Bốn sai lầm lớn của Ngô Bảo Châu
Khi viết: “Tôi vốn không đặc biệt hâm mộ ông Cù Huy Hà Vũ. Những lý lẽ ông đưa ra tôi cũng không thấy có tính thuyết phục đặc biệt”, rõ ràng là giáo sư Ngô Bảo Châu muốn dùng thứ ngôn ngữ lịch sự cho dễ nghe, bởi vì: có hay không có hai chữ “đặc biệt” thì đó vẫn là một lời chê. Một sự biểu lộ không đồng tình. Khi viết: “Tôi vốn không đặc biệt hâm mộ ông Cù Huy Hà Vũ. Những lý lẽ ông đưa ra tôi cũng không thấy có tính thuyết phục đặc biệt”, rõ ràng là giáo sư Ngô Bảo Châu muốn dùng thứ ngôn ngữ lịch sự cho dễ nghe, bởi vì: có hay không có hai chữ “đặc biệt” thì đó vẫn là một lời chê. Một sự biểu lộ không đồng tình.
GS Ngô Bảo Châu. Ảnh: Getty/AFP
Ông Châu là người đã từng ký vào kiến nghị phản đối vụ khai thác bauxite ở Tây Nguyên vậy mà khi ông Hà Vũ kiện thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về việc cho phép Trung Quốc vào Tây Nguyên khai thác bauxite thì ông Châu lại thấy là “không có tính thuyết phục”. Vậy là sao? Chúng ta có cần phải xem lại nhân cách của vị giáo sư trẻ tuổi này không?Những vấn đề ông Vũ nêu ra như: khai thác bauxite, xâm hại mội trường, đe dọa an ninh quốc phòng, các vụ chiếm dụng thô bạo và bừa bãi đất của dân diễn ra khắp cả nước, vụ ông sếp công an khoe là đã đánh sập 300 trang mạng, vụ Đảng đứng trên luật pháp, đứng trên quốc hội nên đẻ ra tham nhũng tràn lan…chẳng lẽ đều do ông Vũ nói theo cảm tính, thiếu chứng cứ nên không có tính thuyết phục?
Tôi lại thấy rằng những vấn đề ông Vũ nêu ra đều là những sự thật hiển nhiên ai cũng biết: trí thức cũng biết, người bình dân cũng biết, chị bán vé số cũng biết, bác phu khuân vác ở bến tàu cũng biết, em bé đánh giày cũng biết mà không cần ai thuyết phục. Nếu như ông Vũ có lập luận dài dòng là vì nhu cầu tự biện hộ trước tòa chứ thực ra những vấn đề minh bạch như vậy thì làm gì phải đặt vấn đề thuyết phục hay không thuyết phục!?
Ở Việt Nam hiện nay chỉ có 3 loại người không tin những lời ông Cù Huy Hà Vũ, đó là: một số ít đảng viên có trình độ văn hóa thấp, một số người được nhà nước cho đặc quyền đặc lợi quá lớn và những kẻ cơ hội. Ngô Bảo Châu thuộc loại nào?
Khôn ngoan kiểu láu cá
Cái kiểu khôn ngoan này cũng đã bộc lộ khi cả nước nhầm lẫn giải thưởng Fields với giải Nobel mà ông Châu cũng không cải chính. Lẽ ra ông nên sòng phẳng mà giải thích cặn kẽ như bài viết sau đây của tác giả Lê Cát Tường Vy đăng trên trang web Dân Làm Báo ngày 13/4/2011 như sau:
“Giải toán học mà ông Ngô Bảo Châu cùng với 3 người khác đoạt được trong năm 2010 là giải FIELDS in Mathematics. GIÁ TRỊ CỦA GIẢI CHỈ CÓ 15 NGÀN ĐÔ LA CANADA (trong khi giải Nobel thường có giá trị trên một triệu đô la Mỹ)
… đã có 52 nhà toán học khắp nơi trên thế giới được huy chương bởi những khám phá xuất sắc về toán học. Đó là vinh dự không những cho người được giải mà còn cho cả ngôi trường đại học, nơi họ đang công tác. Giới truyền thông (của các nước ấy) cũng có đưa tin nhưng chỉ là những tin tức thoáng qua trong ngày, nói chung không được quan tâm lắm, chỉ có thế thôi.
Nói tóm lại, Huy chương FIELDS hoàn toàn không phải là giải NOBEL Toán học. Đừng lạm dụng ngôn ngữ một cách bừa bãi”.
Tóm lại Ngô Bào Châu đã mắc 4 sai lầm lớn:
1/. Phủ nhận một người có công lớn với dân tộc như Cù Huy Hà Vũ.
2./ Đánh lạc hướng dư luận bằng cách phê phán phiên tòa xử CHHV để mọi người quên rằng chính “sếp” là người chỉ đạo phiên tòa ấy (như lời của thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh). Đó là cách lập công với “sếp”.
3/. Không cải chính khi cả nước lầm tưởng giải thưởng Fields là giải Nobel.
4/. Nhận căn hộ 600 ngàn đô là Mỹ như một món quà có giá trị gấp 40 lần giải thưởng Fields mà không thấy đó là dấu hiệu “trên mức tình cảm”. Và khi đã nhận quà trên mức tình cảm thì Ngô Bảo Châu đã thực sự đứng vào lề phải rồi!
*
Trước làn sóng công kích ông Châu dữ dội, nhiều nhà trí thức Việt Nam muốn tranh thủ Ngô Bào Châu, muốn kéo ông giáo sư về phía nhân dân bằng những bài viết rất tâm huyết, thậm chí rất cảm động. Đó là ý tốt, tôi trân trọng quan điểm ấy, nhưng các bác ơi, các bác không thấy ông Châu đã bước vào lề phải từ khuya rồi sao? Và nếu như ông Châu có “trở về mái nhà xưa” thì ông cũng chẳng làm được gì với những cái “bổ đề” của mình, với cái “viện toán học cao cấp” của mình. Lừng lẫy như Trần Đức Thảo còn bótay.com thì những thứ toán học lý thuyết cũng chỉ là những món hàng xa xỉ, những trò chơi trí tuệ cao cấp chỉ để thù tạc với nhau trên chín từng mây mà thôi.
*
Thế giới ngày nay là một thế giới của tiền và quyền lực, các ý thức hệ đã trở nên vô nghĩa rồi. Trên bình diện quốc tế chỉ có 2 phe đối kháng nhau: các siêu cường là những ông chủ còn các nước nghèo, nước nhỏ là thuộc hạ. Trên bình diện quốc gia thì giai cấp cầm quyền và đám nhà giàu là những ông chủ còn đám dân đen nghèo khổ là tôi tớ.
Nếu anh là thợ mộc, thợ nề hay nông dân, tiểu thương, ngư phủ… anh có thể cam tâm làm nghề của anh. Còn nếu anh mang danh là trí thức lớn thì anh chỉ có một chọn lựa: hoặc là anh đứng về phía dân đen để đấu tranh cho các quyền cơ bản của họ, cho miếng cơm manh áo của họ (với bất cứ hình thức nào tùy hoàn cảnh) còn nếu anh quay lưng lại với dân nghèo, lên tiếng phủ nhận cuộc đấu tranh của nhân dân thì có nghĩa là anh đồng lõa,
Ngô Bảo Châu, trên thực tế, đã bước sang lề phải từ khi nhận căn nhà 600.000 đô la Mỹ rồi, đã bị nhà nước gài vào thế kẹt rồi, đã như con chim bị nhốt trong cái lồng son rồi, vậy mà còn dám xưng mình là “người tự do” và còn tuyên bố: “chỉ có những con cừu mới đi theo lề trái hay lề phải” còn ta là người phi chính trị, người đứng giữa.
Dân thường có thể “đứng giữa” được, nhưng người nổi tiếng, người đã trở thành “người của quần chúng” và nhất là đã ngửa tay nhận ân huệ của nhà nước thì chuyện đứng giữa, chuyện “phi chính trị” chỉ là ảo tưởng. Đó là một vị trí không có thật, lập lờ, không sòng phẳng, thiếu minh bạch và… bịp.
*
Còn nhớ hồi chiến tranh, có lần ông Trần Bạch Đằng (bí danh Tư Ánh, từng làm bí thư thành ủy Sài Gòn-Gia Định, trưởng ban tuyên huấn Trung ương Cục Miền Nam) nói về lực ”lượng thứ ba” (tức là lực lượng đứng giữa Mặt Trận GPMN và chính quyền Sài Gòn), ông hỏi các học viên: “Các đồng chí biết “lực lượng thứ ba” là gì không? Nó là lực lượng đứng giữa. Đứng giữa là đứng chỗ nào? (ông chỉ tay vào giữa hai đùi mình, nói tiếp)… nói trắng ra nó là cái con kẹc!”
Lúc ông Tư Ánh nói câu đó, Ngô Bảo Châu chưa sinh ra đời!
*
Thực ra lúc đầu tôi cũng muốn bỏ qua cho Ngô Bảo Châu và tôi đã đi tản bộ ngoài bờ sông để quên đi những điều nhảm nhí, nhưng có một cái gì đó, đúng ra là có một cái mùi gì đó nó cứ phảng phất trong không khí, ban đầu tôi tưởng đó là thứ mùi do nước thải từ cái xóm nhà bên kia sông chảy xuống sông, nhưng lâu nay tôi vẫn thường tản bộ quanh đây sao không nghe thấy? Đó là một thứ mùi rất đặc biệt, nó ngai ngái, thơm không ra thơm, thúi không ra thúi, vừa giống nước đái heo vừa giống mùi nước hoa hảo hạng của Pháp. Cuối cùng chịu không nổi tôi đành quay trở về. Ngay lúc đó trong đầu tôi chợt hiện ra đáp án: đó là cái MÙI CƠ HỘI.
Con chó chạy ra đón tôi. Tôi ôm lấy nó vào lòng, chợt thấy lòng rung chuyển vì một xúc động kỳ lạ: con vật nhỏ bé này sao mà cao quý đến thế! Nó là hiện thân của chân thật, của lòng dũng cảm và nhân hậu.
Đào Hiếu
LTS: Một người quen gửi tới bài viết của nhà văn Đào Hiếu (tác giả của cuốn tự truyện “Lạc Đường”) phê bình GS Ngô Bảo Châu. Với chủ trương phổ biến thông tin khách quan, đa chiều, chúng tôi xin được đăng bài viết này ở đây, để quý độc giả tham khảo.
- Úi chu choa! Nhờ bài viết, bữa ni tui mới biết ông Cù Huy Hà Vũ có công lớn với dân tộc. Có ai biết công lớn nớ là công chi không hè?
Trả lờiXóa