Thứ Bảy, 1 tháng 7, 2023

Học thuyết tiến hoá của Darwin thiếu tính xác thực

Giới khoa học ngày nay đang nghiên cứu nguồn gốc các loài theo hướng Trái đất và tất cả các loài sinh sống trên Trái đất ra đời cùng một lúc trong vũ trụ này. Tương tự như đĩa DVD và đầu DVD hay Con gà và Quả trứng cũng đều phải được tạo ra cùng một lúc. Ví dụ như nguồn gốc của đĩa DVD và đầu phát DVD đầu tiên. Đĩa DVD chứa thông tin, nhưng không có đầu DVD để đọc đĩa, xử lý thông tin và chuyển đổi nó thành hình ảnh và âm thanh, đĩa sẽ vô dụng. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu các thiết kế chế tạo đầu DVD đầu tiên được mã hóa trên chính đĩa DVD đó? Bạn không thể đọc đĩa DVD để biết cách chế tạo đầu DVD. Vậy đĩa DVD và đầu DVD đầu tiên được sản xuất thế nào? Câu trả lời rõ ràng là: một quy trình - thiết kế thông minh - được thực hiện để sản xuất cả đĩa và đầu phát đĩa cùng một lúc.
Học thuyết tiến hoá của Darwin thiếu tính xác thực
Học thuyết tiến hoá của Charles Darwin về nguồn gốc loài người cho rằng con người được tiến hoá từ loài vượn đã gây ra những tranh luận mãnh liệt từ các tôn giáo chính thống trên khắp thế giới trong hơn một thế kỳ nay. Tuy có lúc trầm lúc bổng, nhưng ngày càng có nhiều quốc gia đã gỡ bỏ học thuyết này ra khỏi sách giáo khoa được giảng dạy trong các trường học của họ. Đặc biệt, thuyết tiến hoá của Darwin không được chấp nhận ở các quốc gia Hồi giáo.

1. Nhiều quốc gia đã gỡ bỏ Thuyết tiến hóa của Darwin ra khỏi sách giáo khoa

Nhiều quốc gia trên thế giới đã gỡ bỏ Thuyết tiến hóa của Darwin ra khỏi sách giáo khoa. Đó là các quốc gia có niềm tin tôn giáo mãnh liệt, mang theo hệ tư tưởng tín Thần và các quốc gia tự do.

a) Các quốc gia theo Đạo Hồi

Nhiều quốc gia theo Đạo Hồi thậm chí đã cấm việc truyền bá lý thuyết này trong chương trình giảng dạy vì nó được cho là mâu thuẫn với niềm tin tôn giáo của người dân của họ.

Theo Tạp chí Nature, Ả-rập Xê-út, Oman, An-giê-ri và Ma-rốc đã cấm hoàn toàn việc giảng dạy thuyết tiến hóa. Ở Lebanon, thuyết tiến hóa đã bị loại bỏ khỏi chương trình giảng dạy vì áp lực tôn giáo. Ở Jordan, sự tiến hóa được giảng dạy trong khuôn khổ tôn giáo. Ở Ai Cập và Tunisia, thuyết tiến hóa được trình bày như một giả thuyết chưa được chứng minh.

Ở một quốc gia Hồi giáo, việc chấp nhận hay từ chối những ý tưởng mới thường liên quan nhiều đến quan điểm tôn giáo đối với những ý tưởng này. Các quan điểm tôn giáo thường được phổ biến thông qua việc công bố một fatwa (tuyên bố tôn giáo) từ cơ quan tôn giáo tối cao trong nước.

Các tổ chức tôn giáo ở Qatar, Oman, Ả Rập Saudi, UAE, Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ đã ban hành fatwa chống lại thuyết tiến hóa. Ví dụ, ở Qatar, fatwa 361168 buộc tội bất kỳ ai tin vào thuyết tiến hóa của Darwin là kufr (báng bổ). Ở Oman, Grand Mufti của Vương quốc Hồi giáo được biết đến là người phản đối mạnh mẽ thuyết tiến hóa và vào năm 2018, ông đã công khai khẳng định lại quan điểm này. Tại Ả Rập Saudi, fatwa 2872 tuyên bố rằng thuyết tiến hóa mâu thuẫn với câu chuyện sáng tạo trong Kinh Koran và sự đồng thuận của các học giả Hồi giáo.

