Thứ Sáu, 4 tháng 9, 2020

Phước ơi, bà con cần lắm những người như anh

Cách đây vài chục năm, báo chí còn được quyền đưa tin tự do và thoải mái hơn hiện nay, nhất là chục năm đầu mở cửa (1986-1995, thời các Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và Đỗ Mười). Bây giờ cả nước có hàng nghìn báo, đài, trang thông tin điện tử chính thống, nhưng tất cả đều chỉ được đăng một bản tin do đâu đó soạn sẵn, giống y chang nhau. Không báo, đài, trang thông tin điện tử nào được phép hay dám có ý kiến riêng vì nhẹ thì bị phạt từ vài chục tới vài trăm triệu đồng, nặng thì bị đình chỉ từ vài ba tháng tới thu hồi giấy phép. Cơ quan báo chí và nhà báo dường như đang sợ tuyên giáo và bộ thông tin truyền thông như sợ cọp. Nguyễn Kiến Phước ơi, bà con cần lắm những người như anh, nhưng đợi đấy xem mấy hôm nữa xử vụ Đồng Tâm có ai dám làm như anh ? Nhưng phải quản lý các phương tiện truyền thông sắt thép như vậy cũng chứng tỏ họ đang khiếp sợ nhân dân. Dân đang như sóng ngầm dữ dội, các nhà báo đang chứa chất căm hơn... Có thể thấy rõ điều này trên các trang mạng phi chính thống. Tất cả đang chờ ngày phán xử. Bà con ơi, đừng tuyệt vọng. Cám ơn nhà báo Lưu Trọng Văn đã viết bài này.
Phước ơi, bà con cần lắm những người như anh
fb Lưu Trọng Văn - Chí Công - Đồng Tâm... Nguyễn Kiến Phước ơi, bà con cần lắm những người như anh. Hàng chục ngư dân xã Chí Công huyện Tuy Phong Thuận Hải bị còng tay, bị đẩy ra toà vì chống lại hợp tác hoá nghề cá. Kim Hạnh tổng biên tập Tuổi Trẻ cho gã mượn chiếc xe của báo chở 7 nhà báo SG đi cứu Dân.
Nhà báo Nguyễn Kiến Phước. Ảnh: FB Vũ Kim Hạnh
Đến Phan Thiết gã phải bảo lái xe giấu xe ở Hội VHNT tỉnh vì sợ bị phá. Đến xã Chí Công, công an, quân đội cầm súng bao vây phiên toà xử ngư dân. Gã cùng Bùi Văn Bồng pv báo Quân đội ND, Ngọc Oanh, pv báo Người Lao động, cùng một số pv Tuổi Trẻ... vào phiên toà.


Ngư dân Nguyễn Văn Ngọc đang đứng trước vành móng ngựa khi bị quy kết tích trữ cờ đỏ để biểu tình chống đường lối hợp tác hoá của đảng đã đập ngực thét lên: tôi chỉ bảo vệ quyền tự do đánh cá của tôi, tôi không chống ai hết. Tôi thề lấy máu để bảo vệ quyền làm chủ thuyền đánh cá của tôi.

Sau phiên toà, gã cùng các nhà báo ở lại đêm với bà con ngư dân. Bà con thề nếu nói sai sự thật thì đi biển sẽ bị sóng lật thuyền. Bà con tố giác chính quyền dí súng cướp thuyền của bà con để tập thể hoá.

Chao ôi, nhắc lại chuyện xưa ấy sao quá giống chuyện bà con nhiều nơi, trong đó có bà con Đồng Tâm bị vu cho phản động chống đảng khi bảo vệ quyền sở hữu đất đai của mình.

Bước ngoặt của cuộc chiến Chí Công chỉ xuất hiện khi nhà báo Nguyễn Kiến Phước dũng cảm đứng về bà con ngư dân.

Nhà báo Nguyễn Kiến Phước viết bài báo bênh vực bà con về quyền làm chủ công cụ sản xuất của mình đăng trên báo Nhân Dân.

Nhà báo Võ Như Lanh phó tổng biên tập báo SGGP tiếp tay cho ngư dân bằng cách đăng lại bài của Nguyễn Kiến Phước trên trang nhất báo SGGP.

Sức mạnh của công luận đã cứu các ngư dân khỏi tù đày và cả những án mạng rất có thể xảy ra khi ngư dân thề lấy máu bảo vệ tài sản của mình.

Hôm qua, Kim Hạnh đã rải tro cốt của Nguyễn Kiến Phước trên dòng kênh Nhiêu Lộc.

Tiễn biệt Anh!

Đời cần lắm những nhà báo như Anh!

Anh ra đi mà còn đó niềm đau đáu khôn nguôi lo cho bà con Đồng Tâm chuẩn bị ra toà vì tội giết người do bị dồn chân tường buộc phải giữ lời thề như ngư dân Nguyễn Văn Ngọc ở Chí Công ngày nào: quyết lấy máu để bảo vệ quyền sống của mình.

Hình ảnh có thể có: văn bản

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét