Thứ Bảy, 22 tháng 4, 2017

2 sai lầm: Chính sách đất đai và Bộ đội làm kinh tế

Trong toàn bộ lịch sử từ năm 1954 đến nay, hoàn toàn chỉ vì lợi ích riêng, Đảng và Nhà nước VN đã cố tình thực hiện vô số chính sách sai lầm, đẩy đất nước vào tình trạng kiệt quệ về kinh tế, khủng hoảng về niềm tin, mâu thuẫn xã hội cực kỳ sâu sắc. Riêng trong vụ Đồng Tâm, 2 vấn đề nổi cộm được đề cập tới từ rất lâu mà Đảng và Nhà nước VN đã và đang cố tình lờ đi nay bùng lên, đó là Đất đai thuộc sở hữu toàn dân và Bộ đội làm kinh tế. Vì lợi ích cục bộ, Bộ đội đã trở thành những tên cướp đất công khai dưới danh nghĩa thu hồi đất phục vụ mục tiêu quốc phòng. Cần sớm chấm dứt hai chính sách phản dân hại nước và hại cả bộ đội này. Phản dân vì dùng khẩu hiệu "người cày có ruộng" nhưng ngay sau khi cướp được chính quyền đã lập tức lật lọng.
Chính sách đất đai và câu chuyện Đồng Tâm
"Cho tới nay các thông tin ban đầu cho thấy ranh giới giữa đất an ninh quốc phòng và đất nông nghiệp của người dân là chưa có đầy đủ nên vụ ở Đồng Tâm khó giải quyết hơn so với vụ ở Yên Lãng và vụ Ecopac Văn Giang. Khó hơn nhưng vai trò bên thứ ba vẫn quan trọng. Và khi quan điểm của người dân và chính quyền càng khác xa nhau thì vai trò của bên thứ ba càng quan trọng hơn,' ông Phạm Quang Tú nói.

Tọa đàm Chính sách, Pháp luật về đất đai: Thực trạng và Kiến nghị sửa đổi do hai liên minh dân sự Landa và RiM đồng tổ chức tại Hà Nội hôm 20/4/2017


Một cuộc tọa đàm về các chính sách và luật đất đai vừa diễn ra tại Hà Nội hôm 20/4/2017, mang tên Tọa đàm Chính sách, Pháp luật về đất đai: Thực trạng và Kiến nghị sửa đổi.

Tọa đàm do hai liên minh các tổ chức dân sự, gồm Liên minh đất đai (Vì quyền bình đẳng tiếp cận đất cho người nghèo), gọi tắt là Landa, và Liên minh truyền thông quyền của nhóm những người dễ bị tổn thương, gọi tắt là RiM, đứng ra đồng tổ chức.

Trả lời BBC Tiếng Việt, ông Mai Phan Lợi, chuyên gia điều phối Liên minh RiM cho biết tọa đàm được thu xếp từ trước nhưng lại diễn đúng vào khi có những diễn biến căng thẳng trong vụ tranh chấp khiếu kiện đất đai tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, nên ngay đầu tọa đàm, Ban tổ chức đã nêu rõ do không có đầy đủ thông tin về vụ việc tại Đồng Tâm.

Chuyên gia điều phối Liên minh truyền thông quyền của nhóm những người dễ bị tổn thương (RiM) là một trong những người đồng chủ trì tọa đàm.

"Cụ thể là Nhà nước chưa công bố gì rõ ràng, đài báo đăng những thông báo từ chính quyền thì chung chung, thông tin trên Facebook và mạng xã hội thì rất khác nhau và người dân dường như không tin tưởng gì cả báo chí lẫn các cán bộ chức năng, chính vì thế Ban tổ chức không đủ dữ kiện để đánh giá phân tích vụ việc Đồng Tâm," ông Lợi giải thích.

"Đồng Tâm vẫn được nêu ra như những ví dụ về sự công khai minh bạch, sự can thiệp của nhà nước khi một bên là doanh nghiệp lấy đất để phục vụ các dự án liên quan tới kinh tế, chính vì nó có tương tác như vậy trong tọa đàm, những khuyến nghị đưa ra có thể áp dụng khá tốt cho việc giải quyết vấn đề Mỹ Đức mà bằng chứng là tại tọa đàm mọi người vỗ tay rất lớn khi nghe tin Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung, vốn là một tướng công an, đã trực tiếp xuống huyện Mỹ Đức để gặp gỡ bà con (hôm 20/4).

"Động thái này sau năm ngày, được xem là động thái tích cực, giúp các bên tiệm cận gần với nhau hơn và có thể niềm tin giữa các bên thông qua những tiếp xúc như thế sẽ tăng lên và nằm trong nhóm khuyến nghị mà tọa đàm hôm nay đưa ra," ông Mai Phan Lợi nói.

