Thủ đoạn tăng giá xăng: Vừa xin luật vừa ‘vặt lông vịt’!
Một đặc tính đáng ngạc nhiên của người dân VN là trong khi sẵn sàng ăn thua đủ với nhau thì lại quá dễ bị mê hoặc, dụ dỗ bởi những thủ đoạn mị dân của giới cầm quyền. Hãy nhớ, mục tiêu của nhóm lợi ích xăng dầu không chỉ là 18.000 đồng/lít mà sẽ tiến tới 25.000 đồng/lít. Khi đó, tuyệt đại đa số dân chúng còn có thể nhẫn nhịn với kiếp “cừu” được không?
Đồ họa: Hiền Đức
Việt Nam – Cali Today News – Tăng lần thứ 5 liên tiếp chỉ trong vòng hai tháng qua, giá xăng đã vượt mốc 18.000 đồng/lít và đang có tín hiệu phi mã. Nhóm lợi ích xăng dầu – bao gồm Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), Bộ Công thương và đến giờ phải kể thêm cả Bộ Tài chính – đang âm mưu những chiến thuật gì?Đã từ lâu diễn ra quy luật nghịch biến, trong khi các hãng xăng dầu thế giới phải giảm giá để kích thích sức mua từ người tiêu dùng, Petrolimex vẫn thẳng đường tăng giá tại Việt Nam. Trong thời gian gần đây, giá dầu thế giới vẫn chỉ nằm ở mức 49 – 50 USD/thùng. Lối biện bác “giá xăng Việt Nam tăng phù hợp với giá dầu thế giới” đã từ lâu trở thành ngụy biện quá sức trơ tráo.
Quy luật thường thấy là Petrolimex tăng giá xăng dầu vào giữa hai kỳ họp quốc hội với mức tăng đáng kể, để khi Quốc hội họp thì giá “bỗng dưng” giảm.
Sắp tới, tháng 10/2017, cũng là một kỳ họp quốc hội. Để chiếu theo quy luật trên, từ đây đến kỳ họp quốc hội đó, nhóm lợi ích xăng dầu còn phải cho giá xăng phóng thêm vài ba lần nữa.
Quá nhiều vụ việc tăng giá vô tội vạ như thế đã kích phát mặt bằng giá hàng tiêu dùng và làm cho người dân nước Việt khốn đốn. Cũng như EVN (Tập đoàn Điện lực Việt Nam) với số lỗ chồng chất hơn 30.000 tỷ đồng từ thời đầu tư vào bất động sản, chứng khoán, Petrolimex cũng là một trong những quán quân về cách thức làm sao để trút lỗ lên đầu người dân với món nợ hơn 100.000 tỷ đồng.
Sự thể ngày càng quá quắt và dã man. Càng về sau này, bất chấp tiếng kêu la của báo chí và dư luận nhân dân, bất chấp giá xăng dầu thế giới giảm nhiều hơn tăng, Petrolimex vẫn quyết tâm tăng giá xăng dầu và tăng nhiều hơn giảm. Chí ít từ năm 2011 đến nay, đồ thị giá xăng dầu là một đường dích dắc đi lên, tuy được chen vào vùng giảm nhưng đỉnh sau luôn cao hơn đỉnh trước.
Quyết tâm bù lỗ vào dân trên càng được củng cố bởi vai trò hỗ trợ âm thầm của cơ quan chủ quản là Bộ Công thương. Từ năm 2011 đến nay, đã không dưới chục lần bộ này, cùng với Bộ Tài chính, “chống lưng” cho Petrolimex bằng luận thuyết “giá xăng dầu tăng không ảnh hưởng nhiều đến CPI”.
Vào thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, Petrolimex đã có thật nhiều cơ hội để “bù giá vào dân” mà Quốc hội của ông Nguyễn Sinh Hùng vẫn phải im thin thít.
Nhưng sau Đại hội 12 của đảng cầm quyền, giấc mơ không chỉ bù giá vào dân mà còn tiếp tục đè đầu dân để trục lợi đã dần biến thành cơn mộng du. Từ đầu năm 2016 đến nay đã bùng phát ngày càng nhiều phản ứng xã hội về nạn thu thuế BOT, giá điện, giá xăng dầu cùng vô số loại phí, lệ phí ở nhiều địa phương – những nơi có truyền thống “phép vua thua lệ làng”, khuynh hướng cát cứ quyền lực và sứ quân hành chính.
Chính làn sóng phản ứng ngày càng dâng cao và gây ra nguy cơ không chỉ “điểm nóng xã hội” mà còn cả “điểm nóng chính trị” như thế đã bắt buộc những cấp còn cao hơn nhiều Petrolimex và Bộ Công thương không còn dám nhắm mắt thông qua chủ trương tăng giá xăng như thời Nguyễn Tấn Dũng.
Sau khi luật thuế “bảo vệ môi trường” được âm mưu tăng từ 3.000 đồng/lít vọt lên đến 8.000 đồng/lít, tức gấp gần 3 lần trước đây, nhưng bị dư luận phản ứng quyết liệt và ngay cả quốc hội của bà Nguyễn Thị Kim Ngân cũng rụt tay mà không/hoặc chưa dám thông qua, nhóm lợi ích xăng dầu đã chuyển sang thủ đoạn mớm ý “chỉ tăng thuế môi trường lên 5.000 đồng/lít xăng” – một thủ đoạn tăng dần thay vì tăng sốc!
Một gương mặt vừa cũ vừa mới của quan chức cùng cách mới ý trên đã hiện ra: ông Phan Thế Ruệ, Chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam (VINPA).
Vào tháng 5/2017 và trước một kỳ họp quốc hội, ông Ruệ còn trở nên tai tiếng với phát ngôn “ủng hộ việc tăng thuế bảo vệ môi trường” kèm “nộp thuế bảo vệ môi trường là nghĩa vụ của công dân” – mà đã bị công luận phê phán là một lối nói vô liêm sỉ trước hiện tình dân nghèo ngày càng nghèo, còn các nhóm lợi ích và tham nhũng ngày càng mập phì.
Công luận cũng phản ứng mạnh trước thực tế tăng thu thuế bảo vệ môi trường năm 2016 gấp đến 4 lần năm 2014 nhưng chỉ có khoảng 1/3 số tiền thu được dùng vào việc bảo vệ môi trường, còn 2/3 còn lại không biết “biến” vào túi kẻ nào.
Khi ông Phan Thế Ruệ “bỗng dưng” giương cao ngọn cờ “bảo vệ môi trường mới là số 1”, có thể hình dung là “đảng và quốc hội ta” đã không thể bỏ qua phản ứng dữ dội của công luận, dù rằng con số 5 tỷ USD sẽ thu được nếu tăng thuế bảo vệ môi trường lên 8 ngàn đồng/lít xăng là quá hấp dẫn trong bối cảnh ngân sách chỉ chực chờ sụp đổ.
Nhưng trong lúc Quốc hội chưa dám quyết về tăng thuế “bảo vệ môi trường” đến 8.000 đồng/lít, nhóm lợi ích xăng dầu vẫn tiếp tục chiến thuật tăng dần dần, tăng từ từ. Dân Việt dù biết bị móc túi nhưng không thể phản ứng mạnh và rồi sẽ quen dần.
Cách đây không lâu, một chuyên gia tài chính nhà nước là Vũ Đình Ánh còn lạnh lùng ví von: thu thuế như vặt lông vịt, vặt làm sao cho sạch nhưng đừng quá vội để con vịt nó kêu toáng lên.
Không ít tác giả nghiên cứu về xã hội học và tâm lý học người dân Việt Nam đã đúc kết: một đặc tính đáng ngạc nhiên của người dân là trong khi sẵn sàng ăn thua đủ với nhau thì lại quá dễ bị mê hoặc, dụ dỗ bởi những thủ đoạn mị dân của giới cầm quyền.
Hãy nhớ, mục tiêu của nhóm lợi ích xăng dầu không chỉ là 18.000 đồng/lít mà sẽ tiến tới 25.000 đồng/lít. Khi đó, tuyệt đại đa số dân chúng còn có thể nhẫn nhịn với kiếp “cừu” được không?
Thiền Lâm
(Cali Today News)
Sau khi luật thuế “bảo vệ môi trường” được âm mưu tăng từ 3.000 đồng/lít vọt lên đến 8.000 đồng/lít, tức gấp gần 3 lần trước đây, nhưng bị dư luận phản ứng quyết liệt và ngay cả quốc hội của bà Nguyễn Thị Kim Ngân cũng rụt tay mà không/hoặc chưa dám thông qua, nhóm lợi ích xăng dầu đã chuyển sang thủ đoạn mớm ý “chỉ tăng thuế môi trường lên 5.000 đồng/lít xăng” – một thủ đoạn tăng dần thay vì tăng sốc!
Một gương mặt vừa cũ vừa mới của quan chức cùng cách mới ý trên đã hiện ra: ông Phan Thế Ruệ, Chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam (VINPA).
Vào tháng 5/2017 và trước một kỳ họp quốc hội, ông Ruệ còn trở nên tai tiếng với phát ngôn “ủng hộ việc tăng thuế bảo vệ môi trường” kèm “nộp thuế bảo vệ môi trường là nghĩa vụ của công dân” – mà đã bị công luận phê phán là một lối nói vô liêm sỉ trước hiện tình dân nghèo ngày càng nghèo, còn các nhóm lợi ích và tham nhũng ngày càng mập phì.
Công luận cũng phản ứng mạnh trước thực tế tăng thu thuế bảo vệ môi trường năm 2016 gấp đến 4 lần năm 2014 nhưng chỉ có khoảng 1/3 số tiền thu được dùng vào việc bảo vệ môi trường, còn 2/3 còn lại không biết “biến” vào túi kẻ nào.
Khi ông Phan Thế Ruệ “bỗng dưng” giương cao ngọn cờ “bảo vệ môi trường mới là số 1”, có thể hình dung là “đảng và quốc hội ta” đã không thể bỏ qua phản ứng dữ dội của công luận, dù rằng con số 5 tỷ USD sẽ thu được nếu tăng thuế bảo vệ môi trường lên 8 ngàn đồng/lít xăng là quá hấp dẫn trong bối cảnh ngân sách chỉ chực chờ sụp đổ.
Nhưng trong lúc Quốc hội chưa dám quyết về tăng thuế “bảo vệ môi trường” đến 8.000 đồng/lít, nhóm lợi ích xăng dầu vẫn tiếp tục chiến thuật tăng dần dần, tăng từ từ. Dân Việt dù biết bị móc túi nhưng không thể phản ứng mạnh và rồi sẽ quen dần.
Cách đây không lâu, một chuyên gia tài chính nhà nước là Vũ Đình Ánh còn lạnh lùng ví von: thu thuế như vặt lông vịt, vặt làm sao cho sạch nhưng đừng quá vội để con vịt nó kêu toáng lên.
Không ít tác giả nghiên cứu về xã hội học và tâm lý học người dân Việt Nam đã đúc kết: một đặc tính đáng ngạc nhiên của người dân là trong khi sẵn sàng ăn thua đủ với nhau thì lại quá dễ bị mê hoặc, dụ dỗ bởi những thủ đoạn mị dân của giới cầm quyền.
Hãy nhớ, mục tiêu của nhóm lợi ích xăng dầu không chỉ là 18.000 đồng/lít mà sẽ tiến tới 25.000 đồng/lít. Khi đó, tuyệt đại đa số dân chúng còn có thể nhẫn nhịn với kiếp “cừu” được không?
Thiền Lâm
(Cali Today News)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét