Bao giờ VN có các sản phẩm đạt đẳng cấp quốc tế?
TS Nguyễn Ngọc Chu, 25-12-2024 - Thế hệ hiện thời ‘học tập Bác Hồ’ như thế nào, ngoài khẩu hiệu ra, không ai dám chắc. Mong muốn như cụ Hồ về ứng dụng khoa học vào cuộc sống, hiện chưa có thí dụ ngang bằng. Năm 1968 – 1969, vào những ngày cuối cùng của cuộc đời, cụ Hồ đã yêu cầu gặp GS Hoàng Tuỵ để thảo luận về ứng dụng Vận trù học. Các nhà lãnh đạo sau cụ Hồ, tiếc thay, xem các nhà khoa học như là thuộc cấp. Và buồn hơn, các nhà khoa học tự đặt mình vào vị trí thưa gửi.1. Việc Tổng bí thư Tô Lâm trực tiếp làm Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương phát triển khoa học, công nghệ, chuyển đổi số là tín hiệu RẤT TÍCH CỰC. Khác với một số lãnh đạo trước đây đứng đầu các Hội đồng lý luận xa rời thực tiễn, chẳng những không đưa lại được lý luận gì mới có giá trị, cũng chẳng giúp ích được gì cho cuộc sống, mà còn mang đến sự cản trở tiến bộ, Tổng bí thư Tô Lâm đang tách khỏi lý luận viển vông để bước đến khoa học ứng dụng cho thực tiễn. Tổng bí thư của Đảng đứng đầu Ban chỉ đạo Trung ương phát triển khoa học, công nghệ, chuyển đổi số quốc gia là trường hợp chưa từng có.
Việc Bộ Chính trị, ngày 22/12/224, ban hành nghị quyết về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia – cho thấy ban lãnh đạo hiện thời đã thức tỉnh, rằng để đưa đất nước phát triển là phải dựa vào khoa học, kỹ thuật và công nghệ, chứ không phải niệm thần chú các lý thuyết lỗi thời không tưởng.
2. Đề cao khoa học, thì trước hết phải bổ nhiệm những nhà khoa học giỏi, có tầm nhìn sáng, đứng đầu các cơ quan khoa học và giáo dục, chứ không phải là những người có chứng chỉ lý luận trung cao cấp trường Đảng. Đứng đầu các cơ quan nghiên cứu khoa học lớn của đất nước phải là những nhà khoa học lớn, chứ không phải là các uỷ viên trung ương. Yêu cầu chuyên môn là số 1, chứ không phải trước hết là đảng viên.
3. Không thể đưa một con cá biển, sống trong môi trường nước mặn, về nuôi ở giếng nước ngọt. Không thể nhốt đại bàng trong lồng nuôi chim sẻ. Mời một vài người giỏi về làm việc không đủ giúp cho khoa học nước nhà có bước phát triển đột phá. Muốn khoa học phát triển mạnh mẽ thì phải có MÔI TRƯỜNG KHOA HỌC rộng lớn cho tất cả mọi người, trong đó tự do toả sáng cá nhân phải được quán triệt.
4. Nghị quyết viết thường bao quát và đẹp đẽ. Trước đây đã có rất nhiều nghị quyết đề cao vai trò then chốt của khoa học và kỹ thuật. Nhưng trong thực tế thì khoa học và kỹ thuật không được đối xử công bằng. Mong rằng, nghị quyết của Bộ Chính trị ngày 22/12/2024 về khoa học, công nghệ và chuyển đổi số mà Tổng bí thư Tô Lâm trực tiếp làm Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương, thì sẽ có số phận khác với các nghị quyết trước đó. Trưởng thành trong môi trường hành động, hy vọng rằng Tổng bí thư Tô Lâm, trong tư cách Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương phát triển khoa học, công nghệ, chuyển đổi số – sẽ lấy hành động thực tiễn làm thước đo để nhờ khoa học mà giúp đất nước vươn mình vào kỷ nguyên mới.
5. Cậy vào khoa học để đưa đất nước phát triển thì phải tôn trọng ý kiến của các nhà khoa học và phải tìm các giải pháp khoa học cho từng dự án cụ thể. Xây dựng đường sắt Bắc – Nam phải dựa trên các nghiên cứu khoa học, phải lắng lắng nghe ý kiến các nhà khoa học, chứ không phải dựa vào quyết tâm chính trị.
Mọi dự án khác cũng vậy – phải dựa trên các dữ liệu khoa học. Chẳng hạn như xây dựng hệ thống đường sắt đô thị. Các tuyến đường, các nhà ga của hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội hiện chưa được kiểm chứng bởi các tính toán khoa học thuyết phục. Việc sử dụng các thuật toán tối ưu hoá, chỉ tốn kém vài triệu đô la, có thể đưa đến cho Hà Nội một hệ thống các tuyến đường sắt đô thị tối ưu với chi phí ít hơn nhiều tỷ đô la.
Tổng bí thư Tô Lâm và các trợ lý của Ông đã bao giờ, dù chỉ một phút, nghĩ đến chuyện này chưa? Trong trường hợp cụ thể đường sắt đô thị Hà Nội, thì một phút của lãnh đạo đất nước có thể tránh được thiệt hại trị giá cả tỷ USD. Ở mặt khác, các vị lãnh đạo khoa học Việt Nam, có bao giờ nghĩ rằng, đây là cơ hội tốt để đòi tiền chính đáng mang lại lợi ích cho nước nhà, chứ không phải ngửa tay xin tiền?
Thế hệ hiện thời ‘học tập Bác Hồ’ như thế nào, ngoài khẩu hiệu ra, không ai dám chắc. Mong muốn như cụ Hồ về ứng dụng khoa học vào cuộc sống, hiện chưa có thí dụ ngang bằng. Năm 1968 – 1969, vào những ngày cuối cùng của cuộc đời, cụ Hồ đã yêu cầu gặp GS Hoàng Tuỵ để thảo luận về ứng dụng Vận trù học. Các nhà lãnh đạo sau cụ Hồ, tiếc thay, xem các nhà khoa học như là thuộc cấp. Và buồn hơn, các nhà khoa học tự đặt mình vào vị trí thưa gửi.
Với tính cách hành động do môi trường nghề nghiệp mấy chục năm qua, với sự thật đớn đau đang tụt hậu mà Bộ Chính trị nhận thấy, từ những biến chuyển vừa qua, nhiều người đang kỳ vọng vào Tổng bí thư Tô Lâm và đợi chờ những cải cách ôm ấp nhiều thập kỷ.
Không ai có thể giam hãm ước mơ, nhất là đối với các nhà khoa học vốn dĩ đã giàu tưởng tưởng. Chỉ có trí tuệ chưa đủ sáng, chỉ có nhân cách bị sùng hà, mới khiến con người lùi bước khó khăn, nhắm mắt trước điều xấu.
Chưa đặt mục tiêu cao xa “đạt đẳng cấp quốc tế”, các nhà khoa học chân chính hãy giúp cho người dân tiếp cận với tiến bộ công nghệ AI, hãy cho ra đời các giống mới năng suất cao, hãy ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ giúp cho các dự án ngàn tỷ không thua lỗ.
Muốn có những sản phẩm khoa học đạt đẳng cấp quốc tế, sau nghị quyết về đột phá phát triển khoa học, cần một nghị quyết long trời lở đất về đột phá cơ chế.
Thế hệ hiện thời ‘học tập Bác Hồ’ như thế nào, ngoài khẩu hiệu ra, không ai dám chắc. Mong muốn như cụ Hồ về ứng dụng khoa học vào cuộc sống, hiện chưa có thí dụ ngang bằng. Năm 1968 – 1969, vào những ngày cuối cùng của cuộc đời, cụ Hồ đã yêu cầu gặp GS Hoàng Tuỵ để thảo luận về ứng dụng Vận trù học. Các nhà lãnh đạo sau cụ Hồ, tiếc thay, xem các nhà khoa học như là thuộc cấp. Và buồn hơn, các nhà khoa học tự đặt mình vào vị trí thưa gửi.
Với tính cách hành động do môi trường nghề nghiệp mấy chục năm qua, với sự thật đớn đau đang tụt hậu mà Bộ Chính trị nhận thấy, từ những biến chuyển vừa qua, nhiều người đang kỳ vọng vào Tổng bí thư Tô Lâm và đợi chờ những cải cách ôm ấp nhiều thập kỷ.
Không ai có thể giam hãm ước mơ, nhất là đối với các nhà khoa học vốn dĩ đã giàu tưởng tưởng. Chỉ có trí tuệ chưa đủ sáng, chỉ có nhân cách bị sùng hà, mới khiến con người lùi bước khó khăn, nhắm mắt trước điều xấu.
Chưa đặt mục tiêu cao xa “đạt đẳng cấp quốc tế”, các nhà khoa học chân chính hãy giúp cho người dân tiếp cận với tiến bộ công nghệ AI, hãy cho ra đời các giống mới năng suất cao, hãy ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ giúp cho các dự án ngàn tỷ không thua lỗ.
Muốn có những sản phẩm khoa học đạt đẳng cấp quốc tế, sau nghị quyết về đột phá phát triển khoa học, cần một nghị quyết long trời lở đất về đột phá cơ chế.
---------------------
Chủ Blog này bổ sung thông tin:
“Mong muốn như cụ Hồ về ứng dụng khoa học vào cuộc sống, hiện chưa có thí dụ ngang bằng. Năm 1968 – 1969, vào những ngày cuối cùng của cuộc đời, cụ Hồ đã yêu cầu gặp GS Hoàng Tuỵ để thảo luận về ứng dụng Vận trù học.”. Cụ thể:
“Mong muốn như cụ Hồ về ứng dụng khoa học vào cuộc sống, hiện chưa có thí dụ ngang bằng. Năm 1968 – 1969, vào những ngày cuối cùng của cuộc đời, cụ Hồ đã yêu cầu gặp GS Hoàng Tuỵ để thảo luận về ứng dụng Vận trù học.”. Cụ thể:
Bài đăng trên Tuổi Trẻ ngày 18/05/2010: Tôi học Hồ Chí Minh – Kỳ 4: Bài học cuối của Bác:
“… Nhưng lúc này thì Bác ngồi đó, ở một đầu bàn, vẫn nụ cười hiền từ thường nhật và cất tiếng: “Chú Tụy trình bày cho Bác nghe về vận trù học của chú và có cách nào áp dụng để cải thiện tình hình xếp hàng, nhất là ở các cửa hàng bán bia hay không”.
Bất ngờ, lúng túng, nhưng rồi giáo sư Hoàng Tụy đã lấy lại được phong độ và bắt đầu… nói về vận trù như đang đứng trước bảng đen.
Một cán bộ ngồi bên cạnh nhắc: “Anh nói thẳng vào ứng dụng đi”, nhưng Bác Hồ lại bảo: “Cứ để chú Tụy nói, người làm khoa học thì phải nói có đầu có đuôi”.
Và giáo sư Hoàng Tụy đã trình bày không chỉ những lý thuyết về vận trù mà cả những bất hợp lý trong hệ thống phân phối, những quan liêu, tiêu cực, bất công đã và có thể xảy ra ở cửa hàng mậu dịch quốc doanh. Ông đưa ra ví dụ cụ thể về việc để mua một cái khung xe đạp, người ta phải tốn hết nửa tháng để kiếm cả chục loại giấy tờ, giới thiệu…”
Và
“Người đầu tiên tỏ thái độ bức xúc trước thực tế được bày ra cụ thể là Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Thủ tướng quay sang bộ trưởng nội thương: “Không có cửa hàng nào coi thường khách hàng bằng cửa hàng của anh”. Bác Hồ thì nói: “Dân chủ mà thành ra quan chủ à? Hà Nội mà lại lắm quan như thế à?”. ”
Từ năm 1969 đến năm bao nhiêu thì không còn cái sự “một cái khung xe đạp, người ta phải tốn hết nửa tháng để kiếm cả chục loại giấy tờ, giới thiệu”.
Dân chúng Chiều Nay sớm “update-cập nhật, nâng cấp” lên AI như sim 4G thôi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét