Thất nghiệp cơ cấu là gì?
Trong đợt suy thoái gần đây, tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ đã tăng từ 4,4% đến 10%. Tăng trưởng kinh tế từ thời điểm đó đã được phục hồi. Nhưng thất nghiệp thì không hề về được gần mức thấp trước khủng hoảng: tỷ lệ thất nghiệp 6,2% của Mỹ vẫn cao hơn 40% so với cuối năm 2006. Các nhà kinh tế đang lấy bóng ma “thất nghiệp cơ cấu” để giải thích cho thực trạng này. Vậy “thất nghiệp cơ cấu” là gì?
Các nhà kinh tế thường đề cập đến ba dạng thất nghiệp: “ma sát” (frictional), “chu kỳ” (cyclical) và “cơ cấu” (structural). Các nhà kinh tế “lạnh lùng” không quá lo lắng về hai dạng thất nghiệp đầu tiên vốn lần lượt chỉ những người di chuyển giữa các công việc khác nhau và những người tạm thời bị sa thải trong thời kỳ suy thoái. Dạng thứ ba đề cập đến những người bị loại trừ – có lẽ là vĩnh viễn – khỏi thị trường lao động. Theo cách nói của kinh tế học, thất nghiệp cơ cấu chỉ sự chênh lệch giữa số lượng người tìm kiếm việc làm và số lượng việc làm có sẵn.
Đó là tin xấu đối với cả những người phải chịu đựng điều đó và cho cả xã hội nơi họ đang sống. Những người thất nghiệp trong thời gian dài có xu hướng có sức khỏe kém hơn so với mức trung bình. Những người thất nghiệp do cơ cấu cũng làm cạn ngân sách an sinh xã hội.
Thất nghiệp cơ cấu trong các nền kinh tế tiên tiến đã tăng lên trong nhiều thập niên qua bởi việc làm trong các ngành công nghiệp như khai thác mỏ và chế tạo đã suy giảm. Tại Anh, từ năm 1984 đến năm 1992, lao động trong ngành khai thác than đã giảm 77% và trong ngành sản xuất thép đã giảm 72%. Các cộng đồng được xây dựng xung quanh một ngành nghề duy nhất đã bị tàn phá. Nhiều người trong số những người bị ảnh hưởng chỉ có kinh nghiệm về một công việc đòi hỏi kỹ năng cao, cụ thể. Họ không có những kỹ năng hoặc thuộc tính cần thiết để thành công trong nhiều việc làm của ngành dịch vụ (ví dụ như làm việc tại một trung tâm nhận cuộc gọi hỗ trợ khách hàng hoặc trong một nhà hàng). Do đó, họ thuộc thành phần thất nghiệp cơ cấu.
Một vấn đề khác có thể gây ảnh hưởng đến các nền kinh tế tiên tiến hiện nay. Suy thoái thực sự khó chịu và đã kéo dài trong nhiều năm. Nhiều người đã từ bỏ việc tìm kiếm việc làm và rút khỏi lực lượng lao động. Ở Mỹ, số lượng những “người lao động nản lòng” đã nhảy vọt từ 370.000 người vào năm 2007 lên 1,2 triệu người vào năm 2010. (Ngày nay nó ở mức gấp hai lần mức năm 2007). Những người đã thất nghiệp hơn một năm chỉ có một phần ba khả năng có thể tìm được việc so với những người thất nghiệp dưới sáu tháng: những người sử dụng lao động tin rằng những người thất nghiệp trong thời gian ngắn hơn thì có động lực và tay nghề cao hơn. Do đó, thất nghiệp dài hạn có thể biến thành thất nghiệp cơ cấu.
Nhưng thất nghiệp cơ cấu không chỉ đơn thuần là một sản phẩm của sự đổ vỡ kinh tế. Karl Marx (người coi mình là một nhà kinh tế) đề cập đến một “đội quân lao động dự bị”. Marx cho rằng chủ nghĩa tư bản phụ thuộc vào những người không có việc làm. Những người thất nghiệp, đang gắng sức để có việc làm, sẽ giúp đảm bảo rằng những người đang có việc làm sẽ quá lo sợ (mất việc) nên không muốn thúc đẩy yêu cầu đòi tăng lương. Các nhà tư bản dựa vào những người thất nghiệp để giữ chi phí của họ ở mức thấp.
Marx đã phóng đại, dù hầu hết các nhà kinh tế công nhận rằng một tỷ lệ thất nghiệp nhất định là điều không thể tránh khỏi, vì một nỗ lực để đạt được tình trạng toàn dụng lao động sẽ gây ra lạm phát tiền lương khổng lồ. Dù nguyên nhân của nó là gì, các chính phủ cũng cần phải hiểu thất nghiệp cơ cấu. Chỉ tăng trưởng kinh tế không thôi sẽ không đủ để cho tất cả mọi người có việc làm. Các cải cách từ phía nguồn cung lao động, chẳng hạn như đào tạo nghề (được các chuyên gia gọi là “các chính sách thị trường lao động tích cực”) cũng rất cần thiết.
Nguồn: “The three types of unemployment“, The Economist, 17/8/2014
Thất nghiệp cơ cấu trong các nền kinh tế tiên tiến đã tăng lên trong nhiều thập niên qua bởi việc làm trong các ngành công nghiệp như khai thác mỏ và chế tạo đã suy giảm. Tại Anh, từ năm 1984 đến năm 1992, lao động trong ngành khai thác than đã giảm 77% và trong ngành sản xuất thép đã giảm 72%. Các cộng đồng được xây dựng xung quanh một ngành nghề duy nhất đã bị tàn phá. Nhiều người trong số những người bị ảnh hưởng chỉ có kinh nghiệm về một công việc đòi hỏi kỹ năng cao, cụ thể. Họ không có những kỹ năng hoặc thuộc tính cần thiết để thành công trong nhiều việc làm của ngành dịch vụ (ví dụ như làm việc tại một trung tâm nhận cuộc gọi hỗ trợ khách hàng hoặc trong một nhà hàng). Do đó, họ thuộc thành phần thất nghiệp cơ cấu.
Một vấn đề khác có thể gây ảnh hưởng đến các nền kinh tế tiên tiến hiện nay. Suy thoái thực sự khó chịu và đã kéo dài trong nhiều năm. Nhiều người đã từ bỏ việc tìm kiếm việc làm và rút khỏi lực lượng lao động. Ở Mỹ, số lượng những “người lao động nản lòng” đã nhảy vọt từ 370.000 người vào năm 2007 lên 1,2 triệu người vào năm 2010. (Ngày nay nó ở mức gấp hai lần mức năm 2007). Những người đã thất nghiệp hơn một năm chỉ có một phần ba khả năng có thể tìm được việc so với những người thất nghiệp dưới sáu tháng: những người sử dụng lao động tin rằng những người thất nghiệp trong thời gian ngắn hơn thì có động lực và tay nghề cao hơn. Do đó, thất nghiệp dài hạn có thể biến thành thất nghiệp cơ cấu.
Nhưng thất nghiệp cơ cấu không chỉ đơn thuần là một sản phẩm của sự đổ vỡ kinh tế. Karl Marx (người coi mình là một nhà kinh tế) đề cập đến một “đội quân lao động dự bị”. Marx cho rằng chủ nghĩa tư bản phụ thuộc vào những người không có việc làm. Những người thất nghiệp, đang gắng sức để có việc làm, sẽ giúp đảm bảo rằng những người đang có việc làm sẽ quá lo sợ (mất việc) nên không muốn thúc đẩy yêu cầu đòi tăng lương. Các nhà tư bản dựa vào những người thất nghiệp để giữ chi phí của họ ở mức thấp.
Marx đã phóng đại, dù hầu hết các nhà kinh tế công nhận rằng một tỷ lệ thất nghiệp nhất định là điều không thể tránh khỏi, vì một nỗ lực để đạt được tình trạng toàn dụng lao động sẽ gây ra lạm phát tiền lương khổng lồ. Dù nguyên nhân của nó là gì, các chính phủ cũng cần phải hiểu thất nghiệp cơ cấu. Chỉ tăng trưởng kinh tế không thôi sẽ không đủ để cho tất cả mọi người có việc làm. Các cải cách từ phía nguồn cung lao động, chẳng hạn như đào tạo nghề (được các chuyên gia gọi là “các chính sách thị trường lao động tích cực”) cũng rất cần thiết.
Nguồn: “The three types of unemployment“, The Economist, 17/8/2014
Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệphttp://nghiencuuquocte.org/2016/06/13/that-nghiep-co-cau/#sthash.XiwD7l4H.dpuf
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét