Thứ Năm, 11 tháng 12, 2014

(1) Đồng rúp Nga mất giá: Công chức không được ưu tiên

Đồng rúp Nga mất giá: Công chức không được ưu tiên
Đồng rúp Nga mất giá, liệu công chức không được hưởng ưu tiên như thời Liên Xô? Đó là một câu hỏi đặt ra với Thủ tướng Medvedev tối 11.12. Ông đáp rằng công chức sẽ chẳng được hưởng sự ưu ái nào: “Căn-tin ở trụ sở chính phủ chẳng khác những căn-tin khác”. 
Thủ tướng Nga Medeved trả lời phỏng vấn
Ông Medvedev cũng nói sắp tới sẽ là thời khó khăn của toàn dân Nga, kể cả giới công chức, khi lịch sử 800 năm của đồng rúp (RUB) đang bị đe dọa: Loại tiền chính thức quốc gia từ thế kỷ 13 này đang bị mất giá 40% so với đồng USD, dù Ngân hàng trung ương Nga (CBR) đã chi 70 tỉ USD từ quỹ dự trữ nhằm làm chậm tốc độ mất giá. Nỗ lực này cũng là chủ đề họp của CBR trong ngày 11.12.

Thủ tướng Nga nỗ lực trấn an

Tuy nhiên, bất kỳ cơ may phục hồi được đồng rúp là rất mong manh, vào lúc sự mất giá là nỗi quan tâm hàng đầu của Điện Kremlin, và bắt đầu tác động tới người tiêu dùng Nga dưới dạng giá sinh hoạt tăng vọt.

Đến 18 giờ 50 phút tối 10.12, người Nga phải mất 54,65 rúp mới mua được 1 USD (mất giá 1,1%) và mất 67,92 rúp mới mua được 1 đồng euro (mất giá 1,6%), trong khi giá dầu chuẩn thế giới Brent hạ 3%, đạt 65 USD/thùng trong phiên giao dịch chiều ở Moscow.


Tỉ giá đổi tiền ở Moscow ngày 10.12

Dầu khí xuất khẩu hiện là nguồn thu chính cho ngân sách Nga, nên giá dầu tăng - giảm đều có tác động mạnh vào ngân sách và từ đó tác động cả đến đồng rúp.

Theo Reuters, thị trường tiền tệ Nga tạm kềm giữ giá để chờ CBR có hành động can thiệp nào để bảo vệ đồng rúp, trong cuộc họp chính sách tiền tệ ngày 11.12.

Kết quả thăm dò của Reuters cho thấy các chuyên gia dự báo CBR sẽ tăng lãi suất cho vay lên mức 10,5% từ ngày 11.12, nhằm cứu đồng rúp.

Ngày 10.12, Thủ tướng Medvedev thừa nhận nền kinh tế sẽ hướng tới sự suy thoái trong năm 2015 và nói sự suy yếu của đồng rúp đang làm nước Nga đau, mất hàng chục tỉ USD vì lệnh trừng phạt của phương Tây, với lý do Nga can thiệp vào cuộc khủng hoảng ở Ukraine.

Trước đó, Bộ phát triển kinh tế Nga dự báo kinh tế Nga sẽ suy thoái 0,8% trong năm 2015.

Ông Medvedev khuyến cáo Nga nên giảm thiểu sự lệ thuộc vào xuất khẩu dầu khí. Nhưng ông nói Nga vẫn còn nhiều hướng xử lý, như các công ty và ngân hàng vay tiền của châu Á, và khuyến khích dân Nga sử dụng hàng hóa nội địa để giảm lệ thuộc hàng nhập khẩu.

Ông nói thêm rằng kinh nghiệm lịch sử cho thấy: các cuộc cấm vận chẳng thể kềm hãm một đất nước quá lâu và như Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nói, ông bảo lệnh cấm vận làm tổn thương cả Nga lẫn phương Tây.

Ông bảo Nga mất “hàng chục tỉ USD” nhưng kinh tế EU mất 240 tỉ euro (49,5 tỉ USD) trong năm 2014 và thêm 50 tỉ euro nữa trong năm 2015. 

Sợ xe ngoại nhập tăng giá, dân Nga ồ ạt mua

Ông Medvedev bảo vì ông lãnh lương bằng đồng rúp nên ông giữ đồng rúp để tiêu xài.

Đây là một vấn đề tranh luận của dân Nga: có nên ngưng sử dụng đồng rúp mất giá và đổi qua tiêu bằng đồng USD.

Dịp cuối năm, sắp lễ tết và là mùa du lịch, nhưng việc đồng rúp mất giá đã làm tăng giá vé máy bay và xe lửa ra khỏi Nga, buộc các công ty vận chuyển lớn phải tăng giá vé hoặc đóng một số tuyến đường sắt (qua các nước Liên Xô cũ) không có lãi để giảm lỗ.

Nhu cầu du lịch nước ngoài giảm khi nền kinh tế bên bờ suy thoái và đồng rúp tiếp tục mất giá. Công ty đường sắt Russian Railways (Nga) dự báo lỗ 2 tỉ rúp (37 triệu SUD) từ hoạt động vận tải quốc tế trong năm nay, theo báo thương mại Kommersant. Các hãng hàng không cũng bị giảm doanh số do đồng rúp Nga mất giá.

Người Nga từ giàu đến trung lưu đều giảm chi tiêu du lịch, đổ xô mua xe con ngoại nhập như Audi, Porsche, Lecus, không để đồng tiền mất giá “bào mòn” nguồn tiết kiệm của họ, và cũng là cách “đón đầu” nguy cơ tăng giá xe trong năm tới vì kinh tế suy thoái, chứ không phải để chào đón Noel.

Theo Bloomberg, khoản tiết kiệm 1 triệu rúp hiện đổi được 18.600 USD, mất giá khoảng 4.650 USD kể từ ngày 1.11. Trong khi đó, giá xe con chỉ tăng từ 5-7%.


Xe ngoại nhập chờ khách Nga mua

“Vào thời khủng hoảng, người dân xem xe là một cách đầu tư”, theo trưởng ban báo chí Andrei Rodionov của hãng xe Mercedes-Benz tại Nga.

Các sản phẩm như Iphone, tủ lạnh ngoại nhập… đều bán chạy. Khó thể có dữ liệu về doanh số các mặt hàng cao cấp, nhưng doanh số bán lẻ trong tháng 10 và tháng 11 ở Nga tăng cao và vượt dự đoán, dù cảm giác của người tiêu dùng vẫn là tiêu cực, theo thông tin của Cục Thống kê liên bang Nga. 

Còn tiếp
Trần Trí (theo Moscow Times, Reuters)
http://motthegioi.vn/kinh-te/dong-rup-nga-mat-gia-bai-1-cong-chuc-khong-duoc-uu-tien-130565.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét