Chủ Nhật, 16 tháng 7, 2017

TINH THẦN QUÍ TỘC LÀ GÌ ?

TINH THẦN QUÍ TỘC
CaoBao Do - Cách đây mấy ngày, một bạn trẻ thế hệ 8x là lãnh đạo của một công ty lớn, doanh thu dăm nghìn tỷ, dăm nghìn nhân viên, hỏi tôi: "anh cho em hỏi thật: có phải đức tính quan trọng nhất của một doanh nhân là gentlemen không?". Bằng những gì tích luỹ được trong cả cuộc đời, tôi đã gật đầu và trả lời "yes".

Cũng rất tình cờ mấy ngày hôm nay, nhiều bạn facebook share mấy bài viết về tinh thần quí tộc. Cách đây 1 năm tôi cũng đã viết một bài về "giàu và sang - tư bản và quý tộc". Trộm nghĩ Gentlemen và Noblemen (quý tộc) rất gần gũi, nên tôi quyết định viết một vài bài xung quanh chủ đề tinh thần quý tộc, Việt Nam chúng ta đã bao giờ có tinh thần quý tộc chưa và tại sao bây giờ tinh thần quý độc lại bị quên lãng.



HIỂU TINH THẦN QUÍ TỘC QUA TITANIC

Khi nói đến Titanic, đa số chúng ta nghĩ đến bộ phim Titanic, bộ phim của đạo diễn James Cameron, với hai diễn viên chính của Leonardo DiCaprio và Kate Winslet, bộ phim có doanh thu 2,2 tỷ USD, doanh thu lớn nhất mọi thời đại, bộ phim đạt tất cả vinh quang với 11/14 giải Oscar.

Khi nói đến Titanic, rất nhiều bạn liên tưởng đến bài hát nổi tiếng "My heart will Go on", một bài hát được gọi là "mối tình từ Titanic", bài hát do ca sĩ Caline Dion thể hiện đã giành quán quân toàn thế giới, trở thành đĩa hát bán chạy nhất thế giới mọi thời đại với 15 triệu bản.

Thế nhưng đằng sau bộ phim và bài hát doann thu lớn nhất thế giới mọi thời đại và đạt được tất cả các giải thưởng danh giá nhất ấy chính là một thảm hoạ hàng hải lớn nhất thế giới, với bao nhiêu hệ luỵ: những món nợ khổng lồ, những món tiền bảo hiểm, đặc biệt là nỗi đau mất mát với 1517 người tử nạn.

Nhưng có một di sản vượt lên trên những thiệt hại về tiền bạc, vượt lên trên những nỗi đau mất mát, một di sản để lại cho thế hệ sau, đó chính là TINH THẦN QUÍ TỘC.



Khi biết con tàu bị đắm do đâm vào tảng băng chìm, trong lúc hành khách di chuyển lên các con thuyền cứu hộ, viên thuyền trưởng ra hiệu lệnh: “Phụ nữ và trẻ em lên trước!”.

Trong thời điểm nguy nan, cận kề cái chết, thế mà không ai hoảng loạn, không ai tự tìm lấy cái sống cho riêng mình, mặc dù không có một qui định hay ràng buộc nào bắt người ta phải làm thế, không ai có quyền yêu cầu người khác phải từ bỏ mạng sống cùa mình, thế mà cả 2223 người trên tàu đã tuân theo hiệu lệnh của viên thuyền trưởng.

John Jacob Astor 4, một doanh nhân giàu có bậc nhất, nhà phát minh, nhà văn nổi tiếng, đã đưa người vợ mang thai 5 tháng của mình lên thuyền cứu hộ, rồi lịch sự nhường chỗ cho hai người phụ nữ đứng cạnh: “Các quý cô, mời lên thuyền”.



Tỷ phú Ben Guggenheim cùng viên thư ký Victor Giglio, không dành quyền lên thuyền cứu hộ mà thản nhiên ở lại tàu với lời nhắn vợ mình: “Không có phụ nữ nào sẽ phải ở lại tàu chỉ vì Ben Guggenheim là một kẻ hèn kém”. Còn doanh nhân Isidor Straus ở lại trên tàu và nói "Tôi sẽ không đi khi những người đàn ông khác còn đang ở lại.”, vợ ông, quý bà Ida cũng ở lại bên chồng: “Tôi sẽ không rời khỏi chồng mình. Chúng tôi sẽ chết như chúng tôi đã sống cùng nhau.”.

Một phụ nữ Thuỵ Sĩ đưa được hai con lên thuyền cứu hộ thì chỉ còn đúng một ghế ngồi, một phụ nữ khác đã đứng lên nhường chỗ: "xin mời ngồi, những đứa trẻ cần được ở bên mẹ mình".

Trên tàu Titanic có dàn nhạc 8 người do nhạc trưởng Wallace Hartley chỉ huy, dành riêng cho khoang hạng nhất. Trong giờ phút nguy nan, các nhạc công đã không bỏ chạy mà ra bong tàu chơi nhạc nhằm xoa dịu tâm trạng lo âu, hoảng loạn của mọi người. Ban nhạc mặc áo phao cứu sinh chơi nhạc cho đến giờ cuối cùng khi con tàu Titanic gẫy làm đôi, các nhạc công trượt chân khỏi sàn tàu, rơi xuống làn nước biển lạnh giá.

Khi thi thể của nhạc trưởng Wallace Hartley được tìm thấy, ông vẫn đang ôm cây đàn cùa mình, cây đàn mà vị hôn phụ Maria đã tặng ông, cây đàn mà ông dự định chơi trong lễ cưới dự định tổ chức ngay sau chuyến đi.

Những người giàu có hơn, khoẻ mạnh hơn, sẵn sàng nhường sự sống cho những người yếu thế hơn, dù không quen biết. Đấy chính là tinh thần quí tộc: Gentlemen ngay cả khi cái chết đã cận kề.

CÁC TƯỚC HIỆU QUÝ TỘC

Quí tộc (Noblemen/Aristocrat) xuất phát từ châu Âu, họ chia quí tộc ra 10 tước hiệu:
1. Hoàng đế, nữ hoàng (Emperor, Emperess)
2. Quốc Vương, nữ vương (King, Quen)
3. Phó vương, phó nữ vương (Viceroy, vicereine)
4. Đại công tước, đại nữ công tước (Grand Duke, Grand Duchess)
5. Vương công, thân vương (Prince, Princess)
6. Công tước, nữ công tước (Duke, Dụcess)
7. Hầu tước, nữ hầu tước (Marquess, Marchioness)
8. Bá tước, nữ bá tước (Earl/Count, Countess)
9. Tử tước, nữ tử tước (Viscount, Viscountess)
10. Nam tước (Baron, Baroness)

Từ 1 đến 5: Từ vương công, thân vương trở lên được dành riêng cho hoàng tộc của vua, không dành để phong cho người ngoài.

Ngoài 10 tước hiệu trên có tước hiệu thứ 11 gọi là hiệp sĩ (Knight).

Rất nhiều người nổi tiếng, có đóng góp lớn lao cho nhân loại, cho nước Anh đã được nữ hoàng anh phong tước hiệp sĩ, trong đó có thể kể đến: tỷ phú Bill Gates, diễn viên Angeline Jolie, HLV Alex Ferguson, nhà toán học Andrew Wiles, nhạc sĩ ban nhạc Beatles Paul McCartney...

Thời bé, đọc truyện Nam tước Phôn Gôn Ring (Heinrich Von Goldring) đã rất ngưỡng mộ nhân vật chính, hoá ra Nam tước chỉ là tước hiệu thấp nhất của giới quý tộc châu Âu.

Khi viết những dòng này tôi lại nhớ đến lời nhắn nhủ từ 26 năm trước của bác Việt kiều, sang pháp từ năm 1934, khi tôi sang Paris năm 1991: "tôi biết nước ta rồi sẽ đi theo nền kinh tế thị trường, anh về nước cho tôi nhắn nhủ: hãy học những cái văn minh của CNTB, không cẩn thận chúng ta sẽ trở thành CNTB thời sơ khai, thời nguyên thuỷ của thế kỷ thứ 19".

(Còn tiếp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét