Việt Nam phản ứng ‘tạm đình chỉ đối tác chiến lược’ của Đức như thế nào?
Vietnam – Cali Today News – Phản ứng đầu tiên của giới chóp bu Việt Nam sau khi Chính phủ Đức tuyên bố vào ngày 22/9 về “tạm thời đình chỉ quan hệ đối tác chiến lược” – hậu quả từ vụ mật vụ Việt Nam bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ngay tại Berlin vào tháng 7/2017 – là… im thít.Báo chí nhà nước tuyệt đối không một từ đưa tin về vụ “quan hệ đối tác chiến lược trên”, cho dù vào đầu tháng 8/2017, nhiều tờ báo Việt Nam ồn ào tung hô thành tích “Trịnh Xuân Thanh tự nguyện về Việt Nam đầu thú”.
Vào lần này, bầu không khí như thể lặng câm của giới lãnh đạo Việt Nam là hoàn toàn không khác gì tâm thế không thốt nổi một tiếng khi vào đầu tháng 8/2017, Bộ Ngoại giao Đức ra tuyên bố phản đối mạnh mẽ Việt Nam bắt cóc Trịnh Xuân thanh và đồng thời trục xuất một cán bộ ngoại giao của Tòa đại sứ Việt Nam tại Đức.
4 ngày sau tuyên bố của Chính phủ Đức về “tạm thời đình chỉ quan hệ đối tác chiến lược”, Việt Nam có phản ứng thứ hai. Và ơn trời, đây là một phản ứng bằng hành động chứ không còn là nỗi im lặng theo kiểu trùm mền.
“Trong khuôn khổ của Hội nghị phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu do Thủ tướng Chính phủ tổ chức tại TP Cần Thơ, sáng 26/9, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng ban Chỉ đạo Tây Nam bộ Vương Đình Huệ cùng đại diện các bộ, ban, ngành đã có buổi tiếp bà Luisa Bergfeld, Tham tán Phát triển, Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Đức tại Việt Nam và ông Jasper Abramowski, Giám đốc Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) tại Việt Nam” – Thông tấn xã Việt Nam đưa tin.
Vương Đình Huệ vừa trở về Việt Nam sau một chuyến “dân vận” ở Tây Âu và Đông Âu nhằm thuyết phục các nước châu Âu mau chóng chấp thuận cho Việt Nam được tham gia vào Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – châu Âu (EVFTA) – một hiệp định mà lẽ ra Việt Nam sẽ có cơ hội được tham gia chính thức vào giữa năm 2018, nhưng vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh và dẫn đến cuộc khủng hoảng ngoại giao Đức – Việt đã khiến tương lai ấy trở nên quá bất định.
Tuy nhiên, các cuộc gặp của ông Vương Đình Huệ với giới chức Bỉ, Slovakia, Thụy Sĩ đều chỉ mang lại một kết quả chung chung: không có bất kỳ hứa hẹn, và càng không có bất kỳ cam kết miệng hay cam kết bằng văn bản nào từ giới chức các nước châu Âu về việc sẽ hỗ trợ Việt Nam vận động nhằm sớm thông qua EVFTA.
Việc cấp phó thủ tướng như Vương Đình Huệ cùng một số bộ ngành (cấp bộ trưởng và thứ trưởng) có một cuộc tiếp xúc trọng thị với cấp tham tán ngoại giao của Đức (tham tán là cấp ngoại giao xếp dưới cấp đại sứ và phó đại sứ, chỉ gần ngang với cấp vụ trưởng của một bộ), cho thấy một thực tế là dù người Đức phản ứng mạnh mẽ Việt Nam, Việt Nam cũng phải “ngậm bồ hòn làm ngọt”.
Nói cách khác, cách tiếp đón của ông Vương Đình Huệ với giới ngoại giao Đức cho thấy giới chóp bu Việt Nam đang triển khai chiến thuật xoa dịu, mơn trớn và ve vuốt đối với người Đức mà không dám có động tác trả đũa mà có nguy cơ đổ thêm dầu vào lửa.
Cần nhắc lại, sau vụ Bộ Ngoại giao Đức trục xuất cán bộ tình báo Nguyễn Đức Thoa vào đầu tháng 8/2017, phía Việt Nam không những bảo lưu thái độ “khép miệng”, mà còn không trục xuất trả đũa nhân viên nào của Đại sứ quán Đức tại Việt Nam.
Cách tiếp đón trọng thị bất ngờ trên của Phó thủ tướng Vương Đình Huệ lại có thể hé ra một thực tế khác trong nội bộ đảng cầm quyền ở Việt Nam: sau khi nổ ra khủng hoảng ngoại giao Việt – Đức và dẫn đến hàng loạt hậu quả trầm trọng không ngờ, có thể trong nội bộ giới lãnh đạo Việt Nam đã xảy ra một “trận chiến” đổ lỗi cho nhau.
Có ít nhất hai dấu hiệu mô tả về “trận chiến” trên: đầu tiên là bộ trưởng công an Tô Lâm khẳng định đến hai lần trước báo chí về vệc ông ta không hề biết Trịnh Xuân Thanh đã về Việt Nam; và thứ hai là Bộ Ngoại giao chỉ một mực tránh né các câu hỏi của phóng viên nước ngoài về vụ Trịnh Xuân Thanh, như thể Bộ Ngoại giao là “vô can”.
Dù chưa có tiếng nói chính thức nào, nhưng đang ngấm ngầm một luồng dư luận trong nội bộ đảng về “ai phải chịu trách nhiệm vụ Trịnh Xuân Thanh làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quan hệ Việt – Đức, Hiệp định tự do thương mại Việt Nam – châu Âu và quan hệ đối tác chiến lược Việt – Đức”. Dư luận này đang tồn tại ngày càng căng thẳng ngay trước mũi Hội nghị trung ương 6 sẽ diễn ra vào đầu tháng Mười tới.
Trong khi đó, một số tin tức từ Đức cho thấy chính phủ nước này đã triển khai dừng cấp visa vào Đức đối với không chỉ du học sinh Việt Nam mà cả với những đoàn công tác của quan chức cấp tỉnh ở Việt Nam…
Thiền Lâm
(Cali Today)
Tuy nhiên, các cuộc gặp của ông Vương Đình Huệ với giới chức Bỉ, Slovakia, Thụy Sĩ đều chỉ mang lại một kết quả chung chung: không có bất kỳ hứa hẹn, và càng không có bất kỳ cam kết miệng hay cam kết bằng văn bản nào từ giới chức các nước châu Âu về việc sẽ hỗ trợ Việt Nam vận động nhằm sớm thông qua EVFTA.
Việc cấp phó thủ tướng như Vương Đình Huệ cùng một số bộ ngành (cấp bộ trưởng và thứ trưởng) có một cuộc tiếp xúc trọng thị với cấp tham tán ngoại giao của Đức (tham tán là cấp ngoại giao xếp dưới cấp đại sứ và phó đại sứ, chỉ gần ngang với cấp vụ trưởng của một bộ), cho thấy một thực tế là dù người Đức phản ứng mạnh mẽ Việt Nam, Việt Nam cũng phải “ngậm bồ hòn làm ngọt”.
Nói cách khác, cách tiếp đón của ông Vương Đình Huệ với giới ngoại giao Đức cho thấy giới chóp bu Việt Nam đang triển khai chiến thuật xoa dịu, mơn trớn và ve vuốt đối với người Đức mà không dám có động tác trả đũa mà có nguy cơ đổ thêm dầu vào lửa.
Cần nhắc lại, sau vụ Bộ Ngoại giao Đức trục xuất cán bộ tình báo Nguyễn Đức Thoa vào đầu tháng 8/2017, phía Việt Nam không những bảo lưu thái độ “khép miệng”, mà còn không trục xuất trả đũa nhân viên nào của Đại sứ quán Đức tại Việt Nam.
Cách tiếp đón trọng thị bất ngờ trên của Phó thủ tướng Vương Đình Huệ lại có thể hé ra một thực tế khác trong nội bộ đảng cầm quyền ở Việt Nam: sau khi nổ ra khủng hoảng ngoại giao Việt – Đức và dẫn đến hàng loạt hậu quả trầm trọng không ngờ, có thể trong nội bộ giới lãnh đạo Việt Nam đã xảy ra một “trận chiến” đổ lỗi cho nhau.
Có ít nhất hai dấu hiệu mô tả về “trận chiến” trên: đầu tiên là bộ trưởng công an Tô Lâm khẳng định đến hai lần trước báo chí về vệc ông ta không hề biết Trịnh Xuân Thanh đã về Việt Nam; và thứ hai là Bộ Ngoại giao chỉ một mực tránh né các câu hỏi của phóng viên nước ngoài về vụ Trịnh Xuân Thanh, như thể Bộ Ngoại giao là “vô can”.
Dù chưa có tiếng nói chính thức nào, nhưng đang ngấm ngầm một luồng dư luận trong nội bộ đảng về “ai phải chịu trách nhiệm vụ Trịnh Xuân Thanh làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quan hệ Việt – Đức, Hiệp định tự do thương mại Việt Nam – châu Âu và quan hệ đối tác chiến lược Việt – Đức”. Dư luận này đang tồn tại ngày càng căng thẳng ngay trước mũi Hội nghị trung ương 6 sẽ diễn ra vào đầu tháng Mười tới.
Trong khi đó, một số tin tức từ Đức cho thấy chính phủ nước này đã triển khai dừng cấp visa vào Đức đối với không chỉ du học sinh Việt Nam mà cả với những đoàn công tác của quan chức cấp tỉnh ở Việt Nam…
Thiền Lâm
(Cali Today)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét