảnh từ trái sang: GS. Hoàng Tụy, GS. Tạ Quang Bửu, Thủ tướng Phạm Văn Đồng, GS. Hoàng Xuân Sính


Đại tướng Võ Nguyên Giáp, GS Hoàng Tụy và GS. Lê Văn Thiêm


G
S. Lê Văn Thiêm, GS. Hoàng Tụy và GS. Nguyễn Văn Đạo - nguyên Giám đốc ĐHQGHN

https://vnu.edu.vn/ttsk/?C1654/N24359/GS.-Hoang-Tuy,-nguoi-khai-sinh-ly-thuyet-Toi-uu-Toan-cuc-qua-doi-o-tuoi-92.htm
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ho%C3%A0ng_T%E1%BB%A5y

Tại sao chúng ta nên lồng tất vào lót giày?

Tại sao chúng ta nên lồng tất vào lót giày? 
Chúng ta lồng tất vào miếng lót, cách làm này thực sự thông minh. Ngay cả khi đi giày bằng chân trần, sẽ không cần phải lo lắng về điều gì. Phương pháp rất đơn giản và thiết thực. Sau khi đọc bài này xong, hãy thử làm theo nhé.

Mùa hè, thời tiết ngày càng nắng nóng, chúng ta thường chọn cho mình những đôi dép lê hoặc xăng đan để đối phó với cái nóng. Tuy nhiên, khi đi những đôi giày, dép này, bàn chân tiếp xúc trực tiếp với bên ngoài, có thể khiến bàn chân bị bẩn và bụi bặm, chưa kể khi nắng gắt có thể để lại một số vết cháy nắng trên bàn chân. Để tránh tình trạng này, vào mùa hè nắng gắt, bạn nên hạn chế đi dép lê hoặc xăng đan khi ra ngoài.

TT Putin đe dọa NATO, cuộc đại chiến Nga-NATO sẽ sớm bắt đầu ?

TT Putin đe dọa NATO, cuộc đại chiến Nga-NATO sẽ sớm bắt đầu ?
Trong một tuyên bố cực kỳ cứng rắn, Tổng thống Nga Vladimir Putin nhấn mạnh Nga sẽ sử dụng bất kỳ phương tiện nào có sẵn để bảo vệ đồng minh Belarus trước các cuộc tấn công có thể xảy ra. Chỉ trích của nhà lãnh đạo Nga nhắm thẳng tới các quốc gia ở sườn đông NATO, những bên mà Belarus luôn coi là có thái độ thù địch với mình.

Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Đức sau cuộc họp của họ về an ninh Ukraine tại Điện Kremlin, ở Moscow, vào ngày 15 tháng 2 năm 2022. (Ảnh: MIKHAIL KLIMENTYEV/Sputnik/AFP via Getty Images)