Ở Thổ Nhĩ Kỳ, bề ngoài là một quốc gia thế tục, thuyết tiến hóa cũng đã bị loại bỏ khỏi chương trình giảng dạy quốc gia. Cuối cùng, cựu chủ tịch của Liên minh Hồi giáo Quốc tế, Sheik Yusuf al-Qaradawi, đã tuyên bố rằng chỉ khi thuyết tiến hóa được chứng minh 100%, chúng ta mới nên tiến hành taʾwīl, có nghĩa là cách giải thích bí truyền của Kinh Koran.

Tất cả những fatwa và tuyên bố chống lại thuyết tiến hóa này đều không khuyến khích các trường học và thậm chí cả các trường cao đẳng giảng dạy về thuyết tiến hóa, vì lo ngại điều đó sẽ làm cho đa số dân chúng xã hội tức giận.

b) Thuyết tiến hoá giảng dạy tại Mỹ

Theo trang Scientific American, tại Mỹ, các giáo viên không phải lúc nào cũng có điều kiện giảng dạy về thuyết tiến hóa. Ví dụ, John Thomas Scopes đã bị truy tố nổi tiếng vì vi phạm lệnh cấm giảng dạy thuyết tiến hóa của Tennessee vào năm 1925.

Một cuộc khảo sát toàn quốc được thực hiện vào năm 1939–1940 cho thấy chỉ khoảng một nửa giáo viên có giảng dạy thuyết tiến hóa trong trường học; nửa còn lại giảng dạy về Thuyết sáng tạo. Tuy nhiên, từ năm 2007 đến năm 2019, số giáo viên trung học giảng dạy Thuyết tiến hoá đã tăng từ 51% lên 67%.

Gần đây, Ấn Độ đã gỡ bỏ Thuyết tiến hoá ra khỏi sách giáo khoa. Điều này đã gây ra cuộc tranh luận lớn giữa các nhà khoa học của họ.

2. Tại sao một số quốc gia đã gỡ bỏ Thuyết tiến hoá ra khỏi sách giáo khoa?

Tiếp bước Thổ Nhĩ Kỳ, Ả-rập Xê-út, năm nay Ấn Độ đã gỡ bỏ Thuyết tiến hoá của Darwin ra khỏi sách giáo khoa. Có những lý do chính đáng để các quốc gia làm việc này, khôi phục lại sự tranh luận chính đáng của các học giả về nguồn gốc nhân loại.

Vào năm 2017, Thổ Nhĩ Kỳ đã chính thức gỡ bỏ Thuyết tiến hóa của Darwin ra khỏi giáo khoa, Reuters đưa tin. Năm nay Ấn Độ cũng đã thực hiện công việc tương tự, gỡ bỏ Thuyết tiến hoá ra khỏi sách giáo khoa ở khối lớp 9 và 10 tại các trường công lập.

Chính phủ Ấn Độ quyết định gỡ bỏ Thuyết tiến hoá sinh học của Charles Darwin ra khỏi sách giáo khoa với lý do là để "hợp lý hóa chương trình giảng dạy”, theo trang The Hindu.

a) Thuyết tiến hoá thực chất là giả thuyết gây nhiều tranh cãi

Trong vài thập kỷ gần đây, các nhà khoa học từ nhiều ngành khoa học khác nhau như Vũ trụ học, Khảo cổ học, Sinh vật học… đã đưa ra các bằng chứng thuyết phục phủ nhận Thuyết tiến hoá.

Các nhà khoa học đã liệt kê ra 10 điểm sơ hở về khoa học trong Thuyết tiến hoá Darwin. Một trong các điểm đó là không có các dạng sống trung gian giữa các loài, được minh chứng thông qua Hồ sơ hoá thạch.

Một điểm sơ hở quan trọng khác là: Mô hình cây phả hệ, mọi loài động vật đều tiến hoá từ một tổ tiên chung cũng đã được chứng minh là không phù hợp thông qua giải trình tự gen; v
à các nhà khoa học chứng minh rằng, đa số các loài xuất hiện ở cùng một thời điểm.

b) Gỡ bỏ Thuyết tiến hoá khỏi sách giáo khoa ở quốc gia có tín ngưỡng

Nhiều nhà khoa học Ấn Độ không đồng tình với quyết định này, đã cáo buộc cơ quan Chính phủ, có liên kết với phong trào dân tộc Hindu, đã chính trị hoá khoa học.

Được biết, Đảng Bharatiya Janata Party (BJP) theo chủ nghĩa dân tộc của Thủ tướng đương nhiệm, ông Narendra Modi, lên nắm quyền vào năm 2014 đã chủ trương phản đối Thuyết tiến hóa của Darwin từ lâu.

Năm 2018, ông Satyapal Singh, Bộ trưởng Bộ Phát triển Nguồn nhân lực của Ấn Độ đã tuyên bố rằng Thuyết tiến hóa là không chính xác về mặt khoa học và không nên được giảng dạy trong trường học.

Vị cựu Bộ trưởng này ủng hộ mạnh mẽ Thuyết sáng tạo, cho rằng con người được Đấng sáng thế tạo ra mà không phải là tiến hóa từ vượn người lên. Những người ủng hộ Thuyết sáng tạo đã tìm cách đưa khoa học sáng tạo vào chương trình giảng dạy tại các trường học cùng với việc giảng dạy khoa học tiến hóa.

c) Gỡ bỏ Thuyết tiến hoá khỏi sách giáo khoa ở Thổ Nhĩ Kỳ

Kể từ khi nắm chính quyền vào năm 2002, Thủ tướng Tayyip Erdogan và Đảng AK (Đảng Công lý và Phát triển), những người có tín ngưỡng với đạo Hồi đã chủ trương thúc đẩy một chương trình nghị sự bảo thủ. Theo đó năm 2017 họ đã loại bỏ Thuyết tiến hoá khỏi sách giáo khoa môn Sinh học được sử dụng trong trường học.

Một nước khác là Ả-rập Xê-út cũng đã loại bỏ Thuyết tiến hoá của Darwin ra khỏi chương trình giảng dạy ở trường học cùng năm với Thổ Nhĩ Kỳ, VTC14 đưa tin.

d) Điều chỉnh sách giáo khoa ở Bang Arkansas, Mỹ

Ngay tại Mỹ, nhiều nhà khoa học của bang Arkansas cũng đã cố gắng thuyết phục Thuyết sáng tạo là có khoa học và chính quyền bang Arkansas đã cho phép đưa vào giảng dạy ở các trường học của bang, theo Vietnamnet.

3. Cuộc tranh luận về nguồn gốc thực sự của nhân loại

Việc một số quốc gia gỡ bỏ Thuyết tiến hoá ra khỏi sách giáo khoa đã thực sự khôi phục lại sự tranh luận chính đáng của các học giả về nguồn gốc nhân loại.

a) Các tôn giáo

Thực tế thì đa số các tôn giáo lớn trên khắp thế giới như Kitô giáo, Hồi giáo và Phật giáo đều bác bỏ Thuyết tiến hoá. Theo Kinh Thánh và Kinh Koran thì Chúa trời đã tạo ra thế giới gồm cả vũ trụ và sinh vật trong 6 ngày.

Theo quan điểm của Phật giáo, nguồn gốc loài người được xuất phát từ một thế giới khác có tên là Quang Âm Thiên, vô cùng đẹp đẽ và huyền diệu. Kinh “Khởi Thế Nhân Bổn – số 27” ( Đại Tạng Kinh Việt Nam) có viết: “có những vị Trời sắp hết phước, họ nhìn xuống thế giới này thấy có ánh sáng liền tìm đến. Tới nơi, họ ăn thử trái cây nơi đây thấy ngon, liền mất thần thông nên ở lại luôn, làm tổ tiên loài người…”.

b) Khoa học hiện đại

Lý thuyết của Darwin về nguồn gốc loài người cho rằng, con người được tiến hoá từ loài vượn, ở ngay thế giới này. Tuy nhiên, mấy thập kỷ gần đây, các bằng chứng mới từ nhiều ngành khoa học khác nhau như Vũ trụ học, Vật lý học, Sinh vật học, Hóa học… đã khiến rất nhiều nhà khoa học kết luận rằng Thuyết tiến hoá là một sai lầm.

Gần đây, đã có một số nhà khoa học cận hiện đại như Carl Sagan (1934 – 1996), Francis Crick (1916 – 2004) – người đồng khám phá ra chuỗi xoắn kép ADN – đã đưa ra giả thuyết cho rằng loài người trên trái đất có nguồn gốc từ các hành tinh, các thế giới xa thẳm trong không gian, theo Kiến Thức Ngày Nay số 314, 1999. Điều này có nghĩa là nguồn gốc thực sự của nhân loại ngày nay là chuyển sinh từ những thiên quốc trên cao tầng mà đến.


4. 10 điểm sơ hở lớn về khoa học trong Thuyết tiến hoá Darwin

Thuyết tiến hóa Darwin đưa ra giả thuyết về nguồn gốc loài người. Do vậy, học thuyết này không chỉ ảnh hưởng tới khoa học nói chung, mà nó có ảnh hưởng tới cả các vấn đề đạo đức xã hội, triết học và tín ngưỡng. Giả thuyết này thực sự vẫn còn là một giả thuyết gây tranh cãi, nhưng nó vẫn được rao giảng ở nhiều nơi. Thế giới quan của chúng ta sẽ thay đổi khi trả lời được câu hỏi: Học thuyết tiến hóa Darwin có đúng không?

Thật may mắn là rất dễ để kiểm tra câu hỏi liệu thuyết tiến hoá Darwin có đúng không. Chúng ta chỉ việc xem xét dữ liệu khoa học kỹ thuật và nghiên cứu: Liệu có những thách thức khoa học xác thực nào đối với thuyết tiến hóa không?

Bắt đầu từ vài thập kỷ gần đây, các bằng chứng mới từ nhiều ngành khoa học khác nhau như Vũ trụ học, Vật lý học, Sinh vật học, Hóa học… đã khiến rất nhiều nhà khoa học buộc phải đặt câu hỏi nghi ngờ đối với học thuyết này, một sản phẩm của thế kỷ 19, thời kỳ mà khoa học còn kém phát triển.

1. Không có bằng chứng và cơ chế tạo ra ‘súp nguyên thủy’

Darwin đã cho rằng sự sống bắt nguồn từ "một cái hồ nước ấm áp có chứa đầy các loại muối ammonia và phosphat, ánh sáng, nhiệt độ, điện,...”. Cái hồ này được gọi là ‘súp nguyên thủy’.

Nhà lý thuyết về nguồn gốc sự sống David Deamer của UC Santa Cruz đăng trên tạp chí Microbiology & Molecular Biology Reviews: “Ngày càng rõ ràng rằng bầu khí quyển thuở sơ khai là có nguồn gốc từ khí núi lửa và các thành phần carbon dioxide và nitơ chứ không phải là hỗn hợp khí khử như mô hình Miller-Urey giả định” - lý thuyết về ‘súp nguyên thuỷ'.

Phù hợp với điều này, các nghiên cứu địa chất và sinh học cho đến ngày nay vẫn không phát hiện ra bằng chứng về ‘súp nguyên thủy’ đã từng tồn tại. Vào năm 2010, nhà sinh hóa học Nick Lane của Đại học London đã tuyên bố lý thuyết ‘súp nguyên thủy’ hiện ‘không giữ nước’ và đã ‘quá ngày hết hạn’.

2. Phản ứng hóa học ngẫu nhiên không thể giải thích nguồn gốc của mã di truyền

Trong các tế bào sống, thông tin di truyền được thực hiện bởi DNA và hầu hết các chức năng của tế bào được thực hiện bởi protein. Tuy nhiên, RNA có khả năng thực hiện cả hai việc là mang thông tin di truyền và xúc tác một số phản ứng sinh hóa.

Do vậy, một số nhà lý thuyết cho rằng sự sống đầu tiên có thể đã sử dụng một mình RNA để thực hiện cả hai chức năng này. Nhưng giả thuyết này có rất nhiều vấn đề.

Một là, các phân tử RNA đầu tiên sẽ phải sinh ra bởi các quá trình hóa học phi sinh học.

Hai là, trong khi RNA đã được cho là thực hiện nhiều vai trò trong tế bào, nhưng nó không thể thực hiện tất cả các chức năng của các protein.

Ba là, giả thuyết “thế giới RNA” không giải thích được nguồn gốc của thông tin di truyền.

Bốn là, thế giới RNA không giải thích được nguồn gốc của chính mã di truyền. Quá trình phiên mã và dịch mã đòi hỏi một sự phù hợp chính xác của các protein và máy phân tử - bản thân chúng được mã hóa bởi thông tin di truyền. Điều này đặt ra vấn đề “Con gà hay Quả trứng có trước?”. Hệ thống này không thể tồn tại trừ khi cả thông tin di truyền và máy phiên mã/dịch thuật đều có mặt cùng một lúc và cả hai đều nói cùng một ngôn ngữ.

3. Đột biến ngẫu nhiên không thể tạo ra thông tin di truyền cần thiết cho các cấu trúc phức tạp

Hầu hết mọi người đều đồng tình rằng quá trình tiến hóa Darwin hoạt động tốt nếu mỗi bước tiến hoá tạo ra một vài lợi thế sinh tồn. Michael Behe, giáo sư sinh hóa tại Đại học Lehigh, lưu ý rằng “nếu một đột biến gen tạo ra một vài chức năng mới, khi đó thuyết tiến hóa Darwin gặp ít vấn đề”. Tuy nhiên, nếu cần nhiều đột biến ngẫu nhiên xuất hiện cùng một lúc để thu được một chức năng mới, thuyết tiến hóa Darwin bị “mắc kẹt".

Ông đã đặt ra thuật ngữ “sự phức tạp bất khả giảm” để mô tả các hệ thống đòi hỏi nhiều đột biến ngẫu nhiên phải xuất hiện cùng một lúc để có thể tạo ra bất kỳ lợi thế sinh tồn nào. Ông nói, các hệ thống như vậy không thể tiến hóa từng bước như Darwin nghĩ.

Cuối cùng ông kết luận rằng đột biến ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên không thể tạo ra thông tin di truyền cần thiết cho các cấu trúc phức tạp bất khả giảm. Nó yêu cầu nhiều đột biến đồng thời nhưng đây là một sự kiện rất rất khó xảy ra.

Nhiều nhà khoa học khác cũng cảm thấy như vậy. Hơn 1.000 nhà khoa học trong Danh sách các nhà khoa học bất đồng với thuyết tiến hoá của Darwin đã ký một tuyên bố chung rằng họ đã “hoài nghi về khả năng đột biến ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên có thể giải thích cho sự phức tạp của sự sống”.

4. ‘Chọn lọc tự nhiên’ không đảm bảo tồn tại do ảnh hưởng của ‘trôi dạt di truyền'

Các nhà sinh học tiến hóa thường cho rằng một khi đột biến tạo ra một đặc điểm có lợi về chức năng, nó sẽ dễ dàng lan rộng trong toàn bộ quần thể thông qua quá trình chọn lọc tự nhiên.

Tuy nhiên, trong thế giới thực, việc chỉ tạo ra một đặc điểm có lợi về chức năng không đảm bảo nó sẽ tồn tại. Các lực ngẫu nhiên có thể ngăn chặn một đặc điểm tiến hóa lan tỏa sang quần thể. Các lực ngẫu nhiên này được gọi chung dưới cái tên “trôi dạt di truyền”.

Michael Lynch, một nhà sinh vật học tiến hóa tại Đại học Indiana, người viết rằng “sự trôi dạt di truyền ngẫu nhiên là một rào cản lớn đối với thuyết nâng cao sự sàng lọc thông qua quá trình thích nghi”. Ông cho rằng ảnh hưởng của trôi dạt di truyền là “khuyến khích sửa chữa các đột biến có hại nhẹ và không khuyến khích thúc đẩy các đột biến có lợi”.

Tương tự như vậy, Eugene Koonin, một nhà khoa học hàng đầu tại National Institutes of Health, giải thích, trôi dạt di truyền dẫn đến “sự cân bằng ngẫu nhiên của những thay đổi trung tính hoặc thậm chí có hại”.
Bức tranh biếm họa Charles Darwin với thân hình của một con khỉ tượng trưng cho Thuyết tiến hóa ông nêu ra. (Ảnh: Wikipedia/Phạm vi công cộng)
5. Hồ sơ hóa thạch cho thấy không có mắt xích kết nối trung gian mà là sự bùng nổ đột ngột của các loài

Hồ sơ hóa thạch từ lâu đã được xem như một vấn đề lớn đối với lý thuyết tiến hóa. Trong Origin of Species (Nguồn gốc các loài), Darwin đã tin rằng: “Số lượng các loài trung gian, đã từng tồn tại trên trái đất, và phải thực sự rất lớn”. Nhưng cho đến nay, hồ sơ hóa thạch đã không ghi lại những dạng sống “trung gian” ấy.

Thậm chí, các nhà khoa học theo thuyết tiến hoá đã làm giả hồ sơ hóa thạch để chứng minh cho ‘mắt xích còn thiếu’ này. Đó là vụ: Người Piltdown: Vụ lừa đảo khoa học đình đám nhất lịch sử về tiến hóa. Họ đã tạo ra bằng chứng giả về hóa thạch chiếc hộp sọ của vượn - người (người Piltdown). Vụ án chỉ bị phát giác sau 41 năm, vào năm 1953.

Sự xuất hiện bùng nổ của các loài, không phải tiến hoá dần dần

Hồ sơ hóa thạch thực tế đã chỉ ra dấu hiệu sự bùng nổ đột ngột của các loài, chứ không phải sự tiến hóa dần dần của các sinh vật sống. Minh chứng nổi tiếng nhất về sự xuất hiện đột ngột là sự bùng nổ kỷ Cambri, thời kỳ gần như tất cả các loài động vật sống chính đều xuất hiện cùng một lúc.

Nhưng vụ bùng nổ Cambri hoàn toàn không phải là vụ bùng nổ duy nhất của sự sống được ghi nhận trong hồ sơ hóa thạch. Một bài trong tạp chí Annual Review of Ecology and Systematics giải thích rằng nguồn gốc của thực vật trên đất liền “là tương đương 'vụ nổ' Cambri của hệ động vật biển trên cạn”.

Về nguồn gốc của thực vật hạt kín (thực vật có hoa), các nhà cổ sinh vật học đã phát hiện ra một “vụ nở rộ” tương tự.

Theo cách tương tự, nhiều hệ động vật có vú xuất hiện một cách bùng nổ. Cũng lại có một vụ bùng nổ các loài chim, với các nhóm chim chính xuất hiện trong một khoảng thời gian ngắn.

6. Sinh học phân tử chứng minh thất bại trong việc “trồng” một “cây phát sinh sự sống”

Darwin cho rằng: “tất cả các loài động vật đều liên quan đến nhau thông qua một tổ tiên chung”. Các nhà khoa học tiến hóa đã căn cứ từ dữ liệu chuỗi DNA để mô tả về “cây phát sinh sự sống”. Ngày nay khoa học phát hiện ra các xung đột trên toàn bộ mô hình cây sự sống này.

Xung đột ngay tại gốc của cây phát sinh sự sống

Vấn đề đầu tiên nảy sinh khi các nhà sinh học phân tử phân giải trình tự gen từ ba dạng cơ bản của sự sống - bacteria (vi khuẩn), archaea (vi khuẩn cổ) và eukarya (sinh vật nhân khuẩn). Những gen đó không cho phép các nhóm sự sống cơ bản này đem lại kết quả phân giải thành một mô hình giống như cây.

Tạp chí New Scientist nói rằng: “Trước đây, chén thánh được dùng để xây dựng một cây phát sinh sự sống... Nhưng ngày nay, dự án đó bị phá thành từng mảnh bởi sự tấn công bằng các bằng chứng tiêu cực”.

Tương tự như vậy, một bài trên Tạp chí New Scientist chỉ ra một nghiên cứu “cho thấy sự tiến hóa của động vật và thực vật cũng không phát triển chính xác theo sơ đồ cây”.

Xung đột tại các nhánh cây của thuyết tiến hoá Darwin

Một bài báo trên tờ Genome Research đã nghiên cứu các chuỗi DNA của các nhóm động vật khác nhau và phát hiện rằng: “các protein khác nhau tạo ra các cây phả hệ khác nhau”. Một bài báo tháng 6 năm 2012 trên tạp chí Nature đã viết: các chuỗi RNA ngắn gọi là microRNA “đang phá tan ý tưởng truyền thống về cây phả hệ của động vật”.

7. Tiến hóa hội tụ thách thức Thuyết tiến hoá Darwin và phá vỡ logic về tổ tiên chung

Một bài báo trên tờ Journal of Molecular Evolution đã phát hiện sự phát sinh chủng loài dựa trên phân tử khác biệt hẳn với phát sinh chủng loài ở các nhóm động vật có vú. Sự bất thường này “không phải do lỗi ngẫu nhiên, mà là do tiến hóa hội tụ hoặc tiến hóa song song”.

Tất cả các sinh vật không có mối quan hệ di truyền giữa chúng, điều này phủ định thuyết tiến hoá. (Ảnh: JW.ORG)

Tiến hóa hội tụ là sự tiến hoá một cách độc lập để hình thành nên các đặc điểm tương tự ở các loài thuộc dòng dõi, họ hàng khác nhau.

Một bài báo năm 2005 trong tờ Nature Immunology đã quan sát thấy thực vật và động vật có một tổ chức sinh hóa của hệ thống miễn dịch bẩm sinh tương ứng rất giống nhau, nhưng tổ tiên chung của chúng không có hệ thống miễn dịch này.

Theo bài báo, “đó là một dấu hiệu về nguồn gốc tiến hóa độc lập giữa thực vật và động vật”. Do đó, họ buộc phải kết luận: “sự tiến hóa hội tụ của hệ thống miễn dịch bẩm sinh” có tính thuyết phục.

8. Sự khác biệt về quá trình phát triển phôi của động vật có xương sống mâu thuẫn với giả thuyết về tổ tiên chung

Sách giáo khoa sinh học thường mô tả phôi của các nhóm động vật có xương sống khác nhau phát triển rất giống nhau ở giai đoạn đầu, chứng tỏ chúng có tổ tiên chung. Tuy nhiên, những tuyên bố đó đã phóng đại quá mức về sự giống nhau ở giai đoạn phát triển đầu của phôi động vật có xương sống.

Một bài báo trên tờ Nature đã viết: “Đối nghịch với những kỳ vọng vào giai đoạn đầu tiên hình thành phôi, nhiều nghiên cứu đã cho thấy thường có sự khác biệt lớn giữa các loài liên quan cả ở giai đoạn đầu và cuối trong quá trình phát triển phôi”.

Nói một cách dễ hiểu, các gen khác nhau đang kể những câu chuyện tiến hóa khác nhau, bởi vì các gen có những câu chuyện hoàn toàn khác nhau. Hay nói cách khác, giả thuyết về tổ tiên chung thật sự không đúng.

9. Sự phân bố địa sinh học của các loài phản bác thuyết tiến hoá Darwin cập nhật (Tân Darwin)

Sinh trắc học nghiên cứu về sự phân bố địa sinh học của các loài sinh vật theo thời gian và không gian trong cả hiện tại và quá khứ trên Trái đất.

Các sinh vật trên cạn (hoặc nước ngọt) xuất hiện ở các địa điểm (như đảo hoặc lục địa), nhưng người ta không tìm thấy cơ chế di cư chuẩn để chúng có thể đến những nơi này từ một quần thể tổ tiên chung.

Như vậy, chúng ta có thể nghĩ đến khả năng: các loài riêng biệt đã tồn tại ở những vị trí xác định mà không phải do việc di cư hay tiến hoá từ một tổ tiên chung ở một khu vực cụ thể nào đó.

Ngày càng nhiều nghiên cứu khoa học thách thức học thuyết tiến hoá của Darwin, việc tin vào loài người tiến hoá từ vượn mà không dùng tư duy phản biện liệu đã thực sự khách quan và công bằng? (Ảnh minh hoạ: Geralt/Pixabay)

10. Phát hiện mới về chức năng của các Cơ quan thoái hóa và DNA “rác"

Trong nhiều thập kỷ, các nhà tiến hóa đã tuyên bố rằng cơ thể và bộ gen của chúng ta chứa đầy những bộ phận và các cơ quan thoái hóa do quá trình tiến hoá để lại.

Tuy nhiên, cho đến nay khoa học chứng minh điều này là hoàn toàn không chính xác. Dưới đây là một số phát hiện mới về chức năng của các cơ quan này:

Amidan: có vai trò trong hệ thống bạch huyết giúp chống nhiễm trùng.

Xương cụt: có chức năng gắn các cơ, gân và dây chằng hỗ trợ xương chậu.

Tuyến giáp: rất quan trọng để điều chỉnh sự trao đổi chất.

Ruột thừa: Thực hiện các chức năng quan trọng như cung cấp kho chứa vi khuẩn có lợi, sản xuất tế bào bạch cầu và đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của thai nhi.

Trước những bằng chứng này, nhà nghiên cứu miễn dịch của Đại học Duke, William Parker phát biểu “đã đến lúc phải thay đổi sách giáo khoa”.

Mặc dù vậy, các nhà sinh học tiến hóa vẫn áp đặt kiểu suy nghĩ tương tự cho bộ gen. Theo đó, họ cho rằng đột biến ngẫu nhiên sẽ làm cho bộ gen người chứa đầy di truyền thừa không cần thiết, hay còn gọi là DNA “rác". Nhưng ngày nay khoa học đã phát hiện ra rất nhiều các chức năng có ích của DNA “rác".

Nhà sinh vật học Richard Sternberg cho biết trong Biên niên sử của Viện Khoa học New York, DNA “rác" có chức năng hình thành các cấu trúc hạt nhân bậc cao, tâm động, telomere và hình thành trung tâm hạt nhân để methyl hóa DNA. DNA “rác" cũng có liên quan đến sự tăng trưởng tế bào, phản ứng căng thẳng của tế bào, dịch mã gen và sửa chữa DNA.

6. Kết luận

Những vấn đề trên, cùng những kết quả nghiên cứu bác bỏ giả định tổ tiên chung của nhiều nhà khoa học khác cho thấy, việc giải thích nguồn gốc của các loài căn cứ vào học thuyết tiến hoá Darwin là thiếu tính xác thực.

Nhiều loài sinh vật trên Trái đất có thể xuất hiện cùng lúc mà không thông qua quá trình tiến hóa dần dần, đột biến ngẫu nhiên hay chọn lọc tự nhiên.

Trong khi ngày càng nhiều nghiên cứu khoa học thách thức học thuyết tiến hoá Darwin, việc tin vào loài người tiến hoá từ vượn mà không dùng tư duy phản biện liệu đã thực sự khách quan và công bằng?

Tổng hợp từ trên mạng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét