Thứ Bảy, 22 tháng 4, 2017

Đồng Tâm: trách nhiệm của bà Kim Ngân?

Sự kiện Đồng Tâm: trách nhiệm của bà Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân?
Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đang làm gì khi mà các vị trong hội đồng nhân dân ở huyện Mỹ Đức, ở thành phố Hà Nội vẫn tiếp tục im lặng trước yêu cầu và nguyện vọng của người dân xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội?
Sở dĩ cần nhấn mạnh đến trách nhiệm của bà Nguyễn Thị Kim Ngân, vì căn cứ theo Luật tổ chức chính quyền địa phương (2015) mà chính quốc hội đã bấm nút thông qua, thì những ông, bà nghị của huyện Mỹ Đức và của cả thành phố Hà Nội đều phải chịu mọi trách nhiệm, mọi hậu quả xảy ra trong vụ việc người dân xã Đồng Tâm đang phản đối chính quyền địa phương, bắt giữ cán bộ công quyền.

Hà Nội ‘đánh gió’ 2 quan chức cao cấp của đảng

Hà Nội ‘đánh gió’ 2 quan chức cao cấp của đảng
April 21, 2017 HÀ NỘI (NV) – Ðảng CSVN “kỷ luật cách chức” đã mất của bí thư Tỉnh Ủy Hà Tĩnh và “cảnh cáo” ông cựu bộ trưởng Tài Nguyên-Môi Trường về vụ nhà máy luyện thép Formosa xả chất thải độc hại ra biển.
Ông Võ Kim Cự tham dự hội chợ nông sản của Liên Minh 
Hợp Tác Xã tại Hà Nội ngày 18 Tháng Tư 2017. (Hình: Tuổi Trẻ)
Hệ thống báo đài của chế độ Hà Nội đồng loạt loan tin chính ông Tổng Bí Thư Ðảng CSVN Nguyễn Phú Trọng chủ tọa phiên họp vào các ngày 18 và 21 Tháng Tư 2017 của Ban Bí Thư Trung Ương Ðảng, rồi đưa ra hình thức “kỷ luật cảnh cáo” đối với ông Nguyễn Minh Quang, nguyên bộ trưởng Tài Nguyên-Môi Trường.

Lợi ích nhóm đang tha hóa cán bộ...

Lợi ích nhóm tha hóa ‘bộ phận không nhỏ’ cán bộ
21/04/2017 Nếu không có cơ chế ngăn chặn, lợi ích nhóm (tiêu cực) phát triển sẽ làm suy thoái, tha hóa về đạo đức, lối sống của “một bộ phận không nhỏ” cán bộ, đảng viên (đặc biệt là những người có chức, có quyền).

Nhóm lợi ích (tiêu cực) sẽ kìm hãm sự 
phát triển của đất nước. Ảnh minh họa
Nhóm lợi ích chính trị và kinh tế
Theo nghĩa rộng, nhóm lợi ích (Interest Groups) là tập hợp các cá nhân có chung quan điểm, mục tiêu hành động đối với từng vấn đề xã hội và cùng nhau hiện thực hóa mục tiêu đó bằng cách tác động đến việc xây dựng chính sách của chính phủ. Theo nghĩa hẹp, nhóm lợi ích là những nhóm vận động hành lang, tác động đến chính phủ nhằm tìm kiếm những đặc quyền, đặc lợi cho phe nhóm của mình trong việc hoạch định và thực thi chính sách.

Chính quyền địa phương không còn là “của dân...”

Quả bom Đồng Tâm hay giọt nước tràn ly
Nguyễn Quang Dy
“Chở thuyền là dân, mà lật thuyền cũng là dân” (Nguyễn Trãi)
“Được lòng dân thì sống, không được lòng dân thì chết” (Phan Bội Châu)
“Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ” (Hồ Chí Minh).
Image result for lật thuyền cũng là dân
Đáng tiếc là chính quyền địa phương đã làm ngược lại, không còn là “của dân, do dân, vì dân” mà là “của lợi ích nhóm, do lợi ích nhóm, vì lợi ích nhóm. Nói cách khác, chính phủ “kiến tạo” của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đang bất lực. Không biết ông Vũ ngọc Hoàng có nghĩ ra cách gì khác không để “kiểm soát quyền lực”, nếu vẫn chưa cải cách thể chế. 

Tổng thống Trump tháo ngòi nổ ở …. Đồng Tâm?

Tổng thống Trump tháo ngòi nổ ở …. Đồng Tâm?
Hiệu Minh a publié un article sur WordPress
Các bạn hang Cua tin hay không thì tùy, nhưng Cua Times cho rằng, ông Trump tham gia một phần tháo ngòi nổ ở Đồng Tâm. Ngày 20-4, Chủ tịch Chung đến trụ sở huyện Mỹ Đức để gặp gỡ nhân dân Đồng Tâm và cụ thể là thôn Hoành cách đó … 20km. Cuộc gặp không có dân nhưng chỉ dấu cho thấy, ngòi nổi đang được tháo.
Một cụ bà hóng mát ở thôn Hoành vào ngày nóng. Ảnh VNN.
Ngay sau đó, Viện kiểm sát nhân dân TP Hà Nội đã ra quyết định huỷ bỏ quyết định tạm giữ ông Lê Đình Kình (82 tuổi, trú tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức) vì cho rằng “ông đã khai báo về hành vi phạm tội, nhân thân chưa có tiền án tiền sự, không cần thiết áp dụng biện pháp tạm giữ” như thông báo VKS cho hay.

“Hy sinh” ngành bò sữa để ưu tiên cho FLC

Khốn nạn, đất trống đồi trọc ở khắp nơi thì không lấy, chúng chỉ nhằm vào bờ xôi ruộng mật của bà con nông dân... Nguyễn Tấn Dũng đã ra đi, nhưng để lại một đàn con cháu đang học và làm rất đúng bài bản của Dũng: Cướp đúng quy trình (quy trình do Đảng và Nhà nước tự lập ra, không cần ý kiến dân)Tại sao Thủ tướng Phúc cấm khẩu?
Vĩnh Phúc quyết “hy sinh” ngành bò sữa để ưu tiên cho dự án của FLC
MINH ANH (GDVN) - Người nông dân Vĩnh Tường đang vui mừng làm giàu chính đáng nhờ nghề chăn nuôi bò sữa thì bất ngờ tỉnh Vĩnh Phúc lấy gần 250ha đất nông nghiệp giao cho FLC...
Gia đình bà Nguyễn Thị Huệ, xã Vĩnh Thịnh (Vĩnh Tường) 
có thu nhập cao nhờ chăn nuôi bò sữa. Ảnh Báo Vĩnh Phúc
Nông dân bị “triệt” đường sống?
Nghề chăn nuôi bò sữa được hình thành ở Vĩnh Phúc từ năm 2000, trải qua 15 năm gây dựng với nhiều thăng trầm, đến nay chăn nuôi bò sữa đã thực sự trở thành một nghề góp phần tạo công ăn việc làm, đem lại thu nhập cao cho nhiều hộ dân, nhiều địa phương trong tỉnh. Tính đến hết năm 2014, tổng số bò sữa của tỉnh là hơn 7.600 con đứng thứ 8 cả nước và thứ 2 ở vùng đồng bằng sông Hồng (sau thành phố Hà Nội).

Chùm ảnh: CƯỚP ĐẤT Ở HUYỆN YÊN PHONG

CƯỚP ĐẤT Ở HUYỆN YÊN PHONG
Hôm nay 20/4/2017, đã có gần 1.000 người trong đó (công an và lực lượng chức năng) đã vào khu đất 14 mẫu của thôn Vọng Đông, xã Yên Trung, huyện Yên Phong, Bắc Ninh để cưỡng chế với lý do thu hồi đất mà người dân không được đền bù đồng nào.
TIN CỰC NÓNG Ở BẮC NINH - 
CÒN NÓNG HƠN MỸ ĐỨC
Thôn Vọng Đông chúng tôi có khu ruộng có tên là đồng Cốc, nơi người dẫn đã trồng trọt canh tác bao đời nay. Với diện tích là 14 mẫu (tương ứng 5,040 m2). Đây là khu ruộng tốt nhất của thôn – nơi mang về sản lượng tốt nhất so với các khu ruộng khác. Số ruộng này theo luật đất đai thì là ruộng lâu dài của dân chứ không phải là ruộng công ích. Người dân thôn Vọng Đông vẫn đóng thuế, sản lượng đầy đủ.

“Tà ngôn” báo chí nhà nước trong sự kiện Đồng Tâm

“Tà ngôn” báo chí nhà nước trong sự kiện Đồng Tâm
VNTB 21.4.17 Kỳ Lâm (VNTB) Câu chuyện Đồng Tâm hiện nay vẫn là câu chuyện của truyền thông, đặc biệt khi thông tin trong xã bị gián đoạn thì bên ngoài, tranh cãi vẫn xoay quanh… sự kiện xã Đồng Tâm là đúng về phía ai?
(Tranh minh hoạ: Đổi trắng thay đen)
Một góc nhìn khác?
Nhà báo Phạm Gia Hiền, trong một chia sẻ trên facebook cá nhân dưới tiêu đề: “Thêm một góc nhìn – Không phải kết luận – Và chưa đầy đủ thông tin”[1] đã đưa ra một số thông tin chú ý mà anh khẳng định rằng, “đây là bóc băng cuộc trao đổi giữa tôi và 1 người trong số 14 hộ gia đình”.

2 sai lầm: Chính sách đất đai và Bộ đội làm kinh tế

Trong toàn bộ lịch sử từ năm 1954 đến nay, hoàn toàn chỉ vì lợi ích riêng, Đảng và Nhà nước VN đã cố tình thực hiện vô số chính sách sai lầm, đẩy đất nước vào tình trạng kiệt quệ về kinh tế, khủng hoảng về niềm tin, mâu thuẫn xã hội cực kỳ sâu sắc. Riêng trong vụ Đồng Tâm, 2 vấn đề nổi cộm được đề cập tới từ rất lâu mà Đảng và Nhà nước VN đã và đang cố tình lờ đi nay bùng lên, đó là Đất đai thuộc sở hữu toàn dân và Bộ đội làm kinh tế. Vì lợi ích cục bộ, Bộ đội đã trở thành những tên cướp đất công khai dưới danh nghĩa thu hồi đất phục vụ mục tiêu quốc phòng. Cần sớm chấm dứt hai chính sách phản dân hại nước và hại cả bộ đội này. Phản dân vì dùng khẩu hiệu "người cày có ruộng" nhưng ngay sau khi cướp được chính quyền đã lập tức lật lọng.
Chính sách đất đai và câu chuyện Đồng Tâm
"Cho tới nay các thông tin ban đầu cho thấy ranh giới giữa đất an ninh quốc phòng và đất nông nghiệp của người dân là chưa có đầy đủ nên vụ ở Đồng Tâm khó giải quyết hơn so với vụ ở Yên Lãng và vụ Ecopac Văn Giang. Khó hơn nhưng vai trò bên thứ ba vẫn quan trọng. Và khi quan điểm của người dân và chính quyền càng khác xa nhau thì vai trò của bên thứ ba càng quan trọng hơn,' ông Phạm Quang Tú nói.

Tọa đàm Chính sách, Pháp luật về đất đai: Thực trạng và Kiến nghị sửa đổi do hai liên minh dân sự Landa và RiM đồng tổ chức tại Hà Nội hôm 20/4/2017

Đồng Tâm: Đất quốc phòng hay nông nghiệp?

Đồng Tâm: Đất quốc phòng hay đất nông nghiệp?
18 tháng 4 2017 - Việt Nam có 33 triệu hectare đất nhưng trong số đó chỉ còn 6,9 triệu hectare (21%) là để dùng vào nông nghiệp và trồng lúa. Người dân nông thôn Việt Nam, nhất là những người sống nhờ vào sản xuất nông nghiệp để có thu nhập chính, vẫn chiếm hai phần ba số người nghèo cả nước - Ngân hàng Thế giới (06/2016)
Cụ Lê Đình Kình giải thích trong một video về tình hình đất đai ở xã Đồng Tâm
Chủ đề tranh chấp đất đai ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, đã nhiều lần được truyền thông trong nước đề cập đến. Các tường thuật, cả dạng báo viết lẫn báo hình, đã được đưa từ nhiều năm trước.

'Đất đai là thiêng liêng đối với nông dân'

'Đất đai là thiêng liêng đối với nông dân'
"Đất đai của bà con thì bị thu hồi với giá rẻ mạt. Sau khi giao cho doanh nghiệp, đất đai đó giá trị có thể tăng lên hàng ngàn lần. Điều đó là hoàn toàn bất công, không chỉ riêng câu chuyện về Đồng Tâm." "Người nông dân đi theo cách mạng với khẩu hiệu 'người cày có ruộng'. Tôi mong muốn chính quyền nhớ lại khẩu hiệu này khi kêu gọi người nông dân theo cách mạng. Còn nếu không, rõ ràng là càng ngày càng nóng, càng ảnh hưởng đến vị trí này," ông Hoàng Ngọc Giao nói.
PGS Tiến sỹ Hoàng Ngọc Giao
"Rất nhiều tiếng nói mong muốn rằng chính quyền cần tiến hành đối thoại với người dân," Phó giáo sư, Tiến sỹ Hoàng Ngọc Giao, Giám đốc Viện Chính sách Pháp luật và Phát triển phát biểu trong chương trình Bàn tròn Thứ năm hôm 20/4 của BBC Tiếng Việt về chủ đề mâu thuẫn đất đai ở Đồng Tâm.

Khoai Lang - thực phẩm hàng đầu cho mọi người

Khoai Lang - thực phẩm hàng đầu cho người tiểu đường
Khoai lang, tiếng Mỹ goi là sweet potatoes là một trong những loại lương thực lâu đời nhất trên thế giới được biết của con người. Ngày nay những nghiên cứu khoa học cho thấy khoai lang không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao mà có những công dụng phòng chữa bệnh, đặc biệt là bệnh tiểu đường loại 2 và là một trong những thực phẩm tạo miễn dịch tốt cho cơ thể. Khoai lang hiện là thực phẩm hàng đầu dành cho bệnh nhân tiểu đường. Với giá trị dinh dưỡng cao, khoai lang còn rất dồi dào chất chống oxy hóa. Hãy khám phá 15 lý do tại sao khoai lang hoàn hảo cho bệnh nhân tiểu đường:
Khoai lang có bổ dưỡng gì?
1. Khoai lang là một sự lựa chọn tuyệt vời cho bệnh nhân tiểu đường, vì chúng có chứa các loại đường tự nhiên thấp và ổn định kháng insulin ở bệnh nhân tiểu đường. Khoai lang cũng tốt cho việc điều tiết lượng đường.

Thứ Sáu, 21 tháng 4, 2017

Từ bom CBU Long Khánh đến bom GBU Afganistan

Từ bom CBU Long Khánh đến bom GBU Afganistan
Lữ Giang
Trong một thông báo, bộ chỉ huy quân đội Mỹ ở thủ đô Kabul, Afghanistan, cho biết một quả bom đã được thả xuống vào lúc 19 giờ 32’ tối 13.4.2017 (giờ địa phương), nhằm vào một hệ thống đường hầm ở quận Achin, tỉnh Nangarhar, phía đông Afghanistan, nơi cánh liên minh của IS hoạt động. 
Ông Adam Stump, một phát ngôn viên của Ngũ giác đài nói rằng quả siêu bom này đã được thả xuống từ chiếc MC-130, và đã được đưa tới Afghanistan “cách đây một thời gian”. Dù nằm trong kho vũ khí của Mỹ hơn một thập kỷ, GBU-43B chưa bao giờ được sử dụng trước đây. Loại bom mạnh “chỉ sau bom nguyên tử” này được dùng tiêu diệt các mục tiêu như các cơ sở hạ tầng trên mặt đất, các lối vào đường hầm và khu vực tập trung quân lính đối phương.

Nỗi lòng của mỹ nữ khỏa thân trên bàn tiệc sushi

Nỗi lòng của mỹ nữ khỏa thân trên bàn tiệc sushi
Nyotaimori hay bữa tiệc sushi và sashimi bày biện trên cơ thể người mẫu khỏa thân, là loại hình nghệ thuật ra đời từ 400 năm trước tại Nhật. Có nhiều luồng ý kiến về loại hình dịch vụ này. Nhiều người cho rằng bữa tiệc sushi giúp kích thích ham muốn của người ăn, đồng thời chiêm ngưỡng vẻ đẹp người mẫu. Ngược lại, không ít người nghĩ đây là sự xúc phạm phụ nữ.
Song là người mẫu khỏa thân trên bàn tiệc sushi.
Song là người mẫu Sushi cho một nhà hàng Nhật Bản có tên Geisha tại Las Vegas, Mỹ. Cô gái này chia sẻ rằng ban đầu vô cùng ngại ngùng khi làm việc này, bởi giá thành của một bàn tiệc Sushi khoả thân vô cùng đắt đỏ nên sẽ có rất nhiều người cùng tham gia. Khi có hàng chục ánh mắt đổ dồn vào cơ thể mình, Song cảm thấy ngại ngùng nhưng sau đó nghĩ rằng họ đơn giản chỉ là đang muốn ăn sushi đặt trên người cô.

Bộ QP báo cáo nhanh về vụ đất đai ở Đồng Tâm

Bộ Quốc phòng báo cáo nhanh về vụ đất đai ở Đồng Tâm
Từ đầu năm 2017 đến nay, số công dân khiếu kiện liên tục lôi kéo, kích động người dân có các hành vi vi phạm pháp luật với mức độ vi phạm ngày càng nghiêm trọng; xâm chiếm đất quốc phòng; gây rối an ninh, trật tự trên địa bàn; cản trở các hoạt động bình thường, sinh hoạt của quần chúng nhân dân; chống người thi hành công vụ và bắt, giữ người trái pháp luật.

Bộ Quốc phòng đã có báo cáo nhanh về vụ đất đai ở Đồng Tâm
Thứ nhất, đây là đất quốc phòng.
Ngày 14/4/1980, Thủ tướng Chính phủ có quyết định 113/QĐ-TTg giao Bộ Quốc phòng xây dựng sân bay Miếu Môn trên địa bàn các xã: Mỹ Lương, Trần Phú, Đồng Lạc (huyện Chương Mỹ) và xã Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức) với diện tích 208ha. Ngày 10/11/1991, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Sơn Bình có quyết định 386 cụ thể hóa.

Đến Đồng Tâm thì thấy: họ đồng tâm thật!

Chưa đi chưa biết Đồng Tâm, đi rồi thì thấy: họ đồng tâm thật!
Sáng 20.4.2017, tôi cùng một số người bạn lên xe vào thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Trên đường đi gần tới xã Đồng Tâm, chúng tôi không thấy dấu hiệu của việc tập trung đông công an mặc thường phục hay sắc phục “bao vây” xã này. Chúng tôi cảm nhận, sự căng thẳng ở nơi đây đã giảm đi rất nhiều lần.

Tới nơi, thôn đầu tiên chúng tôi thấy là thôn Đồng Mít. Thôn này đã lập các chướng ngại vật như đổ sỏi giữa lỗi đi vào, có chỗ thì chặn luôn cả ngỏ vào, cốt để bảo vệ những người dân ở thôn bên trong - tức thôn Hoành, nơi đang giữ 20 nhân viên công vụ từ ngày 15.4.2017.

Những ngụy biện phò chế độ

Những ngụy biện phò chế độ
Đâu đó trên mạng, ta vẫn thấy những ý kiến đầy băn khoăn, ưu tư về vụ Đồng Tâm, như là: Ừ, cứ cho là việc cưỡng chế đất của dân là sai đi, nhưng dân bắt giữ người thi hành công vụ thì là hành vi nguy hiểm, phạm pháp rồi. Trong cách nói ấy, có sự tương đồng với kiểu công an TP. Hà Nội, vào ngày 16/4, ra công văn “đề nghị huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn đối với ông Kình vì ông đã khai báo về hành vi phạm tội, nhân thân chưa có tiền án tiền sự, không cần thiết áp dụng biện pháp tạm giữ”.
Đường vào xã Đồng Tâm (Mỹ Đức, Hà Nội) 
bị người dân chặn lại. Ảnh: Văn Kiên.
Tương đồng ở chỗ họ lờ tịt đi những kẻ thực sự đã có hành vi nguy hiểm và phạm pháp. Dân bắt giữ công an bởi họ cần tự vệ trước một lực lượng dùng vũ lực cướp đất của họ, đặc biệt là tấn công họ, bắt bớ họ trái pháp luật. Sao chỉ xoáy vào hành vi của dân mà lờ tịt tội của những kẻ nhân danh thi hành công vụ kia đi?

Cứ im lặng, sớm hay muộn rồi sẽ đến chúng ta

Cứ im lặng rồi sẽ đến chúng ta
Đừng nghĩ rằng hôm nay chuyện xấu chưa xảy đến với mình thì cũng đồng nghĩa rằng nó sẽ không bao giờ đến. Với sự tham lam của những kẻ nắm quyền, họ sẽ liên tục tạo ra bất công, cùng với sự lạnh lùng của chúng ta họ sẽ không bao giờ dừng lại. Và rồi, tất nhiên một ngày đẹp trời sự bất công đó lại nhằm chính chúng ta. Những con cừu sống trong môt cái chuồng chờ bị vặt lông, chúng im lặng trước những con khác được đưa lên bàn cạo, để rồi một ngày khác chính chúng cũng phải đối mặt với điều đó.
Xã hội Việt Nam bây giờ như một mớ hỗn độn chứa đầy sự ngang trái và bất công. Sự bất công giống như một căn bệnh, mà môi trường để cho nó sinh sôi nảy nở đó chính là sụ vô cảm của người dân. Đã có không ít clip được chia sẻ lên mạng xã hội, với nội dung là những con người bàng quan đứng nhìn những đồng bào của họ đang gặp nạn. 

Vụ Đồng Tâm: Niềm tin đã là xa xỉ phẩm

Vụ Đồng Tâm: Niềm tin đã là xa xỉ phẩm
Facebooker Vu Hai Tran kể thêm là ông đã gọi điện thoại cho một vị cao niên ở Đồng Tâm để hỏi lý do, vị cao niên này trả lời, dân Đồng Tâm đã mời Chủ tịch thành phố Hà Nội đến Đồng Tâm vì hội trường Ủy ban nhân dân xã có thể chứa đến 200 người. Cũng theo lời facebooker Vu Hai Tran thì nếu Chủ tịch thành phố Hà Nội ngại đến Đồng Tâm thì dân Đồng Tâm còn ngại hơn khi được mời đến hội trường Ủy ban nhân dân huyện Mỹ Đức bởi họ “đã bị lừa nhiều lần rồi”.

Dân làng đối mặt với cảnh sát, công an.
Các viên chức trong hệ thống công quyền Việt Nam đã, đang và có lẽ sẽ còn nói rất nhiều về việc duy trì, củng cố, phát triển niềm tin nơi nhân dân vào Đảng, Nhà nước, chính phủ nhưng trong sự kiện Đồng Tâm, niềm tin là một thứ xa xỉ phẩm.

Lại có đụng độ vì đất ở Bắc Ninh

Đồng Tâm chưa xong, lại có đụng độ vì đất ở Bắc Ninh
Một số người dân ở một thôn của tỉnh Bắc Ninh đưa thông tin lên mạng xã hội cho hay trong ngày 20/4 đã có đụng độ giữa dân và nhà chức trách do tranh chấp đất đai. Địa điểm xảy ra đụng độ là thôn Vọng Đông, xã Yên Trung thuộc huyện Yên Phong của tỉnh. Nơi này chỉ cách ranh giới với Hà Nội chưa đầy 10 kilomet.
Thông tin của người dân trên Facebook, được nhiều nhà hoạt động vì tiến bộ xã hội chia sẻ, chứa các bức ảnh và video cho thấy nhiều người dân và cảnh sát cơ động đã đối đầu. Số người của cả hai bên ước tính lên đến hàng ngàn người.

Người dân chống cưỡng chế đất từ Bắc đến Nam

Người dân cùng lúc chống cưỡng chế đất, bị đàn áp từ Bắc đến Nam
HÀ NỘI (NV) – Không kể vụ chống cưỡng chế đất tại Đồng Tâm, thành phố Hà Nội kéo dài gần môt tuần lễ chưa có hồi kết, ba vụ chống cưỡng chế đất khác đang diễn ra từ Bắc đến Nam và người dân bị đàn áp, bắt giữ. Nhiều người dân bị bắt giữ vì “dùng bom xăng tấn công lực lượng chức năng khi chống trả”

Công an, Cảnh sát Cơ động cưỡng chế đất ở
Bắc Ninh sáng 20/4/2017. (Hình: FB Thái Văn Đường)
Buổi sáng 20 Tháng Tư 2017, khoảng 100 người gồm cảnh sát, công an và các thành phần của nhà cầm quyền ở Phú Quốc (Kiên Giang) đã đến nhà ông Lê Văn Bé, 43 tuổi, ngụ tại xã Gành Dầu, để cưỡng chế, thu hồi đất của gia đình này ở ven biển Bãi Dài. Theo tin báo điện tử Zing, lực lượng cưỡng chế của nhà cầm quyền đã gặp phải sự phản ứng của gia đình ông Bé. Họ ném về phía đoàn người cưỡng chế “nhiều vật cứng và chai thủy tinh chứa xăng được người trong nhà đốt cháy”.

Thủ tướng Phúc bận rộn nhất thế giới ?

Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc bận rộn nhất Châu Á?
“Không biết thủ tướng còn thời gian ăn ngủ nữa không?”
“Không biết thủ tướng còn thời gian ăn ngủ nữa không?” giống như một câu hỏi tự vấn mà có thể được suy diễn theo nhiều nghĩa, phát ra bởi ông Nguyễn Sĩ Dũng – nguyên phó chủ nhiệm Văn Phòng Quốc Hội – vào những ngày gần đây.

Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc. (Hình: Getty Images)
Kêu thủ tướng và xin thủ tướng có vẻ như đang là mô thức vận hành của nền quản trị quốc gia. Bị cát tặc đe dọa – kêu thủ tướng. Bị chậm trễ trong việc điều tra tội phạm ấu dâm – kêu thủ tướng. Xây resort- xin ý kiến thủ tướng. Ðiều chỉnh giá xăng dầu- xin ý kiến thủ tướng,…

Biết dân sốt ruột nên chính quyền cứ tà tà...

Ðồng Tâm: Biết dân sốt ruột nên chính quyền chờ vọng động
Cuộc nổi loạn của dân chúng xã Ðồng Tâm, huyện Mỹ Ðức, thành phố Hà Nội đã bước sang ngày thứ bảy. Khoảng 6,000 người dân trong làng vẫn bị nhà cầm quyền bao vây, còn 20 cá nhân là công an, viên chức vẫn bị người dân cầm giữ,… Theo tường thuật của một số phóng viên làm việc cho một số tờ báo thuộc hệ thống công quyền được dân chúng xã Ðồng Tâm cho vào bên trong khu vực họ tử thủ thì dân chúng xã Ðồng Tâm mong muốn có một cuộc đối thoại công khai.

Trụ sở nhà cầm quyền huyện Mỹ Ðức chiều 20 Tháng Tư. Ðại diện nhiều cơ quan đã đổ đến đó hội họp cùng chủ tịch thành phố Hà Nội.

Đồng Tâm: họp báo thả Trưởng ban Tuyên giáo

Đồng Tâm họp báo về việc thả trưởng ban tuyên giáo
Tuổi trẻ 21/04/2017 10h sáng: Người dân Đồng Tâm họp báo và đã thả ông Đặng Văn Cảnh. Lúc 10g sáng, ông Đặng Văn Cảnh - trưởng ban tuyên giáo huyện ủy, một trong 20 người đang bị giữ tại nhà văn hóa thôn Hoành đã được người dân Đồng Tâm đưa ra khỏi khu vực tạm giữ. 
Ông Cảnh được đưa ra khỏi khu vực tạm giữ và đang ngồi trong lều dựng bên cạnh nhà văn hoá - Ảnh: Thân Hoàng. 
Phóng viên Thân Hoàng của báo Tuổi Trẻ có mặt tại thôn Hoành và sẽ cập nhật diễn biến mới nhất.

Hà Nội: Huỷ quyết định tạm giữ ông Lê Đình Kình

Huỷ bỏ quyết định tạm giữ ông Lê Đình Kình 
Tuổi trẻ 20/04/2017 - Viện kiểm sát nhân dân TP Hà Nội đã ra quyết định huỷ bỏ quyết định tạm giữ ông Lê Đình Kình (82 tuổi, trú tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức). Quyết định này do ông Nguyễn Văn Dũng, phó viện trưởng ký thừa uỷ quyền của viện trưởng. 
Theo đó, ngày 16-4, Cảnh sát điều tra Công an TP Hà Nội đã có công văn đề nghị huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn đối với ông Kình vì ông đã khai báo về hành vi phạm tội, nhân thân chưa có tiền án tiền sự, không cần thiết áp dụng biện pháp tạm giữ. Trên cơ sở này, VKSND TP Hà Nội đã ra quyết định huỷ bỏ quyết định tạm giữ Cảnh sát điều tra Công an TP Hà Nội đối với ông Kình.

LIỆU CÓ DÁM DŨNG CẢM "THUA" DÂN?

Nhà báo Bùi Hoàng Tám:
LIỆU CÓ DÁM DŨNG CẢM "THUA" DÂN?
Hoàng Tám Bùi  Về sự kiện Đồng Tâm, Mỹ Đức, có hai vấn đề cần làm rõ. Thứ nhất, phải xác định ở đây không có bất cứ điều gì mang dấu hiệu của "thế lực thù địch" và cũng không có sự kích động của các phần tử phản động nào cả. 

Thứ hai, Viettel là doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng lấy mục đích kinh doanh làm đầu chứ không phải đơn vị quân đội thuần túy, tức là không giống như bộ đội Trường Sa hay một đơn vị ở biên giới, hải đảo hoặc đơn vị quân đội phi kinh doanh khác.

Hôm nay “Ba sàm” tạm nghỉ, cuộc chiến sẽ tiếp diễn

Hôm nay, trang “Ba sàm” chính thức tạm nghỉ
“Ba sàm” Nguyễn Hữu Vinh và Đinh Ngọc Thu – cuộc chiến đấu còn tiếp diễn
TS Luật Cù Huy Hà Vũ, 20-4-2017 “Lời chia tay” của Đinh Ngọc Thu hẳn đã gây ra tiếc nuối vô bờ cho tất cả những ai “ăn Ba Sàm, ngủ Ba Sàm” nhưng điều này không có nghĩa sứ mệnh của Ba Sàm vĩnh viễn chấm dứt. Trong khi chờ đợi Ba Sàm trở lại với bạn đọc, và hơn thế nữa, hoành tráng hơn, vì cuộc chiến đấu cho Dân chủ và Nhân quyền ở Việt Nam còn tiếp diễn, không phút ngơi nghỉ, chúc Ngọc Thu thật hạnh phúc bên cạnh những người thân yêu nhất của mình, như một sự nghỉ ngơi xứng đáng và cần thiết giữa hai trận đánh.
Ảnh chụp màn hình trang Ba Sàm ngày
 1/11/2010, sau hơn 3 năm có mặt trên mạng
Khỏi phải nói, “Ba Sàm – Cơ quan ngôn luận của Thông tấn xã vỉa hè”, với tiêu chí “khai dân trí” và “phá vòng nô lệ” là một “ông lớn” trong dân báo Việt Nam kể từ khi nó ra đời vào ngày 9/9/2007. Trong khuôn khổ bài viết này, tôi chỉ muốn kể đôi chút về Nguyễn Hữu Vinh và Đinh Ngọc Thu, những người đã tạo nên tên tuổi của trang điện tử bất đồng chính kiến Việt Nam đầu tiên và hàng đầu ấy.

Tuyên truyền không phải là cách tốt để tháo ngòi nổ!

Vụ Đồng Tâm: tuyên truyền định hướng không phải là cách tốt để tháo ngòi nổ!
FB Mạnh Kim, 20-4-2017 Trong bối cảnh này, sử dụng báo chí tuyên truyền định hướng không phải là cách tốt để tháo ngòi nổ. Chỉ bằng sự tương tác cụ thể giữa chính quyền với người dân (và thỏa mãn yêu cầu người dân) mới có thể giúp nhanh chóng kết thúc cuộc khủng hoảng.
Trẻ em thôn Hoành rủ nhau tự đến trường. 
Ảnh từ bài báo trên VietNamNet.
Đồng Tâm ngày đón Chủ tịch Hà Nội về đối thoại” là cái tít của bài báo VietnamNet đăng hôm nay lúc 16:33. Cái tít gợi lên một không khí hân hoan đón chào, một tâm trạng náo nức bồn chồn nóng lòng muốn gặp ngài chủ tịch.

Hơn 500 quả bom đã được châm ngòi tại tp HCM

Hơn 500 quả bom đoàn văn vươn đã được châm ngòi tại tp hcm
“Tất cả đều muốn nổi điên lên khi nhận được thông báo nhổ sạch cây trồng, dọn nhà, trả đất lại cho Công ty Cây Trồng TP-HCM! Họ ùn ùn lên công ty để yêu cầu giải trình, nhưng Giám đốc biến mất, viện lý cớ đi họp, dù đã được báo trước 1 tuần lễ, chỉ để cho phó phòng tổ chức hành chánh Cao Mạnh Hoàng tiếp hàng trăm hộ nhận khoán, và y không trả lời được câu hỏi nào. Tiếng kêu thấu trời, oán than ngập đất.
Thông báo cướp đất của Công ty TNHH Một Thành viên Cây Trồng TPHCM
Trung Văn, 20-4-2017, Sau 20 năm nhận khoán đất tại nông trường Phạm Văn Hai và An Hạ, thuộc huyện Bình Chánh, nay sát nhập lại thành Công ty TNHH Một Thành viên Cây Trồng TPHCM, người nông dân đã đổ vào vùng đất trũng phèn cực nặng này nhiều tỉ đồng, vẫn còn chưa ai thu hồi được gì cả, nay lại có lệnh phải nhổ sạch cây, dọn nhà, trả đất lại… khiến nhiều người sững sờ, choáng váng. Nhiều người ngất xỉu, phải chở đi cấp cứu. Căm phẫn dâng trào lên trong lòng người, khi Ban Giám đốc lại từ chối gặp mặt để trả lời mọi câu hỏi.

Thông điệp từ Dương Nội gửi tới Đồng Tâm

Thông điệp từ Dương Nội gửi tới Đồng Tâm
Gần 10 năm sau khi người dân của làng Dương Nội “vùng lên” để đòi lại đất đai của họ thì những người dân của Đồng Tâm - một xã khác cùng thành phố Hà Nội - cũng phải đứng lên đối chọi với chính quyền vì mất thực địa sản xuất. Những người dân của làng Dương Nội ở Hà Đông vẫn đang tiếp tục đấu tranh và người dân Đồng Tâm có thể học hỏi được gì từ 1 thập kỷ đấu tranh của người Dương Nội?

Xô xát giữa người dân Đồng Tâm, Mỹ Đức, và 
cảnh sát trong vụ tranh cãi về sỡ hữu đất đai.
Anh Trịnh Bá Phương, người dân xã Dương Nội, cho rằng những người dân Đồng Tâm đang thắng thế trong cuộc xung đột với chính quyền bởi “phía nhà cầm quyền Hà Nội đã phải nhượng bộ thả tất cả những người dân bị bắt giữ trái phép.” Theo người con trai của nhà đấu tranh quyền đất đai Cấn Thị Thêu đang bị nhà cầm quyền giam giữ, người Đồng Tâm có được sự ủng hộ từ nhiều tầng lớp.

Đồng chí Trần Cu bị bác đơn xin tăng lương

ĐƠN XIN TĂNG LƯƠNG
Kính gởi: Ban Giám Đốc
Tôi là Trần Cu,
Sau một thời gian suy nghĩ và tìm hiểu chính sách, nay tôi làm đơn này đề nghị được tăng lương bởi những lý do sau:

- Tôi làm công việc cơ bắp.
- Luôn làm việc trong hang sâu.
- Tư thế làm việc không bình thường, đầu luôn hướng về phía trước.
- Thường xuyên không được nghỉ cuối tuần.

Vụ Đồng Tâm: Cần nhận thức đúng sự thật vấn đề

Về vụ vi phạm pháp luật tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức
Cần nhận thức đúng sự thật vấn đề
20/04/2017 - (HNMO) - Dù các cơ quan chức năng của thành phố đã áp dụng nhiều biện pháp, nhưng đến nay tình hình mất trật tự an ninh trên địa bàn xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức vẫn chưa được giải quyết dứt điểm. Lợi dụng tính chất phức tạp của sự việc này, nhiều cá nhân đã tìm mọi cách cung cấp những thông tin không chính xác để làm sai lệch bản chất vấn đề. Điển hình nhất là họ đưa thông tin nhằm tạo ra một tâm lý hoài nghi trong dư luận, cho rằng chính quyền các cấp của thành phố né tránh sự việc này. Vậy đâu là sự thật?
Image result for Nguyễn Đức Chung, đồng tâm
Nguyễn Đức Chung đợi dân đến trụ sở huyện để đối thoại

Dương Trung Quốc: Lịch sử cần được nhìn lại

Nhà sử học Dương Trung Quốc: Lịch sử cần được nhìn lại
Tường An. thông tín viên RFA, 2017-04-19
Nước Pháp là một phần của lịch sử việt Nam, nó đánh dấu một giai đoạn lịch sự từ giai doạn tuyền thống sang giai đoạn hiện đại , giữa pháp và việt Nam cũng có những mối quan hệ khá gần gủi, nhiều sử gia pháp cũng nghiên cứu lịch sử việt Nam, cũng như Nhật, Hà lan. Nhưng cái khó khăn để tiếp cận với các tư liệu nghiên cứu không đến từ những quốc gia xa xôi đó mà lại đến từ một nước anh em : Trung quốc. Những đồng nghiệp Trung quốc đã không mặn mà với công trình nghiên cứu của Việt Nam khác với sự tận tình giúp đỡ của các nhà nghiên cứu Pháp.
Ông Dương Trung Quốc nói chuyện với Người Việt
 tại 
Paris nhân một chuyến sang Pháp tìm tài liệu viết Quốc Sử.
Sau hơn 40 năm chấm dứt chiến tranh, lịch sử Việt Nam không còn cần thiết để chỉ đáp ứng nhu cầu chính trị phục vụ cho “cuộc cách mạng thần thánh” nữa. Đã đến lúc có một độ lùi nhất định để nhìn lại lịch sử một cách khách quan hơn. Nhà sử học Dương Trung Quốc cho đài Á Châu Tự Do biết về công trình nghiên cứu để viết một bộ Quốc sử mà nhóm ông - do Giáo sư Phan Huy Lê chủ trương - đang thực hiện.

Thứ Năm, 20 tháng 4, 2017

Đường ra khỏi Thôn Hoành…

Đường ra khỏi Thôn Hoành…
Bạch Hoàn - Khi ông Nguyễn Đức Chung, chủ tịch UBND TP Hà Nội đang ở huyện Mỹ Đức chờ đối thoại với dân, tôi lại viết tiếp câu chuyện Thôn Hoành… Xin lưu ý là, đường ra khỏi Thôn Hoành không phải cho cá nhân tôi mà cho chính quyền. Khi người dân trong nước mong ngóng, để có thể bước qua những gập ghềnh trên con đường ấy, lúc này thực sự vô cùng khó nhọc.
Image result for Thôn Hoành
Trước khi tiếp tục câu chuyện, tôi muốn được nói thêm rằng, đến Thôn Hoành những ngày này, đa số mọi người sẽ có ít nhiều xúc cảm. Nhưng, tôi sẽ loại bỏ những cảm xúc cá nhân ra ngoài bài viết của mình, chỉ đưa thông tin để các anh chị có thêm dữ liệu. Những con chữ vì thế sẽ khô khan, các anh chị quan tâm hãy ráng đọc…

Chủ tịch Chung ở huyện chờ dân tới đối thoại

Chủ tịch Hà Nội: 'Đề nghị bà con thả người và tháo chướng ngại vật'
Gần 19h ngày 20/4, cuộc làm việc giữa lãnh đạo Hà Nội với lãnh đạo chủ chốt xã Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức) bắt đầu mà không có đại diện thôn Hoành tham dự. Vì sao Mỹ Đức thành 'điểm nóng'? Chủ tịch Nguyễn Đức Chung, ông Đỗ Văn Đương, đại diện công an và huyện Mỹ Đức chủ trì cuộc họp.
Đoàn làm việc khoảng 30 người, gồm Chủ tịch Nguyễn Đức Chung, ông Đỗ Văn Đương (Phó trưởng ban Dân nguyện của Quốc hội), ông Đào Đức Toàn (Phó bí thư Thành ủy Hà Nội), lãnh đạo Cục Cảnh sát Hình sự cùng lãnh đạo huyện Mỹ Đức... chiều nay về làm việc tại xã Đồng Tâm nhằm tháo gỡ những vướng mắc về đất đai, khiến hàng chục công an, cán bộ bị người dân thôn Hoành bắt giữ những ngày qua.

Giới ngoại giao QT sẵn sàng làm trung gian hoà giải

Tin vui!
Nguyễn Đại - Hiện nay, một số cơ quan đại diện ngoại giao quốc tế tại Hà Nội đã và đang tìm cách tiếp xúc với Bộ Công an để đề nghị công an kiềm chế bạo lực, không để xảy ra bất cứ hành vi bạo lực nào tại khu vực xã Đồng Tâm. Cũng có nguồn tin xác tín khẳng định, giới ngoại giao quốc tế sẵn sàng làm trung gian hoà giải và giám sát việc thực thi cam kết của các bên, nếu được sự chấp thuận của cả hai phía trong xung đột, nhất là từ người dân Đồng Tâm.
Image result for đoàn ngoại giao quốc tế tại hà nội
Vậy kính mong:
1. Bà con bình tĩnh, kéo dài thêm thời gian phòng thủ. Kiên quyết giữ vững quan điểm: CA thả dân, dân thả CA, có sự chứng kiến và giám sát của quốc tế.
2. Đồng ý cho quốc tế vào cuộc. Đừng nghe ai xúi giục "tránh xa bọn quốc tế ra".

Chúng tôi xác định nếu cần thì cùng chết cả làng

DÂN ĐỒNG TÂM: CHÚNG TÔI XÁC ĐỊNH NẾU CẦN THÌ CÙNG CHẾT CẢ LÀNG
JB Nguyễn Hữu Vinh Tin vừa nhận được từ Đồng Tâm như sau: Sau sự kiện phát hiện súng và đạn hôm qua, bà con hết sức cảnh giác và có một số biến động tại đây. Súng bị phát hiện kèm theo đạn là loại súng có băng đạn tròn chứ không phải súng như bình thường. Dân làng còn phát hiện ra một bộ thiết bị điện tử mà họ cho là thiết bị định vị gì đó. Sau khi gõ kẻng báo động và đuổi nhiều kẻ lạ mặt áp sát làng đêm qua, thì hơn 12 h đêm điện bị cắt.
Hình minh hoạ: Rào làng chiến đấu
Trước tình hình bị nhiều dấu hiệu đe dọa, bà con đã tưới xăng lên chăn bông và các vật dụng khác khắp nơi trong làng. Cả làng xác định chấp nhận mọi thử thách và nếu cần thì cả làng cùng chết. Tất cả các ngõ đường làng đều được khoá chặt và tuần tra bởi các lực lượng. Những cảnh sát đang bị giữ cũng đã bị tưới xăng.

ĐBQH: Chủ tịch HN nên đối thoại với dân Mỹ Đức

Hoan hô bác Vân, ngày xưa mình thường xuyên làm việc phối hợp với bác tại Quốc hội, bác phụ trách Vụ công tác đại biểu QH của Văn phòng QH, liên quan đến chất vấn của các ĐBQH, mình phụ trách công tác trả lời chất vấn của các ĐBQH. Mình rất kính trọng bác, một người điểm đạm, chắc chắn, thương người, giải quyết công việc có tình có lý. Hết sức đồng ý với các phát biểu của bác trong bài này.
Đại biểu Lê Thanh Vân: Chủ tịch Hà Nội nên sớm đối thoại với dân Mỹ Đức
Đại biểu Quốc hội cho rằng yêu cầu được đối thoại với Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung của người dân Mỹ Đức là chính đáng. Ông đồng thời nêu hai nguyên nhân gốc rễ khiến sự việc bùng phát. Ngày 19/4, Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính và Ngân sách Lê Thanh Vân đã chia sẻ quan điểm về diễn biến ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Theo ông, mấy ngày qua khu vực thôn Hoành thuộc xã Đồng Tâm trở nên căng thẳng do nhiều nguyên nhân, trong đó có việc chính sách đất đai chậm được sửa đổi; sự đối thoại của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp với người dân chưa thường xuyên.
Đại biểu Lê Thanh Vân.
Ông nêu hàng loạt câu hỏi như vì sao sự việc lại kéo dài nhiều năm như vậy? Vì sao nhiều công dân đã phản đối quyết định của chính quyền, rồi bắt giữ hàng chục người thi hành công vụ? Người dân có yêu cầu chính đáng là được đối thoại với Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung vì sao chưa được đáp ứng?

Sự kiện Đồng Tâm: từ đối thoại đến hạ mình

Sự kiện Đồng Tâm: từ đối thoại đến hạ mình
Sự kiện Đồng Tâm có thể nhận biết được nhà nước xử lý một cách khôn ngoan, thích ứng với thời cuộc hay chỉ là một nguyên tắc bất di bất dịch: bề trên. Ứng xử với Đồng Tâm sẽ cho thấy tâm và tầm của lãnh đạo TP. Hà Nội, nếu giải quyết bằng cái đầu bạo lực với những anh cơ động trẻ tuổi - máu chiến thì đó sẽ là một trận thua lịch sử về lòng dân. Còn nếu đến bằng thái độ đối thoại, thậm chí hạ mình chân thành thì ấy mới là “bậc trượng phu”. Bởi thua dân không có gì là đáng xấu hổ, mà đáng xấu hổ là hành xử chống lại dân trong một nhà nước tự cho là của dân – do dân – vì dân.
Dân cần một sự lắng nghe
Ngày 19/04, trong mục góc nhìn của báo điện tử Vnexpress, nhà báo Bảo Hà đã có một bài tường thuật vừa đủ ngay từ trong tâm bão Đồng Tâm. Trong đó, sự sợ hãi ban đầu của chị với những ánh mắt nghi ngờ từ người dân, những chướng ngại vật đã chuyển thành nỗi cảm thông, xót xa trước số phận người nông dân.

Nỗi đau mà người dân không nói được

Nỗi đau mà người dân không nói được
Có những nỗi đau nói được thành lời mà có những nỗi đau không thể nói được thành lời! Đó là nỗi đau của người dân bị dồn nén, dân uất ức, chua cay, dân căm giận mà không được bộc lộ, dân phải nuốt nước mắt vào trong, đắng, mặn, chát, nó ngấm từ từ vào đáy của con tim rồi trào dâng lên, dân không dám nói, dân nhút nhát dân sợ nói thì bị chụp mũ là phản động là kích động v.v...?! Vụ ở Đồng Tâm đang diễn ra là một ví dụ.
Người dân Mỹ Đức đối đầu với công an.
Người dân đâu có chống đối nhà nước, dân chỉ chống lại những bất công mà đáng lẽ dân phải có quyền được hưởng, dân chỉ nói lên tiếng nói của quyền công dân, nhưng khi nói thì chính quyền địa phương không chịu lắng nghe và quy chụp, khiến cho dân uất ức!

Đồng Tâm chờ đợi đối thoại với Chủ tịch Hà Nội

Dân Đồng Tâm chờ đợi đối thoại với Chủ tịch Hà Nội
FB Lương Ngọc Huỳnh: “ĐIỀU LẠ ĐANG DIỄN RA. 12h Đêm Toàn bộ xã Đồng Tâm đã bị cúp điện! Dân đang đánh kẻng báo động. – 0h5 Phút dân làng nổ máy phát điện sáng choang mọi ngõ nghách. – 0h9p tự nhiên lại có điện. Và bây giờ nhà nước lại cho điện dân làng lại có điện. Làm gì đây?! Các em bé mong mỏi chính quyền và họ về trong đêm ư?”
Zing 19-4-2017 Sau khi thả 15 cảnh sát, đến chiều 19/4 người dân xã Đồng Tâm (Mỹ Đức) vẫn đang giữ 20 cán bộ, chiến sĩ. Họ đang chờ cuộc đối thoại với Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung.

Không thể dùng súng đạn để nói chuyện với dân!

Không thể dùng súng đạn để nói chuyện với dân!
Trịnh Anh Tuấn 20-4-2017 Cảm giác lớn nhất của tôi là một sự u tối, một con đường không lối thoát cho tương lai của đất nước khốn khổ này. Giữa thế kỷ 21 thế giới phát triển từng giây, trong một hoàn cảnh mà đất nước bị tàn phá từng giờ bởi lũ ngoại xâm và nội xâm; mà trong đầu những người cộng sản cũng chỉ nghĩ đến súng đạn khi nói chuyện với dân thì đất nước này sẽ đi về đâu.
Facebooker Trịnh Anh Tuấn.
Trong đêm hướng lòng mình theo dõi tin tức từ Đồng Tâm với đầy tâm trạng. Sự căm giận, thù ghét ngay cả lo lắng thì không nhiều, có lẽ những chuyện đã và sẽ xảy ra đều nằm trong dự đoán của tôi.
Những người cộng sản nắm quyền thường không có ý niệm lùi bước trước người dân, cho dù đúng sai thế nào. Với họ, dân hoặc là vâng phục; hoặc là ăn súng đạn, dùi cui.

Mách nước cho TỨ TRỤ: đi một mình về Đồng Tâm

MÁCH NƯỚC CHO TỨ TRỤ
Nguyễn Đình Cống, 19-4-2017 - Tôi chỉ xin mách cho các vị một vài mẹo nhỏ. Trước hết các vị lên tiếng công khái, họp báo được thì tốt, hùng hổ tuyên bố, trong mọi hoàn cảnh vẫn duy trì và củng cố Nhà nước của dân, do dân, vì dân, các vị tỏ ra thông cảm và thương xót nhân dân Đồng Tâm. Các vị cho ghi âm lời tuyên bố, cho xe tuyên truyền về loa cho dân Đồng Tâm nghe. Sau đó các vị đi một mình về Đồng Tâm, đi tay không......
Tứ trụ (từ trái sang): ông Nguyễn Phú Trọng, ông Trần Đại Quang, ông Nguyễn Xuân Phúc và bà Nguyễn Thị Kim Ngân. Ảnh: internet

CĂNG THẲNG GIA TĂNG TRONG ĐÊM 19.4.2017

CĂNG THẲNG GIA TĂNG TRONG ĐÊM 19.4.2017
Facebooker Nguyễn Việt Anh, cháu cụ Kình: “Sau khi Ls. Luân Lê update stt nói ko có tình hình gì ở Đồng Tâm, tôi đã xác nhận lại từ anh tôi, dì tôi, chị tôi. Đúng là có chuyện côn đồ đã áp sát làng nhưng bị dân làng đẩy lùi vì lực lượng dân làng rất đông. Anh tôi đang trực tiếp ở hiện trường. Mong mọi người bình tĩnh, kiên tâm và tin tưởng nhau. Có thể cụ ông mà anh Luân liên lạc không ra ngoài vào giờ này và chưa được thông báo tin tức. Xin cảm ơn!“

FB Lương Ngọc Huỳnh, 19-4-2017 - Đến giờ phút này vẫn chưa có đối thoại, nhân dân đã được thông báo tối đêm nay sẽ cắt điện tại khu vực nhà văn hoá nơi giữ con tin. 
Chiều nay dân mở đống chăn ở trong nhà văn hoá nơi giam con tin thì phát hiện có một khẩu súng và 5 viên đạn! Do vậy người dân đã rất phẫn nộ vì cho rằng đã có người phản bội dân làng ngầm đưa vũ khí vào!
– Cả làng cầu nguyện thánh thần phù hộ.

Thứ Tư, 19 tháng 4, 2017

Ông Đoàn Văn Vươn muốn ‘hòa giải’ vụ Đồng Tâm

Ông Đoàn Văn Vươn muốn ‘hòa giải’ vụ Đồng Tâm
Khi được hỏi về một số thông tin trên mạng, cho rằng ông có thể là một cầu nối giữa người dân xã Đồng Tâm và chính quyền, ông Vươn nói: “Nếu như chính quyền thiện chí để tôi đứng ra trung gian việc này thì tôi sẵn sàng. Tôi cũng chỉ mong làm sao mọi việc nó ổn định, quyền lợi người dân được đảm bảo và về phía chính quyền, quản lý đất nước trật tự. Đấy là cái mong muốn của tôi và chắc cũng là mong muốn của rất nhiều người dân”.

Ông Đoàn Văn Vươn trở về ngày được đặc xá năm 2015.
Một người dân cho biết gần 20 cảnh sát cơ động vẫn còn bị dân làng Đồng Tâm giữ. “Người nông dân nổi dậy” ở Hải Phòng, từng đứng lên chống lực lượng thu hồi đất, cho biết rằng ông “sẵn sàng đứng ra làm trung gian” giữa người dân xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, với chính quyền nhằm giúp làm hạ nhiệt căng thẳng hiện nay.

Biệt phủ của Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum

Biệt phủ của Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum
19/04/2017 - Biệt phủ xây trên đất nông nghiệp rộng 2.000 m2 từ lâu nhưng đến 2010, khi ông Hà giữ chức Chủ tịch UBND TP Kon Tum, mới bắt đầu đề nghị chuyển đổi sang đất ở nông thôn. Biệt phủ của gia đình ông Hà, Trưởng ban quản lý Khu kinh tế Kon Tum xây trên khu đất 2.000 m2, trong đó mới chuyển 50% sang đất ở nông thôn.

Biệt phủ của ông Phạm Thanh Hà, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Quản lý khu Kinh tế tỉnh Kon Tum, xây trên đất nông nghiệp rầm rộ từ năm 2003 nhưng đến năm 2010 mới hợp thức hóa thủ tục giấy tờ. Khu biệt thự này được xây ở thôn 2, xã Đắk Cấm, cách trung tâm TP Kon Tum khoảng 5 km.

Lối ra cho khủng hoảng Đồng Tâm: Đối thoại

Lối ra cho khủng hoảng Đồng Tâm
Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Sĩ Dũng cho rằng hơn lúc nào hết, Chủ tịch Nguyễn Đức Chung cần sớm đối thoại với người dân để tìm ra lối thoát cho khủng hoảng ở Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội. Cứ nghĩ mà xem, với những kẻ ngoại bang xâm chiếm biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc chúng ta còn đối thoại được, thì tại sao với những người dân của chính mình lại không?!
TS. Nguyễn Sĩ Dũng - Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.
Cảm ơn nhà báo Bảo Hà về bài viết “Đối thoại ở thôn Hoành” trên VnExpress. Thú thực, cả đời tôi chưa bao giờ đọc được một bài báo nào hay như vậy! Chị Bảo Hà đã đến được tận nơi và mô tả những người nông dân chất phác, lam lũ ở thôn Hoành, xã Đông tâm, Huyện Mỹ Đức và tình thế tuyệt vọng của họ chân thực đến nao lòng.

Báo Tuổi Trẻ: Vào "tâm bão" Đồng Tâm

Vào "tâm bão" Đồng Tâm
19/04/2017, Nhóm phóng viên báo Tuổi Trẻ
Sau nhiều nỗ lực, phóng viên Tuổi Trẻ đã được người dân thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội đồng ý cho vào thôn, nơi người dân đang giữ 20 cán bộ công an.

Xã Đồng Tâm những ngày này đang trở thành tâm điểm quan tâm của người dân cả nước sau khi xảy ra vụ việc liên quan tới đất đai, việc 4 người dân bị công an bắt giữ do có dấu hiệu vi phạm pháp luật, việc 38 cán bộ huyện, cán bộ, chiến sĩ công an Hà Nội bị người dân giữ.

Diễn biến mới nhất về Đồng Tâm qua báo Đảng

Diễn biến mới nhất về điểm nóng Đồng Tâm
19/4/2017 (PLO)- Cho đến tối nay 19-4, trong số 20 cán bộ, chiến sĩ công an đang bị người dân giữ tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm (Hà Nội) vẫn chưa có thêm người nào được thả. Ảnh khu vực đất được người dân Đồng Tâm cho là đất nông nghiệp trong khi TP Hà Nội khẳng định là đất quốc phòng. Ảnh: NN-VL

Ngày 19-4, ngày thứ năm kế từ khi xảy ra việc Công an Hà Nội bắt giữ một số người dân xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức và sau đó hơn 30 chiến sĩ công an, cán bộ huyện bị người dân giữ lại vẫn chưa có tiến triển nào về việc thả người. Ngoài việc phía công an đã thả hết người bị bắt và phía dân xã Đồng Tâm thả 18 cảnh sát cơ động, thì hai ngày qua, vẫn còn 20 nhân viên công quyền bị giữ ở nhà văn hóa thôn Hoành và các điểm khác.

Sẽ có làn sóng nông dân nổi dậy nếu không tháo...

Sẽ có làn sóng nông dân nổi dậy nếu không tháo ngòi nổ Đồng Tâm
18/04/2017 Khánh An-VOATS. Phạm Chí Dũng nói: “Tôi e rằng nếu cứ tình hình như thế này thì mọi chuyện sẽ còn kéo dài lâu và sẽ giống như vết dầu loang lan ra các vùng, các tỉnh miền Bắc. Ngày hôm nay (18/4), đã có 200 người dân Bắc Giang kéo về Hà Nội để phản đối nạn trưng thu đất đai rồi. Tôi nghĩ trong những ngày tới sẽ có cả một làn sóng lớn người nông dân từ các tỉnh kéo về Hà Nội và đồng thời phản ứng ở tại địa phương của họ

Cư dân mạng xã hội cho biết dân làng Đồng Tâm thay nhau canh gác và chặn tất cả các lối ra vào làng, trong lúc vẫn giam giữ nhiều cảnh sát cơ động. Ngày 18/4, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã không xuất hiện tại “điểm nóng” Đồng Tâm như mong đợi, sau khi dân làng tại đây thả 18 công an, khiến tình hình càng thêm “bùng nhùng” và “rối”, theo nhận xét của một nhà quan sát thời sự tại Việt Nam. Nhà báo-Tiến sĩ Phạm Chí Dũng cảnh báo nếu cứ theo đà này, người nông dân ở các nơi sẽ kéo về Hà Nội và đồng thời “phản ứng” tại địa phương.