Bản quyền hình ảnhSTR/AFP/GETTY IMAGES

Lỗ hổng pháp luật

Tại tọa đàm, vụ việc ở Đồng Tâm cũng như nhiều vụ việc tranh chấp đất đai khác còn được nêu ra như những ví dụ về các lỗ hổng trong luật đất đai và đáng chú ý nhất là ý kiến của nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường, Giáo sư Tiến sĩ Đặng Hùng Võ.

Giáo sư Đặng Hùng Võ nêu ra Tọa đàm: "Một lỗ hổng là cơ chế nhà nước thu hồi đất. Lần đầu năm 1987 nhưng không có cơ chế bồi thường tái định cư.

"Đến Luật Đất đai 1993, thì nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc gia, quốc phòng. Tiêu chí rất đẹp nhưng thực tế thì thu hồi tất cả các loại đất và định nghĩa lợi ích quốc gia là do nhà nước quyết định. Cứ trình lên được duyệt là thành dự án. Đây là một lỗ hổng...
"Sang luật 2003, ta rành mạch hơn, không lừa dối dân nữa mà nói thẳng ra là dự án vì lợi ích quốc gia hay tư nhân. Các trường hợp khác không được thu hồi đất, như chỉ các trường hợp thu hồi để xây trụ sở của nhà nước...

Giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường nói tới những lỗ hổng trong luật đất đai

"Quốc phòng, an ninh là cái gì? Tôi xin lưu ý. Không thể có chuyện dùng đất quốc phòng để kinh doanh mà gọi đó là đất quốc phòng. Đất quốc phòng chỉ được sử dụng cho mục đích quốc phòng, bảo vệ tổ quốc. Không thể đem ra kinh doanh", nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường nói.

Những điểm được mổ xẻ nhiều trong số các lỗ hổng mà Gs Đặng Hùng Võ nêu ra liên quan tới sở hữu đất đai và một quyết định hành chính có thể mang lại nhiều quyền lợi và tiền chỉ cho một phía, ông Mai Văn Lợi nói thêm.

Nguyên nhân tranh chấp


Ông Phạm Quang Tú, chuyên gia nghiên cứu chính sách của Oxfam, tổ chức đã làm việc và cùng hỗ trợ các đối tác của Việt Nam nhiều năm qua đóng góp cho tiến trình sửa đổi luật đất đai, là một trong những người đồng chủ trì tọa đàm.

Trả lời BBC Tiếng Việt, ông Phạm Quang Tú cho biết trong thời gian qua cả về chính sách lẫn thực tiễn vấn đề đất đai đã được cải thiện tốt hơn nhưng vẫn còn những bất cập, tranh chấp đất đai vẫn xảy ra ở nhiều địa phương, có nơi có lúc như Đồng Tâm trong những ngày vừa qua, mức độ căng thẳng có nguy cơ tăng lên.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tranh chấp, như:

+ Do lịch sử để lại trong quá trình xây dựng đất nước, quá trình quản lý và sử dụng đất đai đặc biệt do chế độ công hữu hóa đất đai trước đây, từ đất tập thể hợp tác xã đất đau được giao về cho các hộ dân nhiều hơn để sản xuất. Quá trình lịch sử đó để lại những khó khăn trong việc phân bổ lại, tái cơ cấu các chính sách sở hữu và sử dụng đất đai tại Việt Nam

+ Những bất cập trong bản thân chính sách pháp luật hiện tại và đặc biệt quá trình thực thi pháp luật tại địa phương, có khoảng cách rất lớn giữa các quy định của pháp luật và thực tiễn. Dẫn tới những vấn đề về đất đai tiếp tục tồn tại và còn nóng lên.
Giải pháp ngắn, trung, dài hạn

Oxfam đã nêu ra các giải pháp ngắn, trung và dài hạn nhằm giảm thiểu tranh chấp, xung đột, bất cập trong chính sách và thực thi chính sách.

Các giải pháp ngắn hạn bao gồm phải có cơ chế buộc các bên phải thực hiện công khai minh bạch trong quản lý, sử dụng đất đai ở Việt Nam.

+ Công khai minh bạch: "Thực ra trong luật đất đai năm 2013 đã có những quy định về công khai minh bạch tuy nhiên việc thực thi các quy định ở địa phương thì rất kém. Ví dụ công khai về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, công khai những quyết định hành chính sau chuyển đổi mục đích sử dụng đất thì hầu như việc thực hiện còn bất cập và hạn chế."

Không thể có chuyện dùng đất quốc phòng để kinh doanh mà gọi đó là đất quốc phòng. Đất quốc phòng chỉ được sử dụng cho mục đích quốc phòng, bảo vệ tổ quốc. Không thể đem ra kinh doanhGiáo sư tiến sĩ Đặng Hùng Võ, Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường

+ Đối thoại với người dân: "Trong ngắn hạn sẽ không tránh khỏi những tranh chấp khiếu kiện tranh chấp đất đai ở vùng nọ vùng kia. Quan trọng nhất là khi xảy ra tranh chấp cần áp dụng ngay cơ chế nào để giảm thiểu tranh chấp và căng thẳng? Tôi cho rằng cần áp dụng ngay cơ chế đối thoại, làm việc với dân có tranh chấp khiếu kiện.

"Đồng Tâm vừa rồi là một ví dụ. Rất may là hôm qua và hôm nay lãnh đạo UBND thành phố HN mà trực tiếp là Chủ tịch UBND Hà Nội đã có những bước tiếp cận, tuy hôm qua tiếp cận với chính quyền cấp huyện và cấp xã và có mời người dân lên nhưng chưa tổ chức thành công đối thoại vì địa điểm tổ chức tại huyện. Chúng tôi hy vọng hôm nay đối thoại với người dân sẽ được tổ chức tại xã Đồng Tâm. Đây là một tín hiệu tốt.

"Tuy nhiên tôi đánh giá rằng hành động đó hơi muộn. Đáng lẽ ra những đối thoại đó phải diễn ra sớm hơn ngay sau khi sự việc bùng phát thì chắc chắn căng thẳng không đến mức độ như vậy. Do vậy giải pháp ngắn hạn thứ hai là khi sự việc xảy ra thì cần sớm tổ chức đối thoại với dân để tìm ra nguyên nhân gốc rễ cũng như giải pháp.

+ Cơ chế hỗ trợ: "Giải pháp ngắn hạn thứ ba là cơ chế hỗ trợ người dân, từ chính quyền, từ mặt trận và các đoàn thể và các tổ chức xã hội dân sự để người dân cảm thấy được hỗ trợ của các cơ quan chức năng và không bị đơn độc trong các tranh chấp kiện đối với các đơn vị bên ngoài."

+ Sự dụng các chế tài tư pháp, bên thứ ba: "Giải pháp thứ tư là sử dụng các chế tài tư pháp, như đưa ra các tòa án hành chính để giải quyết vụ việc một cách minh bạch rõ ràng và có bên thứ ba mà có thể là bên hỏa giải trung gian hoặc là bên tòa án để phân giải."

Giải pháp trung hạn mà đại diện Oxfam đưa ra là cần sửa đổi luật đất đai để đảm bảo luật đất đai sát hơn với thực tiễn, và ông Phạm Quang Tú cho biết ông đồng ý với ý kiến của giáo sư Đặng Hùng Võ về việc thu hồi đất đai, bồi thường tái định cư, cần phải sửa luật theo hướng hạn chế tối đa nhà nước đưa ra quyết định thu hồi đất, đặc biệt quyết định thu hồi đất cho phát triển kinh tế, có lợi cho nhà đầu tư.

Giải pháp dài hạn theo Oxfam là cần tổ chức nghiên cứu đánh giá tìm hiểu các hình thức sở hữu sử dụng đất khác nhau trong bối cảnh VN để đề ra các phương án chính sách về sở hữu quản lý đất đai ở VN, thảo luận xem phương án chính sách nào phù hợp nhất trong bối cảnh mới.

Bài học và khó khăn


Ông Tú cho biết tọa đàm này nằm trong chương trình kế hoạch của Landa và Oxfam, tuy nhiên diễn ra đúng vào khi có những diễn biến tại Đồng Tâm nên ông cũng hy vọng kết quả tọa đàm có tác dụng trước mắt giải quyết những vấn đề như Đồng Tâm và lâu dài hơn thì giải quyết những trường hợp tương tự.

"Bài học rút ra được ngay là thuộc về các giải pháp ngắn hạn, khi xảy ra tranh chấp cần tìm ra cơ chế đối thoại ngay với dân, không để mỗi bên mang một ý kiến ngược nhau, không có đủ thông tin cho chính người dân và cho dư luận xã hội.

"Cần có kênh thông tin, minh mạch thông tin và sau đó xúc tiến đối thoại, tốt nhất là chính quyền chủ động đối thoại với người dân là tốt nhất còn nếu chưa thể đối thoại trực tiếp thì nên áp dụng biện pháp sử dụng bên trung gian thứ ba.

"Tránh tối đa đàn áp trấn áp dân đặc biệt khi chưa phân tách rõ ràng minh bạch ai đúng ai sai. Trong vụ việc Đồng Tâm đã làm tốt việc không đàn áp trấn áp dân, tuy nhiên cơ chế đối thoại thì tuy có tín hiệu tốt, nhưng vẫn là hơi chậm."

Vẫn theo chuyên gia nghiên cứu chính sách của Oxfam thì nếu nó đơn thuần là một việc thu hồi đất đai cho các dự án phát triển kinh tế thuần túy thì dễ hơn nhưng trong trường hợp này nó liên quan tới đất đai an ninh quốc phòng. Câu hỏi đặt ra là diện tích nào được quy hoạch cho an ninh quốc phòng và diện tích nào là đất nông nghiệp của người dân và việc này cần làm rõ.

"Cho tới nay các thông tin ban đầu cho thấy ranh giới giữa đất an ninh quốc phòng và đất nông nghiệp của người dân là chưa có đầy đủ nên vụ ở Đồng Tâm khó giải quyết hơn so với vụ ở Yên Lãng và vụ Ecopac Văn Giang. Khó hơn nhưng vai trò bên thứ ba vẫn quan trọng. Và khi quan điểm của người dân và chính quyền càng khác xa nhau thì vai trò của bên thứ ba càng quan trọng hơn,' ông Phạm Quang Tú nói.

Công dân tham gia và giám sát

Viện trưởng Viện CISDOMA Trương Quốc Cần nói tới tầm quan trọng của việc người dân tham gia trong tiến trình lập kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất.

Là thành viên của mạng lưới Liên Minh Đất Đai, Landa, ông Trương Quốc Cần, Viện trưởng Viện CISDOMA, cho biết Viện đã đóng góp ý kiến tại tọa đàm liên quan tới việc làm sao để có sự tham gia của công dân một cách tốt nhất trong triến trình lập kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất, bồi thường, phải phóng mặt bằng, tái định cư.

Ông nhấn mạnh: "Cần có cơ chế, khuôn khổ luật pháp rõ rằng hơn được đưa ra như những yêu cầu chính thức, bắt buộc trong tiến trình thực hiện dự án để bảo đảm sự tham của người dân đầy đủ, sớm nhất và người dân có thể nắm thông tin và giám sát những tiến trình đó theo quy định của pháp luật, từ đó giảm những mâu thuẫn tích tụ quá lâu ngày, người dân không có chỗ chia sẻ sẽ dẫn tới bùng phát khiến ngày càng khó giải quyết hơn."

Ông Mai Phan Lợi, chuyên gia điều phối RiM, cho rằng cuộc tòa đàm đã đưa ra được các ý kiến khá tập trung, đưa ra các đề xuất hết sức xây dựng và sẽ giúp gỡ xung đột hay hậu quả không đáng có.

Ngoài ra một số ý kiến khác cũng giàu tính thực tiễn vì đều là những người trực tiếp tham gia các hoạt động của phía nhà nước và đoàn thể.

Khi được hỏi liệu sau tọa đàm những đề xuất, gợi ý này có được trình bày lên với chính phủ, để được xem xét áp dụng hay không, ông Mai Phan Lợi cho biết Landa có kênh kết nối với bên chính phủ, đặc biệt là Bộ Tài nguyên Môi trường và được biết 21 phát hiện của họ với các kiến nghị đi kèm đã được thảo luận trực tiếp với các cơ quan chính phủ.

Vẫn theo ông Mai Phan Lợi thì nhiều phóng viên các đài, báo đã tới dự buổi tọa đàm, và cuộc tọa đàm cũng được đưa lên trực tiếp trên mạng xã hội, như Facebook và được hàng ngàn người theo dõi trực tiếp. Để cơ quan nhà nước tiếp thu ý kiến của các tổ chức xã hội là một quá trình dài và thông qua nhiều cách thức khác nhau.

Ông Trương Quốc Cần cho rằng ở thời điểm này khi chưa có được những giải pháp đồng bộ thì có lẽ nên bắt đầu từ những cái nhỏ, và hy vọng một tiến trình lâu dài sẽ tìm ra một giải pháp đồng bộ hơn để giải quyết thấu đáo hơn những tranh chấp đất đai hiện nay.

Tọa đàm Chính sách, Pháp luật về đất đai: Thực trạng và Kiến nghị sửa đổi đã nghe nhiều ý kiến mà vụ tranh chấp đất đai dẫn tới xung đột tại Đồng Tâm được đưa ra làm ví dụ.

Cụ Kình 'vừa trải qua ca phẫu thuật xương đùi'

http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-39671333

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét