Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2018

Luật sư yêu nước: Nụ hôn Nguyễn Mạnh Tường

Nguyễn Mạnh Tường (1909-1997) là một luật sư, nhà giáo dục, nhà nghiên cứu văn học Việt Nam. Năm 23 tuổi (1932), ông đỗ liên tiếp hai bằng Tiến sĩ tại Pháp, được khen ngợi là một tài năng hiếm có. Ca ngợi thành tựu kiệt xuất này, ngày 29 tháng 5 năm 1932, nhật báo Le petit Meridional xuất bản ở thành phố Montpellier đã đăng bài diễn văn của Chủ tịch Hội đồng giám khảo trường Đại học của thành phố, nhận xét về luận án của một nghiên cứu sinh Việt Nam, trong đó có câu mang tính ngoại lệ: "Luận văn của Ngài quả là một tác phẩm pháp lý, hơn nữa còn là một tác phẩm pháp lý và văn học. Nền tảng của tác phẩm thật là vững vàng và không hề có một lời chỉ trích nào. Cả hình thức cũng thật xán lạn... Công trình nghiên cứu của Ngài thực sự là một tác phẩm văn học hoàn chỉnh"....[1] Sau này, trong Từ điển văn học (bộ mới), GS. Nguyễn Huệ Chi cũng đã viết rằng: "Việc ông đỗ hai bằng Tiến sĩ trong cùng một năm được báo chí Pháp lúc bấy giờ rất ca ngợi, vì ngay đến người Pháp kể từ khi có học vị này cũng chưa một ai mới ở tuổi 23 đã giật được "lưỡng khoa Tiến sĩ".[4]Vào những năm 1953-1956, miền Bắc Việt Nam tiến hành Cải cách ruộng đất. Theo ông, kể từ "1957 là thời kỳ đen tối của cuộc đời tôi". Luật sư Nguyễn Mạnh Tường kể:"Ở Hội nghị của Mặt trận Tổ Quốc, họp ở Hà Nội ngày 30 tháng 10 năm 1956, sau khi ông Trường Chinh, thay mặt Đảng Lao động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam), tự phê bình về các sai lầm đã phạm trong Cải cách ruộng đất, tôi đọc bản tham luận Qua những sai lầm trong Cải cách ruộng đất, xây dựng quan điểm lãnh đạo. Từ góc độ một người hoạt động trong lĩnh vực luật pháp, tôi nói đến một chế độ pháp trị chân chính, một chế độ dân chủ thực sự."Đi Hội nghị về, Nguyễn Hữu Đang đến phỏng vấn, rồi viết bài đăng lên báo Nhân văn (của Phong trào Nhân Văn - Giai Phẩm). Tôi như thành một người "phạm pháp quả tang", bị sa thải khỏi Đại học và không được hành nghề Luật sư nữa. Từ 1957 là thời kỳ đen tối của cuộc đời tôi. Tuy vậy, tôi đã lợi dụng thời gian rảnh rỗi này để viết sách, trong đó có cuốn Lý luận giáo dục châu Âu từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII, tôi cố ý viết bằng tiếng Việt để lãnh đạo có thể đọc được"...[2].Sau vụ Nhân văn Giai phẩm, ông được chuyển sang làm chuyên viên nghiên cứu văn học nước ngoài tại Viện nghiên cứu phương pháp và chương trình giáo dục thuộc Bộ Giáo dục, và là cộng tác viên của nhà xuất bản Giáo dục[4].Năm 1989, ông được phép sang Pháp, và lưu lại ở đó 4 tháng[2]. Tại đây, ông cho xuất bản cuốn hồi ký bằng tiếng Pháp Un Excommunié (Một người bị rút phép thông công) viết về những điều trải nghiệm trong những năm ông đã sống và viết kể từ sau 1945 [4].
Người luật sư yêu nước: Nụ hôn Nguyễn Mạnh Tường
30/08/2018 Thái Bình là tỉnh đồng bằng Bắc bộ bị Pháp chiếm đóng sau. Vì thế, thời kỳ 1947 - 1949, nhiều trí thức tên tuổi của đất nước theo cơ quan hoặc tản cư về đây: Bùi Kỷ, Tăng Xuân An, Trịnh Đình Rư, Vũ Hoàng Chương, Nguyễn Tường Phượng, Hoàng Như Mai, Nguyễn Mạnh Tường... Tiến sĩ luật khoa Đào Quang Huy, học trò luật sư (LS) Nguyễn Mạnh Tường ở Trường Bưởi (nay là Trường trung học quốc gia Chu Văn An, Q.Tây Hồ, Hà Nội), kể lại một chuyện có thật nhưng đầy huyền thoại về một phiên tòa diễn ra ở làng Xuân Thọ, H.Đông Quan, Thái Bình.

GS-TS-LS Nguyễn Mạnh Tường, ẢNH: TƯ LIỆU KMS
Vào thời kỳ 1947 - 1949 có một câu chuyện dân gian xuất hiện, lan truyền rất nhanh. Chuyện rằng: Một thanh niên nông dân đi làm đồng về, thấy anh đại đội trưởng đóng tại nhà, đang ôm ấp vợ mình. Sẵn cái cuốc trên tay, anh ta phang một cái, đại đội trưởng chết ngay. Phiên tòa mở ra với ý định xử thật nghiêm tội giết người và làm mờ nhạt các tình tiết khác để giữ uy tín cho bộ đội. LS Nguyễn Mạnh Tường được chỉ định bào chữa. 

Ông chỉ có ít phút gặp thân chủ của mình. Diễn biến phiên tòa đúng như chủ định: Anh nông dân chịu án tử hình và được phép nói lời cuối cùng. Anh nhìn chánh tòa, nhìn LS, ngập ngừng nói: “Xin phép được hôn bà chánh tòa trước khi chết”. Bị bất ngờ, chánh tòa không kịp trấn tĩnh, đập bàn quát mắng anh nông dân rằng tội lỗi đến thế mà còn dám hỗn láo, nói liều. 

Nhân đó, LS Nguyễn Mạnh Tường nói thêm: “Thưa ông chánh tòa, ông là người có học thức, suy nghĩ chín chắn, mà trước một câu nói không đâu của người sắp chết, còn nổi giận ghê gớm như thế. Phương chi, anh nông dân nghèo ít học kia, trông thấy người đàn ông khác trong buồng vợ mình thì sự giận dữ đến mức hành động thiếu suy nghĩ là điều có thể hiểu được”. 

Kết quả cuối cùng, anh nông dân được giảm án, thực chất là tha bổng vì hồi ấy Thái Bình đâu có trại giam. Sau phiên tòa, LS Lê Văn Chất “mắng” LS Nguyễn Mạnh Tường: “Toa xỏ moa”, rồi hai ông cả cười. 

Chánh tòa là LS Lê Văn Chất, có người vợ trẻ đẹp. Và ai cũng hiểu rằng câu nói cuối cùng của anh nông dân do “ai” mớm lời, là “nụ hôn Nguyễn Mạnh Tường”. Đoạn trên được trích từ bài viết Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Tường: người thầy giáo, nhà sư phạm tài danh của nhà giáo Phạm Viết Hoàng, trong cuốn Gương mặt người thầy (NXB Giáo dục, 2008) .

Nhìn lại danh sách những trí thức tên tuổi của đất nước theo cơ quan hoặc tản cư về Thái Bình trong bài viết của nhà giáo Phạm Viết Hoàng thấy chỉ còn duy nhất GS-NGND Hoàng Như Mai - nguyên Hiệu trưởng Trường trung học Phan Thanh (tỉnh Thái Bình) trong kháng chiến chống Pháp (thời điểm người viết đọc cuốn sách này). Trưa 13.8.2009, theo lời hẹn trước, tôi đến ngôi biệt thự trong một con phố ở Q.1, TP.HCM. 

Như một ẩn sĩ trầm mặc giữa phố thị, GS-NGND Hoàng Như Mai chống can (ba-toong) nhẹ bước ra thanh thoát, gương mặt hồng hào nhân hậu toát lên cùng mái tóc bạc như mây trời. Ông mới ra viện được 5 ngày, sức khỏe hãy còn yếu, nhưng vẫn đồng ý tiếp, để kể cho tôi nghe chuyện về GS-TS-LS Nguyễn MạnhTường. GS-NGND Hoàng Như Mai mở đầu câu chuyện với một giọng thanh, ấm và truyền cảm, nếu không được biết từ trước có lẽ tôi không đoán được người học trò của thầy Nguyễn Mạnh Tường ở Trường Bưởi năm xưa, nay đã 91 tuổi.

Ông nhớ lại, hồi sắp đại hội văn nghệ Khu 3, thì ông Trần Thiếu Bảo - Giám đốc Nhà xuất bản Minh Đức, chơi trội, đăng cai cả một cuộc “luận chiến văn nghệ” tại đình làng Khuốc (Cổ Khúc, Tiên Hưng, Thái Bình) trong 3 ngày. Địa điểm tổ chức là mượn của một gia đình giàu có. “Dịp này thầy Nguyễn Mạnh Tường về để dự hội nghị văn nghệ Thái Bình kết hợp bào chữa cho một vụ án. Độ mới đầu kháng chiến cũng có tòa án xử đàng hoàng cả. 

Anh lục sự ở đấy nghe tiếng ông Nguyễn Mạnh Tường hùng biện nổi như cồn thì muốn thử xem sự thực hư ra sao. Anh ta mời thầy Tường đến và cứ thao thao bất tuyệt kể chuyện nọ xọ chuyện kia để thầy không có thì giờ xem hồ sơ. Thầy Tường lật lật qua hồ sơ rồi ra ngoài ngồi nói chuyện. Hôm sau, trước tòa, thầy cãi rất hay. Anh lục sự phải sợ khiếp vía. Vì ông chỉ xem qua vài sự kiện trong hồ sơ thôi mà ông cãi được.

Vụ thầy Tường cãi đó là: cô con dâu cầm dao đâm bố chồng. Tôi không dự cái cuộc ấy nhưng được nghe người ta kể lại. Thầy Tường bào chữa: Xưa nay chuyện bố chồng con dâu, nhất là mẹ chồng nàng dâu xung đột với nhau là chuyện rất điển hình ở xã hội Việt Nam, xảy ra coi như cơm bữa. Nhưng vì sao cô này lại đâm bố chồng? Vì khẩu hiệu của kháng chiến: Mỗi người sẵn sàng cầm vũ khí trong tay để giết giặc. Cho nên lỗi tại có vũ khí kia chứ không thì chị ấy không phạm tội giết bố chồng.

Nguyễn Mạnh Tường - Người luật sư yêu nước: Cứu một phụ nữ thoát án tử hình
Nguyễn Mạnh Tường - Người luật sư yêu nước: Vụ án tờ báo Tin Mới
Nguyễn Mạnh Tường - Người luật sư yêu nước: Bào chữa phiên tòa xét xử ông cố vấn Vĩnh Thụy

Thành ra người ta kính trọng thầy Nguyễn Mạnh Tường tại sao ông giỏi thế.
Vụ cãi của thầy Tường tôi nghĩ cái đó cũng rất điển hình - thầy thông minh lắm”, GS-NGND Hoàng Như Mai bồi hồi.
https://thanhnien.vn/van-hoa/nguyen-manh-tuong-nguoi-luat-su-yeu-nuoc-nu-hon-nguyen-manh-tuong-998062.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét