Việt Nam không muốn leo thang căng thẳng với Trung Quốc trước thềm các hội nghị ASEAN
Ngày 2 tháng 8, công ty Tây Ban Nha Repsol đã ngừng việc khoan dầu ở một khu vực Biển Đông do Việt Nam kiểm soát. Giám đốc tài chính Tập đoàn Repsol Miguel Martinez đã xác nhận thông tin về việc hoạt động khai thác tại Việt Nam đã tạm ngừng. Đây là lời bình luận duy nhất của ông Martinez về tình hình hiện nay, ông chỉ nói thêm rằng, công ty đang làm việc với PetroVietnam và với các nhà chức trách Việt Nam. Ông cũng khẳng định rằng, phía Tây Ban Nha đã chi 27 triệu USD cho dự án này.Hoạt động khoan dầu đã bắt đầu vào giữa tháng Sáu. Ngoài PetroVietnam và Repsol, công ty Mubadala Development Co của UAE cũng đã nhận giấy phép khai thác dầu tại lô này. Reuters dẫn các nguồn tin ngoại giao cho biết, Trung Quốc đòi Việt Nam phải chấm dứt các hoạt động thăm dò địa chất. Quyết định tạm ngừng việc khoan dầu đã được thông qua sau chuyến thăm Bắc Kinh của một phái đoàn Việt Nam.
"Việt Nam đã quyết định rằng, không nên vì vấn đề này mà đối đầu với Trung Quốc", — nguồn tin cho biết.
Quyết định của phía Việt Nam tạm ngừng hoạt động khoan đã được thông qua trước thềm các hội nghị ASEAN ở Manila: Hội nghị cấp ngoại trưởng và Diễn đàn khu vực Hiệp hội với các đối tác liên kết nước ngoài. Nhiều khả năng, Hà Nội không muốn leo thang căng thẳng trong các cuộc thảo luận về vấn đề Biển Đông, mà nội dung này nhất định sẽ được nêu lên ở Manila. Theo ý kiến của chuyên viên Viktor Sumsky, Giám đốc Trung tâm ASEAN thuộc Học viện MGIMO, khi thông qua quyết định này Việt Nam đã tính đến xu hướng chung trong ASEAN không làm trầm trọng thêm mối quan hệ với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông. Chuyên gia Sumsky cũng lưu ý:
"Dù có thể ghi nhận những biến động trong quan hệ Trung-Việt, nhưng, Hà Nội không bao giờ muốn để căng thẳng gia tăng đáng kể trong quan hệ với Bắc Kinh. Hành vi của Việt Nam trong tình huống này chứng tỏ điều đó".
Tình hình ở Biển Đông và xung quanh Bắc Triều Tiên, theo tờ South China Morning Post, sẽ là chủ đề chính tại các cuộc gặp gỡ giữa các Bộ trưởng Ngoại giao ở Manila. Theo tờ báo, sự đối đầu Trung Quốc — Hoa Kỳ về các vấn đề này sẽ là một thách thức lớn nhất đối với các nước ASEAN tại Manila. Chuyên gia Victor Sumsky cho rằng, Hiệp hội sẽ không cho phép Mỹ lôi kéo ASEAN vào một cuộc đối đầu với Trung Quốc:
© REUTERS/ ERIK DE CASTRO
"ASEAN đang chuẩn bị kỷ niệm 50 năm thành lập, chắc là, vào thời điểm này Hiệp hội hoàn toàn không có ý định gia tăng căng thẳng với Trung Quốc theo sáng kiến của Mỹ. Đây không phải lần đầu tiên Hoa Kỳ nỗ lực làm như vậy. Theo tôi, lần này ASEAN sẽ tìm cách để đối phó với áp lực của Mỹ và tránh đối đầu với Trung Quốc. Chắc chắn là ASEAN quan tâm đến vấn đề Biển Đông và vấn đề này sẽ được đưa vào chương trình nghị sự. Đồng thời ASEAN không muốn để một chương trình nghị sự như vậy dẫn đến những xung đột với Trung Quốc. ASEAN biết rõ phải làm thế nào trong những trường hợp như vậy, và Hiệp hội sẽ thể hiện sự quan tâm đến tình hình, đồng thời sẽ tìm cách không động chạm tới lợi ích của Trung Quốc".
Theo nguồn tin thân cận với các cuộc gặp Manila, ASEAN sẽ nhất trí thông qua chính thức Quy tắc ứng xử giữa các bên trên Biển Đông. Đồng thời, nguồn tin cho biết rằng, xét theo mọi việc, trong văn kiện mới chỉ có các nguyên tắc đã được nhất trí trước đây về ứng xử trên Biển Đông, vì trong các cuộc tham vấn với Trung Quốc các bên chưa đạt được sự nhất trí về một cơ chế mang tính ràng buộc để giải quyết các tranh chấp chủ quyền trên những vùng biển khác nhau.
https://vn.sputniknews.com/opinion/201708043748299-viet-nam-trung-quoc-repsol-tay-ban-nha/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét