Kinh tế Việt Nam ‘đa mang’ nên phải ‘đèo bòng’
Tại phiên họp thường kỳ tháng 8/2013 vừa qua, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trình lên Chính phủ báo cáo về các số liệu trong 8 tháng đầu năm, cho thấy kinh tế nước ta phục hồi còn chậm khi tăng trưởng GDP cả năm có thể chỉ đạt từ 5,3% – 5,4%.‘Kinh tế Việt Nam đã rơi xuống đáy’ / Kinh tế VN “khó khăn”, “bi đát” và “nguy lắm rồi”
Ảnh minh họa: ndhmoney
Mặc dù GDP quý III/2013 tăng khoảng 5,46% - cao hơn cùng kỳ - nhưng để đạt được mục tiêu cả năm 5,5% sẽ là một thách thức lớn. Trên thực tế, vấn đề này đã được đề cập từ cách đây một vài tháng, nhất là khi Tổng cục Thống kê cho biết tăng trưởng GDP quý I đạt 4,76%, trong khi quý II cũng chỉ đạt 5%.Bối cảnh kinh tế khó khăn đã tác động không nhỏ đến tiến độ các khoản thu ngân sách chính phủ. Chỉ sau 8 tháng đầu năm 2013, thâm hụt ngân sách đã đạt tới 119.850 tỷ đồng, đạt 74% kế hoạch dù rằng vẫn còn hơn một quý nữa mới hết năm. Với tốc độ bội chi như hiện nay, nhiều khả năng con số lạm chi sẽ vượt quá kế hoạch đề ra.
Vì thế, tính đến ngày 22/8, Chính phủ đã tiến hành huy động 134.820 tỷ đồng trái phiếu (đạt 69,1% kế hoạch) - một hình thức vay nợ đang góp phần thúc đẩy nợ công Việt Nam ngày một phình to vốn có thể đã lên đến 95% GDP (theo tính toán của các tổ chức quốc tế), vượt xa ước tính 54,9% GDP của Bộ Tài chính.
Nhưng nguy hiểm không hẳn nằm ở các con số tổng nợ, mà là số tiền vay được này được phân bổ lên đầu những ai. Chiếm đến 40% tổng đầu tư cả nước nhưng khu vực kinh tế quốc doanh chỉ tạo ra khoảng 10% việc làm, trong khi khu vực kinh tế ngoài nhà nước chỉ nhận được 35% tổng đầu tư nhưng mang tới 87% việc làm cho xã hội. Để rồi, mỗi khi các DNNN thất thu, lỗ to lãi nặng, ngân sách nhà nước lại trở thành hậu phương vững chắc bảo lãnh cho các khoản vay “chống chế”, hầu như chỉ mang tính chất xóa nợ, đảo nợ trên danh nghĩa còn nợ thực chất vẫn phân bổ trên đầu đồng thuế người dân và doanh nghiệp.
Chính vì vậy, bất chấp làn sóng “tái cơ cấu kinh tế” nở rộ như hoa vào mùa, tại hội thảo cải cách kinh tế vĩ mô ở Việt Nam diễn ra ngày 30/8 tại TP.HCM, TS Trần Du Lịch cho rằng Việt Nam đang trong tình cảnh “muốn rất nhiều nhưng việc thể hiện ra bằng chính sách như thế nào thì lại không làm được”. Kế hoạch tái cơ cấu vẫn chỉ đang tồn tại ở dạng ý muốn, nhưng làm như thế nào, phương tiện gì thì vẫn chưa ai nắm chắc. Còn TS Võ Trí Thành - Phó viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) - cho rằng Việt Nam đã quá tham lam khi đề ra nhiều mục tiêu trong khi nhìn đâu cũng có hạn chế, từ tài lực, nhân lực đến minh bạch.
Chính vậy vậy, không chỉ doanh nghiệp trong nước, mà ngay cả các doanh nghiệp châu Âu cũng tỏ ra hết sức quan ngại. Theo kết quả cuộc khảo sát lần thứ 12 về Chỉ số kinh doanh do EuroCham thực hiện tháng 8/2013 được công bố ngày 27/8, dù có được cải thiện với lượng phản hồi tích cực tăng lên 51% so với mức 43% của quý trước thì song nỗi lo ngại về tình hình kinh doanh hiện tại, mức độ lạm phát tăng và triển vọng của nền kinh tế vĩ mô xét về tổng thể tại Việt Nam vẫn không ngừng tăng lên.
Trước tình hình trên, các doanh nghiệp châu Âu đang tỏ ra thận trọng hơn, và khoảng 20% phản hồi đang cân nhắc chuyển hoạt động sang các nước khác trong ASEAN khi canh cánh nỗi lo lạm phát do không thể lạc quan “tếu” như báo cáo của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia rằng lạm phát 2013 vẫn có thể giữ được ở mức 5% dù Ngân hàng thế giới (WB) cảnh báo có thể lên đến 8,2%. Có thể thấy, dù không phải lúc nào WB cũng đúng, song các báo cáo của Việt Nam vẫn không thể chiếm được lòng tin của doanh nghiệp nước ngoài như báo cáo của các tổ chức quốc tế.
An Nhiên
Tổng hợp
http://songmoi.vn/kinh-te-kinh-doanh/kinh-te%CC%81-vie%CC%A3t-nam-%E2%80%98da-mang%E2%80%99-nen-phai-%E2%80%98deo-bong%E2%80%99
Chính vì vậy, bất chấp làn sóng “tái cơ cấu kinh tế” nở rộ như hoa vào mùa, tại hội thảo cải cách kinh tế vĩ mô ở Việt Nam diễn ra ngày 30/8 tại TP.HCM, TS Trần Du Lịch cho rằng Việt Nam đang trong tình cảnh “muốn rất nhiều nhưng việc thể hiện ra bằng chính sách như thế nào thì lại không làm được”. Kế hoạch tái cơ cấu vẫn chỉ đang tồn tại ở dạng ý muốn, nhưng làm như thế nào, phương tiện gì thì vẫn chưa ai nắm chắc. Còn TS Võ Trí Thành - Phó viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) - cho rằng Việt Nam đã quá tham lam khi đề ra nhiều mục tiêu trong khi nhìn đâu cũng có hạn chế, từ tài lực, nhân lực đến minh bạch.
Chính vậy vậy, không chỉ doanh nghiệp trong nước, mà ngay cả các doanh nghiệp châu Âu cũng tỏ ra hết sức quan ngại. Theo kết quả cuộc khảo sát lần thứ 12 về Chỉ số kinh doanh do EuroCham thực hiện tháng 8/2013 được công bố ngày 27/8, dù có được cải thiện với lượng phản hồi tích cực tăng lên 51% so với mức 43% của quý trước thì song nỗi lo ngại về tình hình kinh doanh hiện tại, mức độ lạm phát tăng và triển vọng của nền kinh tế vĩ mô xét về tổng thể tại Việt Nam vẫn không ngừng tăng lên.
Trước tình hình trên, các doanh nghiệp châu Âu đang tỏ ra thận trọng hơn, và khoảng 20% phản hồi đang cân nhắc chuyển hoạt động sang các nước khác trong ASEAN khi canh cánh nỗi lo lạm phát do không thể lạc quan “tếu” như báo cáo của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia rằng lạm phát 2013 vẫn có thể giữ được ở mức 5% dù Ngân hàng thế giới (WB) cảnh báo có thể lên đến 8,2%. Có thể thấy, dù không phải lúc nào WB cũng đúng, song các báo cáo của Việt Nam vẫn không thể chiếm được lòng tin của doanh nghiệp nước ngoài như báo cáo của các tổ chức quốc tế.
An Nhiên
Tổng hợp
http://songmoi.vn/kinh-te-kinh-doanh/kinh-te%CC%81-vie%CC%A3t-nam-%E2%80%98da-mang%E2%80%99-nen-phai-%E2%80%98deo-bong%E2%80%99
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét