Thứ Tư, 1 tháng 8, 2018

Người Mỹ nghĩ gì khi người TQ mua một bộ quần áo?

Người Mỹ nghĩ gì khi người Trung Quốc bỏ 800 đô để mua một bộ quần áo?
Quan niệm tiêu dùng của người Mỹ khá cẩn thận kỹ càng, họ sẽ không vung tiền vì cái mà người Trung Quốc gọi là “sĩ diện”, từ nhỏ họ được giáo dục rằng tính độc lập tự chủ, so sánh giàu nghèo không phải là điều quan trọng ở Mỹ. Họ không hề để ý xem người khác có ngưỡng mộ thời trang của họ hay không mà ngược lại, nếu mặc một bộ trang phục không phù hợp với khả năng kinh tế của mình thì lại càng thô lỗ và phù phiếm. Người Trung Quốc ra nước ngoài mua sắm đã không còn là việc gì quá xa lạ, rất nhiều người dùng mấy trăm, mấy ngàn, thậm chí là mấy triệu Nhân dân tệ để mua một bộ quần áo hoặc một chiếc túi xách mà cũng không một chút chớp mắt. Thế nhưng trong mắt của rất nhiều người Mỹ, việc bỏ ra 800 đô để mua một bộ quần áo thì thật “ngốc”. Rất nhiều người Trung Quốc không hiểu, họ cảm thấy người Mỹ sao lại keo kiệt vậy. Thật ra, điều này có liên quan đến sự khác biệt trong quan điểm tiêu dùng giữa Trung Quốc và Mỹ.
Người Trung Quốc thường đổ xô đi mua hàng hiệu giảm giá. (Ảnh minh họa)

Quan niệm tiêu dùng sinh hoạt của người Mỹ

Đầu tiên, ở Mỹ, 800 đô là một khoản tiền khá lớn, có thể mua được rất nhiều thứ. Còn quần áo là một trong những thứ rẻ nhất, nếu mua một bộ quần áo 800 đô vì là hàng hiệu thì rất nhiều người Mỹ nghĩ rằng chi bằng mua một chiếc xe mô tô hạng nhẹ để đi chơi.
Ở Mỹ, tất cả những thứ hàng tiêu dùng đều là rẻ nhất. Ví dụ như quần áo, ghế xếp, bộ đồ ăn dùng trong bữa tiệc, thực phẩm thường ngày… Quan niệm tiêu dùng của người Mỹ khá cẩn thận kỹ càng, họ sẽ không vung tiền vì cái mà người Trung Quốc gọi là “sĩ diện”, từ nhỏ họ được giáo dục rằng tính độc lập tự chủ, so sánh giàu nghèo không phải là điều quan trọng ở Mỹ.
Họ không hề để ý xem người khác có ngưỡng mộ thời trang của họ hay không mà ngược lại, nếu mặc một bộ trang phục không phù hợp với khả năng kinh tế của mình thì lại càng thô lỗ và phù phiếm. Thông thường các bậc phu huynh Mỹ tuy không dạy các con phải quá tiết kiệm, nhưng đều sẽ hướng dẫn các con dùng tiền có hiệu quả.
Hiện nay học sinh người Trung Quốc theo học các trường tư ở Mỹ khá nhiều, trẻ em đến từ Trung Quốc thường thì đều sẽ xem trọng giàu có. Có không ít các em mặc một chiếc quần jean có giá hơn 400 đô, mang đôi giày thể thao 300 đô, vô cùng giàu có so với những em mặc quần jean nội địa Mỹ chỉ 10 đô. Trẻ em Trung Quốc có thể cảm thấy rất hài lòng khi mặc chiếc quần jean mấy trăm đô, nhưng trẻ em Mỹ về nhà có thể sẽ kể việc này với bố mẹ như thể chuyện hài. Nếu so sánh những đứa trẻ Trung Quốc ăn diện với những đứa trẻ Trung Quốc giản dị, khiêm tốn ở Mỹ thì lập tức khác biệt rõ ràng, vì vậy chỉ cần nhìn là biết ai là “người mới đến”.
Một tỉ phú rất giàu có ở Mỹ nhưng một ngày ba bữa lại vô cùng giản tiện. Ông ấy có cửa hàng miễn thuế sân bay nhiều nhất thế giới, nhưng không thích dùng hàng hiệu. Theo lời của chính ông ấy thì: “Tuy tôi có tiền, nhưng tôi không phải là đồ ngốc mà bỏ tiền ra mua những thứ hữu danh vô thực”. Vì vậy không chỉ mỗi giai cấp trung lưu ở Mỹ, mà cả những người có tiền cũng xem trọng giá trị của đồ vật (hơn là giá tiền).
Sở dĩ người Trung Quốc chịu bỏ tiền để mua hàng hiệu chủ yếu là do “sĩ diện”, việc ăn mặc của họ đa phần là để cho người khác xem.
Ngoài ra, có một điều cần làm rõ đó là người Mỹ không phải là không tiêu tiền, mà ngược lại, một gia đình bình thường ở Mỹ, hay nói cách khác là người Mỹ bình thường trung bình tiêu nhiều tiền hơn người Trung Quốc. Số tiền mà họ dùng vào nhà cửa, thể thao, dịch vụ, du lịch, hội họp, ăn uống, giao thông… cũng rất nhiều, có những người tuy kiếm rất nhiều tiền, nhưng cũng “tiền ra” nhiều hơn “tiền vào”.
Giai cấp trung lưu ở Mỹ chịu tiêu tiền vào sở thích và thể thao. Ví dụ như những chiếc du thuyền ở cảng Chicago, hay có rất nhiều người cuối tuần hẹn vài người bạn tiêu mấy ngàn đô để đi trượt tuyết ở Alaska.

Người Mỹ tiêu tiền vào đâu?

Vậy thì người Mỹ dùng tiền vào đâu? Trang US China Express từng đúc kết được những điều sau:
1. Xổ số: So với sách vở, trò chơi điện tử, phim và vé thi đấu thể thao, người Mỹ thích mua vé số hơn. Vào năm 2014, tổng mức tiêu thụ vé số của Mỹ lên đến 70 tỷ.
2. Bác sỹ và nha sỹ: Tiền vốn công cộng mà người Mỹ dùng vào y tế xếp thứ ba trên thế giới.
3. Nhà ở: Số tiền mà người Mỹ dùng vào nhà ở chiếm 26% thu nhập, cao hơn so với Canada, Anh và Nhật.
4. Taxi, máy bay và xe lửa: Ngoài xe hơi, người Mỹ tiêu nhiều vào giao thông hơn Canada và Nhật.
5. Giáo dục: Người Mỹ chi tiêu cho giáo dục cao hơn bất cứ quốc gia phát triển nào khác, đa phần tiền vốn đến từ bố mẹ và quỹ cá nhân. Ở Mỹ, trung bình một năm học sinh phải trả 15.000 đô.
6. Thuốc men: Mỗi người Mỹ một năm dùng đến 1.000 đô vào thuốc men, cao hơn bất cứ nước nào khác.
7. Du lịch: Người Mỹ chi nhiều tiền hơn các quốc gia khác trong việc đi du lịch nước ngoài. Năm 2014, những người Mỹ đi du lịch nước ngoài đã tiêu 112 tỷ đô, vượt qua Đức, Anh và Nga.
8. Giáng sinh: Người Mỹ dùng nhiều tiền vào quà Giáng sinh hơn bất cứ quốc gia châu Âu nào.
(Ảnh: mediabakery.com)
9. Sô-cô-la: Lượng tiêu dùng sô cô la của Mỹ dẫn đầu thế giới.

Khác biệt về quan niệm tiêu dùng Trung – Mỹ

1. Nhà ở: Người Trung Quốc xem nhà to, nhà đắt tiền là tượng trưng cho sự giàu có, người có tiền mới ở được biệt thự. Người Trung Quốc thích đổ về các thành phố lớn nơi mà giá nhà đất đạt đến tiêu chuẩn quốc tế. Người Mỹ xem nhà ở là tổ ấm, nhà lớn hay nhỏ tùy thuộc vào nhu cầu của gia đình.
2. Mua xe: Trong mắt người Trung Quốc, xe càng thể hiện rõ địa vị xã hội hơn cả nhà ở, lái Mercedes-Benz hay BMW là rất ‘cao quý’. Giá xe ở Trung Quốc nổi tiếng cao và giá mua chỗ để xe cũng không hề thấp. Ở Mỹ, xe hơi là công cụ thay cho đôi chân, mức giá xe được ưa chuộng nhất là vào khoảng 30.000 đô.
Người Mỹ không dùng nhà và xe để đo lường thành công. (Ảnh: Pixabay)
  • Vì sao người Mỹ không dùng nhà và xe đo lường “thành công”?
3. Mời khách: Người Trung Quốc rất rộng rãi trong việc ăn uống, khi mời khách phải đầy một bàn, đồ ăn còn dư lại mới cho thấy người mời phóng khoáng. Ở Mỹ nếu tùy tiện gọi một bàn tiệc lớn, chẳng những không khiến khách cảm thấy hào phóng, mà còn bị nghĩ là thiếu hiểu biết hoặc đầu có vấn đề.
4. Trang phục: Người Trung Quốc thích mặc hàng hiệu, còn mua trang phục thường ngày thì lại thích mua hàng giảm giá. Người Mỹ không quá để tâm đến việc chạy theo hàng hiệu, bình thường mua quần áo họ thích mua ở trung tâm thương mại, còn khi đến mùa mua sắm thì sẽ đi mua hàng hiệu giảm giá ở cửa hàng.
5. Giáo dục: Các bậc phụ huynh ở Trung Quốc chịu bỏ tiền cho con cái học hành, hơn nữa ngay từ mẫu giáo đã sợ con “không theo kịp”. Kể từ khi bắt đầu đi học, các bé đã phải đi học lớp này lớp kia sau khi tan trường, người lớn phải tốn rất nhiều tiền để con em đi học. Người Mỹ nuôi con theo kiểu tự do, bảo đảm trẻ có đủ dinh dưỡng, môi trường sống thoải mái. Còn về giáo dục, từ trước khi đi học cho đến năm lớp 12, người lớn cơ bản không cần tốn nhiều tiền. Người Mỹ cũng ít khi cho con em học các lớp dạy thêm, vì thế người Mỹ không dành nhiều tiền vào giáo dục phổ thông cho con em.
6. Du lịch: Người Trung Quốc đi du lịch giống như đi để mua sắm vậy, có người đến Mỹ mang cả vali mì gói để ăn mỗi ngày, khi về nước, trong vali chất toàn là túi xách, quần áo hàng hiệu mà còn nói là ‘rất rẻ’ nữa. Người Mỹ đi du lịch là để thư giãn hoặc mở rộng tầm mắt, trải nghiệm các nền văn hóa. Vì thế người Mỹ không tiêu nhiều tiền khi du lịch ở Trung Quốc như người Trung Quốc đi du lịch Mỹ, bởi vì đối với người Mỹ “đi du lịch là du lịch”, mua sắm chỉ là mua một số thứ đặc sản mà thôi.
Người Mỹ đi du lịch chỉ là đi du lịch. (Ảnh minh họa)
7. Quà cáp: Người Trung Quốc tặng quà có thể có vô số lý do, việc hiếu hỉ tặng quà, con đầy tháng phải tặng quà, tân gia phải tặng quà, nhờ người ta giúp đỡ cũng phải tặng quà v.v… Người Mỹ thì không quà cáp cho công chức, người thân bạn bè có tặng quà đa phần cũng vào Giáng sinh, một tấm thiệp, một món quà nhỏ, chỉ cần khiến cho người ta cảm thấy ấm lòng là được rồi.
8. Tiết kiệm: Mục đích mà người Trung Quốc để dành tiền không phải là để chính mình dùng, mà là để dành cho con cháu sau này, đến khi già chỉ có thể dựa vào con cái. Bố mẹ ở Mỹ có trách nhiệm nuôi dưỡng con cái, nhưng về luật pháp thì con cái không có nghĩa vụ phải nuôi dưỡng bố mẹ. Vì vậy số tiền mà người Mỹ tích lũy để dưỡng lão là bắt đầu từ khi đi làm, mục đích để dành tiền không phải để “con trai cưới vợ”, mà là để chính mình dưỡng già.
Ngọc Trúc
http://tapchihoaky.com/nguoi-my-nghi-gi-khi-nguoi-trung-quoc-bo-800-do-de-mua-mot-bo-quan-ao-34285.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét