Cao ốc tràn nội đô, những giá đắt phải trả
28/09/2017 - Sau nhiều năm thực hiện đô thị hóa, Hà Nội có một diện mạo hiện đại và khang trang hơn. Tuy nhiên, khi các tòa nhà chọc trời, dự án nhà ở luồn sâu vào vùng lõi đô thị thì rõ ràng, Thủ đô đang phải trả một cái giá đắt là không gian sống ngột ngạt, quá tải hạ tầng, ùn tắc...
Mật độ dân số đông gây áp lực hạ tầng và giao thông.
Bao giờ cho hết tắc đường?Sau hơn 10 năm mở rộng, phát triển đô thị hóa, nhìn lại Hà Nội, ai cũng ngỡ ngàng khi các chỉ số về diện tích đất công cộng bị thu hẹp, những tuyến đường cây xanh bị phá, nhiều con đường được nắn lại, các tòa cao ốc, nhà ở chung cư không ngừng vươn lên... Chính việc quy hoạch các nhà cao tầng theo kiểu "chỗ này một ít, chỗ kia một tí" đã khiến nhiều tuyến đường xuyên tâm của Thủ đô quá tải vào mỗi sáng sớm hay lúc chiều xuống.
Cuối cùng, hệ lụy cư dân đông không chỉ gây áp lực lên hạ tầng kỹ thuật cấp điện, cấp nước, thoát nước, giao thông... mà còn tác động đến vấn đề hạ tầng khác như trường học, bệnh viện, chợ. Đô thị dù lớn hay nhỏ cũng cần có đất xây trường, xây bệnh viện, công viên. Vấn đề nan giải là đô thị không còn đủ đất để xây nên thiếu trường, thiếu bệnh viện, không đáp ứng được chất lượng sống của cư dân đô thị.
Một ví dụ điển hình, phường Hoàng Liệt (quận Hoàng Mai) được đánh giá là địa bàn có tốc độ đô thị hóa cao bậc nhất Hà Nội. Trước khi lên phường, nơi đây chỉ có khoảng 2.000 hộ với gần 7.000 người. Sau khi có dự án đô thị, các tòa nhà chung cư mọc lên ồ ạt. Đến nay, phường này tiếp nhận sơ sơ vào khoảng 15.000 căn hộ chưa tính các lô thấp tầng, ước tính vào khoảng 60.000 – 70.000 người – tương đương một đô thị loại 3.
Tương tự, vấn đề này cũng đang tồn tại ở nhiều đô thị khác trong nội thành. Theo đó, câu chuyện Hà Nội sẽ phải đối mặt với tình trạng tắc đường và quá tải cục bộ tại nhiều khu vực đã trở thành hiện thực chứ không còn là dự báo của 5 hay 10 năm nữa.
Đơn cử, tại quận Thanh Xuân, một số tuyến đường Lê Văn Lương, Nguyễn Trãi, đường vành đai 3, nhìn đâu đâu cũng thấy hai bên đường là các nhà cao tầng. Và rõ ràng, tình trạng tắc đường kéo dài tại khu vực này vẫn luôn ám ảnh nhiều người dân, ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt và công việc họ.
Cùng cảnh ngộ này, các tuyến đường chạy qua các khu đô thị như Linh Đàm, Trung Hoà – Nhân Chính, Xa La, Văn Quán, Văn Phú cũng lọt vào danh sách điểm nóng về ùn tắc. Nếu theo bản vẽ về dự án thì các khu đô thị này có môi trường cảnh quan tốt, gồm các căn hộ cao cấp, văn phòng cho thuê, vườn hoa, công viên… sẽ góp phần tô điểm thêm cho bộ mặt Thủ đô.
Tiếc là, sau khi được cấp phép xây dựng, chủ đầu tư của các dự án phát triển đô thị chỉ đi một nửa con đường. Đến nay, giấc mơ về các khu đô thị kiểu mẫu, đô thị hiện đại đã hoàn toàn bị phá vỡ khi có đến hàng chục dự án nhà cao tầng của các chủ đầu tư khác nhau. Theo đó, mỗi nhà đầu tư lại có “ý tưởng” riêng cho xây dựng và chỉ chú trọng xây chung cư để bán, mà quên đi nghĩa vụ phải phát triển hạ tầng xã hội đi kèm.
Khi các dự án hoàn thành, số lượng người kéo về càng đông, kèm theo đó các dịch vụ đời sống cũng phát triển theo như nhà hàng, chợ, bãi gửi xe…Kết quả là, dân cư tăng vọt, lượng xe tăng vọt còn giao thông hạn chế nên thường xuyên tắc đường.
Trong khi đó, đề án Tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông ở Hà Nội đã chỉ ra rằng, tỷ lệ đất dành cho giao thông ở Hà Nội hiện mới đạt 10% diện tích đất xây dựng đô thị. Đến năm 2020, cố lắm, TP. Hà Nội cũng chỉ đạt tỷ lệ 13% đất đô thị dành cho giao thông, kém xa mức tối thiểu (20 - 26%) để hệ thống giao thông có thể vận hành bình thường.
Ngoài ra, báo cáo của TP. Hà Nội tính đến năm 2016, tổng số điểm ùn tắc tại Thủ đô là 41 điểm. Trong khi nhìn toàn cảnh thủ đô, những điểm nóng này trải đều trên tất cả các tuyến đường lớn và tương lai khó có phương án nào giảm tắc. Bởi các dự án nhà ở, cao ốc văn phòng, trung tâm thương mại đã và đang được tiếp tục quy hoạch xây dựng.
Những điểm ùn tắc tại Hà Nội (Nguồn: Savills).
Không gian công cộng thiếu thì lấy đâu ra chất lượng?
Chất lượng của các không gian công cộng (KGCC) hiện nay quyết định một phần không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của mọi người dân đô thị. Nhưng trên thực tế, “tấc đất, tấc vàng” nên nhà đầu tư nào cũng tìm cách tăng căn hộ, mở rộng diện tích căn hộ. Dĩ nhiên, KGCC như công viên, vườn hoa, sân chơi bị xem nhẹ, thậm chí tỷ lệ nghịch với số các tòa nhà cao tầng trong khu đô thị.
Theo các chuyên gia trong ngành phân tích, một dư án chung cư, nhà cao tầng được chấp thuận xây dựng khi có sự đồng bộ về hạ tầng cơ sở, hạ tầng xã hội, quy mô dân số. Tuy nhiên, trên thực tế, có quá nhiều dự án xin điều chỉnh nhiều lần về số tầng cao, mục đích sử dụng đất từ văn phòng sang nhà ở, từ cây xanh sang công trình hỗn hợp… Kết quả là mỗi lần điều chỉnh thì KGCC lại bị thu hẹp thì không thể bàn đến câu chuyện chất lượng KGCC.
Được biết, mục tiêu của Hà Nội là đến năm đến năm 2020 phải nâng diện tích công viên bình quân đầu người dân đô thị lên 16m2. Nhưng theo thống kê đến nay, diện tích lãnh thổ dành cho công viên chỉ ở khoảng 0,3%, tương đương bình quân đầu người dân đô thị chưa đạt mức 1m2.
Nếu tiếp tục câu chuyện quy hoạch manh mún thì mục tiêu của Hà Nội đặt ra khó có thể thành hiện thực. Điều đó cũng đồng nghĩa, vòng luẩn quẩn giữa bất cập quy hoạch manh mún và giải pháp tạm thời là nguyên nhân chính kìm hãm sự phát triển của Thủ đô trong tương lai.
Bộ mặt của đô thị Hà Nội lổn nhổn nhiều mảng chắp vá.
Ngập lụt vì quy hoạch "băm nát"
Cũng nhiều năm trở lại đây, câu chuyện ngập ở Hà Nội chính là hệ lụy của quá trình đô thị hóa "ăn xổi", không có bài bản. Đô thị ngày càng phát triển nhưng lại không có những khoảng hở cho thiên nhiên giữa các khu vực đô thị cũng khiến thủy hệ bị bế tắc và rủi ro ngập lụt tăng lên.
Trong khi Luật xây dựng năm 2003 đã chỉ rõ khi xây dựng, cải tạo các đường phố phải xây dựng hệ thống tuy nen ngầm, cốt xây dựng mặt đường phải tuân theo cốt xây dựng của quy hoạch xây dựng và thiết kế đô thị. Tương tự, theo quy hoạch đô thị đã quy định, khi xây dựng đô thị ít nhất phải để lại 20% diện tích để làm hồ điều hòa, đường đi lại và công viên cây xanh. Nhưng thực tế, khi xây các cao ốc chung cư đều mạnh ai người đó làm, nơi nền cao, nơi nền thấp. Bên cạnh đó, tìm đỏ mắt mới thấy có lác đác vài chung cư có hồ điều hòa.
Giới chuyên gia cho rằng, thành phố cần làm lại quy hoạch chung để giảm ngập lụt như mở rộng thêm không gian cho nước, chấm dứt việc xây tự phát từ lõi đô thị, đưa ra quy tắc nền cho các công trình xây dựng.
Những bất cập của việc quy hoạch kém, xây lấy được bất chấp xây những tòa nhà chung cư siêu mỏng, siêu méo còn khiến cho mặt tiền thành phố bị băm nát. Nếu nhìn từ trên cao xuống chỉ thấy một Hà Nội 3.600 phố phường, lổn nhổn cao ốc với nhiều chắp vá. Tương lai phát triển đô thị của Hà Nội có lẽ sẽ còn nhiều khó khăn bởi giải pháp chống đỡ cho các hệ lụy trước mắt vẫn chưa thiết thực, cách mạng trong quy hoạch đô thị thế nào vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Vì sao quy hoạch xây dựng Thủ đô đã bị "băm nát"? Những ai, đơn vị nào đã “quy hoạch băm nát thủ đô”? Và những ai được hưởng lợi từ việc “băm nát” này? Mới đọc giả đón đọc những kỳ tiếp theo của loạt bài: “Bàn tay vô hình” băm nát quy hoạch Thủ đô.
Hồng Vũ
http://reatimes.vn/ky-6-cao-oc-tran-noi-do-nhung-gia-dat-phai-tra-15304.html
Tương tự, vấn đề này cũng đang tồn tại ở nhiều đô thị khác trong nội thành. Theo đó, câu chuyện Hà Nội sẽ phải đối mặt với tình trạng tắc đường và quá tải cục bộ tại nhiều khu vực đã trở thành hiện thực chứ không còn là dự báo của 5 hay 10 năm nữa.
Đơn cử, tại quận Thanh Xuân, một số tuyến đường Lê Văn Lương, Nguyễn Trãi, đường vành đai 3, nhìn đâu đâu cũng thấy hai bên đường là các nhà cao tầng. Và rõ ràng, tình trạng tắc đường kéo dài tại khu vực này vẫn luôn ám ảnh nhiều người dân, ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt và công việc họ.
Cùng cảnh ngộ này, các tuyến đường chạy qua các khu đô thị như Linh Đàm, Trung Hoà – Nhân Chính, Xa La, Văn Quán, Văn Phú cũng lọt vào danh sách điểm nóng về ùn tắc. Nếu theo bản vẽ về dự án thì các khu đô thị này có môi trường cảnh quan tốt, gồm các căn hộ cao cấp, văn phòng cho thuê, vườn hoa, công viên… sẽ góp phần tô điểm thêm cho bộ mặt Thủ đô.
Tiếc là, sau khi được cấp phép xây dựng, chủ đầu tư của các dự án phát triển đô thị chỉ đi một nửa con đường. Đến nay, giấc mơ về các khu đô thị kiểu mẫu, đô thị hiện đại đã hoàn toàn bị phá vỡ khi có đến hàng chục dự án nhà cao tầng của các chủ đầu tư khác nhau. Theo đó, mỗi nhà đầu tư lại có “ý tưởng” riêng cho xây dựng và chỉ chú trọng xây chung cư để bán, mà quên đi nghĩa vụ phải phát triển hạ tầng xã hội đi kèm.
Khi các dự án hoàn thành, số lượng người kéo về càng đông, kèm theo đó các dịch vụ đời sống cũng phát triển theo như nhà hàng, chợ, bãi gửi xe…Kết quả là, dân cư tăng vọt, lượng xe tăng vọt còn giao thông hạn chế nên thường xuyên tắc đường.
Trong khi đó, đề án Tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông ở Hà Nội đã chỉ ra rằng, tỷ lệ đất dành cho giao thông ở Hà Nội hiện mới đạt 10% diện tích đất xây dựng đô thị. Đến năm 2020, cố lắm, TP. Hà Nội cũng chỉ đạt tỷ lệ 13% đất đô thị dành cho giao thông, kém xa mức tối thiểu (20 - 26%) để hệ thống giao thông có thể vận hành bình thường.
Ngoài ra, báo cáo của TP. Hà Nội tính đến năm 2016, tổng số điểm ùn tắc tại Thủ đô là 41 điểm. Trong khi nhìn toàn cảnh thủ đô, những điểm nóng này trải đều trên tất cả các tuyến đường lớn và tương lai khó có phương án nào giảm tắc. Bởi các dự án nhà ở, cao ốc văn phòng, trung tâm thương mại đã và đang được tiếp tục quy hoạch xây dựng.
Những điểm ùn tắc tại Hà Nội (Nguồn: Savills).
Không gian công cộng thiếu thì lấy đâu ra chất lượng?
Chất lượng của các không gian công cộng (KGCC) hiện nay quyết định một phần không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của mọi người dân đô thị. Nhưng trên thực tế, “tấc đất, tấc vàng” nên nhà đầu tư nào cũng tìm cách tăng căn hộ, mở rộng diện tích căn hộ. Dĩ nhiên, KGCC như công viên, vườn hoa, sân chơi bị xem nhẹ, thậm chí tỷ lệ nghịch với số các tòa nhà cao tầng trong khu đô thị.
Theo các chuyên gia trong ngành phân tích, một dư án chung cư, nhà cao tầng được chấp thuận xây dựng khi có sự đồng bộ về hạ tầng cơ sở, hạ tầng xã hội, quy mô dân số. Tuy nhiên, trên thực tế, có quá nhiều dự án xin điều chỉnh nhiều lần về số tầng cao, mục đích sử dụng đất từ văn phòng sang nhà ở, từ cây xanh sang công trình hỗn hợp… Kết quả là mỗi lần điều chỉnh thì KGCC lại bị thu hẹp thì không thể bàn đến câu chuyện chất lượng KGCC.
Được biết, mục tiêu của Hà Nội là đến năm đến năm 2020 phải nâng diện tích công viên bình quân đầu người dân đô thị lên 16m2. Nhưng theo thống kê đến nay, diện tích lãnh thổ dành cho công viên chỉ ở khoảng 0,3%, tương đương bình quân đầu người dân đô thị chưa đạt mức 1m2.
Nếu tiếp tục câu chuyện quy hoạch manh mún thì mục tiêu của Hà Nội đặt ra khó có thể thành hiện thực. Điều đó cũng đồng nghĩa, vòng luẩn quẩn giữa bất cập quy hoạch manh mún và giải pháp tạm thời là nguyên nhân chính kìm hãm sự phát triển của Thủ đô trong tương lai.
Bộ mặt của đô thị Hà Nội lổn nhổn nhiều mảng chắp vá.
Ngập lụt vì quy hoạch "băm nát"
Cũng nhiều năm trở lại đây, câu chuyện ngập ở Hà Nội chính là hệ lụy của quá trình đô thị hóa "ăn xổi", không có bài bản. Đô thị ngày càng phát triển nhưng lại không có những khoảng hở cho thiên nhiên giữa các khu vực đô thị cũng khiến thủy hệ bị bế tắc và rủi ro ngập lụt tăng lên.
Trong khi Luật xây dựng năm 2003 đã chỉ rõ khi xây dựng, cải tạo các đường phố phải xây dựng hệ thống tuy nen ngầm, cốt xây dựng mặt đường phải tuân theo cốt xây dựng của quy hoạch xây dựng và thiết kế đô thị. Tương tự, theo quy hoạch đô thị đã quy định, khi xây dựng đô thị ít nhất phải để lại 20% diện tích để làm hồ điều hòa, đường đi lại và công viên cây xanh. Nhưng thực tế, khi xây các cao ốc chung cư đều mạnh ai người đó làm, nơi nền cao, nơi nền thấp. Bên cạnh đó, tìm đỏ mắt mới thấy có lác đác vài chung cư có hồ điều hòa.
Giới chuyên gia cho rằng, thành phố cần làm lại quy hoạch chung để giảm ngập lụt như mở rộng thêm không gian cho nước, chấm dứt việc xây tự phát từ lõi đô thị, đưa ra quy tắc nền cho các công trình xây dựng.
Những bất cập của việc quy hoạch kém, xây lấy được bất chấp xây những tòa nhà chung cư siêu mỏng, siêu méo còn khiến cho mặt tiền thành phố bị băm nát. Nếu nhìn từ trên cao xuống chỉ thấy một Hà Nội 3.600 phố phường, lổn nhổn cao ốc với nhiều chắp vá. Tương lai phát triển đô thị của Hà Nội có lẽ sẽ còn nhiều khó khăn bởi giải pháp chống đỡ cho các hệ lụy trước mắt vẫn chưa thiết thực, cách mạng trong quy hoạch đô thị thế nào vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Vì sao quy hoạch xây dựng Thủ đô đã bị "băm nát"? Những ai, đơn vị nào đã “quy hoạch băm nát thủ đô”? Và những ai được hưởng lợi từ việc “băm nát” này? Mới đọc giả đón đọc những kỳ tiếp theo của loạt bài: “Bàn tay vô hình” băm nát quy hoạch Thủ đô.
Hồng Vũ
http://reatimes.vn/ky-6-cao-oc-tran-noi-do-nhung-gia-dat-phai-tra-15304.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét