Sự thật về bức ảnh “nữ tù binh Việt Nam” bị Trung Quốc lột trần, bắt tải đạn
Đến hẹn lại lên, cứ tới những ngày tháng 2 này là “lòng yêu nước (lèo)” của một số “nhân sĩ trí thức” lại trỗi dậy mãnh liệt, hệt như tiếng kêu réo thảm thiết của cái bao tử được chiều chuộng khi đến giờ ăn.Năm nay, có vẻ như “phong trào yêu nước” của các vị ấy đã bị thoái trào, hoặc các vị ấy đã có chút cảm giác xấu hổ khi nhận ra mình đã trở thành một thứ rác chính trị nhàm chán trong mắt những người dân ở bờ hồ Hoàn Kiếm, nên không có hoạt động gì rầm rộ như mọi năm. Thay vào đó, họ quay lại với sở trường tung tin đồn nhảm, đơm điều đặt chuyện của mình hòng chứng tỏ “lòng yêu nước” của mình bằng “tội ác tưởng tượng” của kẻ thù trong quá khứ, như con đỉa ăn bám vào sự hận thù dân tộc của người Việt đối với người Trung Quốc.
“Sản phẩm” năm nay của họ là bức ảnh một số người trần truồng, đang vác đạn được họ giải thích là “nữ tù binh Việt Nam” bị Trung Quốc lột quần áo, bắt đi tải đạn. Thông tin này nhanh chóng được chia sẻ trên các mạng xã hội và gây hiệu ứng tiêu cực cho rất nhiều người không rõ vấn đề.
Vậy thực hư của bức ảnh này là thế nào?
Thực sự thì đây là những bức ảnh mà các “nhân sĩ trí thức” lượm lặt trên internet, từ những trang web, diễn đàn mạng của Trung Quốc mà một trong số đó có đóng logo trên ảnh (militaryy.cn). Lấy ảnh của người ta về nhưng các “nhân sĩ trí thức” không hiểu là do dốt quá hóa liều hay bản chất thích xuyên tạc nên đã đưa ra thông tin trái ngược hoàn toàn với thông tin gốc của phía Trung Quốc để “xỏ mũi” dân mạng nước nhà. Thậm chí, ông cựu chiến binh dỏm có sở thích bệnh hoạn Ngô Nhật Đăng còn nhân cơ hội, sáng tác ra một câu chuyện lâm ly bi đát về trận chiến mà ông ấy đã “tham gia”.
Sự thật thì những nhân vật trong bức ảnh này chính là lính Trung Quốc và họ là nam chứ không phải là lính nữ!
Bức ảnh trên ở trang Militaryr.cn được đăng trong bài viết “Bí mật Lão Sơn trong cuộc chiến Trung Quốc – Việt Nam: lính Trung Quốc khỏa thân đánh trận ở Việt Nam” từ năm 2013. Trong đó, tác giả bài viết là một cựu lính Trung Quốc, kể về quãng thời gian tham chiến ở Lão Sơn rằng: những người lính hậu cần (Trung Quốc) ngày 5 – 6 lần leo lên leo xuống những quả núi để khuân vác lương thực, đạn dược, quân trang, dụng cụ y tế cột lại dùng thắt lưng treo trước cổ, chỉ mặc quần đùi, đội mũ sắt mà đi.
Bài viết kể về những khó khăn mà những người lính Trung Quốc này gặp phải trong điều kiện tự nhiên khắc nghiệt nơi đó, cùng nhiều hình ảnh của tác giả mà chúng ta có thể thấy anh ta luôn ướt như chuột lột từ đầu xuống chân.
Trên trang tiexue.net cũng có bài viết tựa đề “Sự khỏa thân kỳ diệu: bộ quân phục vô hình” với lời giải thích tương tự: Trên những đỉnh núi thời tiết nóng ẩm khiến cho lính Trung Quốc dễ bị hăm bẹn (háng) và các bệnh ngoài da khác nên họ thường cởi bỏ quần áo khi làm công tác cứu thương, tải đạn…
Tương tự, nếu tìm kiếm các hình ảnh lính Trung Quốc tham gia vào cuộc chiến tranh biên giới, ta sẽ thấy có rất nhiều hình ảnh lính Trung Quốc chỉ mặc chiếc quần đùi hoặc thậm trí trần như nhộng, kể cả khi họ đang cắm chốt.
Trần như nhộng!
Quay trở lại bức ảnh “nữ tù binh Việt Nam”, chúng ta có thể thấy không có căn cứ để khẳng định đây là hình ảnh những phụ nữ ngoài cái hông có vẻ phụ nữ do tư thế leo núi và hiệu ứng ánh sáng của bức ảnh trắng đen. Tất cả các nhân vật đều tóc ngắn và cũng không có vẻ gì là tóc dài nhét vào mũ trong thời buổi mà đại đa số phụ nữ Việt đều để tóc dài. Ngoài ra, chắc hẳn nếu lính Trung Quốc đã bày trò mua vui đối với nữ tù binh như vậy, chúng cũng không quan tâm đến những người phụ nữ này dến mức cho họ đội những chiếc mũ bảo hộ của chúng. Và đương nhiên, sẽ có những tấm ảnh từ phía trước!
Tội ác của quân bành trướng xâm lược Trung Quốc năm 1979 là không thể phủ nhận, cũng như tội ác của tất cả những đội quân xâm lược khác. Nhưng ngụy tạo thông tin, đơm điều đặt chuyện để kích động dư luận, dù chỉ với mục đích “câu view” thì cũng là việc đáng lên án. Xuyên tạc sự thật lịch sử, dù chỉ là một bức ảnh, cũng có thể đem đến những hậu quả khôn lường, không loại trừ cả việc giúp cho bộ máy tuyên truyền của đối phương lợi dụng để thuyết phục công chúng họ về sự “dối trá” của phía ta.
© Nguyễn Thanh Tùng
Tp.HCM, 2/2017
(Blog DLV.VN)
Vậy thực hư của bức ảnh này là thế nào?
Thực sự thì đây là những bức ảnh mà các “nhân sĩ trí thức” lượm lặt trên internet, từ những trang web, diễn đàn mạng của Trung Quốc mà một trong số đó có đóng logo trên ảnh (militaryy.cn). Lấy ảnh của người ta về nhưng các “nhân sĩ trí thức” không hiểu là do dốt quá hóa liều hay bản chất thích xuyên tạc nên đã đưa ra thông tin trái ngược hoàn toàn với thông tin gốc của phía Trung Quốc để “xỏ mũi” dân mạng nước nhà. Thậm chí, ông cựu chiến binh dỏm có sở thích bệnh hoạn Ngô Nhật Đăng còn nhân cơ hội, sáng tác ra một câu chuyện lâm ly bi đát về trận chiến mà ông ấy đã “tham gia”.
Sự thật thì những nhân vật trong bức ảnh này chính là lính Trung Quốc và họ là nam chứ không phải là lính nữ!
Bức ảnh trên ở trang Militaryr.cn được đăng trong bài viết “Bí mật Lão Sơn trong cuộc chiến Trung Quốc – Việt Nam: lính Trung Quốc khỏa thân đánh trận ở Việt Nam” từ năm 2013. Trong đó, tác giả bài viết là một cựu lính Trung Quốc, kể về quãng thời gian tham chiến ở Lão Sơn rằng: những người lính hậu cần (Trung Quốc) ngày 5 – 6 lần leo lên leo xuống những quả núi để khuân vác lương thực, đạn dược, quân trang, dụng cụ y tế cột lại dùng thắt lưng treo trước cổ, chỉ mặc quần đùi, đội mũ sắt mà đi.
Bài viết kể về những khó khăn mà những người lính Trung Quốc này gặp phải trong điều kiện tự nhiên khắc nghiệt nơi đó, cùng nhiều hình ảnh của tác giả mà chúng ta có thể thấy anh ta luôn ướt như chuột lột từ đầu xuống chân.
Trên trang tiexue.net cũng có bài viết tựa đề “Sự khỏa thân kỳ diệu: bộ quân phục vô hình” với lời giải thích tương tự: Trên những đỉnh núi thời tiết nóng ẩm khiến cho lính Trung Quốc dễ bị hăm bẹn (háng) và các bệnh ngoài da khác nên họ thường cởi bỏ quần áo khi làm công tác cứu thương, tải đạn…
Tương tự, nếu tìm kiếm các hình ảnh lính Trung Quốc tham gia vào cuộc chiến tranh biên giới, ta sẽ thấy có rất nhiều hình ảnh lính Trung Quốc chỉ mặc chiếc quần đùi hoặc thậm trí trần như nhộng, kể cả khi họ đang cắm chốt.
Trần như nhộng!
Quay trở lại bức ảnh “nữ tù binh Việt Nam”, chúng ta có thể thấy không có căn cứ để khẳng định đây là hình ảnh những phụ nữ ngoài cái hông có vẻ phụ nữ do tư thế leo núi và hiệu ứng ánh sáng của bức ảnh trắng đen. Tất cả các nhân vật đều tóc ngắn và cũng không có vẻ gì là tóc dài nhét vào mũ trong thời buổi mà đại đa số phụ nữ Việt đều để tóc dài. Ngoài ra, chắc hẳn nếu lính Trung Quốc đã bày trò mua vui đối với nữ tù binh như vậy, chúng cũng không quan tâm đến những người phụ nữ này dến mức cho họ đội những chiếc mũ bảo hộ của chúng. Và đương nhiên, sẽ có những tấm ảnh từ phía trước!
Tội ác của quân bành trướng xâm lược Trung Quốc năm 1979 là không thể phủ nhận, cũng như tội ác của tất cả những đội quân xâm lược khác. Nhưng ngụy tạo thông tin, đơm điều đặt chuyện để kích động dư luận, dù chỉ với mục đích “câu view” thì cũng là việc đáng lên án. Xuyên tạc sự thật lịch sử, dù chỉ là một bức ảnh, cũng có thể đem đến những hậu quả khôn lường, không loại trừ cả việc giúp cho bộ máy tuyên truyền của đối phương lợi dụng để thuyết phục công chúng họ về sự “dối trá” của phía ta.
© Nguyễn Thanh Tùng
Tp.HCM, 2/2017
(Blog DLV.VN)
Cảm ơn Chủ Blogspot đã đăng lại bài. Cần có nhiều góc nhìn giúp cho người đọc có cái nhìn khách quan để tiếp cận sự thật. Nhất là trong thời buổi nhiễu loạn thông tin sau một thời gian dài dân bị đói thông tin do bị cấm đoán, bị định hướng
Trả lờiXóa