Thứ Năm, 3 tháng 8, 2017

Vụ TXT: Thế giới bất ngờ, sửng sốt, hoảng hốt vì VN

Vụ Trịnh Xuân Thanh: Thế giới bất ngờ, sửng sốt, hoảng hốt vì VN
Luân Lê - Chúng ta có thể tin tưởng rằng, an ninh quốc gia Đức của xứ tư bản là hoàn toàn lỏng lẻo. Nghi phạm nước khác đến lưu trú và bị bắt như chỗ không người.
Nước Đức sẽ trả lời thế nào với thế giới về vấn đề an ninh của nước mình? May mà Hội nghị thượng đỉnh G20 đã vừa mới kết thúc mới xảy ra khủng hoảng chính trị và ngoại giao này.
Việt Nam nhỏ bé, nhưng luôn khiến các cường quốc bất ngờ và sửng sốt đến hoảng hốt.
BẮT NGƯỜI ĐỂ XÉT XỬ : MỤC ĐÍCH HAY PHƯƠNG TIỆN
Không thể coi mục đích (chống tham nhũng) để biện minh cho phương tiện (sự hợp lý trong việc phá vỡ các nguyên tắc của luật tố tụng trong xét xử).

Vấn đề của luật pháp, bất cứ quốc gia nào cũng đều quy định một nguyên tắc Hiến định ối cao, đó là bất cứ ai cũng được đảm bảo quyền được xét xử công bằng và thông qua một trình tự hợp háp. Hiến pháp và Bộ luật Tố tụng hình sự của Việt Nam cũng nêu rõ điều này.


Tuy nhiên, trong thực tế, nhiều vụ án, khi tranh luận, và kể cả khi Hội đồng xét xử tuyên án, đứng trước công lý nhưng nhân danh nhà nước, họ còn lập luận rằng "Tuy có vi phạm một số trình tự tố tụng nhưng không làm thay đổi bản chất vụ án nên việc xét xử và kết tội đối với bị cáo là đúng đắn và khách quan". Với lập luận muốn buộc tội bằng được một con người, mặc dù có thể vi phạm vào một số thủ tục luật định, nhưng điều đó với họ là không ảnh hưởng đến nội dung và những hành vi của người bị cáo buộc, nên việc ra bản án là một sự hợp pháp chấp nhận được.

Đó là điều nguy hiểm trong tư duy những người tiến hành tố tụng. Vì mỗi hệ thống xét xử chỉ có thể đảm bảo và được trao quyền để thực hiện các chức trách của mình theo luật định, mà ở đó gồm luật về nội dung (xử hành vi) và luật về tố tụng (trình tự để kết tội một con người). Nếu không đảm bảo việc tuân thủ nghiêm ngặt, sẵn sàng vi phạm hoặc cố để làm cho tiến trình tố tụng được diễn tiến mà bất chấp luật tố tụng, thì chắc chắn rằng, bản án dựa trên những hoạt động đó là bất hợp pháp. Mà con người chỉ có thể bị kết tội và nó chỉ có hiệu lực khi đảm bảo rằng việc kết tội đó là hoàn toàn đúng luật.

Việc khởi đầu một vụ án, chính là khởi tố vụ án, khởi tố bị can cùng với tội danh và sau đó là bắt người. Bắt người thuộc về tố tụng hình sự, dù bất cứ ai cũng đều có quyền được đảm bảo về quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền tự do đi lại và không hạn chế về không gian. Nên nếu bị bắt trái luật, dù có khắc phục bằng bất kể lập luận nào thì các hoạt động tố tụng phát sinh sau đó từ việc bắt người trái luật đều sẽ trở nên bất hợp pháp.

Nếu nghi can, chưa phải là tội phạm, đang ở nước ngoài thì nếu ký kết Hiệp định tương trợ tư pháp trong lĩnh vực luật hình sự thì có thể yêu cầu dẫn độ về nước, nếu không có hiệp định song phương về vấn đề này thì tuân theo các Công ước quốc tế về dẫn độ mà các quốc gia này là thành viên, hoặc nếu không có những văn bản nêu trên thì quốc gia muốn bắt người phải thông qua (uỷ thác tư pháp) chính quyền nước có nghi phạm lưu trú đề nghị bắt và di lý về nước mình theo luật pháp của quốc gia đó. Vì trong quan hệ quốc tế thì có hai nguyên tắc là Đối xử quốc gia và Tối huệ quốc. Bắt buộc các quốc gia đều phải tuân theo mà hành xử trong việc ngoại giao và hợp tác quốc tế.

Nếu một cá nhân bị bắt bất chấp luật pháp, đặc biệt đối với các quốc gia luôn thượng tôn luật pháp, thì đó là hành vi vi phạm pháp luật ngang nhiên, và mọi hành vi xảy ra trên đất nước họ sẽ do pháp luật của quốc gia đó điều chỉnh. Không thể coi mục đích (chống tham nhũng) để biện minh cho phương tiện (sự hợp lý trong việc phá vỡ các nguyên tắc của luật tố tụng trong xét xử).

Nguồn: FB Luân Lê
https://www.facebook.com/luatsuluanle?fref=nf

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét