Không thể dùng đồng tiền bẩn vào mục đích nhân văn, nhất là giáo dục. Nếu sau này cha con Nguyễn Thanh Phượng ra tòa, bị tuyên án tịch thu mọi tài sản đang có, thu hồi các tài sản tẩu tán để khắc phục hậu quả, thì nhà nước có thu hồi trường Lũng Luông không ? Trên Blog này, tôi đã phê phán mạnh mẽ các phát ngôn, ứng xử, hành động của GS Châu giai đoạn nhận giải thưởng FIELDS, nhất là chấp nhận làm thằng hề trong tay Tấn Dũng và Thiện Nhân. Sau này GS phát ngôn, ứng xử, hành động khôn khéo hơn, thỉnh thoảng lại phát ngôn được vài câu hay dù câu đó dân biết nhưng nói không ai nghe; nay GS nói hộ, tạo dư luận xã hội thì mừng. Do đó tôi cũng tôn trọng GS. Tiếc rằng GS vẫn hợp tác, chấp nhận dùng tiền bẩn của đám quan tham nhũng bán nước để xây trường. Khi trẻ em học ở đây lớn lên, liệu chúng có cảm thấy buồn khi đã từng học trong 1 ngôi trường xây bằng xương máu của bao nhiêu người khác.
Ngô Bảo Châu (Fb): Đầu óc mình nhiều khi đơn giản quá. Lúc bắt đầu vận động xây trường trên Lũng Luông thấy đây đơn giản là làm cho các thầy cô và trẻ em miền núi một chỗ không chỉ khang trang, mà còn hay và đẹp nữa.
Tranh cãi quanh ngôi trường mới Lũng Luông
Trong thời gian xây trường, đến khi khánh thành, quan điểm chung của anh Tuấn cơm thịt là truyền thông rất chừng mực khiêm tốn.
Sau này tôi cũng ái ngại quá khi người ta nói GS NBC xây trường. Ba người làm việc này bao gồm cô Phượng là người cho tiền, anh Tuấn là người quản lý, anh Hào thiết kế và thi công. Tôi chỉ có công mời ba người kia đi ăn tối.
Một việc đơn giản là tốt, chẳng ai tranh công tranh thưởng gì. Chỉ có anh Hào dạo này được nhiều giải thưởng kiến trúc quốc tế cho các công trình kiến trúc xã hội, trong đó có trường Lũng Luông mà anh ấy làm. Thiết tưởng nên chia vui cùng anh ấy.
Thế mà cũng thành chuyện để ầm ĩ soi mói.
Thực ra cũng không cần thiết phải thanh minh thanh nga gì, nhưng nhân 5xu biên một cái sớ rất dài, tôi cũng biên vài dòng để bỏ ra khỏi đầu những chuyện thị phi lăng nhăng kia (Chau Ngo).
*****
Lời bình của Kỳ Duyên: Trên mạng XH đang có sự tranh cãi khá quyết liệt về việc xuất hiện ngôi trường mới – Trưởng tiểu học Lũng Luông (Võ Nhai- Thái Nguyên). Tranh cãi quyết liệt bởi ngôi trường được sự đầu tư tài chính của chị Nguyễn Thanh Phượng (con gái cựu TT Nguyễn Tấn Dũng)- với số tiền là 06 tỷ đồng.
Xưa nay, mình là kẻ không bao giờ nịnh bất cứ người có quyền lực nào, nhưng cũng không có tính adua, cơ hội kiểu theo đóm ăn tàn, tát nước theo mưa. Trước vụ việc này, vừa thấy mừng vui cho các cháu, mà lòng đầy lăn tăn, lúng túng. Vừa vui vừa buồn, vừa đầy nghĩ ngợi. Nhìn hình ảnh ngôi trường tiểu học xanh đỏ, sặc sỡ giữa núi rừng xanh màu cây lá mình rất thích, vì làm cho trẻ tiểu học, phải màu sắc, vui nhộn, hệt tuổi thơ các bé.
Mình hỏi ý kiến một người bạn thân- một trí thức ngay thẳng và đàng hoàng mà mình rất tin cậy, quan niệm của ông về vụ việc này ra sao. Xin đăng lại để bạn đọc tham khảo, chia sẻ hoặc trao đổi:
1.
Mỗi hoạt động từ thiện, đặc biệt là những hoạt động thực sự đến được với người nghèo, với trẻ em vùng sâu vùng xa, thì đều đáng hoan nghênh.
2.
Đối với dư luận khi đón nhận sự kiện này, thì điều quan trọng là biết được những thông tin chính xác liên quan, đặc biệt là tiền ở đâu mà ra. Đương nhiên, để làm việc lớn, nhất là những nhân vật lớn như Ngô Bảo Châu, thì không thể chỉ đi gom tiền lẻ, mà phải vận động những nguồn tiền lớn của các đại gia. Và ít đại gia ở Việt Nam có thể giàu lên mà không nhờ tiền bẩn. Vậy nên những việc từ thiện quy mô lớn thường phải dùng tiền bẩn. Âu cũng là một loại vị đắng, vị chát hòa vào mỗi giọt nước mắt rơi xuống phận nghèo.
3.
Lúc đầu, khi báo chí đưa tin khánh thành Trường Lũng Luông mới, thì chỉ nhắc đến tên giáo sư Ngô Bảo Châu, nhà báo Trần Đăng Tuấn và KTS Hoàng Thúc Hào. Bây giờ thì đã công khai đăng thêm tin và ảnh về Quỹ Phượng Hoàng, với đại diện là chị Nguyễn Thanh Phượng, là nhà tài trợ chính xây dựng ngôi trường này với 6 Tỷ VND (http://thoibao.de/nguoi-viet-nam-chau/11395/khong-can-ngan-ty%252c-gs-ngo-bao-chau-da-bien-ngoi-truong-op-ep-thanh-to-hop-ruc-ro-giua-rung-xanh.htm).
Việc NBC vận động Nguyễn Thanh Phượng tài trợ để xây Trường Lũng Luông là chuyện dễ hiểu, vì NTP thuộc vào số các đại gia mà NBC có quan hệ gần gũi.
4.
Đối với các đại gia cỡ lớn thì mấy tỷ chỉ là chuyện nhỏ, nên họ cũng chẳng tiếc. Bỏ ra mấy tỷ làm từ thiện cũng là một thú vui, lại có thêm tác dụng quảng cáo, đó là chưa nói đến tác dụng giảm thuế và gột rửa chút áy náy lương tâm.
Đặc biệt, đối với NTP thì 6 tỷ chỉ nhỏ như hạt bụi, nếu so sánh với những gì mà gia đình chị đã có được từ đất nước này. Khi còn vững như bàn thạch thì chắc NTP cũng làm chút từ thiện. Trong hoàn cảnh hiện nay, càng phải biết làm từ thiện, mong giảm nhẹ quả báo, biện hộ, kiểu chúng tôi “kiếm tiền” chỉ để làm việc tốt mà thôi.
.
Cái title bài, Blog KD/KD xin đặt
————————–
Ngôi trường Lũng Luông
Đọc thêm bài viết:
Màu rực rỡ của Lũng Luông
Tác giả: Theo Blog của 5 xu
Cách nay hơn năm, đợt đó chuẩn bị khai trương công trình trường Lũng Luông, tôi cũng tham gia đoàn của Cơm Có Thịt đi lên Lũng Luông để “nghiệm thu” công trình. Lúc đó ảnh chụp ngôi trường này đã có trên youtube. Trước khi đi, bạn bè bảo: anh lên xem sao cái trường cho tiểu học mà làm màu lòe loẹt như mẫu giáo, lại còn làm ở mái.
Trường Lũng Luông nằm ở đỉnh một ngọn núi nhỏ. Chỗ đấy giống như đỉnh một quả đồi, khá bằng phẳng, tròn trịa. Từ trường có một vài đường mòn nhỏ tỏa ra thung lũng xung quanh, rồi ngược lên các triền núi bên cạnh. Học sinh đi theo các đường mòn đó đến trường. Leo theo các đường mòn đó, thi thoảng đứng lại, có thể nhìn xuống trường. Từ xa, và trên cao, có thể nhìn rõ cái mái trường “lòe loẹt” ấy.
Hôm đó trời mưa, anh Hào, là cái anh kiến trúc sư xây cái trường này, cứ cầm ô đi che cho thằng con trai tôi, mới 5 tuổi, hì hụi lội bùn đi theo các bác. Tôi hỏi anh Hào, sao anh làm cái mái màu sắc rực rỡ thế. Anh Hào bảo: Lúc xây trường này, mấy tháng liền mùa đông và mùa mưa phùn, cảnh vật ảm đạm lắm em ạ, anh quyết định làm cái mái như thế, nó như đốm lửa nhỏ giữa cảnh núi rừng mùa đông rét mướt.
