Chủ Nhật, 26 tháng 8, 2018

VN: Huy động 60 tỷ đô 'nhàn rỗi' có khả thi?

VN: Huy động 60 tỷ đô 'nhàn rỗi' có khả thi?
25 tháng 8 2018 - Theo truyền thông Việt Nam, ông Alwaleed Fareed Alatabani, chuyên gia trưởng Thị trường Tài chính Việt Nam của Ngân hàng Thế giới (World Bank) cho rằng, nền kinh tế Việt Nam có tỷ lệ tiền nhàn rỗi tích luỹ trong dân cao, lên đến 60 tỷ USD. Tuy nhiên, tiến sỹ Nguyễn Xuân Nghĩa từ California, Hoa Kỳ cho biết: "Các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới không nắm vững tình hình kinh tế Việt Nam nên con số 60 tỷ tiền nhàn rỗi trong dân là không đáng tin."
'Nhà nước cần đưa ra kênh đầu tư đáng tin cậy'
Bình luận về tính khả thi của việc nhà nước ở Việt Nam huy động khoản tiền này từ trong dân để tái đầu tư, Phó Giáo sư - Tiến sỹ Nguyễn Hoàng Ánh từ Hà Nội nói với Bàn tròn Thứ Năm 23/08/2018 của BBC Tiếng Việt: "Việc huy động tiền nhàn rỗi trong dân thì nước nào cũng có, không chỉ riêng Việt Nam. Nếu nhà nước có thể đưa ra kênh đầu tư nào đó khiến người dân tin cậy thì việc huy động vốn là khả thi. Hiện tại bất động sản dường như là kênh đầu tư duy nhất. Theo đó, bất chấp các vấn đề về môi trường và an sinh xã hội, nhiều công ty bất động sản đã thu hồi đất từ người dân để đầu tư vào các dự án, gây ra hiện tượng dân oan và những bất ổn trong xã hội."

"Trong bối cảnh hiện nay, chúng ta không thể huy động vốn thông qua kêu gọi lòng yêu nước như Tuần lễ vàng 1946 được nữa. Nếu có thì Nhà nước nên kêu gọi vốn từ các quan chức chính phủ vì những người đó rất giàu. Những quan chức này đang sống nhờ vào chế độ nên nếu họ đứng ra đầu tư, đóng góp cho chế độ thì cũng là điều tốt, đồng thời giúp cải thiện hình ảnh của chính quyền trong mắt người dân", bà Nguyễn Hoàng Ánh nói thêm.

Thảo luận cũng xoay quanh chuyện liệu còn các giải pháp nào khác tạo niềm tin vào hệ thống ngân hàng để người dân Việt Nam "mở hầu bao" đem tiền trở lại vào lưu thông, đầu tư, thay vì đem ra nước ngoài.

Cũng về đề tài này, tiến sỹ Phạm Đức Bảo, Phó Viện trưởng Viện Chính sách, Luật pháp và Phát triển từ Hà Nội cho BBC biết qua trao đổi email trong tuần rằng thực ra, khái niệm 'tiền trong dân' bao gồm nhiều giới.

Những quan chức này đang sống nhờ vào chế độ nên nếu họ đứng ra đầu tư, đóng góp cho chế độ thì cũng là điều tốt - TS Nguyễn Hoàng Ánh


"Có người đầu tư bất động sản, có người đầu tư kinh doanh, có người cất giữ trong nhà vì gửi ngân hàng không có lãi. Người ta nói huy động trong dân là nói chung tất cả chứ chắc không phải trừ cán bộ, đảng viên cộng sản đâu."

Trong khi đó, tiến sỹ kinh tế Phạm Chí Dũng, một nhà bất đồng chính kiến từ TP HCM nói trong Bàn tròn BBC 23/08, tỏ ý nghi ngờ về tính xác thực của con số 60 tỷ USD:

"Tôi không biết chuyên gia Ngân hàng Thế giới dựa vào đâu để đưa ra con số trên. Hiện nay, lượng giá trị tiền mặt lưu thông ở Việt Nam là khoảng 250 tỷ USD, nhưng chưa có một thống kê cụ thể nào về tỷ lệ tiền nhàn rỗi trong dân hay trong doanh nghiệp."

Ông Dũng cũng nêu quan điểm rằng, "theo đánh giá của Tổ chức Minh bạch Thế giới, Việt Nam rơi vào nhóm cuối về minh bạch kinh tế, tài chính. Do đó, rất khó để biết được tỷ lệ tiền nhàn rỗi trong dân là bao nhiêu".

Bản quyền hình ảnhPHAM DUC BAO

Huy động kiểu gì nếu muốn?


"Từ năm 2011, Chính phủ đã đưa ra chính sách huy động 500 tấn vàng tích luỹ trong dân, chỉ tương đương khoảng từ 18 đến 20 tỷ USD. Tuy nhiên, cho đến nay, chính sách này vẫn thất bại do Chính phủ chưa bảo đảm được rằng người dân sẽ thu hồi được số vàng đó nếu họ gửi vào Ngân hàng Nhà nước hoặc các Ngân hàng Thương mại Cổ phần.

Tình trạng nợ xấu cao, lên tới 40 tỷ USD của các ngân hàng hiện nay khiến người dân không thể tin tưởng để đem vàng đi gửi", ông Phạm Chí Dũng nói thêm.

Còn PGS. Phạm Đức Bảo thì tin rằng cách huy động bằng hình thức gửi tiết kiệm có lãi suất như trước đây nếu đề ra thì "chắc người dân vẫn gửi".

"Còn bằng hình thức trái phiếu thì chắc là người dân không mặn mà," ông cho biết qua điện thư.

Một vị khách khác của thảo luận Bàn tròn BBC ngày 23/03, tiến sỹ Nguyễn Xuân Nghĩa từ California, Hoa Kỳ cho biết:

"Các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới không nắm vững tình hình kinh tế Việt Nam nên con số 60 tỷ tiền nhàn rỗi trong dân là không đáng tin."

Theo ông Nghĩa, hầu hết người dân Việt Nam có tiền không chờ vào ý kiến của các chuyên gia để quyết định đầu tư vào thị trường chứng khoán hay gửi vào ngân hàng. Thay vào đó, họ tự đi tìm các giải pháp nhằm tăng giá trị tài sản của mình, bao gồm đầu tư ở nước ngoài như Hoa Kỳ vì họ không yên tâm với tương lai của Việt Nam.

Tuy nhiên, nhìn từ góc nhìn của một người dân đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam, bà Nguyễn Hoàng Ánh cho rằng:

"Theo tôi, chúng ta nên nhìn nhận vấn đề này theo khía cạnh kinh tế. Đa số người dân Việt Nam đều mong mỏi được sống trên quê hương mình. Do đó, nếu Nhà nước có thể đưa ra một kênh đầu tư hợp lý thì người dân sẽ ở lại."

Không bỏ tiền vào ngân hàng mà đem ra nước ngoài

Đồng đô la Mỹ - hình minh họa

Cuộc tranh luận cũng chuyển sang chủ đề liệu có cách nào "giữ chân" người có tiền và đồng vốn của họ để không bỏ Việt Nam ra đi.

Không đồng ý với quan điểm trên, ông Phạm Chí Dũng nói:

"Trong kinh tế có chính trị, trong chính trị có kinh tế. Do đó, không thể tách rời vấn đề chính trị trong câu chuyện này. Hơn nữa, không phải người dân Việt Nam nào cũng muốn sinh sống và làm ăn trên đất nước mình...

Hiện nay, làn sóng người Việt Nam di cư ra nước ngoài là rất phổ biến, nhằm tránh các bất ổn về kinh tế, chính trị, xã hội và môi trường."

Quan chức Ukraine có nhiều tiền mặt

Xử lý vụ Mobifone-AVG 'không thể duy ý chí'

'Đổ tiền cho đặc khu có rủi ro tầm quốc gia'

Tuy vậy, ông Phạm Đức Bảo lại nghĩ khác về việc này:

"Tiền của cá nhân thì họ có quyền lựa chọn kênh đầu tư, có người thích đầu tư kinh tế, có người thích đầu tư vào con người, ai cũng thấy giáo dục trong nước kém chất lượng và bê bối nhiều năm nay nên học muốn đầu tư cho con đi du học nước ngoài nhất là những nước phát triển như Âu, Mỹ, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc... để được hưởng một nền giáo dục tiên tiến.

Suy nghĩ của họ bỏ tiền đầu tư cho con người là có lợi nhất. Còn những người bỏ tiền ra mua nhà và bất động sản ở nước ngoài (trong số đó chắc có không ít quan chức) thì chắc là không phải để đầu tư mà chắc có lẽ là để cho con cháu và gia đình tìm kiếm cơ hội định cư chứ không phải để tìm kiếm lợi nhuận."Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Giải pháp nào mới hơn?

Khi được hỏi, liệu dưới thời Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thì Việt Nam sẽ huy động được nguồn từ người dân hay không, PGS Nguyễn Hoàng Ánh cho biết:

"Nếu Nhà nước vẫn dùng các giải pháp cũ thì việc huy động vốn là rất khó. Trong bối cảnh nợ công Việt Nam ngày càng tăng, thì tôi không thấy con đường nào khác ngoài việc huy động đầu tư từ các quan chức chính phủ."

Ông Phạm Chí Dũng thì cho rằng việc huy động hiện nay là vô cùng gian nan vì "người dân đã mất sạch niềm tin vào chính trị".

"Việt Nam đang rơi vào giai đoạn khủng hoảng kinh tế - chính trị. Do đó, Nhà nước không chỉ phải thay đổi về thể chế kinh tế mà còn phải cải cách thể chế chính trị và vấn đề nhân quyền", ông Dũng nêu ý kiến.
Bản quyền hình ảnhNGUYEN XUAN NGHIA
"Tôi không lạc quan về tương lai của Việt Nam. Để giải quyết vấn đề này, chúng ta cần cải cách từ trên xuống dưới trong bộ máy chính trị của nhà nước."TS Nguyễn Xuân Nghĩa

Nhìn từ Hoa Kỳ, tiến sỹ Nguyễn Xuân Nghĩa, người từng làm việc trong bộ máy của VNCH trước 1975 và làm việc ở Việt Nam sau đó một số năm, nêu quan điểm:

"Tôi không lạc quan về tương lai của Việt Nam. Để giải quyết vấn đề này, chúng ta cần cải cách từ trên xuống dưới trong bộ máy chính trị của nhà nước."

Hôm 23/8, trả lời BBC Tiếng Việt từ Bangkok, ông Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, nói:

"Con số hàng tỷ đôla tiền nhàn rỗi trong dân đặt ra rất nhiều vấn đề đối với chính sách."

"Đó là vấn đề ổn định vĩ mô, tạo ra môi trường đầu tư kinh doanh minh bạch, thông thoáng cạnh tranh hơn."

Việt Nam không phải là nước đầu tiên có vấn đề làm sao huy động, hoặc mời gọi tiền trong dân.

Từ mấy năm trước, Indonesia và Ấn Độ đều dùng cách 'ân xá thuế' để 'mời về' tiền người dân đem ra nước ngoài, hoặc chưa đưa vào đầu tư.

Tháng 7/2016, chính phủ Indonesia ra luật ân xá thuế để ai chưa nộp hết hoặc trốn thuế có thể khai báo lại và hợp pháp hóa các khoản tiền của mình.

Theo Reuters khi đó, có ít nhất 200 tỷ USD tiền từ Indonesia chưa khai thuế đang để trong các tài khoản ở Singapore.

Giới tài chính khu vực ước tính ít nhất 30 tỷ USD sẽ 'hồi hương' về lại Indonesia nhờ 'ân xá thuế'.

Cũng trong năm 2016, chỉ nhờ bốn tháng ân xá thuế, Ấn Độ đã 'làm lộ ra' 9,8 tỷ USD tiền cất dấu trong dân chúng, theo Financial Times hồi tháng 10 cùng năm.

https://www.bbc.com/vietnamese/business-45300179

1 nhận xét: