Chủ Nhật, 8 tháng 1, 2023

Tiền tip và 'văn hóa phong bì'

Tôi cũng cho rằng tiền tip nhỏ thôi, giá như nó chỉ khu trú ở nhà hàng thì hợp lý, còn khi nó được phổ cập diện rộng khắp nơi trong xã hội thì có thể tha hóa, biến nhiều người thành kẻ vô liêm sỉ. Thời làm công chức nhà nước, mỗi khi tham dự các cuộc họp, seminar hay hội thảo, tôi thường được ban tổ chức đưa cho cái phong bì trong đó có ít tiền. Thời đầu những năm 1980 và 1990 đôi khi tôi không nhận khi họ đưa hoặc không đến gần nơi phát phong bì để tránh phải nhận. Nhưng rồi tôi nhận ra làm như thế sẽ gây mất đoàn kết và không hòa đồng với tập thể, khiến cho kẻ khinh, người ghét. Mặt khác, tham nhũng ở VN càng ngày càng khủng khiếp, tôi hiểu ra nếu tôi không nhận thì tiền đó họ cũng chia nhau chứ không bao giờ trả lại ngân sách. Vì thế nếu chỉ vài trăm nghìn thì tôi nhận và việc đó trở thành thói quen. Sau này đi tháp tùng các sếp lãnh đạo cấp cao cỡ thứ bộ trưởng, biết là mình chỉ là kẻ cắp cặp theo hầu nên tôi ít đứng quanh khu vực ký tên và nhận tiền. Bất ngờ là rất nhiều sếp rất tích cực với đệ tử đi theo, họ đến sau tôi, đến là ra bàn nhận tiền ngay, và đọc tờ ký tên nhận tiền thấy tôi chưa chịu vào ký tên nhận tiền thì họ thản nhiên ký hộ, nhận hộ rồi tìm tôi để đưa. Không những thế, họ còn hỏi ban tổ chức tiền cho lái xe, nhất định phải lấy bằng được. Họ tốt với quân lính thật. Đúng là làm tôi sáng cả mắt về 'văn hóa phong bì' của thời đại được cụ Tổng đánh giá là văn minh nhất trong lịch sử đất nước mình. Quan điểm của tôi là xã hội không nên có loại văn hóa này, và cũng không nên có tiền tip.
Tiền tip và 'văn hóa phong bì'
LÊ THANH TÂM TTO - Tiền tip nhỏ thôi, giá như nó chỉ khu trú ở nhà hàng. Nhưng nếu nó được phổ cập diện rộng trong xã hội thì có thể tha hóa nhiều người thành kẻ vô liêm sỉ.

Tôi có gặp một cô gái trẻ tầm 25 tuổi, nhanh nhẹn, dịu dàng. Cô làm tiếp viên tại một nhà hàng theo phong cách Nhật khá sang trọng ở quận 1, TP.HCM. Cô dứt khoát từ chối khi bạn tôi, một doanh nhân, đưa tiền tip.

Cô ấy nói: "Em không bao giờ nhận tiền của khách". Bạn tôi động viên: "Nhận đi em, mấy tháng rồi dịch giã, nhà hàng đóng cửa, không có lương, hôm nay phá lệ một bữa, chẳng sao đâu". Cô ấy vẫn lắc đầu, khiến cô bạn cùng làm dù rất muốn nhận nhưng cũng buộc lòng từ chối.

Tôi đi khắp ba miền đất nước, lê la không thiếu nhà hàng lớn nhỏ, quả thật là chưa hề gặp tình huống nào tương tự. Tôi đem chuyện này ra đặt lên bàn cà phê với bạn bè, người quen. Thật bất ngờ có nhiều ý kiến khác nhau, tựu trung lại, có mấy nhóm như sau:

Nhóm thứ nhất thật sự ngạc nhiên, coi đây là trường hợp cá biệt. Họ còn viện dẫn văn hóa không nhận tip rất phổ biến ở Nhật, là niềm tự hào của người dân. Tại Việt Nam, một số nhà hàng kiểu Nhật có cấm nhận tip nhưng hầu như thất bại, nhân viên chỉ làm thời gian ngắn rồi bỏ việc, rốt cuộc phải làm ngơ cho phục vụ bàn nhận tip.

Nhóm thứ hai dứt khoát không tin. Họ nói thật không hay "chém"?

Nhóm thứ ba cho rằng cô gái có vấn đề về… thần kinh. Họ nói: bệnh sĩ nặng, nghèo còn chảnh! Hoặc: làm màu thôi, cứ nhét tiền vào túi, chả từ chối đâu!

Nhóm thứ tư không thích chuyện phải tip. Họ nói nhà hàng đã tính tiền phục vụ, hà cớ gì phải trả thêm khoản tiền tip. Ở nước ta tip là hiện tượng phức tạp: có khi là lời cảm ơn, có khi là rủ lòng thương hại, có lúc là một âm mưu lâu dài của trò mồi chài phụ nữ, hay chỉ đơn giản là để thể hiện… bản lĩnh đàn ông. Từ những suy nghĩ này, họ khẳng định tiền tip không sạch sẽ.

Câu chuyện cô gái không nhận tip hóa ra chẳng đơn giản. Một sự việc nhiều góc nhìn.

Đừng nói chuyện tip ở nhà hàng, ngay cả nhiều công chức cũng nhận tiền tip dưới dạng phong bì. Vụ này chắc chắn là không tử tế, nhưng mọi người vẫn có cách nghĩ không đồng nhất. Đáng tiếc là đa phần đang nghiêng về hướng "văn hóa phong bì", coi đây là việc bình thường, thậm chí không nhận thì sợ bị nói này nọ.

Bạn hãy thử nghĩ đi dự họp hay dự hội thảo, tại nơi phát tài liệu người ta đưa phong bì chỉ một vài trăm ngàn đồng, nếu bạn từ chối, tôi tin là sẽ có hàng chục con mắt nhìn bạn không thiện cảm lắm. Hội họp còn vậy, những việc như đi bệnh viện, xin học, xin chứng giấy tờ… thì khỏi bàn, mặc nhiên là phải có tip kiểu "đập dẹp bỏ bao thư".

Muốn nói thế nào thì nói, phải thừa nhận rằng những người có lòng tự trọng luôn biết từ chối những đồng tiền còn lắm thứ lợn gợn như tiền tip. Buồn thay những người như vậy thường không nhiều, càng buồn hơn khi lối sống nhận tiền đang diễn ra bằng các hình thức như "cảm ơn", "bồi dưỡng" hoặc "biết điều"…

Hiện vấn nạn này như một thứ bệnh dịch lan ra mọi ngõ ngách không ít trong các công sở.

Người đời thường nói: "Gieo suy nghĩ, gặt hành vi. Gieo hành vi, gặt thói quen. Gieo thói quen, gặt tính cách. Gieo tính cách, gặt số phận".

Thực tế cho thấy không ít quan chức ban đầu chỉ nhận những thứ đại loại như tiền tip, sau đó tiến lên đòi hỏi, đặt giá, yêu cầu lại quả những con số lớn, rồi lấy cả những cái người ta không cho như tip mà lấy của công, ăn trộm của công…

Mọi cái dần dần lấn tới, biến hóa thành quy trình lắt léo, kết cục tất yếu là rất dễ thành "củi" để bị vào "lò".

Tiền tip nhỏ thôi, giá như nó chỉ khu trú ở nhà hàng. Nhưng nếu nó được phổ cập diện rộng trong xã hội thì có thể tha hóa nhiều người thành kẻ vô liêm sỉ.

https://tuoitre.vn/tien-tip-va-van-hoa-phong-bi-20211121074822676.htm



3 nhận xét:

  1. Tien Tip la gi ? Deo hieu -tu dien tieng Viet tim khong thay ----toan bon viet lach lai cang ,si dien .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tip Là chữ của bọn tư bản dãy chết, từ điển VN là "bồi dưỡng" đấy ,đồ con cháu ngoan bác hồ.

      Xóa
    2. Viet chinh ta con sai ma cung hieu duoc chu cua tu ban GIAY chet ...haha

      Xóa