Cái mái trường này, không phải sơn xanh phết đỏ lên tôn, mà là cái tôn tự nó có màu như thế. Theo như tôi hiểu thì tôn này là do bên Hoa Sen tài trợ, họ làm tôn và gửi từ nam ra cho anh Hào.*
Dự án Lũng Luông tôi cho là một sự “tình cờ”. Hồi đó anh Châu nhận làm chủ tịch danh dự quỹ Cơm Có Thịt. Quỹ tổ chức một chuyến đi, có ba đoàn khác nhau cùng đi. Tôi bám càng đoàn của anh Châu và anh Vũ Hà Văn. Gọi là đoàn giáo sư. Hai đoàn còn lại một đoàn của anh Tuấn, và một đoàn lên tới Lũng Luông tôi mới biết là đoàn của cô Phượng. Cô Phượng tôi nhớ hôm đó không giống như trong ảnh hehehe, vì cô ăn mặc như sinh viên mới ra trường, đại khái quần cộc áo bỏ ngoài quần, đi giày thể thao, đội mũ, nhảy phắt một phát từ trên xe ô tô xuống đường.
Cái Lũng Luông này làm tôi rất ngạc nhiên, vì nó cách Hà Nội cỡ 100 km. Đi xoẹt phát là đến chân núi. Nhưng từ chân núi đi lên đến đỉnh, hồi đó, thật là vãi đái, đi có một đoạn ngắn là đến đỉnh núi, mà còn lâu hơn đi từ HN đến chân núi. Nó là con đường đá gần như là tự nhiên, lổn nhổn đá đất, lại còn dốc ngược. Đi một đoạn ngắn đầu tiên thì có con suối. Các xe nhỏ rụng hết, chỉ còn xe bán tải và xe hai cầu. Đi thêm đoạn nữa lại có con suối nữa, xe lại nằm lại. Mọi người phải lội qua suối (vì mưa nên nước to). Giày của các giáo sư toi sạch. Nên phải mượn dép tổ ong của một cái quán nước bên đường để đi bộ tiếp, xe thì lò dò bò theo sau. Về sau hình ảnh anh Châu đi dép tổ ong trở nên nổi tiếng. Giáo sư Châu vốn kém nổi tiếng hơn đôi tổ ong thần thánh, qua việc này nổi ngang dép tổ ong hehehe.
*
Trên đỉnh núi là trường. Nó là “điểm trường” chứ không phải trường. Khác nhau thế nào tôi chưa rõ. Nhưng đúng là cái điểm lán thì đúng hơn. Trường có bốn cái lán. Cái lán to nhất thì làm lớp học kiêm chỗ các cháu học văn nghệ múa hát. Cái lán to bét thì là lớp học đơn thuần. Hai cái lán còn lại dựa vào nhau. Một lán là lớp học. Một lán chia đôi làm 2 phòng ngủ, các thầy ngủ một bên, các cô một bên.
Lý do phải ngủ: là vì đã đi lên đến trường là ở lại luôn, cuối tuần mới về với gia đình. Không thể đi lại hàng ngày vì quá mất thời gian.
Ngoài dạy học, các thày cô còn phải nấu cơm rửa bát và cho trẻ con ăn. Nói thì dễ nhưng rất khó, vì ở đó không có điện, không có nước (hứng nước giời vào cái bể nước), và không có cả sóng di động. Sóng duy nhất có là Viettel, và chỉ vài điểm trong trường là hứng được sóng. Các thầy cô kiếm cái xô, treo ở chỗ hứng sóng, rồi điện thoại của cả trường cho vào cái xô ấy.
Lúc đó chưa phải mùa đông, nếu là mùa đông, như anh Hào kể, thì kinh khủng thế nào. Gió cứ thổi qua vách lán, nghĩ đã thấy khiếp. Lại còn mong mưa để có nước ăn với đánh răng.
*
Nhưng mà con người thì hay. Các thầy các cô quý người, các em học sinh cũng vậy. Học sinh miền núi, cùng lớp nhưng tuổi vênh nhau, rồi có khi còn khác cả dân tộc. Ngoài học văn hóa, thì còn phải học nói tiếng Việt (hình như học vào tháng cuối hè). Mọi người ở trên núi chỉ biết “bác Tuấn”, còn thì chả biết “GS Châu” là ai. GS Vũ Hà Văn đương nhiên chả ai biết, chàng nhân cơ hội lu mờ này, ra sân đá bóng với các em.
*
Từ lúc này chắc anh Châu mới nảy ra ý định “làm cái gì đó”, thay vì “tiếp thêm thịt” cho các em. Về HN mới tổ chức buổi đi ăn cơm chay, mời anh Hào đến. Ăn xong thì anh Hào mời mọi người về văn phòng kiến trúc của anh đề giới thiệu những công trình anh đã làm. Anh Hào hôm đó tếu táo nói chuyện rất vui, có vẻ không giữ kẽ gì. Mãi đến tối mới gọi điện bảo: bỏ mẹ, con bé lúc chiều là cái Phượng con thủ tướng à, anh chả để ý gì toàn nói chuyện Kiên Giang. Hehehehehehehehe.
Từ ý tưởng làm cái gì đó, rồi ra đến bản vẽ, rồi tiền bạc, rồi thi công, là quá trình dài. Anh Châu phải tổ chức dinner vài lần. Cũng có nhiều chuyện vui.
Có lần tôi đi dự, bị ho nên trước khi đi có uống thuốc ho, buồn ngủ rũ ra. Hôm đó trời rét căm căm, lại uống tí rượu, mọi người bàn chuyện còn mình ngủ gật. Hôm họp đó là chốt dự án, cô Phượng cũng họp. Ấn tượng của tôi là cô ấy ăn mặc như sĩ quan hồng quân. Cô ấy còn đập vào vai tôi: ơ, 5xu ngủ gật à. Trước đấy cô đã thổ lộ: em biết anh là tác giả “tư lộn cái lềnh” rồi nhé . Hehehe, Lũng Luông buồn cười vãi. Tôi cũng nhớ cô dặn anh Hào, xây trường em không yêu cầu gì nhiều, nhưng anh nhớ trồng phượng ở sân trường.
Có lần anh Châu bảo, anh cũng phải làm gì nữa để thêm vào. Thế là anh dịch cho Nhã Nam cuốn “Oscar và bà áo hồng”. Cuốn này rất thú vị, không nổi lềnh phềnh, nhưng dí dỏm kiểu Tây, và nhân văn sâu sắc. Tiền bán cuốn này, Nhã Nam trích ra để đưa vào quỹ Cơm có thịt cho Lũng Luông. Cho đến nay cuốn này vẫn bán tương đối ổn, vẫn có tiền trích ra. Hôm ra mắt sách này, bạn hoa hậu Thu Thảo xung phong tham gia. Bạn này bay từ Sài Gòn bay ra, hình như bên Nhã Nam mấy anh giai lơ tranh nhau ra sân bay đón.
Có lần anh Châu mở iphone ra hớn hở khoe một cái máy …đóng gạch hehehehe. Anh Hào quyết định xây Lũng Luông tối đa bằng vật liệu tự nhiên. Anh Hào nhờ ông bạn là kỹ sư bách khoa, chế cho cái máy đóng gạch bằng đất. Lấy đất ở đỉnh núi ép thành gạch luôn. Chỉ có điều trên Lũng Luông ít nước, đóng gạch tì toạch mãi mới đủ để xây trường. Chả bù cho anh em trên mạng, đóng gạch tí toét cả ngày, không ra trường, chỉ ra học sinh.
*
Lần đi nghiệm thu Lũng Luông, thì con đường đá đã được bê tông hóa, xe ô tô chạy dễ dàng được rồi, tuy vẫn có mấy chỗ quanh tay áo rất dốc, lái không khéo là bị tụt lùi. Có cả hai cầu bê tông đi qua hai con suối. Con đường này do một đại gia địa phương bỏ tiền ra làm hoàn toàn. Kiểu tự làm nên con đường bê tông dốc ngược ấy chỉ hết có đâu như 4 tỷ. Tiếc là tôi quên mất tên đại gia này. Vả lại, có lẽ hầu hết người dân đất nước này đều hay quên tên các nhà tài trợ. Chả thế mà ngày xưa xây cầu xây trường từ thiện người ta hay gọi luôn bằng tên nhà tài trợ, kiểu cầu Thị Nghè.
Con đường cũ đây, như trong ảnh!
(Blog Kỳ Duyên)
Thông cảm cho gs N.B.Châu ,một người có danh tiếng trong TRƯỜNG HỌC ,còn đối với TRƯỜNG ĐỜI thì gs còn phải bổ nhiều cái đề nữa mới ngộ ra được những cái mà trong trường học không có dạy
Trả lờiXóaMày cũng chỉ là loại ăn theo, nói leo thôi cong tam nguyen ạ
XóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaKhông thể dùng đồng tiền bẩn vào mục đích nhân văn, nhất là giáo dục. Nếu sau này cha con Nguyễn Thanh Phượng ra tòa, bị tuyên án tịch thu mọi tài sản đang có, thu hồi các tài sản tẩu tán để khắc phục hậu quả, thì nhà nước có thu hồi trường Lũng Luông không ?@Copy từ đầu bài viết.
Trả lờiXóaMột đoạn văn chứa đựng những suy nghĩ rất "ngô nghê" nếu người viết là người Việt, hiểu xã hội Việt đương đại. Ngô nghê vì nó hão huyền, lý tưởng hóa chuyện đời, nhất là chuyện đời ở nước việt.
Nhưng liệu có được mấy người tạm cho là có học ỏ Việt nam thấy cái đoạn văn này là ngô nghê? Có lẽ không quá 10 đầu ngón tay.