Thứ Năm, 9 tháng 8, 2018

ĐỒ GỒ VÀ ĐẦU GỖ: Chuyện ngài Thủ tướng

ĐỒ GỒ VÀ ĐẦU GỖ
Luân Lê - Tôi thấy hơi lo lắng khi mà ông Thủ tướng thường xuyên đòi hỏi tỉnh này, tỉnh nọ và thành phố kia phải là đầu tầu của cả nước, hoặc sẽ trở nên là như một thành phố phát triển nào đó của những quốc gia văn minh nhất thế giới hay chí ít là đứng đầu châu lục. Và rồi ông ấy cũng lại mong muốn Việt Nam phải là trung tâm về sản xuất đồ gỗ của thế giới.Image result for Thủ tÆ°á»›ng phúc đầu đất
Để cho chính xác thì phải nói rằng Việt Nam đã thực sự là trung tâm sản xuất "đầu" gỗ lớn nhất toàn cầu. Người ta không thể dựa vào tài nguyên thiên nhiên có sẵn để phát triển quốc gia nếu không tập trung giáo dục con người làm nền tảng và phải được tự do để thực hành điều đó. Chúng ta muốn trở thành đầu tầu, thì phải có những kỹ sư giỏi và nhà quản lý có tầm nhìn, chứ không phải phụ thuộc vào nhiên liệu tự nhiên mà nó đốt cháy.

Chúng ta sản xuất ra hầu hết là các công dân đầu gỗ, quan chức cũng đầu gỗ, thế thì lấy đâu ra cơ sở để gây dựng đất nước cường thịnh và văn minh?

Nếu nói về tài nguyên thiên nhiên, chẳng quốc gia nào thiếu thốn như Singapore hay Nhật Bản. Nhưng nếu họ cũng muốn đất nước họ xây dựng trên những đống nguyên liệu sẵn có bằng cách đào xới, chế biến chúng rồi bán lấy tiền thì chỉ năm ba vụ là trở thành kẻ nghèo hèn đói rách. Nó không khác gì hình ảnh một anh phu mỏ chỉ cuốc than lên gánh ra chợ bán ngày này qua ngày khác mà chẳng tính đến đầu tư vào cái đầu mà chỉ ráng để làm khoẻ đôi tay của mình.

Muốn có đầu tầu, thì bộ máy vận hành nó, tức thể chế chính trị, phải cởi mở và đảm bảo một sự khoa học có tính hệ thống, trong đó phải coi con người là tài nguyên trung tâm và cốt lõi, mà khi đã coi đó là cơ sở thiết yếu thì cũng đồng nghĩa phải tôn trọng sự tự do, trong đó tự do tư tưởng, tự do tư duy, tự do kinh tế, tự do chính trị và tự do sở hữu là các vấn đề sống còn của quốc gia. Vì chúng ta đã trở nên bệ rạc và què quặt từ suốt gần nửa thế kỷ trôi qua rồi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét