Formosa gặp quả báo, có thể phải đóng cửa
Một phần do biểu tình tại Việt Nam tăng cao nhưng điểm quan trọng khiến nhà máy Formosa Vũng Áng, thủ phạm gây nên ô nhiễm biển miền Trung sắp phải đóng cửa là do thị trường thép đi vào khủng hoảng thừa. Hiện nay nhà máy Formosa đã tạm ngưng hoạt động và chưa biết bao giờ mở cửa trở lại.
Nhà máy Formosa đã đi một nước cờ mà nhiều người cho rằng sai lầm khi đền bù tiền 500 triệu USD cho nhà nước VC thay vì chi trả thẳng tới tay người thiệt hại. Ông Ngô Nhâm, một học giả cho rằng Formosa đang chết lâm sàng, tiếc là cái giá mà người dân miền Trung phải trả quá đắt cho tư duy phát triển kinh tế phải có công nghiệp nặng làm nền tảng và sự ngông cuồng của lãnh đạo Hà Tĩnh trước đây.
Formosa chết lâm sàng liệu có lãnh đạo Tôn Hoa Sen và lãnh đạo Bộ Công thương có nhận được thông điệp gì không từ chuyện này?
Cách đây không lâu đã có phân tích và đi đến dự đoán: nếu Tôn Hoa Sen tập trung vào sản xuất các sản phẩm thép từ phôi thép nhập khẩu thì có cơ hội, giảm bớt tác động xấu đến môi trường. Còn nếu THS lao vào sản xuất thép từ quặng sắt ở Cà Ná thì sớm muộn cũng gánh chịu thất bại nặng nề về tài chính vì khủng hoảng thừa công suất ở Trung Quốc - thị trường sát nách Việt Nam tiếp tục kéo dài trong dài hạn. Không chỉ có vậy, người dân khu vực này cũng có thể phải gánh chịu thảm hoạ môi trường như những gì xảy ra với Hà Tĩnh.
Có mặt tại Vũng Áng Formosa, các phóng viên tường thuật tình hình như sau:
Khu kinh tế Vũng Áng với đại dự án Formosa vào thời gian trước đây, đi đâu cũng thấy không khí hoạt động rầm rộ, sôi động và đầy khí thế. Mỗi dịp tan ca, công nhân đổ ra đông kín các ngã đường, các phương tiện xe, máy móc hoạt động suốt ngày đêm. Thời điểm cao, số lượng công nhân khoảng 5 vạn người trong và ngoài nước đến làm việc, cùng với đó là các dịch vụ ăn theo như nhà hàng, khách sạn, các tụ điểm vui chơi giải trí mọc lên dày đặc, tạo công ăn việc làm hàng chục nghìn lao động địa phương.
Thế nhưng, sau khi xảy ra sự cố môi trường biển miền Trung cùng với việc dự án Formosa phải tạm dừng hoạt động đã biến khu vực sầm uất này thành một nơi đìu hiu, vắng lặng đến khó có thể nhận ra. Nhà hàng, khách sạn, quán cà phê, của hàng tạp hóa … đều vắng khách. Thời điểm này, hầu như vắng bóng công nhân làm việc. Chị Trần Thanh Thúy bán nước ngay cổng chính dẫn vào công ty Formosa than thở: “Thời gian trước có vài vạn công nhân làm việc, không khí sôi sục lắm. Thế nhưng, vào dịp này chẳng còn công nhân nào vào chỗ tôi uống nước nữa.”
Anh Trần Thái Sơn – Chủ loạt nhà hàng, khách sạn, quán cà phê mang tên “Phú Sơn” (tại P. Kỳ Liên, thị xã Kỳ Anh) chia sẻ: “Sau sự cố môi trường biển miền Trung, Formosa hoạt động không sôi động như trước nữa nên hoạt động kinh doanh, buôn bán của tôi ảnh hưởng hết sức nặng nề. Doanh thu giảm nên buộc tôi phải cho các nhân viên nghỉ việc. Nếu sắp tới tình hình không khả quan có thể tôi sẽ tìm một địa chỉ khác để đầu tư.” – Anh Sơn cho biết.
Chị Nguyệt – người quản lý nhà nghỉ, khách sạn Anh Bảo (đóng tại phường Kỳ Liên, T.X Kỳ Anh) cho rằng, các năm từ 2011 đến 2013, khách sạn luôn kín phòng, kể từ sau sự cố môi trường khách sạn dần dần vắng khách. Ông chủ khách sạn là người Đài Loan đã cùng gia đình về từ trước Tết nhưng đến nay chưa thấy sang lại”.
Khách sạn Mường Thanh – Hà Tĩnh (đóng tại KKT Vũng Áng – Hà Tĩnh) cũng nằm trong tình trạng tương tự. Thời gian trước, đây là địa chỉ cho các đoàn khách cao cấp trong nước và quốc tế đến làm việc và nghỉ ngơi nhưng nay đã vắng bóng hẳn.
Ông Lưu Hải Đằng, Phó Giám đốc phụ trách nhân sự Khách sạn Mường Thanh – Hà Tĩnh cho hay, khách sạn được đầu tư 300 tỉ đồng với tổng 246 phòng, sau sự cố môi trường hồi năm 2016, công suất phòng và doanh thu của khách sạn giảm ghê gớm. Trước đó, công suất phòng là 95% nay chỉ gắng gượng được có 30%.
Bà Đoàn Thị Mỹ - Trưởng phòng Văn hóa thị xã Kỳ Anh thông tin: “Hiện tại, toàn thị xã Kỳ Anh và Khu kinh tế có 63 nhà nghỉ và khách sạn.
Sau những sự cố về môi trường và những tin đồn thất thiệt liên quan đến môi trường thì tất cả các hoạt động của nhà hàng, khách sạn, quán karaoke đều vắng khách, doanh thu giảm đến 70%.”
Nguồn tin viết từ Việt Nam
Có mặt tại Vũng Áng Formosa, các phóng viên tường thuật tình hình như sau:
Khu kinh tế Vũng Áng với đại dự án Formosa vào thời gian trước đây, đi đâu cũng thấy không khí hoạt động rầm rộ, sôi động và đầy khí thế. Mỗi dịp tan ca, công nhân đổ ra đông kín các ngã đường, các phương tiện xe, máy móc hoạt động suốt ngày đêm. Thời điểm cao, số lượng công nhân khoảng 5 vạn người trong và ngoài nước đến làm việc, cùng với đó là các dịch vụ ăn theo như nhà hàng, khách sạn, các tụ điểm vui chơi giải trí mọc lên dày đặc, tạo công ăn việc làm hàng chục nghìn lao động địa phương.
Thế nhưng, sau khi xảy ra sự cố môi trường biển miền Trung cùng với việc dự án Formosa phải tạm dừng hoạt động đã biến khu vực sầm uất này thành một nơi đìu hiu, vắng lặng đến khó có thể nhận ra. Nhà hàng, khách sạn, quán cà phê, của hàng tạp hóa … đều vắng khách. Thời điểm này, hầu như vắng bóng công nhân làm việc. Chị Trần Thanh Thúy bán nước ngay cổng chính dẫn vào công ty Formosa than thở: “Thời gian trước có vài vạn công nhân làm việc, không khí sôi sục lắm. Thế nhưng, vào dịp này chẳng còn công nhân nào vào chỗ tôi uống nước nữa.”
Anh Trần Thái Sơn – Chủ loạt nhà hàng, khách sạn, quán cà phê mang tên “Phú Sơn” (tại P. Kỳ Liên, thị xã Kỳ Anh) chia sẻ: “Sau sự cố môi trường biển miền Trung, Formosa hoạt động không sôi động như trước nữa nên hoạt động kinh doanh, buôn bán của tôi ảnh hưởng hết sức nặng nề. Doanh thu giảm nên buộc tôi phải cho các nhân viên nghỉ việc. Nếu sắp tới tình hình không khả quan có thể tôi sẽ tìm một địa chỉ khác để đầu tư.” – Anh Sơn cho biết.
Chị Nguyệt – người quản lý nhà nghỉ, khách sạn Anh Bảo (đóng tại phường Kỳ Liên, T.X Kỳ Anh) cho rằng, các năm từ 2011 đến 2013, khách sạn luôn kín phòng, kể từ sau sự cố môi trường khách sạn dần dần vắng khách. Ông chủ khách sạn là người Đài Loan đã cùng gia đình về từ trước Tết nhưng đến nay chưa thấy sang lại”.
Khách sạn Mường Thanh – Hà Tĩnh (đóng tại KKT Vũng Áng – Hà Tĩnh) cũng nằm trong tình trạng tương tự. Thời gian trước, đây là địa chỉ cho các đoàn khách cao cấp trong nước và quốc tế đến làm việc và nghỉ ngơi nhưng nay đã vắng bóng hẳn.
Ông Lưu Hải Đằng, Phó Giám đốc phụ trách nhân sự Khách sạn Mường Thanh – Hà Tĩnh cho hay, khách sạn được đầu tư 300 tỉ đồng với tổng 246 phòng, sau sự cố môi trường hồi năm 2016, công suất phòng và doanh thu của khách sạn giảm ghê gớm. Trước đó, công suất phòng là 95% nay chỉ gắng gượng được có 30%.
Bà Đoàn Thị Mỹ - Trưởng phòng Văn hóa thị xã Kỳ Anh thông tin: “Hiện tại, toàn thị xã Kỳ Anh và Khu kinh tế có 63 nhà nghỉ và khách sạn.
Sau những sự cố về môi trường và những tin đồn thất thiệt liên quan đến môi trường thì tất cả các hoạt động của nhà hàng, khách sạn, quán karaoke đều vắng khách, doanh thu giảm đến 70%.”
Nguồn tin viết từ Việt Nam
http://vietbf.com/forum/showthread.php?t=1047551
Cái chúng mày quan tâm không phải là môi trường, môi chiếc gì .. mà cần sự sụp đổ của chế độ này.
Trả lờiXóa