Thứ Bảy, 12 tháng 8, 2017

Phát ngôn kinh hoàng: Sư phạm phải học tập CA, QĐ

Đọc bài này thấy Nhạ toàn phát biểu lăng nhăng, không xứng tầm bộ trưởng. Nhưng kinh hoàng nhất là câu: "“Ngành sư phạm muốn nâng cao chất lượng đầu vào phải học tập kinh nghiệm từ ngành công an, quân đội là giao chỉ tiêu hàng năm, có chính sách ưu tiên về học phí và được phân công công việc sau khi ra trường". Có lẽ Nhạ muốn ngành sư phạm sống trở lại thời bao cấp trước kia; không những thế, còn muốn công an hóa, quân đội hóa sư phạm. Ai cũng biết văn hóa, giáo dục của ngành công an, quân đội như thế nào (thấp nhất trong xã hội). Đã có thời tiếp xúc và làm việc với Nhạ hồi hắn còn làm hiệu trưởng 1 trường đại học con con, mình thường kinh tởm con người này vì hắn vừa bẩn thỉu, vừa như con rắn độc luồn lách giữa các Cục vụ viện của các bộ để xin xỏ bằng những câu nịnh nọt, bợ đỡ tởm lợm. Tuy nhiên, con người như hắn lại phù hợp với chính sách dùng người của Đảng ta. Ngành giáo dục Việt Nam nằm trong tay những người như Phùng Xuân Nhạ thì vô phương cứu chữa!
Ngành sư phạm phải học tập kinh nghiệm từ công an, quân đội
TPO - “Ngành sư phạm muốn nâng cao chất lượng đầu vào phải học tập kinh nghiệm từ ngành công an, quân đội là giao chỉ tiêu hàng năm, có chính sách ưu tiên về học phí và được phân công công việc sau khi ra trường. Có như vậy, đầu vào mới cao được - Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ
Giáo sinh vào trường sư phạm phải thấy tự hào
Trước vấn đề nóng được dư luận “mổ xẻ” những ngày qua là ngành Sư phạm có điểm đầu vào ở mức thấp, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho rằng, dư luận nên nhìn nhận toàn diện và thấu đáo. Bởi lẽ nếu phân tích thì không phải trường sư phạm nào cũng có đầu vào quá thấp. Có những phân ngành điểm trúng tuyển vẫn khá cao hoặc ở mức tương đối nhưng cũng có phân ngành điểm thấp, nhất là ở các trường cao đẳng có đào tạo ngành Sư phạm.

Theo Bộ trưởng, sắp tới Bộ GD&ĐT quyết tâm xây dựng chuẩn trường Sư phạm. Tới đây sẽ quy hoạch theo hướng tập trung vào các trường đại học sư phạm lớn, dần dần có chính sách để đầu ra - đầu vào hợp lý với sự phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan.

"Bộ sẽ có những buổi làm việc riêng với các trường sư phạm để có những tính toán phù hợp. Trong đó việc quy hoạch mạng lưới các trường sư phạm sẽ phải được ưu tiên làm ngay. Sẽ có những trường trung tâm, trường là phân hiệu và trường là vệ tinh", ông Nhạ khẳng định.


Để nâng cao chất lượng đầu vào, Bộ trưởng Nhạ cho rằng ngành sư phạm phải học tập kinh nghiệm từ ngành công an, quân đội là giao chỉ tiêu hàng năm, có chính sách ưu tiên về học phí và được phân công công việc sau khi ra trường. Có như vậy, đầu vào mới cao được.

Tuy nhiên Bộ trưởng Nhạ cũng lưu ý, điểm đầu vào chỉ là một yếu tố, quá trình tuyển chọn giáo sinh cho các trường sư phạm phải quan tâm tới năng khiếu có tính chất nghiệp vụ, chú ý tới năng lực phẩm chất nhà giáo. Dù thế nào cũng phải làm sao giáo sinh vào trường sư phạm phải cảm thấy tự hào.

Ngành sư phạm phải học tập kinh nghiệm từ ngành công an, quân đội là giao chỉ tiêu hàng năm, có chính sách ưu tiên về học phí và được phân công công việc sau khi ra trường. Có như vậy, đầu vào mới cao được.

Đến năm 2020 tất cả các trường sẽ phải tự chủ, từ nay đến đó, Bộ GD&ĐT sẽ phối hợp để cùng triển khai, gỡ khó cho các trường.

Bộ trưởng nhấn mạnh, muốn cải thiện chất lượng giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng phải bắt đầu từ thể chế, vì vậy, tới đây, ngành Giáo dục sẽ kiến nghị sửa đổi, bổ sung hai luật quan trọng là Luật Giáo dục và Luật Giáo dục Đại học. Đây sẽ là cơ sở pháp lý nhằm kiến tạo, hỗ trợ cho đổi mới giáo dục đại học.

Tự chủ là đích đến

Về tự chủ đại học, Bộ trưởng cho rằng, các trường phải coi tự chủ là đích đến để nâng cao chất lượng chứ không phải chỉ là vấn đề tài chính, thay bằng cấp ngân sách nhà nước theo kiểu hành chính thì sẽ cấp theo nhiệm vụ trên cơ sở chất lượng đầu ra và không phân biệt công tư.

Tới đây chúng ta phải đổi mới mạnh mẽ quản trị đại học, các trường muốn phát triển thì phải đổi mới tư duy quản trị chứ không thể quản lý như thông thường.

Bộ đang tiến hành xây dựng chuẩn hiệu trưởng, chuẩn chủ tịch hội đồng trường, từ đó sẽ xây dựng chương trình bồi dưỡng ngắn gọn để hiệu trưởng, chủ tịch hội đồng trường có thể tự học đáp ứng yêu cầu quản trị.

Các trường sẽ tự chịu trách nhiệm đầu vào

Nhìn lại kỳ xét tuyển vừa qua, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng, một trong những nguyên nhân dẫn tới thí sinh ảo là do thí sinh chưa đủ thông tin, vì vậy đã tới lúc chúng ta phải thay đổi nhận thức khi xây dựng chỉ tiêu tuyển sinh, tư vấn tuyển sinh.

Tới đây các trường sẽ tự chịu trách nhiệm về đầu vào. Vì thế, cần tính đến ngành gì thị trường cần, phân khúc nào thích hợp để tư vấn tuyển sinh. Trong đó dành nhiều thời gian tư vấn nghề nghiệp cho các em phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động.

Bộ trưởng cũng thông tin thêm, vừa qua Bộ đã quan tâm đầu tư phát triển trung tâm hỗ trợ việc làm, dự báo nhu cầu thị trường lao động để giúp các trường có được thông tin tổng thể. Tuy nhiên theo Bộ trưởng, mỗi trường vẫn phải chủ động nghiên cứu thị trường vì mỗi trường có phân khúc riêng. Từ nghiên cứu các trường sẽ có những điều chỉnh về nội dung, giáo trình, ngành nghề đào tạo cho phù hợp.

ĐỖ HỢP
http://www.tienphong.vn/giao-duc/nganh-su-pham-phai-hoc-tap-kinh-nghiem-tu-cong-an-quan-doi-1176305.tpo

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét