Nghe “chị Bảy” hát dân ca mà nổi da gà!
Tối 7-9, chương trình The Voice Kids - Giọng hát Việt nhí đã khép lại mùa đầu tiên với ngôi vị quán quân dành cho thí sinh Quang Anh; hai thí sinh Ngọc Duy và Phương Mỹ Chi cùng nhận giải bạc.
Dù không phải là người đăng quang nhưng “chị Bảy” Phương Mỹ Chi lại là người để lại dấu ấn rất đẹp trong lòng khán giả, bởi mỗi lần “chị Bảy” cất tiếng, khán giả muốn rớt nước mắt.
Khó ai có thể quên được cô bé đen nhẻm, gầy tong trong bộ bà ba xuất hiện ở vòng Giấu mặt của chương trình. Ngay khi Mỹ Chi xuất hiện, người dẫn chương trình (MC) Trấn Thành đã gọi ngay: “Chào chị Bảy, sao chị Bảy bận áo bà ba làm chi vậy?”. Cô học sinh tiểu học bẽn lẽn: “Dạ, tại con hát nhạc dân ca”.
Mỹ Chi cất lên bài Quê em mùa nước lũ
Hẻm nhỏ chộn rộn
Giọng ca ngọt lịm của Mỹ Chi cất lên bài Quê em mùa nước lũ. Trời ơi, cả trường quay (mà chắc cả nhiều người đang xem đài nữa) lặng ngắt. Có người rơi nước mắt, rồi đồng thanh vỗ tay rào rào. Cầm lòng sao được khi một cô bé mới 10 tuổi mà ngân nga với những nỗi đau, mất mát qua từng ca từ trong ca khúc. Cũng từ lần xuất hiện quá đặc biệt như thế, Mỹ Chi đã được mọi người thân thương gọi là … “chị Bảy”.
Những khoảnh khắc của “chị Bảy” Mỹ Chi trên sân khấu
đêm chung kết The Voice Kids 7-9. Ảnh: LÝ VÕ PHÚ HƯNG
đêm chung kết The Voice Kids 7-9. Ảnh: LÝ VÕ PHÚ HƯNG
Hôm qua (8-9), tôi đến thăm nhà “chị Bảy” sau đêm thi. Căn nhà nằm trong con hẻm nhỏ trong khu phố người Hoa ở đường Mạc Vân (quận 8, TP.HCM). Con hẻm này thường ngày vốn đã đông với dãy gánh bún riêu, sữa đậu nành, chuối chiên và có cả gánh chè của mẹ “chị Bảy”, thế mà hôm qua còn đông hơn hẳn.
Đêm trước đó, hầu như trong xóm ai cũng chờ coi “chị Bảy” hát vào tối chung kết cuộc thi đặng nhắn tin bình chọn cho “chị Bảy”. Và sáng ra, ai cũng chờ cô nà ng thức dậy chỉ để thăm hỏi coi thử con nhỏ sao rồi. Chưa kể đến gần 20 fan hâm mộ “chị Bảy” ngồi ăn bún riêu, uống đậu nành canh me “chị Bảy” thức dậy để an ủi vì hổng được giải nhất và đề nghị chụp ảnh chung với “chị”.
Điện thoại của cô Út, ba và mẹ “chị Bảy” reng liên tục. Mẹ “chị Bảy” nói: “Nó hạng nhì cũng có buồn chút chút nhưng cũng may mà nó không hạng nhứt, chứ hạng nhứt là ngày nay đông nữa, mệt nữa à!”.
Sau đêm chung kết, ở buổi giao lưu báo chí, thấy “chị Bảy” mặt khờ hẳn, ai cũng tưởng “chị Bảy” buồn nhưng hóa ra “chị Bảy” mệt và đói bụng, không muốn chi hết, chỉ muốn… đi ăn thôi. “Nó còn bày đặt an ủi tui rằng: “Má, con không buồn mà má buồn chi vậy!”” - mẹ “chị Bảy” cười, kể.
Học “bẻ” giọng nhanh số một
Nhiều người xem qua tivi cũng biết rằng “chị Bảy” hát dân ca từ nhỏ và nhờ cô Út trong nhà hướng dẫn nhấn nhá cho từ ng câu chữ Như cô Út kể thì: “Cả nhà nghe nhạc dân ca nhiều lắm, nhất là nhạc do ca sĩ Hương Lan ca. Tự dưng từ độ sáu tuổi, “bà” (từ thân thương cô Út gọi “chị Bảy”) ca, tui nghe thấy “bà” có chất giọng sẵn nên chỉ cần bẻ cho “bà” luyến láy, lấy hơi… Tui cũng nghe đĩa và học lại chứ chẳng qua trường lớp gì, biết gì thì bày lại vậy nhưng được cái “bà ” học nhanh lắm”. Nói hồi cô Út vừa ca vừa kể làm ví dụ: “Câu hát “đêm luống trông tin bạn”, ba đận “bà” hát chữ “bạn” bình thường, tui nói chữ “bạn” phải xề xuống, tui ca thử một lần là “bà” làm được liền hà!”.
Trong gian nhà nhỏ của “chị Bảy”, ngoài gia đình nhà “chị Bảy” còn có bốn hộ gia đình là chú, bác, cô của “chị Bảy” sống chung. Vậy mà từ nhỏ “chị Bảy” cứ quấn cô Út thôi, cô Út nói “chắc tại do tui và “bà” đều thích ca”. Phòng cô Út cạnh phòng của gia đình “chị Bảy”. Cứ mỗi lần cô Út bật karaoke, “chị Bảy” học bài xong lại gõ cửa xin qua hát chung.
Mỹ Chi cất lên bài Quê em mùa nước lũ (video dài, quá tuyệt vời)
“Chị Bảy” vẫn là con nít
Nhiều người nói phải cho con bé học thanh nhạc để dưỡng giọng, sợ đi hát dùng sức hư cổ họng. Nhiều người gọi điện thoại tới mời con nhỏ diễn nhưng nhà tui hiện tại không nhận chương trình nào cả, bởi gia đình muốn lấy lại cân bằng cho con để con đi học hành đàng hoàng sau một thời gian dài đi thi. Mỹ Chi cũng nôn đi học lắm rồi!
Chị VÕ THỊ HUỲNH THƯ, mẹ Phương Mỹ Chi
|
Tôi lo rằng “chị Bảy” ca toàn bài buồn, sống tình cảm vậy thì con người “chị Bảy” sau này đa đoan. Vậy mà cô Út chẳng lo: ““Bà” thích dân ca, nhạc buồn nên “bà” cuốn theo khi hát nhưng khi buông bài hát ra thì “bà” đúng là đứa con nít rân”.
“Chị Bảy” con nít đến độ chẳng quan tâm chi giải thưởng, thi chơi cho vui thôi. Từ lớp 1 đến giờ, năm nào cũng có giấy khen, đi học rất chuyên cần, chẳng bỏ bữa nào hết. Trong suốt thời gian đi dợt nhạc cho chương trình ở vòng liveshow, theo lời của cô Út thì: “Khi nào mặt “bà” cũng chằm dằm đòi về vì thấy nghỉ học lâu quá sợ không theo bạn được. Người nhà dỗ “bà” rằ ng dù sao cũng đã nhiều người thương mình nên mình ráng tập chứ không bỏ ngang được, sau đó mình học bù thêm vào thứ Bảy, Chủ nhật, may mà “bà” chịu”.
Trong khi tôi ngồi trò chuyện với cô Út, với mẹ thì “chị Bảy” lon ton ra ngay bên hông nhà ăn bún riêu với các anh chị hâm mộ, tí ta tí tởn uống sữ a đậu nành rồi nhâm nhi tiếp một bịch bánh tráng trộn. Chị Bảy phải “nạp năng lượng” để 10 giờ đi tập cho đêm nhạc tri ân khán giả vào buổi tối ở phòng trà We (quận 3).
Chị Bảy không về nhất trong chương trình nhưng chị Bảy đã về nhất trong lòng nhiều khán giả, trong đó có tôi…
Cô Út - ca sĩ Quế Như của ngày xưa
Cô Út, người hướng dẫn, theo sát Mỹ Chi từ nhỏ vốn là ca sĩ với tên thật Quế Như. Từ 10 tuổi, Quế Như đã đi hát những sân khấu như ở sân khấu Đại Thế Giới. Tới 14 tuổi, Quế Như chính thức vào ban nhạc Viễn Đông. Ban nhạc này chủ yếu hát ở khu vực quận 5 với những ca khúc nhạc Hoa trữ tình nhưng trong lòng Quế Như ngày đó vẫn yêu thích nhạc dân ca. Đi hát được khoảng bốn năm thì Quế Như mắc bệnh, di chứng ảnh hưởng đến thị giác. Quế Như rút lui khỏi sân khấu, chỉ nhớ nghề mà ca ở một phòng thu của người bạn…
Phương Mỹ Chi bên cô Út (ngồi cạnh) - người chắp cánh cho em đến với dân ca và ba mẹ ở quán sữa đậu nành ngay hông nhà. Ảnh: QUỲNH TRANG
Tôi hỏi: “Đi hát từ thuở bằng Mỹ Chi, chị có thấy nghề ca hát bạc bẽo không? Vài bữa Mỹ Chi theo nghề chị có ủng hộ không?”, cô Út xa xăm: “Nhiều nghề cũng bạc bẽo lắm chứ riêng gì ca sĩ nhưng với ca hát thì đa phần buồn hơn vui. Ca sĩ lên sân khấu trăm ngàn người vỗ tay đó nhưng về lại thui thủi một mình. “Bà” mà đi hát tui cũng lo nhưng lo sao nổi, mỗi người có mỗi số phận riêng…”.
|
QUỲNH TRANG
Nghe xong em cũng khóc (nhưng không nổi da gà)
Trả lờiXóa