Thứ Năm, 16 tháng 8, 2018

Ta cần gì để dám chống đối chính quyền

Ta cần gì để dám chống đối chính quyền
Martha Henriques - 15 tháng 8 2018 - Tại sao một số người trong chúng ta có thể chống lại quyền lực- trong khi đại đa số là không thể? Việc có khả năng phản kháng chính quyền không dựa vào lòng dũng cảm hay can đảm, vào tự tin hay ngoan cường. Các quá trình não bộ và các vùng cần thiết cho việc từ chối ý kiến của các nhân vật thuộc quyền lực đang bắt đầu được hé lộ. Và mức độ gắn bó của ta với sự nghiệp đến đâu sẽ có thể là yếu tố rất quan trọng để ta vạch ranh giới không vượt quá.
Việc ta chống trả lại với chính quyền như thế nào là phụ thuộc vào não của ta, nhưng điều này có thể thay đổi được. Hầu hết mọi người làm những gì mà chính quyền bảo họ làm, ngay cả khi họ không đồng ý. Hóa ra lý do nằm trong não bộ. Tin tốt lành là điều này có thể thay đổi được.
Chúng ta muốn nghĩ rằng ta sẽ làm điều đúng đắn trong một tình huống khó khăn. Ta sẽ phản đối ông chủ khi cần thiết, lao vào cuộc nếu thấy ai đó bị bắt nạt, và nói không nếu ta được yêu cầu làm điều mà ta thấy sai. Thật là hấp dẫn khi nghĩ rằng ta có một la bàn đạo đức bẩm sinh hướng dẫn ta hành động, ngay cả dưới áp lực của những người khác.

Tuy nhiên, trên thực tế, phần lớn chúng ta đều rất kém khi phải chống lại quyền lực. Nghiên cứu mới tiết lộ lý do tại sao lại như vậy, cho ta thấy bên trong não ta xử lý- hoặc không thể xử lý- trong những tình huống khó khăn này. Cuối cùng, nghiên cứu này có thể chỉ cho ta cách ta có thể rèn luyện bản thân để có ý chí mạnh mẽ hơn và có khả năng tốt hơn để nắm lấy súng khi cần.

Trong các thí nghiệm của nhà thần kinh xã hội học Emilie Caspar của Viện Thần Kinh Học Hà Lan, các tình nguyện viên đã cho các cú điện giật lẫn nhau. (Nghiên cứu này lập lại những thí nghiệm tai tiếng của Stanley Milgram trong những năm 1960, nhưng theo một cách nghiêm túc hơn về mặt đạo đức và khoa học.)

Đầu tiên, những người tham gia được yêu cầu gây các cú giật điện với một khoản tiền nhỏ (khoảng 5 pence mỗi lần). Khi một người tham gia được cho 60 cơ hội để gây giật điện đối tác của mình, khoảng một nửa thời gian họ đã không làm. Khoảng 5-10% số người chọn không gây giật điện đối tác của mình tất cả 60 cơ hội.

Sau đó Caspar vượt lên trên những người tham gia và ra lệnh cho người đang giật điện phải thực hiện. Bây giờ, ngay cả những người tham gia trước đó không gây giật điện một lần nào cũng bắt đầu nhấn nút.

Ngay sau khi Caspar ra lệnh, hoạt động não của người tham gia cũng thay đổi, máy quét điện não đồ (EEG) cho thấy vậy. Đặc biệt, nghiên cứu cho thấy bộ não bị giảm khả năng xử lý hậu quả của hành động của người đáp ứng. Đối với phần lớn các tình nguyện viên, ý thức của họ về cơ quan và trách nhiệm bắt đầu tan biến.

Câu hỏi làm sao bộ não có thể giúp ta chống đối chính quyền- hoặc, ngược lại, tin những gì người ta bảo - là vấn đề vừa triết học vừa khoa học.

"Tôi đã thử nghiệm hơn 450 người tham gia, và cho đến nay chỉ có ba người từ chối làm theo lệnh," Caspar nói. "Những người này khác với những người khác như thế nào?"

Các nghiên cứu ở bệnh nhân bị tổn thương não bộ cục bộ hiện giúp trả lời một phần cho câu hỏi này. Khi người bị tổn thương ở vỏ não trước trán- lớp ngoài cùng của phần phía trước não- thì họ dễ làm theo lệnh hơn so với người bình thường,

"Họ thực sự rất sẵn sàng nghe theo chính quyền, và ít có khả năng nghi ngờ," Erik Asp, một trợ lý giáo sư tâm lý học tại trường Cao Đẳng Nghệ Thuật Tự Do của Đại học Hamline ở Mỹ, nói. "Có nghĩa là nếu một nhân vật của chính quyền bảo họ làm tổn thương người khác, là họ dễ thực hiện hơn."

Trung tâm phản kháng


Để bộ não hiểu được một ý tưởng mới, nó phải tin ý tưởng đó trong một phần của giây- nhưng một số người trong chúng ta thì giỏi hơn về cách gạt bỏ nó so với những người khác.

Bộ phận này của bộ não giúp chúng ta đứng lên phản đối chính quyền, nó là cái gì vậy?

Câu hỏi này dẫn đến các chủ đề triết học như bản chất- và cơ sở thần kinh- của niềm tin. Mặc dù không có sự đồng thuận khoa học rõ ràng, mô hình Spinozan là một ý đề xuất mạnh mẽ. Nó gợi ý rằng để hiểu một ý tưởng hay một thực tế mới, bộ não của chúng ta phải, trong một phần của giây, tin nó hoàn toàn.

"Hành động hiểu biết là hành động tin. Bất kể những quy trình đó là gì, nhưng chúng là như nhau, "Asp nói.

Sau khoảnh khắc của một giây, bạn có thể nghi ngờ hoặc từ chối thông tin mới này. "Bạn có thể sử dụng một quá trình tâm lý thần kinh học riêng biệt để quay trở lại và không tin sự thể hiện tri thức đó," Asp nói. "Nói cách khác, bạn quay trở lại và nghi ngờ nó."

Đối với các bệnh nhân vỏ não trước trán, thì phần thứ hai của quá trình này bị hỏng, Asp lập luận. Vì vậy, thay vì suy nghĩ hai lần về những gì nhân vật có thẩm quyền nói, người bệnh nhân vỏ não trước trán có nhiều khả năng chấp nhận điều nghe thấy là xong hẳn.


Trong suốt lịch sử, người ta đã phải trải qua sự khó chịu với việc tuân theo mệnh lệnh bằng cách tin rằng mục đích biện minh cho cách thức thực hiện.

Nếu vỏ não trước trán là nơi chứa khả năng nghi ngờ và thẩm vấn lại chính quyền, sẽ có thể có một cách ở người khỏe mạnh bình thường để tăng cường khả năng làm điều này. Vỏ não trước trán có tính mềm dẻo nhất định. "Tôi nghĩ nó có thể thay đổi được," Asp nói. "Nó không được đưa vào chức năng não mà bạn có- nó không phải là bất biến."

Sự giáo dục là một trong những cách thức tốt nhất để nâng cao khả năng nghi ngờ của bạn, Asp nói, và sau đó là khả năng của bạn suy nghĩ nghiêm túc về những điều bạn có thể được yêu cầu làm.
Điều tốt hơn nữa

Cũng có một yếu tố quyết định khác ảnh hưởng đến cách bạn cư xử.

Khi một nhân vật của chính quyền yêu cầu ta làm điều gì đó thì ta thường làm vì ta được dẫn dắt để tin vào nguyên nhân phía sau của lời yêu cầu, Megan Birney, một nhà tâm lý học và giảng viên cao cấp tại Đại học Chester tại University Center Shrewsbury, nói.


Trong các tình huống xung đột, chúng ta có xu hướng ủng hộ sự nghiệp mà ta gắn bó hơn cả.

Trong một thử nghiệm, Birney và các đồng nghiệp của bà đã đếm bao nhiêu người đã bỏ cuộc thử nghiệm mà họ được yêu cầu làm một điều gì đó đáng chê trách về đạo đức. Những người tham gia phải gán những từ xấu xa cho một nhóm người trong ảnh. Những hình ảnh bắt đầu với các nhóm trông dễ ghét, như nhóm phát xít Đức hoặc Ku Klux Klan. Dần dần, những hình ảnh là của những nhóm bình thường hơn và cuối cùng là nhóm gia đình và nhóm trẻ nhỏ.

Việc gán liên tục các từ xấu xa cho các nhóm người vô hại nhằm làm mòn cảm xúc và làm cho hầu hết người tham gia thấy khó chịu. Nhiều người bỏ cuộc khi nhịp độ tăng lên. Với những người tiếp tục theo đuổi, đó là vì họ tin họ đang đóng góp cho một điều gì quan trọng- một nghiên cứu khoa học nghiêm túc- điều đó thúc đẩy họ cố vượt qua.

"Một số người bỏ cuộc tự tìm đến tôi và ra sức xin lỗi," Birney nói. Những người này nói với Birney những câu như, "Tôi rất xin lỗi, tôi hy vọng tôi đã không làm hỏng việc của bà, chỉ là vì tôi thấy khó chịu, mong bà thông cảm." Trong nhiều trường hợp, sự không hợp tác nữa là do cảm giác mạnh mẽ về tội lỗi.


Như thể hiện qua những tội ác như vụ thảm sát Mỹ Lai năm 1968, người ta không phải lúc nào cũng đạt đến điểm đảo ngược mà họ nhận ra việc làm theo lệnh là điều kinh khủng.

"Khi bạn đang ở trong một tình huống mâu thuẫn, bạn nghe thấy các tiếng nói xung đột nhau. Người thì nói có, người thì nói không. Vấn đề là bạn ngả về phía nào, cái nào là đúng- đó là cái mà bạn đi cùng," Birney nói.

Điều này trở nên nguy hiểm khi người ta tự gắn mình chặt chẽ với một sự nghiệp để đi theo bất luận nó dẫn đến đâu. "Bạn có thể nghĩ, 'Mình đã làm được rất nhiều và đang làm một điều quan trọng'. Bạn sẽ đi đến đâu?" bà nói.

Một cách lô-gic, bạn có thể mong đợi có một điểm đảo lộn mà tới đó bạn sẽ nhận ra điều đang làm là kinh khủng. Nhưng nếu ta tin tưởng mạnh mẽ rằng ta đang làm điều gì đó có giá trị- rằng mục tiêu biện minh cho cách thức thực hiện- thì điểm này sẽ mờ khuất, hoặc có thể không bao giờ xuất hiện.

Nghiên cứu đang tiết lộ cách để chúng ta có thể chống đối chính quyền.

Việc có khả năng phản kháng chính quyền không dựa vào lòng dũng cảm hay can đảm, vào tự tin hay ngoan cường. Các quá trình não bộ và các vùng cần thiết cho việc từ chối ý kiến của các nhân vật thuộc quyền lực đang bắt đầu được hé lộ. Và mức độ gắn bó của ta với sự nghiệp đến đâu sẽ có thể là yếu tố rất quan trọng để ta vạch ranh giới không vượt quá.

Với sự phức tạp này, việc tìm cách để rèn luyện bản thân để có thể kháng cự lại chính quyền có thể là vô cùng khó khăn. Cho đến nay, không có chương trình đào tạo cụ thể và dựa trên bằng chứng mà ta có thể theo học để biết xử lý trong tình huống khó khăn. Nhưng một chương trình đào tạo như vậy chính là "giấc mơ khoa học" của Caspar.

"Mục đích của tôi là làm cho người ta có khả năng kháng cự," Caspar nói. "Ngay cả trong quân đội, binh sĩ có nghĩa vụ pháp lý để tuân lệnh, nhưng cũng được từ chối tuân theo các mệnh lệnh phi pháp hoặc phi đạo đức. Vấn đề là làm sao để người ta nghĩ nhiều hơn về trách nhiệm của mình, ngay cả khi không cảm thấy có trách nhiệm vì đang làm theo lệnh.

"Chúng ta cần phải tìm hiểu cách đào tạo mọi người có thể làm được điều đó để họ có thể cảm thấy có trách nhiệm hơn trong những tình huống như vậy."

Bài tiếng Anh trên BBC Future

https://www.bbc.com/vietnamese/vert-fut-45192171

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét