“Sự thật vẫn là sự thật”
Gs Tương Lai - Đây là câu ông Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung dõng dạc nói với dân Đồng Tâm, thì cũng là nói với cả bàn dân thiên hạ đó thôi! liệu rồi cái chân lý “sự thật vẫn là sự thật” có giày vò lương tâm người buộc phải dối trá và lọc lừa không nhỉ?“Lời nói đọi máu”, các cụ ta xưa răn dạy con cháu phải cẩn trọng trong lời nói, “chó ba khoanh mới nằm người ba năm mới nói” là vì vậy. Hơn nữa đây là lời của ông Chủ tịch Hà Nội, một quan chức cỡ bự, mà “miệng nhà quan có gang có thép”! Câu tục ngữ này chắc ông Chủ tịch nhớ vì đến đứa trẻ chăn trâu ở thôn Hoành cũng biết. Có khi chúng còn thuộc lòng rồi lại thích réo lên cái vế thứ hai không tiện trích ra đây e phạm thượng, vả cũng chẳng cần thiết. Ông Chung nói rõ rằng “Tôi có một suy nghĩ sự thật thì nó vẫn là sự thật. Đất không đẻ ra được, đất của bà con mốc bê tông vẫn còn đó, bây giờ đề nghị đo lại hay không đo lại chính đáng thôi mà”.
Đúng vậy, “chính đáng thôi mà”, vì “đất không đẻ ra được” nên cụ Kình đã nói rất rõ nguồn gốc của 59ha đất nông nghiệp ở cánh Đồng Sênh. Cụ khẳng định: “Cho dù có bị chặt đầu, tôi vẫn khẳng định đây là đất nông nghiệp. Người dân thôn Hoành xã Đồng Tâm đã canh tác trên mảnh này trong gần 70 năm qua, từ thời Pháp thuộc! Nhưng Dự thảo kết luận của Thanh tra Hà Nội hôm 7/7/2017 lại nói trên cánh Đồng Sênh (Đồng Tâm) không có đất nông nghiệp, mà 59ha này là đất quốc phòng! Đây quả là một kết luận vô lý và phi lý, đổi trắng thay đen, phủ nhận thực tế lịch sử và không dựa trên cơ sở pháp lý! 59ha đất này chưa hề có quyết định thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng của bất kỳ cấp có thẩm quyền nào! Người dân thôn Hoành đã và sẽ luôn đồng thuận, quyết tiếp tục đấu tranh giữ đất. Nếu kết luận chính thức không thay đổi, dân Đồng Tâm sẽ kiến nghị Thanh tra Chính phủ vào cuộc, các bên cùng nhau đo đạc để có kết luận khách quan, đúng theo thực tế lịch sử”!(*) Lý lẽ của vị lão nông thông thuộc mảnh đất này rất đơn giản.
Sự thật vốn đơn giản mà. Lắt léo, khuất tất thì mới phài vòng vo, lươn lẹo.
Nếu là đất quốc phòng thì tại sao Viettel và chính quyền Hà Nội lại chịu bồi thường việc bố trí tái định cư hàng tỷ đồng cho mỗi hộ dân rồi lập dự án bố trí tái định cư cho họ? Thế rồi khi phong thanh có chuyện thu hồi đất, dân Đồng Tâm khiếu nại Quân chủng Phòng không - Không quân, cơ quan chủ quản dự án sân bay Miếu Môn, thì cơ quan này bảo là hãy làm việc với các cấp chính quyền Hà Nội. Như thế là mặc nhiên công nhận đấy là đất dân sự chứ đâu phải là đất quốc phòng! Càng rõ ràng hơn nữa là lâu nay chính quyền xã Đồng Tâm vẫn thu thuế đất nhà ở cho các hộ dân được xã tạm cấp đất. Đấy là chưa nói đến 28,9 ha đất “trên trời rơi xuống” vì Hà Nội thì xác định tổng diện tích đất quốc phòng ở đây là 236,9 ha, thế nhưng đơn vị trực tiếp quản lý đất sân bay Miếu Môn, Lữ đoàn 28 lại nói chỉ đang nắm 208 ha, bằng đúng diện tích Chính phủ thu hồi làm sân bay 37 năm trước? “Đất không đẻ ra được” như ông Chung phán, thì 28,9 ha đất nói trên nằm chềnh ềnh ra đó là ở đâu ra? Theo ông Chủ tịch Hà Nội thì “là có một sự gian dối để kích động người dân, kích cái lòng tham của các cụ lên”.
Chủ tịch Nguyễn Đức Chung đọc lời cam kết trước dân làng
Đấy nhé, đây là các cụ tham, mà tham là do bị bọn xấu kích động, giọng điệu của ông Chung giờ đây khác hẳn với sự mềm mỏng khi ông gọi điện cho chị Nhung, con gái cụ Kình “Liệu tôi xuống thì dân có bắt tôi không?”. Chị Nhung nói chị sẽ ra đón và đảm bảo là dân không dám bắt. Và rồi “Trước 11h trưa nay Chủ tịch thành phố gọi cho chị Nhung nói sẽ thả nốt số người còn lại, duy chỉ có ông Kình chưa về được là do ông bị rạn xương hông và nghi gãy tay nên phải đưa vào Viện Việt Đức chụp phim điều trị, có thể phải mổ. Chủ tịch cũng nói đã huy động các bác sĩ giỏi nhất điều trị cho ông Kình”. Luật sư Trần Vũ Hải, người đưa tin chi tiết các diễn biến vụ việc ở Đồng Tâm. Nhân đó ông cho biết “Ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP Hà Nội vừa gọi điện thoại cho tôi, nói rằng ông không hứa hẹn khi trao đổi điện thoại với một người dân xã Đồng Tâm [về việc] sẽ đến làm việc và đối thoại với dân Đồng Tâm trong ngày hôm nay và đề nghị tôi đính chính. Tôn trọng ông Chung, tôi rút bỏ một stt loan báo điều đó, mặc dù nhiều người dân và chính luật sư Luân Lê (việc trao đổi qua điện thoại di động của luật sư này) cũng nghe rõ câu chuyện trao đổi qua điện thoại, được bật loa”.
Ấy thế mà, đã hai thế kỷ trước đây, nhà “Khai Sáng” Pháp Jean-Jacques Rousseau đã từng lưu ý “Sự giả dối có vô vàn biến thể, nhưng sự thật chỉ có một thể tồn tại duy nhất”. Thế nhưng, “miệng nhà quan có gang có thép”, hãy nghe ông Chung nhắn bảo dân Đồng Tâm và bà con thôn Hoành mà vừa mới mấy hôm trước ông đã vui vẻ ngọt nhạt để khuyến dụ thả con tin: “Quân đội không bắt buộc phải chứng minh cho người dân chúng tôi phải làm gì trong đó. Mà các anh không được phép hỏi, thậm chí cấp nào mới được biết chứ không phải giải thích cho các anh đất làm gì? Các anh không có quyền đó, bởi đó là an ninh quốc gia, dân tộc ta có bao triệu con người phải hy sinh để bảo vệ nền độc lập đó. Đất này dùng cho quốc phòng, là để chúng ta phòng thủ, không có nghĩa công bố cho người dân biết mà phải có những gì thuộc bí mật quốc gia thì cũng không cần phải thông báo cho cả làng cả dân biết”. Thật đanh thép và hùng hồn. Xin bà con và các các vị luật sư nhớ cho rằng chạm vào bí mật quốc phòng, bí mật quốc gia thì toi mạng, chí ít cũng rũ tù!
Và vì để “bảo vệ đất quốc phòng” nên “những vị đi xe biển đỏ, mặc sắc phục quân đội và công an để lừa cụ Kình và một số dân làng ra cánh đồng Sênh đo mốc giới, để tiện thực hiện âm mưu hèn hạ, các vị mặc sắc phục này đòi chỉ nói chuyện với mấy cụ thôi để mời dân làng đi cùng phải trở về. Khi chỉ còn lai mấy cụ già, một sĩ quan xông vào đáp cụ Kình khiến cụ rạng xương hông và gãy xương đùi, tóm vứt cụ lên xe như một con vật, còng tay cụ, nhét giẻ vào mồm cụ”. Biết cụ đã bị gãy xương nhưng những người đi xe biển đỏ không đưa đến bệnh viện để chữa trị ngay mà đưa về đồn công an để lấy lời khai. Đến khi buộc phải đưa tới Bệnh viện 108 thì dằn mặt những y, bác sĩ ở đó rằng đây là đối tượng nguy hiểm. Vậy là mãi 3 ngày sau, theo cụ Kình tính là 72 tiếng đồng hồ cụ mới được các bác sĩ ở Bệnh viện Việt Đức tiến hành phẫu thuật! Trong băng ghi âm, cụ Kình kể tường tận những điều vừa tóm tắt và nói rõ rằng, lúc đầu họ hành xử như vậy là toan tính đến chuyện thủ tiêu cụ!(**)
Cũng chuyện “đất quốc phòng” nên cái sân golf nằm ngang nhiên sát cạnh sân bay Tân Sơn Nhất mà phóng viên báo Tuổi trẻ mất gần 2 tháng mới mon men vào đến nơi rồi lại bị đuổi ra “vì đây là... khu vực quân sự” theo lời người bảo vệ. Và rồi báo Tuổi trẻ trong bài “Trong sân golf không chỉ có… sân golf” cho biết “ngoài nhà hàng Him Lam tiêu chuẩn 4 sao, trung tâm hội nghị tiệc cưới Him Lam Palace, sẽ có hàng loạt biệt thự cao cấp, căn hộ và khách sạn...
Ấy thế mà, đã hai thế kỷ trước đây, nhà “Khai Sáng” Pháp Jean-Jacques Rousseau đã từng lưu ý “Sự giả dối có vô vàn biến thể, nhưng sự thật chỉ có một thể tồn tại duy nhất”. Thế nhưng, “miệng nhà quan có gang có thép”, hãy nghe ông Chung nhắn bảo dân Đồng Tâm và bà con thôn Hoành mà vừa mới mấy hôm trước ông đã vui vẻ ngọt nhạt để khuyến dụ thả con tin: “Quân đội không bắt buộc phải chứng minh cho người dân chúng tôi phải làm gì trong đó. Mà các anh không được phép hỏi, thậm chí cấp nào mới được biết chứ không phải giải thích cho các anh đất làm gì? Các anh không có quyền đó, bởi đó là an ninh quốc gia, dân tộc ta có bao triệu con người phải hy sinh để bảo vệ nền độc lập đó. Đất này dùng cho quốc phòng, là để chúng ta phòng thủ, không có nghĩa công bố cho người dân biết mà phải có những gì thuộc bí mật quốc gia thì cũng không cần phải thông báo cho cả làng cả dân biết”. Thật đanh thép và hùng hồn. Xin bà con và các các vị luật sư nhớ cho rằng chạm vào bí mật quốc phòng, bí mật quốc gia thì toi mạng, chí ít cũng rũ tù!
Và vì để “bảo vệ đất quốc phòng” nên “những vị đi xe biển đỏ, mặc sắc phục quân đội và công an để lừa cụ Kình và một số dân làng ra cánh đồng Sênh đo mốc giới, để tiện thực hiện âm mưu hèn hạ, các vị mặc sắc phục này đòi chỉ nói chuyện với mấy cụ thôi để mời dân làng đi cùng phải trở về. Khi chỉ còn lai mấy cụ già, một sĩ quan xông vào đáp cụ Kình khiến cụ rạng xương hông và gãy xương đùi, tóm vứt cụ lên xe như một con vật, còng tay cụ, nhét giẻ vào mồm cụ”. Biết cụ đã bị gãy xương nhưng những người đi xe biển đỏ không đưa đến bệnh viện để chữa trị ngay mà đưa về đồn công an để lấy lời khai. Đến khi buộc phải đưa tới Bệnh viện 108 thì dằn mặt những y, bác sĩ ở đó rằng đây là đối tượng nguy hiểm. Vậy là mãi 3 ngày sau, theo cụ Kình tính là 72 tiếng đồng hồ cụ mới được các bác sĩ ở Bệnh viện Việt Đức tiến hành phẫu thuật! Trong băng ghi âm, cụ Kình kể tường tận những điều vừa tóm tắt và nói rõ rằng, lúc đầu họ hành xử như vậy là toan tính đến chuyện thủ tiêu cụ!(**)
Cũng chuyện “đất quốc phòng” nên cái sân golf nằm ngang nhiên sát cạnh sân bay Tân Sơn Nhất mà phóng viên báo Tuổi trẻ mất gần 2 tháng mới mon men vào đến nơi rồi lại bị đuổi ra “vì đây là... khu vực quân sự” theo lời người bảo vệ. Và rồi báo Tuổi trẻ trong bài “Trong sân golf không chỉ có… sân golf” cho biết “ngoài nhà hàng Him Lam tiêu chuẩn 4 sao, trung tâm hội nghị tiệc cưới Him Lam Palace, sẽ có hàng loạt biệt thự cao cấp, căn hộ và khách sạn...
Theo tính toán được nêu trong bản công bố thông tin ngày 24-7-2014, giá cho thuê căn hộ tại khu vực sân golf lên tới 30 USD/m2/tháng; biệt thự là 50 USD/m2. Giá khách sạn khoảng 2,1 triệu đồng/phòng. Trường học tiêu chuẩn quốc tế học phí 5 triệu đồng/tháng đối với nhà trẻ và 10 triệu đồng/tháng đối với cấp I và cấp II... Theo đó, diện tích đất sân golf và các công trình phụ trợ tại sân golf Tân Sơn Nhất là 132ha; đất xây dựng khách sạn 5 sao, nhà hàng, TDTT, trường học xấp xỉ 7ha; đất khu nhà ở, cho thuê (gồm biệt thự và căn hộ) là 9,75ha. Nghĩa là khi hình thành dự án, những ông chủ sân golf đã xác định: sân golf Tân Sơn Nhất không chỉ là sân golf”! Nhưng đây là bí mật, không hiểu có thuộc phạm trù bí mật quốc phòng không, nhưng bí mật của nhóm lợi ích đeo sao thì báo chí đã trình bày khá tường tận khỏi phải nhắc lại.
Đành rằng “nhiều DN quân đội làm kinh tế rất năng động, sáng tạo, chiếm lĩnh thị trường trong và ngoài nước và trở thành những đối tác kinh tế có uy tín, có thương hiệu như tập đoàn Viettel ở lĩnh vực viễn thông” như ông tướng Bộ trưởng Bộ Quốc phòng vừa biểu dương như báo vừa đưa tin ngày 12.7.2017, nhưng khổ một nỗi người dân Đồng Tâm khi được trực diện tiếp xúc với những người đại diện cho Viettel thì lại chỉ thấy họ ở động thái móc ngoặc với những phần tử thoái hóa trong bộ máy cầm quyền ở Mỹ Đức, ở Đồng Tâm để ăn cướp đất! Có thể Viettel oai hùng với những thành tích vươn tầm ra thế giới nhưng rồi lại dính bùn nhơ bẩn trên “mảnh đất anh hùng” như ông Chủ tịch Hà Nội nói thì với người Đồng Tâm, dân Mỹ Đức, dân Hà Nội rộng ra là dân cả nước thì vết bùn nhơ in trên trán các vị khó rửa sạch được cho dù ai đó muốn giúp các vị.
Vết bùn nhơ ăn cướp đất ấy bị vỡ lở khi bị những đảng viên trung thực trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng vạch trần, chuyện ấy đang “còn điều tra”, nhưng riêng chuyện đánh đập một lão nông ngoài 80 tuổi đời, trên 55 năm tuổi đảng giữa thanh thiên bạch nhật thì dù những cái lưỡi không xương nhiều đường lắt léo đến đâu cũng không sao lấp liếm được.
Mới đây, trong câu chuyện với đại tá Nguyễn Đăng Quang vừa đến, thăm cụ Kình tâm sự Cụ vẫn “tin tưởng vào chính nghĩa, vào người dân! Cụ chỉ buồn là những kẻ thủ ác cố tình gây thương tích suốt đời cho cụ và còn có ý định thủ tiêu cụ, không phải là kẻ thù giai cấp xa lạ ở đâu, mà chính lại là đồng đội, đồng chí của cụ, cùng đứng trong hàng ngũ ĐCSVN với cụ, mà tuổi đời của họ chỉ đáng tuổi con cháu cụ thôi! Và đây chính là nỗi đau lớn nhất, khó có thể nguôi ngoai trong lòng cụ cũng như không thể phai mờ trong ký ức của các con, cháu và chắt cụ sau này”.
Theo những hình ảnh được thể hiện trên bản đồ của Google Map thì một phần của sân bay Miếu Môn nằm trên khu đất phía Đông của Đồng Sênh. Tuy nhiên, theo cụ Kình, người nắm rõ khu đất này như hiểu rõ bàn tay của mình và dám quyết liệt khẳng định khu vực được (thanh tra) chăng dây, khoanh vùng cắm biển cấm chính là khu Tây Đồng Sênh, chứ không phải khu Đông Đồng Sênh vốn đã được thu hồi, đền bù và trở thành đất quốc phòng từ 1981!
Chao ôi “Đồng Sênh Đông với Đồng Sênh Tây”, hình ảnh ấy bỗng nhiên gợi nhớ đến “Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây của nhà thơ tài hoa Pham Tiến Duật với hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ và cô thanh niên xung phong trong cuộc chiến đấu vì non sông đất nước: “Một dãy núi mà hai màu mây. Nơi nắng nơi mưa, khí trời cũng khác Như anh với em, như Nam với Bắc. Như Ðông với Tây một dải rừng liền”. Vậy thì “nhân dân xã Đồng Tâm anh hùng có rất nhiều con em đã hy sinh trong các cuộc kháng chiến đã có cống hiến” như ông Chung ca ngợi liệu có ngã xuống trong “một dải rừng liền” của tổ quốc không? Nhà thơ tài hoa ơi, ở đây không có nỗi khắc khoải của “em lo đường chắn bom thù” mà ở đây những người mặc sắc phục “chăng dây khoanh vùng cắm biển” để cướp đất mà họ như cụ Kình khắc khoải nỗi đau “không phải là kẻ thù giai cấp xa lạ ở đâu, mà chính lại là đồng đội, đồng chí của cụ, cùng đứng trong hàng ngũ với cụ”.
Đành rằng “nhiều DN quân đội làm kinh tế rất năng động, sáng tạo, chiếm lĩnh thị trường trong và ngoài nước và trở thành những đối tác kinh tế có uy tín, có thương hiệu như tập đoàn Viettel ở lĩnh vực viễn thông” như ông tướng Bộ trưởng Bộ Quốc phòng vừa biểu dương như báo vừa đưa tin ngày 12.7.2017, nhưng khổ một nỗi người dân Đồng Tâm khi được trực diện tiếp xúc với những người đại diện cho Viettel thì lại chỉ thấy họ ở động thái móc ngoặc với những phần tử thoái hóa trong bộ máy cầm quyền ở Mỹ Đức, ở Đồng Tâm để ăn cướp đất! Có thể Viettel oai hùng với những thành tích vươn tầm ra thế giới nhưng rồi lại dính bùn nhơ bẩn trên “mảnh đất anh hùng” như ông Chủ tịch Hà Nội nói thì với người Đồng Tâm, dân Mỹ Đức, dân Hà Nội rộng ra là dân cả nước thì vết bùn nhơ in trên trán các vị khó rửa sạch được cho dù ai đó muốn giúp các vị.
Vết bùn nhơ ăn cướp đất ấy bị vỡ lở khi bị những đảng viên trung thực trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng vạch trần, chuyện ấy đang “còn điều tra”, nhưng riêng chuyện đánh đập một lão nông ngoài 80 tuổi đời, trên 55 năm tuổi đảng giữa thanh thiên bạch nhật thì dù những cái lưỡi không xương nhiều đường lắt léo đến đâu cũng không sao lấp liếm được.
Mới đây, trong câu chuyện với đại tá Nguyễn Đăng Quang vừa đến, thăm cụ Kình tâm sự Cụ vẫn “tin tưởng vào chính nghĩa, vào người dân! Cụ chỉ buồn là những kẻ thủ ác cố tình gây thương tích suốt đời cho cụ và còn có ý định thủ tiêu cụ, không phải là kẻ thù giai cấp xa lạ ở đâu, mà chính lại là đồng đội, đồng chí của cụ, cùng đứng trong hàng ngũ ĐCSVN với cụ, mà tuổi đời của họ chỉ đáng tuổi con cháu cụ thôi! Và đây chính là nỗi đau lớn nhất, khó có thể nguôi ngoai trong lòng cụ cũng như không thể phai mờ trong ký ức của các con, cháu và chắt cụ sau này”.
Theo những hình ảnh được thể hiện trên bản đồ của Google Map thì một phần của sân bay Miếu Môn nằm trên khu đất phía Đông của Đồng Sênh. Tuy nhiên, theo cụ Kình, người nắm rõ khu đất này như hiểu rõ bàn tay của mình và dám quyết liệt khẳng định khu vực được (thanh tra) chăng dây, khoanh vùng cắm biển cấm chính là khu Tây Đồng Sênh, chứ không phải khu Đông Đồng Sênh vốn đã được thu hồi, đền bù và trở thành đất quốc phòng từ 1981!
Chao ôi “Đồng Sênh Đông với Đồng Sênh Tây”, hình ảnh ấy bỗng nhiên gợi nhớ đến “Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây của nhà thơ tài hoa Pham Tiến Duật với hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ và cô thanh niên xung phong trong cuộc chiến đấu vì non sông đất nước: “Một dãy núi mà hai màu mây. Nơi nắng nơi mưa, khí trời cũng khác Như anh với em, như Nam với Bắc. Như Ðông với Tây một dải rừng liền”. Vậy thì “nhân dân xã Đồng Tâm anh hùng có rất nhiều con em đã hy sinh trong các cuộc kháng chiến đã có cống hiến” như ông Chung ca ngợi liệu có ngã xuống trong “một dải rừng liền” của tổ quốc không? Nhà thơ tài hoa ơi, ở đây không có nỗi khắc khoải của “em lo đường chắn bom thù” mà ở đây những người mặc sắc phục “chăng dây khoanh vùng cắm biển” để cướp đất mà họ như cụ Kình khắc khoải nỗi đau “không phải là kẻ thù giai cấp xa lạ ở đâu, mà chính lại là đồng đội, đồng chí của cụ, cùng đứng trong hàng ngũ với cụ”.
Phạm Tiến Duật chắc sẽ ngỡ ngàng vì không phải là:
“…tình yêu nối lời vô tận Ðông [Đồng Sênh] nối Tây [Đồng Sênh]”
vì sự dối trá và lọc lừa đã chăng dây khoanh vùng cắm biển để quyết cướp bằng được mảnh đất ở khu tây Đồng Sênh! Ở đây không hề có:
Một dãy núi mà hai màu mây
Nơi nắng nơi mưa, khí trời cũng khác
mà chỉ có một cánh đồng trải dài cho đến năm 1981 thì vì mục tiêu quốc phòng, người dân vùng Chương Mỹ, Mỹ Đức tự nguyện trao đất làm sân bay Miếu Môn. Thế rồi cũng nhân danh quốc phòng, Công ty Viettel móc ngoặt với cánh tham nhũng địa phương để chiếm dụng thêm cả đất nông nghiệp mới nổ ra cuộc chiến đấu giành giữ đất của người nông dân lam lũ một nắng hai sương mới đây. Ở đây không hề có “hai màu mây” trong thơ Phạm Tiến Duật mà chỉ có đám mây đen của sự gian dối lọc lừa được bảo lực bảo kê đang kéo đến phủ kín cánh đồng. Thế là, thay vì:
Như tình yêu nối lời vô tận
Ðông Trường Sơn nối Tây Trường Sơn
là sự dối trá lọc lừa trùm lấp lên Đông Đồng Sênh và Tây Đồng Sênh! Sự dối trá lọc lừa được cái khiên che chắn của bạo lực. Thế nhưng, rồi sự thật cho dù che lấp bởi những đám mây đen của bao toan tính xảo quyệt với những “quyết sách” từ trên cao xuống đến thành, đến huyện, đến xã rồi cũng sẽ phải tan đi dưới ánh sáng của mặt trời, vì “bạo lực chỉ có thể được che đậy với một lời nói dối, và lời nói dối chỉ có thể được duy trì nhờ bạo lực. Ai từng đem bạo lực ra làm cứu cánh rồi chắc chắn sẽ buộc phải lấy dối trá làm nguyên tắc” (Aleksandr Solzhenitsyn). Sớm muộn cái “nguyên tắc” đó sẽ tự hủy diệt cái sản sinh ra nó.
Và, liệu rồi cái chân lý “sự thật vẫn là sự thật” có giày vò lương tâm người buộc phải dối trá và lọc lừa không nhỉ? Người viết bài này vẫn còn chút hy vọng vào điều đó.
Ngày 17.7.2017
Gs Tương Lai
(Bauxitevn)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét