Chủ Nhật, 24 tháng 9, 2017

Ban Nội Chính TW tham nhũng trắng trợn nhất

Ban Nội Chính TW tham nhũng trắng trợn nhất
Tham nhũng ngay trong lực lượng chống tham nhũng
Ts Hoàng Ngọc Giao - Có lẽ điển hình nhất về sự bi hài của cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng là do ban Nội Chính TW (Cơ quan tham mưu, thường trực của Ban chỉ đạo TW về phòng, chống tham nhũng) lại tham nhũng và "chỉ đạo án" trái pháp luật trắng trợn nhất:
PGS.TS Hoàng Ngọc Giao (ảnh: Hoàng Lực/giaoduc.net.vn).
1- BAN NỘI CHÍNH TRUNG ƯƠNG THAM NHŨNG TRẮNG TRỢN NHẤT:
Năm 2004-2007, Ban Quản lý Dự án của Ban NCTW đã tham ô tập thể một số tiền lớn do nước ngoài tài trợ để nghiên cứu đề tài "Nghiên cứu đấu tranh phòng, chống tham nhũng" - Mỉa mai thay, cái được gọi là "Công trình khoa học" này được kỳ vọng làm cơ sở để Bộ Chính trị lãnh đạo công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng trên đất nước ta!

Vụ tham ô đặc biệt nghiêm trọng này do mình tôi phát hiện, kiên quyết đấu tranh với Lãnh đạo Ban Nội chính Trung ương do ông Trương Vĩnh Trọng làm Trưởng ban và Ủy ban Kiểm tra TW do ông Nguyễn Văn Chi làm Chủ nhiệm mới được làm rõ sau gần 2 năm kiểm tra (Trưởng Đoàn kiểm tra là ông Phan Xuân Xiểm, Phó Vụ trưởng Vụ IA-UBKTTW/ hiện nay ông Xiểm là Luật sư thuộc Đoàn luật sư TP Hà Nội).

Nhưng ông Trương Vĩnh Trọng đã "Cầu cứu" ông Lông Đức Mạnh (Tổng Bí thư) can thiệp và "Móc ngoặc" với ông Nguyễn Văn Chi tha bổng không kỷ luật gần 10 đối tượng tham ô (mặc dù Đoàn Kiểm tra đã kiến nghị phải Cảnh cáo chúng + Tạ Văn Hồ, đối tượng kê khai gian dối để tranh xuất mua nhà của người khác); nghiêm trọng hơn, đa số đối tượng tham ô đó cùng Tạ Văn Hồ đã được ông Trương Vĩnh Trọng lấy sang làm "Lòng Cốt" để xây dựng Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng, Chống tham nhũng (tháng 1/2013 được sáp nhập với Vụ Nội chính + Vụ Pháp luật của Văn phòng Trung ương để tái lập Ban Nội chính Trung ương).

Do thoát kỷ luật nên ông Trương Vĩnh Trọng chui được vào Bộ Chính trị khóa X và làm Phó Thủ tướng phụ trách lĩnh vực Nội chính-Phòng, chống tham nhũng, và toàn bộ số "cán bộ tham ô ưu tú" trên được ông Trọng can thiệp cho lên chức cao hơn, trong đó có 2 kẻ được lên cấp Thứ trưởng, là Lê Văn Lân (hiện là Phó Ban chỉ đạo Tây Bắc), Phạm Tất Thắng (hiện là Phó Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản).

2- BAN NỘI CHÍNH TRUNG ƯƠNG CHỈ ĐẠO ÁN TRÁI PHÁP LUẬT GÂY OAN SAI ĐẶC BIỆT NGHIÊM TRỌNG:

Điển hình nhất, từ đầu năm 2014, ông Phan Đình Trạc, Phó trưởng ban Nội chính Trung ương (hiện là Trưởng ban) tham gia chỉ đạo trái pháp luật vào "Vụ án Thái Lương Trí" (vụ án này do tôi phát hiện oan sai và kiến nghị với Bộ Chính trị cùng các cơ quan chức năng từ năm 2012 khi tôi còn công tác tại Văn phòng Trung ương) - Năm 2013, Trưởng ban NCTW Nguyễn Bá Thanh đã lắng nghe báo cáo, kiến nghị của tôi nên đã làm việc với Tòa án nhân dân Tối cao quán triệt việc xét xử phúc thẩm vụ án này phải khách quan và kết quả: Ngày 31/10/2013, Tòa phúc thẩm TANDTC đã tuyên hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại.

Việc chỉ đạo án trái pháp luật của ông Phan Đình Trạc đã làm cho vụ án Thái Lương Trí kéo dài đến nay đã 9 năm không kết thúc được mặc dù ông Trí vô tội!

VẬY XIN HỎI: Với lực lượng tham mưu đấu tranh phòng, chống tham nhũng tiêu cực như thế này thì Cái Lò Hỏa Thiêu bọn tham nhũng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng liệu có thành công???

Đọc thêm: Tham nhũng ngay trong lực lượng chống tham nhũng

http://www.baomoi.com/tham-nhung-ngay-trong-luc-luong-chong-tham-nhung/c/20379766.epi?utm_source=desktop&utm_medium=facebook&utm_campaign=share

Hoàng Ngọc Giao
(FB Giao Hoàng)

Tham nhũng ngay trong lực lượng chống tham nhũng

VnMedia 21/09/2016 Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp (UBTP) Lê Thị Nga đặc biệt lưu ý, thời quan qua xảy ra một số vụ tham nhũng ngay trong chính lực lượng có chức năng chống tham nhũng. Đây là vấn đề rất nghiêm trọng làm ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng..

Bất bình trước việc lạm dụng quy định bổ nhiệm

Sáng nay 21/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã họp cho ý kiến đối với các báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, về công tác thi hành án và công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN).

Trình bày trước Thường Vụ, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp (UBTP) Lê Thị Nga cho biết, đại biểu Quốc hội, dư luận cử tri và báo chí phản ánh trong công tác điều động, bổ nhiệm cán bộ thời gian qua có một số trường hợp lạm dụng quy định để điều động, bổ nhiệm cán bộ không đủ điều kiện, tiêu chuẩn, phẩm chất, năng lực, chưa thật sự tiêu biểu, thiếu kinh nghiệm thực tế là người trong gia đình, người thân; có trường hợp bổ nhiệm ồ ạt vào thời điểm chuyển giao nhiệm kỳ; có trường hợp bổ nhiệm cả cán bộ có trách nhiệm trong việc làm thua lỗ, thất thoát lớn vốn, tài sản nhà nước.

“Thực tế này đang gây bức xúc, bất bình trong dư luận, làm giảm sút lòng tin của cán bộ Đảng viên và nhân dân vào chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước. UBTP đề nghị Chính phủ ghi nhận, xem xét kỹ các phản ánh của đại biểu Quốc hội và cử tri, báo chí; chỉ đạo người có trách nhiệm kiểm tra và giải trình về các trường hợp cụ thể được phản ánh, trên cơ sở đó Chính phủ đánh giá tổng thể thực trạng và đề ra giải pháp xử lý, khắc phục trong thời gian tới”- Chủ nhiệm UBTP nhấn mạnh.

Cũng theo bà Nga, việc xử lý trách nhiệm người đứng đầu để xảy ra tham nhũng tại cơ quan, tổ chức, đơn vị vẫn còn bị xem nhẹ và chưa tương xứng với số vụ án tham nhũng được đưa ra xét xử thời gian qua . Cụ thể, chỉ có 18 người đứng đầu thiếu trách nhiệm để xảy ra hành vi tham nhũng bị xử lý trong khi đó có tới 159 vụ/402 bị cáo TAND các cấp đã xét xử sơ thẩm.

Một vấn đề đáng lưu ý, đó là năm 2016, việc xử lý trách nhiệm của người đứng đầu giảm 155,5% so với cùng kỳ năm 2015. Cụ thể, năm 2015 có 46 trường hợp người đứng đầu thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng bị xử lý, trong đó có 4 người bị xử lý hình sự, nhưng 6 tháng đầu năm 2016 chỉ có 18 người đứng đầu thiếu trách nhiệm để xảy ra hành vi tham nhũng bị xử lý, trong đó có 5 người bị xử lý hình sự.

Chủ nhiệm UBTP cũng đề nghị Chính phủ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao cần đánh giá nguyên nhân của việc các cơ quan chuyên trách chống tham nhũng tiếp tục được kiện toàn nhưng việc phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng lại giảm trong khi tình hình tham nhũng vẫn nghiêm trọng.


Chủ nhiệm UBTP Lê Thị Nga

Tham nhũng ngay trong lực lượng chống tham nhũng

Bà Lê Thị Nga đặc biệt lưu ý, thời quan qua xảy ra một số vụ tham nhũng ngay trong chính lực lượng có chức năng chống tham nhũng. “Đây là vấn đề rất nghiêm trọng làm ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu lực, hiệu quả của cuộc đấu tranh PCTN. Đề nghị Chính phủ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đánh giá thực trạng và có phải pháp khắc phục, xử lý” – báo cáo do Chủ nhiệm UBTP trình bày nhấn mạnh.

Về công tác thanh tra, kiểm toán nhà nước, giải quyết khiếu nại, tố cáo góp phần phát hiện và xử lý tham nhũng, UBTP nhận thấy, công tác thanh tra, kiểm toán, giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2016 đạt những kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, việc thu hồi tài sản qua kết luận thanh tra và kiến nghị kiểm toán vẫn còn thấp; việc kiến nghị xử lý trách nhiệm qua công tác thanh tra, kiểm toán, giải quyết khiếu nại, tố cáo vẫn chủ yếu tập trung vào xử lý hành chính, kỷ luật mà ít kiến nghị xử lý hình sự. Qua kiểm toán, giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2016 chưa chuyển vụ việc nào sang cơ quan điều tra.

Đáng lưu ý thời hạn chuyển hồ sơ các vụ, việc tham nhũng có dấu hiệu hình sự sang cơ quan điều tra còn chậm, có những vụ sau hơn một năm kể từ khi phát hiện mới chuyển sang, gây nhiều khó khăn trong quá trình điều tra, đặc biệt là việc thu thập chứng cứ, thu hồi tài sản tham nhũng … Công tác kiểm tra, tự kiểm tra để PCTN còn yếu nên hầu như rất ít phát hiện được tham nhũng; có trường hợp đã phát hiện được nhưng lại xử lý nhẹ hoặc xử lý nội bộ.

Ủy ban Tư pháp nhận định, trong nhiều năm qua, báo cáo của Chính phủ không xác định cụ thể số tài sản tham nhũng, không tách biệt giữa tài sản do hành vi tham nhũng gây ra với tài sản do hành vi vi phạm pháp luật khác.

Về công tác phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng, UBTP nhận thấy năm 2016, các cơ quan thanh tra, kiểm tra, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đã có nhiều nỗ lực trong công tác này. Tuy nhiên, công tác giải quyết tố giác, tin báo , khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng đều giảm so với cùng kỳ năm 2015 và không đạt chỉ tiêu theo Nghị quyết số 111/2015/QH13 của Quốc hội.

Đáng lưu ý, qua giám sát của UBTP thì trong 3 năm gần đây, số vụ án tham nhũng được phát hiện, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử giảm dần. Hành vi tham nhũng được phát hiện và xử lý chủ yếu là các vụ án tham nhũng nhỏ ở cấp xã hoặc những vụ tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng được dư luận xã hội quan tâm, còn nhìn chung ở cấp tỉnh, huyện, các bộ, ngành thì việc phát hiện và xử lý tham nhũng còn rất ít trong khi theo phản ánh của dư luận thì tình hình tham nhũng ở những nơi này vẫn còn nghiêm trọng.

Trong khi đó, vẫn còn một số vụ án tham nhũng xử lý kéo dài, hình phạt trong một số trường hợp có biểu hiệu chưa nghiêm; tỷ lệ cho hưởng án treo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc xử dưới mức thấp nhất của khung hình phạt đối với các vụ án tham nhũng tại một số địa phương còn cao.

Xuân Hưng

http://www.baomoi.com/tham-nhung-ngay-trong-luc-luong-chong-tham-nhung/c/20379766.epi?utm_source=desktop&utm_medium=facebook&utm_campaign=share

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét