Việt Nam ‘đặt mua’ gần 100 triệu đôla vũ khí Mỹ
01/08/2018 - Một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ mới khẳng định độc quyền với VOA tiếng Việt rằng Việt Nam có các hợp đồng mua các thiết bị quân sự với Hoa Kỳ trị giá tới 94,7 triệu đôla. Đây là xác nhận đầu tiên của phía Washington kể từ khi Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama năm 2016 thông báo rằng Mỹ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí với Việt Nam. Trong chuyến thăm Việt Nam năm ngoái, đương kim Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng đã chào bán “máy bay, tên lửa” với quan chức chủ nhà ở Hà Nội.Trung tướng Nguyễn Quang Đạm, Tư lệnh Cảnh sát Biển Việt Nam, và Chuẩn đô đốc Tuần duyên Hoa Kỳ Michael J. Haycock, trợ lý tham mưu trưởng về quân dụng và cán bộ chuyên trách quân dụng, tại lễ chuyển giao tàu tuần duyên trọng tải cao ở Honolulu, Hawaii, tháng Năm năm ngoái.
Tàu Trung Quốc và Việt Nam "vờn" nhau ở Biển Đông năm 2014.
Khi được hỏi liệu các loại vũ khí Việt Nam mới đặt mua có phải dùng vào mục đích bảo vệ chủ quyền lãnh hải, nhà ngoại giao này nói: “Chúng tôi không thể thảo luận chi tiết các vụ mua bán quân sự tiềm năng hoặc đang chờ xử lý trước khi chúng được thông báo cho Quốc hội”.
Quan chức này nói thêm: “Tuy nhiên, chúng tôi lưu ý rằng Việt Nam hiện có 24 trường hợp trong chương trình Mua bán Quân sự Nước ngoài với tổng trị giá là 69,7 triệu đôla”.
Theo tìm hiểu của VOA Việt Ngữ, các vụ này đã được thông báo cho Quốc hội Mỹ và đang trong các giai đoạn khác nhau để triển khai và chuyển giao cho Việt Nam.
Tổng thống Trump đã chào bán "máy bay, tên lửa" trong cuộc gặp với quan chức Việt Nam khi tới Hà Nội cuối năm ngoái.
Đây là xác nhận đầu tiên của phía Washington kể từ khi Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama năm 2016 thông báo rằng Mỹ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí với Việt Nam.
Trong chuyến thăm Việt Nam năm ngoái, đương kim Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng đã chào bán “máy bay, tên lửa” với quan chức chủ nhà ở Hà Nội.
Hiện chưa có thông báo từ phía Bộ Ngoại giao Việt Nam về các đơn đặt hàng vũ khí với Hoa Kỳ. Tuy nhiên, Hà Nội thường hiếm khi lên tiếng về vấn đề này.
Quan chức Mỹ không muốn nêu tên nói thêm với VOA Việt Ngữ rằng ngoài các đơn đặt hàng trên, trong khoảng thời gian từ năm 2012 tới 2017, Bộ Ngoại giao Mỹ cũng đã cho phép Việt Nam mua các mặt hàng quân sự, trong đó có các thiết bị điện tử quân sự, trị giá 25 triệu đôla thông qua chương trình Mua bán Thương mại Trực tiếp.
Bộ Ngoại giao Mỹ cũng đã cung cấp cho Việt Nam 12 triệu đôla trong chương trình Cung cấp Tài chính Quân sự Nước ngoài (FMF) trong năm tài khóa 2017. Con số cho năm tài khóa 2018 vẫn chưa được xác định.
Quan chức ngoại giao Mỹ nói.
Theo tìm hiểu của VOA tiếng Việt, Mua bán Quân sự Nước ngoài (FMS) và Mua bán Thương mại Trực tiếp (DCS) là hai chương trình chính để Hoa Kỳ chuyển giao các dịch vụ và thiết bị quốc phòng cho đồng minh và đối tác.
Cụ thể, FMS là một chương trình chuyển giao giữa hai chính phủ. Theo đó, Bộ Ngoại giao Mỹ thông qua đơn đặt hàng, rồi đối tác trả tiền cho thiết bị và Bộ Quốc phòng Mỹ sử dụng hệ thống của mình để mua rồi chuyển cho đối tác.
Trong khi đó, theo chương trình DCS, đối tác đạt thỏa thuận với một nhà sản xuất Mỹ, nhưng nhà sản xuất phải được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cấp giấy phép thông qua vụ mua bán trước khi chuyển giao thiết bị.
Ngoài việc mua thiết bị quân sự trên, quan chức Mỹ nói thêm với VOA tiếng Việt: “Bộ Ngoại giao Mỹ cũng đã cung cấp cho Việt Nam 12 triệu đôla trong chương trình Cung cấp Tài chính Quân sự Nước ngoài (FMF) trong năm tài khóa 2017. Con số cho năm tài khóa 2018 vẫn chưa được xác định”.
Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ cùng các quan chức Việt Nam trong lễ khánh thành cơ sở sửa chữa bảo dưỡng tàu của Cảnh sát biển Việt Nam ở Quảng Nam, được xây dựng với sự hỗ trợ của Hoa Kỳ, năm 2016.
Phát biểu trong chuyến thăm Việt Nam hồi đầu tháng trước, Ngoại trưởng Mỹ Pompeo nói: "Trong quá khứ, chúng ta là đối thủ trên chiến trường. Nhưng hôm nay, mối quan hệ an ninh của chúng ta chỉ là hợp tác".
Và, sau khi Hoa Kỳ dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí cách đây hai năm, quân đội hai nước đang tìm cách tăng cường hơn nữa mối quan hệ về an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ Pompeo nói.
"Tháng Ba vừa qua, USS Carl Vinson đã đến thăm Đà Nẵng, là hàng không mẫu hạm đầu tiên của Mỹ đến Việt Nam kể từ khi kết thúc chiến tranh. Và, sau khi Hoa Kỳ dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí cách đây hai năm, quân đội hai nước đang tìm cách tăng cường hơn nữa mối quan hệ về an ninh”, nhà ngoại giao hàng đầu nước Mỹ nói thêm.
Hồi tháng Năm năm 2017, tại Hawaii, lực lượng Tuần duyên Hoa Kỳ đã bàn giao một tàu tuần duyên trọng tải cao cho Cảnh sát biển Việt Nam.
Con tàu này nay có tên CSB 8020 và “được trông đợi giúp nâng cao năng lực nhận thức về các vấn đề hàng hải của Cảnh sát biển Việt Nam, tăng cường năng lực của họ trong việc thực hiện các hoạt động thực thi luật hàng hải, tiến hành tìm kiếm và cứu nạn, và các hoạt động ứng phó nhân đạo”, theo Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội.
Khi được hỏi liệu các loại vũ khí Việt Nam mới đặt mua có phải dùng vào mục đích bảo vệ chủ quyền lãnh hải, nhà ngoại giao này nói: “Chúng tôi không thể thảo luận chi tiết các vụ mua bán quân sự tiềm năng hoặc đang chờ xử lý trước khi chúng được thông báo cho Quốc hội”.
Quan chức này nói thêm: “Tuy nhiên, chúng tôi lưu ý rằng Việt Nam hiện có 24 trường hợp trong chương trình Mua bán Quân sự Nước ngoài với tổng trị giá là 69,7 triệu đôla”.
Theo tìm hiểu của VOA Việt Ngữ, các vụ này đã được thông báo cho Quốc hội Mỹ và đang trong các giai đoạn khác nhau để triển khai và chuyển giao cho Việt Nam.
Tổng thống Trump đã chào bán "máy bay, tên lửa" trong cuộc gặp với quan chức Việt Nam khi tới Hà Nội cuối năm ngoái.
Đây là xác nhận đầu tiên của phía Washington kể từ khi Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama năm 2016 thông báo rằng Mỹ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí với Việt Nam.
Trong chuyến thăm Việt Nam năm ngoái, đương kim Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng đã chào bán “máy bay, tên lửa” với quan chức chủ nhà ở Hà Nội.
Hiện chưa có thông báo từ phía Bộ Ngoại giao Việt Nam về các đơn đặt hàng vũ khí với Hoa Kỳ. Tuy nhiên, Hà Nội thường hiếm khi lên tiếng về vấn đề này.
Quan chức Mỹ không muốn nêu tên nói thêm với VOA Việt Ngữ rằng ngoài các đơn đặt hàng trên, trong khoảng thời gian từ năm 2012 tới 2017, Bộ Ngoại giao Mỹ cũng đã cho phép Việt Nam mua các mặt hàng quân sự, trong đó có các thiết bị điện tử quân sự, trị giá 25 triệu đôla thông qua chương trình Mua bán Thương mại Trực tiếp.
Bộ Ngoại giao Mỹ cũng đã cung cấp cho Việt Nam 12 triệu đôla trong chương trình Cung cấp Tài chính Quân sự Nước ngoài (FMF) trong năm tài khóa 2017. Con số cho năm tài khóa 2018 vẫn chưa được xác định.
Quan chức ngoại giao Mỹ nói.
Theo tìm hiểu của VOA tiếng Việt, Mua bán Quân sự Nước ngoài (FMS) và Mua bán Thương mại Trực tiếp (DCS) là hai chương trình chính để Hoa Kỳ chuyển giao các dịch vụ và thiết bị quốc phòng cho đồng minh và đối tác.
Cụ thể, FMS là một chương trình chuyển giao giữa hai chính phủ. Theo đó, Bộ Ngoại giao Mỹ thông qua đơn đặt hàng, rồi đối tác trả tiền cho thiết bị và Bộ Quốc phòng Mỹ sử dụng hệ thống của mình để mua rồi chuyển cho đối tác.
Trong khi đó, theo chương trình DCS, đối tác đạt thỏa thuận với một nhà sản xuất Mỹ, nhưng nhà sản xuất phải được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cấp giấy phép thông qua vụ mua bán trước khi chuyển giao thiết bị.
Ngoài việc mua thiết bị quân sự trên, quan chức Mỹ nói thêm với VOA tiếng Việt: “Bộ Ngoại giao Mỹ cũng đã cung cấp cho Việt Nam 12 triệu đôla trong chương trình Cung cấp Tài chính Quân sự Nước ngoài (FMF) trong năm tài khóa 2017. Con số cho năm tài khóa 2018 vẫn chưa được xác định”.
Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ cùng các quan chức Việt Nam trong lễ khánh thành cơ sở sửa chữa bảo dưỡng tàu của Cảnh sát biển Việt Nam ở Quảng Nam, được xây dựng với sự hỗ trợ của Hoa Kỳ, năm 2016.
Phát biểu trong chuyến thăm Việt Nam hồi đầu tháng trước, Ngoại trưởng Mỹ Pompeo nói: "Trong quá khứ, chúng ta là đối thủ trên chiến trường. Nhưng hôm nay, mối quan hệ an ninh của chúng ta chỉ là hợp tác".
Và, sau khi Hoa Kỳ dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí cách đây hai năm, quân đội hai nước đang tìm cách tăng cường hơn nữa mối quan hệ về an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ Pompeo nói.
"Tháng Ba vừa qua, USS Carl Vinson đã đến thăm Đà Nẵng, là hàng không mẫu hạm đầu tiên của Mỹ đến Việt Nam kể từ khi kết thúc chiến tranh. Và, sau khi Hoa Kỳ dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí cách đây hai năm, quân đội hai nước đang tìm cách tăng cường hơn nữa mối quan hệ về an ninh”, nhà ngoại giao hàng đầu nước Mỹ nói thêm.
Hồi tháng Năm năm 2017, tại Hawaii, lực lượng Tuần duyên Hoa Kỳ đã bàn giao một tàu tuần duyên trọng tải cao cho Cảnh sát biển Việt Nam.
Con tàu này nay có tên CSB 8020 và “được trông đợi giúp nâng cao năng lực nhận thức về các vấn đề hàng hải của Cảnh sát biển Việt Nam, tăng cường năng lực của họ trong việc thực hiện các hoạt động thực thi luật hàng hải, tiến hành tìm kiếm và cứu nạn, và các hoạt động ứng phó nhân đạo”, theo Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội.
Xuồng tuần tra Mỹ trao cho Việt Nam tháng Ba năm nay.
Cũng theo cơ quan ngoại giao của Hoa Kỳ này, hồi cuối tháng Ba năm nay, Mỹ đã chuyển giao sáu xuồng tuần tra Metal Shark cho Việt Nam trong chuyến thăm đầu tiên của Tư lệnh Tuần duyên Hoa Kỳ đến đất nước cựu thù.
Theo phía Mỹ, những chiếc xuồng này “sẽ đóng vai trò ngăn chặn các tác nhân xấu với những vi phạm chống lại Việt Nam hoặc diễn ra trong khu vực gần Việt Nam”.
Các đơn hàng quân sự của Việt Nam với phía Hoa Kỳ cũng như việc Mỹ trao tàu cho Hà Nội diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc mạnh mẽ tăng cường tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.
https://www.voatiengviet.com/a/viet-nam-dat-mua-hang-chuc-trieu-dola-vu-khi-cua-my/4508935.html
Cũng theo cơ quan ngoại giao của Hoa Kỳ này, hồi cuối tháng Ba năm nay, Mỹ đã chuyển giao sáu xuồng tuần tra Metal Shark cho Việt Nam trong chuyến thăm đầu tiên của Tư lệnh Tuần duyên Hoa Kỳ đến đất nước cựu thù.
Theo phía Mỹ, những chiếc xuồng này “sẽ đóng vai trò ngăn chặn các tác nhân xấu với những vi phạm chống lại Việt Nam hoặc diễn ra trong khu vực gần Việt Nam”.
Các đơn hàng quân sự của Việt Nam với phía Hoa Kỳ cũng như việc Mỹ trao tàu cho Hà Nội diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc mạnh mẽ tăng cường tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.
https://www.voatiengviet.com/a/viet-nam-dat-mua-hang-chuc-trieu-dola-vu-khi-cua-my/4508935.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét