HỔ RẮN TRANH NGAI, CẢ HAI CÙNG ĐỔ
Mấy ngày qua có việc phải gặp bè bạn, mình được nghe lại một bài đồng dao vô danh rất hay được lưu truyền từ đầu năm 2017 (năm Dậu - năm con GÀ); đến nay mới có 7 tháng trôi qua mà những sự kiện được nhắc đến trong bài đồng dao đều đã xảy ra hoặc với xu thế này thì hầu như chắc chắn sẽ xảy ra. Thật là linh nghiệm. Thật là khâm phục trí tuệ của những kỳ nhân vô danh người Việt đã viết ra một bài đồng dao tuyệt vời như vậy. Nhưng đây cũng có thể là đồng dao do Trung Nam Hải sáng tác để thực hiện ở nước ta. Xin giới thiệu với bạn đọc bài đồng dao này.
NĂM DẬU VỪA TỚI
GÀ GÁY RÂM RAN
NHÀ VƯỢN HOANG MANG
VƯỢN GIÀ VỀ Ổ
GÀ MỔ LIỀN TAY
HỔ RẮN TRANH NGAI
CẢ HAI CÙNG ĐỔ
MỘT CON RẮN NHỎ
NGOI (bò) LÊN ĐẦU ĐÀN
LỊCH SỬ SANG TRANG
CẢ HAI VỀ MỘT
XE PHÁO MÃ TỐT
KÉO NHAU CÙNG VỀ
Để giúp bạn đọc hiểu nội dung ẩn phía sau của mỗi câu đồng dao, xin liệt kê năm tuổi của 19 thành viên Bộ chính trị Ban chấp hành TW Đảng khóa XII:
1. Nguyễn Phú Trọng, 1944, tuổi THÂN (KHỈ, VƯỢN)
2. Trần Đại Quang, 1950, tuổi DẦN (HỔ)
3. Nguyễn Thị Kim Ngân, 1954, tuổi NGỌ (NGỰA)
4. Ngô Xuân Lịch, 1954, tuổi NGỌ (NGỰA)
5. Tô Lâm, 1957, tuổi DẬU (GÀ)
6. Nguyễn Xuân Phúc, 1954, tuổi NGỌ (NGỰA)
7. Nguyễn Thiện Nhân, 1953, tuổi TỴ (RẮN)
8. Đinh Thế Huynh, 1953, tuổi TỴ (RẮN)
9. Phạm Minh Chính, 1958, tuổi TUẤT (CHÓ)
10. Tòng Thị Phóng, 1954, tuổi NGỌ (NGỰA)
11. Vương Đình Huệ, 1957, tuổi DẬU (GÀ)
12. Trần Quốc Vượng, 1953, tuổi TỴ (RẮN)
13. Phạm Bình Minh, 1959, tuổi HỢI (LỢN)
14. Trương Thị Mai, 1958, tuổi TUẤT (CHÓ)
15. Trương Hòa Bình, 1955, tuổi
16. Nguyễn Văn Bình, 1961, tuổi SỬU (TRÂU)
17. Võ Văn Thưởng, 1970, tuổi TUẤT (CHÓ)
18. Đinh La Thăng, 1960, tuổi TÝ (CHUỘT)
19. Hoàng Trung Hải, 1959, tuổi HỢI (LỢN)
Đồng dao (僮謠) là thơ ca dân gian truyền miệng của trẻ em. Đồng dao bao gồm nhiều loại: các bài hát, câu hát trẻ em, lời hát trong các trò chơi, bài hát ru em... Thường gặp nhất là các bài đồng dao gắn liền với các trò chơi trẻ em. Nói chung, đồng dao trong các trò chơi trẻ em ở các vùng miền đều khá giống nhau ở nội dung, chỉ khác một vài tiếng địa phương.
Ngoài loại đồng dao dân gian như trên, còn có loại đồng dao chính trị. Các kẻ sĩ, kỳ nhân ẩn mình nơi rừng sâu núi cao, phân tích thế sự rồi đưa ra các dự đoán. Sau đó họ cho đệ tử xuống núi phổ biến cho trẻ em để trẻ em hát nghêu ngao ngoài phố. Mỗi lời đồng dao như một lời sấm truyền, chứa đựng những thông tin thế sự mà họ muốn gửi gắm, cảnh báo trước cho các bậc vua chúa, người dân. Người giải được những cảnh báo trong đồng dao rất được vua quan ưu đãi, kính trọng.
Ví dụ về loại đồng dao này rất nhiều trong các tiểu thuyết lịch sử Trung Quốc như Đông Chu Liệt Quốc, Tam Quốc diễn nghĩa, Hán Sở tranh hùng, Tây hán chí, hay thậm chí trong các tiểu thuyết văn chương như Truyện Nhà Nho, Hồng Lâu Mộng...
Ngày nay, cùng với các trò chơi dân gian, đồng dao không còn phổ biến như xưa.
Ví dụ về loại đồng dao này rất nhiều trong các tiểu thuyết lịch sử Trung Quốc như Đông Chu Liệt Quốc, Tam Quốc diễn nghĩa, Hán Sở tranh hùng, Tây hán chí, hay thậm chí trong các tiểu thuyết văn chương như Truyện Nhà Nho, Hồng Lâu Mộng...
Ngày nay, cùng với các trò chơi dân gian, đồng dao không còn phổ biến như xưa.
Ví dụ một bài đồng dao:
-
- Con gà cục tác lá chanh
- Con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi
- Con chó khóc đứng, khóc ngồi
- Bà ơi đi chợ mua tôi đồng riềng
-
- Con mèo trèo lên cây cau
- Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà
- Chú chuột đi chợ đàng xa
- Mua mắm, mua muối giỗ cha con mèo
-
- Thằng Cuội ngồi gốc cây đa
- Thả trâu ăn lúa...gọi cha ời ời
- Cha còn cắt cỏ trên đồi
- Mẹ thì cưỡi ngựa đi mời quan viên
-
- Ông Sấm, ông Sét
- Ông hét đùng đùng
- Ông nổ lung tung
- Vỡ vung, vỡ nồi
- Vỡ cả bát đĩa nhà tôi...
- Tôi lôi ông ra đánh
- Đánh một roi
- Đánh hai roi
- Ông trốn về trời
- Ơi ông Sấm ông Sét ơi...
-
- Buổi sáng ngủ dậy
- Ăn bụng cơm no
- Chạy ra ngoài gò
- Bắt một con công
- Đem về biếu ông
- Ông cho trái thị
- Đem về biếu chị
- Chị cho bánh khô
- Đem về biếu cô
- Cô cho bánh ú
- Đem về biếu chú
- Chú cho buồng cau
- Nay chừ chú thím giận nhau
- Đem trả buồng cau cho chú
- Trả bánh ú cho cô
- Trả bánh khô cho chị
- Trả trái thị cho ông
- Bắt con công, đem về nhà.
-
- Ông trẳng, ông trăng
- xuống chơi ông chánh
- Ông chánh cho mõ
- xuống chơi nồi chõ
- nồi chõ cho vung
- xuống chơi cây sung
- cây sung cho nhựa
- xuống chơi con ngưạ
- con ngựa cho gan
- xuống chơi bà quan
- bà quan cho bạc
- xuống chơi thợ giác
- thợ giác cho bầu
- xuống chơi cần câu
- cần câu cho lưỡi
- xuống chơi cây bưởi
- cây bưởi cho hoa
- xuống chơi vườn cà
- vườn cà cho trái
- xuống chơi con gái
- con gái cho chồng
- xuống chơi đàn ông
- đàn ông cho vợ
- xuống chơi kẻ chợ
- kẻ chợ cho voi
- xuống chơi cây sòi
- cây sòi cho lá
- xuống chơi con cá
- con cá cho vây
- xuống chơi ông thầy
- ông thầy cho sách
- xuống chơi thợ ngạch
- thợ ngạch cho dao
- xuống chơi thợ rào
- thợ rào cho búa
- Trả búa thợ rào
- Trả dao thợ ngạch
- Trả sách ông thầy
- Trả vây con cá
- Trả lá cây sòi
- Trả voi kẻ chợ
- trả vợ đàn ông
- Trả chồng cô gái
- Trả trái cây cà
- Trả hoa cây bưởi
- Trả lưỡi cần câu
- Trả bầu thợ giác
- Trả bạc bà quan
- Trả gan con ngựa
- Trả nhựa cây sung
- Trả vung nồi chõ
- Trả mõ ông chánh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét