NHIỀU QUAN THẾ, DÂN NÀO CHỊU NỔI
Vũ Hữu Sự - 29-8-2018 Sử ghi, một lần từ nơi tu hành là núi Yên Tử về kinh, khi xem sổ ghi danh sách các quan, Thượng Hoàng Trần Nhân tông đã quẳng cuốn sổ xuống đất, than rằng “: Một đất nước bé bằng bàn tay, mà nhiều quan đến thế, thì dân nào chịu nổi”. Câu nói đó của nhà vua vẫn được các đời sau coi như một lời răn. Bởi thời nào cũng vậy, từ đồ ăn thức mặc cho đến nhà cửa, kiệu, xe... Của quan, đều là mồ hôi nước mắt của dân. Vì vậy, ít quan thì dân giầu, và ngược lại. Giảm bớt quan lại chính là một hình thức khoan thư sức dân. Thế nhưng sau gần 700 năm, lời răn của vị vua anh hùng đó đã không còn ý nghĩa nữa. Theo công bố mới nhất của Bộ nội vụ, thì đến tháng 3/2018, nước ta có 11 triệu người hưởng lương và phụ cấp từ Ngân sách. Với một số dân trên 90 triệu người, thì trung bình cứ 9 người dân phải nuôi một ông quan (?). Một con số khủng khiếp, hoàn toàn xứng đáng được ghi vào sách kỷ lục guiness thế giới.
9 người dân cõng một ông quan, mà trong 9 người đó, có phải ai cũng là người lao động đang làm ra của cải để đóng thuế đâu ? Mà bao gồm tất cả, nào người hưu, người già, trẻ con, người ốm đau không còn sức làm việc, người khuyết tật...Nghĩa là sau khi trừ đi số người đó, thì cùng lắm là còn lại bốn, năm, người khỏe mạnh, có khả năng làm việc để đóng thuế nuôi quan...
Còn quan thì sao ? Trong số 11 triệu người đó, bao nhiêu phần trăm là người thực sự làm việc ? GDP nước ta năm 2017 là hơn 220 tỷ USD, năm 2018 này nếu có tăng, thì con số cũng không vượt quá 230 tỷ USD, tương đương với 5 triệu tỷ VND. Thu Ngân sách và các loại phí 32% (một tỷ lệ cao nhất khu vực), được khoảng 1,6 triệu tỷ đồng, thì nuôi đội ngũ quan nói trên đã gần hết. Đó là chưa kể số tiền mà đội ngũ quan đó khoét của dân để làm giầu , đến mức Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đã phải kêu lên “: Họ ăn của dân không từ một thứ gì”. Quan đông, đục khoét mạnh, thuế phí nặng. Hỏi người dân còn lại những gì, mà đất nước chả xơ xác?
Hiện tại, nhìn đâu cũng thấy những chuyện đau lòng. Bệnh viện thì quá tải, người bệnh phải nằm cả dưới gầm giường, thiết bị, thuốc men thiếu thốn. Giao thông thì tắc nghẽn, đường vừa làm xong, thậm chí chưa làm xong, đã hỏng. Giáo dục thì lạc hậu, học sinh phải đu dây hay chui vào bao ni lông để qua sông đến trường, đến bữa phải bắt chuột để biết mùi thịt. Đại học thì đào tạo không sát với nhu cầu của xã hội, nên hàng trăm ngàn cử nhân, thạc sỹ ra trường thất nghiệp, phải dấu bằng để xin được làm việc chân tay...
Hiện tại, nhìn đâu cũng thấy những chuyện đau lòng. Bệnh viện thì quá tải, người bệnh phải nằm cả dưới gầm giường, thiết bị, thuốc men thiếu thốn. Giao thông thì tắc nghẽn, đường vừa làm xong, thậm chí chưa làm xong, đã hỏng. Giáo dục thì lạc hậu, học sinh phải đu dây hay chui vào bao ni lông để qua sông đến trường, đến bữa phải bắt chuột để biết mùi thịt. Đại học thì đào tạo không sát với nhu cầu của xã hội, nên hàng trăm ngàn cử nhân, thạc sỹ ra trường thất nghiệp, phải dấu bằng để xin được làm việc chân tay...
Tất cả những chuyện đó đều có nguồn gốc từ đội ngũ quan lại quá đông đảo, chồng chéo, rất giỏi đục khoét nhưng hiệu quả lại vô cùng kém, còn năng suất lao động thì thuộc hàng thấp nhất thế giới, mà ra.
Đông quan thì tàn dân. Đó là quy luật. Nếu cứ để tình trạng thế này, thì đến bao giờ người dân mới ngẩng đầu lên được?
Đông quan thì tàn dân. Đó là quy luật. Nếu cứ để tình trạng thế này, thì đến bao giờ người dân mới ngẩng đầu lên được?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét