Trung Quốc ào ạt mua vàng, thanh lý trái phiếu kho bạc Mỹ
Trong một thế giới với ngày càng nhiều bất ổn về chính trị và kinh tế, việc tăng cường dự trữ vàng đã trở thành ưu tiên hàng đầu. Đây là xu hướng toàn cầu, nhưng động cơ của Trung Quốc có thể phức tạp hơn các nước khác.Một nhân viên ngân hàng Trung Quốc đếm một xấp USD cùng với những xấp tiền 100 CNY (nhân dân tệ) của Trung Quốc. (Ảnh: STR/AFP/Getty Images)
1) Trung Quốc
Trung Quốc đã bổ sung 1,03 triệu ounce (32 tấn) vàng vào kho dự trữ của mình vào tháng 11/2022, theo một tuyên bố chính thức của Cục Quản lý Ngoại hối Nhà nước Trung Quốc (SAFE) vào ngày 07/12. Trong khi đó, lượng trái phiếu kho bạc Mỹ nước này nắm giữ đã giảm xuống mức thấp nhất trong 12 năm.
Các nhà phân tích suy đoán rằng trong khi Trung Quốc tăng dự trữ vàng để phòng ngừa rủi ro, việc giảm tài sản bằng USD có mục đích giảm thiểu tác động của các biện pháp trừng phạt có thể xuất hiện trước việc hỗ trợ cuộc xâm lược Ukraine của Nga.
Đợt bổ sung này đưa lượng vàng nắm giữ được báo cáo của Trung Quốc lên 63,67 triệu ounce (1.980 tấn), trị giá khoảng 112 tỷ USD. Tuyên bố SAFE là thông tin cập nhật chính thức đầu tiên về tài sản dự trữ của Trung Quốc kể từ tháng 09/2019.
Lượng nắm giữ trái phiếu kho bạc Mỹ của Trung Quốc đã giảm trong tháng thứ hai, xuống mức thấp nhất kể từ tháng 06/2010. Điều này khiến lượng trái phiếu mà nước này nắm giữ được duy trì dưới 1 nghìn tỷ USD trong tháng thứ sáu liên tiếp.
2) Xu hướng toàn cầu
Động thái này phù hợp với nhu cầu chung về vàng vào năm 2022, khi các Ngân hàng Trung ương trên thế giới tăng dự trữ vàng. Dữ liệu do Hội đồng vàng thế giới công bố vào ngày 02/12 cho thấy dự trữ vàng quốc tế đã tăng thêm 31 tấn trong tháng 10. Dự trữ vàng hiện đang ở mức cao nhất kể từ năm 1974, với tổng cộng 36.782 tấn vàng.
Trong quý III năm 2022, tổng lượng vàng mà các Ngân hàng Trung ương toàn cầu mua ước tính đạt gần 400 tấn, trị giá khoảng 20 tỷ USD. Đây là giao dịch mua vàng trong một quý lớn nhất trên toàn cầu kể từ năm 2000, dựa trên dữ liệu do Hội đồng Vàng Thế giới công bố vào tháng 11.
Khi các Ngân hàng Trung ương đua nhau mua vàng, tổng lượng trái phiếu kho bạc Mỹ nắm giữ đang giảm. Lượng trái phiếu kho bạc Mỹ do các Ngân hàng Trung ương nước ngoài nắm giữ liên tục giảm trong tháng 9 và tháng 10.
Con số này đã giảm từ 7,5386 nghìn tỷ USD vào cuối tháng 8 xuống còn 7,1854 nghìn tỷ USD vào cuối tháng 10, theo dữ liệu do Bộ Tài chính Mỹ công bố vào ngày 15/12. Tổng mức giảm là 353,2 tỷ USD.
Nhật Bản, chủ sở hữu nước ngoài hàng đầu của trái phiếu kho bạc Mỹ, đã giảm tỷ lệ nắm giữ trong bốn tháng liên tiếp vào năm 2022; chúng được duy trì ở mức 1,078 nghìn tỷ USD trong tháng 10.
Giá trái phiếu kho bạc Mỹ đã giảm kể từ tháng 08/2020 khi giá trái phiếu kho bạc kỳ hạn 30 năm đạt mức hơn 182 USD. Giá của nó đạt hơn 125 USD một chút vào ngày 30/12/2022.
Với xu hướng mua vàng và bán trái phiếu kho bạc Mỹ hiện nay, một số chuyên gia cho rằng các biện pháp này có mục đích bù đắp cho những tổn thất do giá chứng khoán Mỹ sụt giảm và đóng vai trò như một hàng rào chống lại lạm phát.
Động thái này phù hợp với nhu cầu chung về vàng vào năm 2022, khi các Ngân hàng Trung ương trên thế giới tăng dự trữ vàng. Dữ liệu do Hội đồng vàng thế giới công bố vào ngày 02/12 cho thấy dự trữ vàng quốc tế đã tăng thêm 31 tấn trong tháng 10. Dự trữ vàng hiện đang ở mức cao nhất kể từ năm 1974, với tổng cộng 36.782 tấn vàng.
Trong quý III năm 2022, tổng lượng vàng mà các Ngân hàng Trung ương toàn cầu mua ước tính đạt gần 400 tấn, trị giá khoảng 20 tỷ USD. Đây là giao dịch mua vàng trong một quý lớn nhất trên toàn cầu kể từ năm 2000, dựa trên dữ liệu do Hội đồng Vàng Thế giới công bố vào tháng 11.
Khi các Ngân hàng Trung ương đua nhau mua vàng, tổng lượng trái phiếu kho bạc Mỹ nắm giữ đang giảm. Lượng trái phiếu kho bạc Mỹ do các Ngân hàng Trung ương nước ngoài nắm giữ liên tục giảm trong tháng 9 và tháng 10.
Con số này đã giảm từ 7,5386 nghìn tỷ USD vào cuối tháng 8 xuống còn 7,1854 nghìn tỷ USD vào cuối tháng 10, theo dữ liệu do Bộ Tài chính Mỹ công bố vào ngày 15/12. Tổng mức giảm là 353,2 tỷ USD.
Nhật Bản, chủ sở hữu nước ngoài hàng đầu của trái phiếu kho bạc Mỹ, đã giảm tỷ lệ nắm giữ trong bốn tháng liên tiếp vào năm 2022; chúng được duy trì ở mức 1,078 nghìn tỷ USD trong tháng 10.
Giá trái phiếu kho bạc Mỹ đã giảm kể từ tháng 08/2020 khi giá trái phiếu kho bạc kỳ hạn 30 năm đạt mức hơn 182 USD. Giá của nó đạt hơn 125 USD một chút vào ngày 30/12/2022.
Với xu hướng mua vàng và bán trái phiếu kho bạc Mỹ hiện nay, một số chuyên gia cho rằng các biện pháp này có mục đích bù đắp cho những tổn thất do giá chứng khoán Mỹ sụt giảm và đóng vai trò như một hàng rào chống lại lạm phát.
Một trang tin khác đưa tin: Trong năm 2022, các Ngân hàng Trung ương mua lượng vàng lớn nhất trong lịch sử gần đây của thế giới. Theo Hội đồng vàng thế giới, lượng vàng các Ngân hàng Trung ương mua đã đạt đến mức chưa từng thấy kể từ năm 1967.
Các Ngân hàng Trung ương trên thế giới đã mua 673 tấn trong 3 quý đầu năm 2022 và trong quý III, con số này là gần 400 tấn. Điều này thật thú vị vì giao dịch từ các Ngân hàng Trung ương kể từ năm 2020 rõ ràng là bán ròng.
Tại sao các Ngân hàng Trung ương toàn cầu đang thêm vàng vào kho dự trữ của họ? Có thể có các nguyên nhân khác nhau.
Tỷ lệ dự trữ lớn nhất của hầu hết các Ngân hàng Trung ương là USD, thường ở dạng trái phiếu kho bạc Mỹ. Sẽ hợp lý nếu một số Ngân hàng Trung ương, đặc biệt là của Trung Quốc, quyết định ít phụ thuộc vào đồng USD hơn.
Dự trữ ngoại hối cao của Trung Quốc là nguồn chính duy trì ổn định cho Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc. Lượng dự trữ USD cao (3,1 ngàn tỷ USD) có thể là yếu tố ổn định chính vào năm 2022, nhưng nó có thể là quá nhiều nếu 10 năm tới xuất hiện làn sóng mất giá tiền chưa từng xảy ra trước đây.
3) Động cơ của Trung Quốc
Tuy nhiên, động cơ của Trung Quốc có thể phức tạp hơn.
Ông Albert Song là một nhà nghiên cứu tại Tianjun, một tổ chức nghiên cứu chính trị và kinh tế. Ông nói hôm ngày 31/12: “Có thể TQ không đặt ưu tiên hàng đầu vào việc bù đắp tác động bất lợi của việc giá trái phiếu kho bạc Mỹ sụt giảm”.
Trong khi ông Song thừa nhận rằng Trung Quốc có thể muốn phòng ngừa rủi ro, ông nhấn mạnh rằng ĐCSTQ cũng “muốn tránh nguy cơ tiềm ẩn bị trừng phạt vì hỗ trợ bí mật cho cuộc xâm lược Ukraine của Nga”.
Hơn nữa, ông nói thêm, “Sự thật đáng chú ý là căng thẳng leo thang trong quan hệ Mỹ - Trung và việc tách rời [của Trung Quốc] trên mọi mặt trận”.
Ông Song cho biết ông nghi ngờ rằng ĐCSTQ thường xuyên cung cấp dữ liệu sai lệch để đưa ra một hình ảnh thổi phồng về nền kinh tế Trung Quốc.
Ông nói: “Mặc dù Ngân hàng Trung ương của ĐCSTQ đã tiết lộ rằng họ đã tăng dự trữ vàng thêm 32 tấn vào cuối tháng 11, nhưng dữ liệu được công bố đã bị phóng đại ở một mức độ nào đó”, ông nói, đồng thời lưu ý rằng “số lượng này nhỏ hơn so với số liệu của các nước xuất khẩu vàng khác, điều này có thể chỉ ra rằng vàng mua vào đã được TQ sử dụng cho các mục đích khác”.
Để minh họa cho sự khác biệt, ông Song chỉ ra dữ liệu cho thấy Thụy Sĩ đã vận chuyển 80,1 tấn vàng sang Trung Quốc vào tháng 7, lượng vàng hàng tháng cao thứ hai kể từ năm 2012.
Tuy nhiên, động cơ của Trung Quốc có thể phức tạp hơn.
Ông Albert Song là một nhà nghiên cứu tại Tianjun, một tổ chức nghiên cứu chính trị và kinh tế. Ông nói hôm ngày 31/12: “Có thể TQ không đặt ưu tiên hàng đầu vào việc bù đắp tác động bất lợi của việc giá trái phiếu kho bạc Mỹ sụt giảm”.
Trong khi ông Song thừa nhận rằng Trung Quốc có thể muốn phòng ngừa rủi ro, ông nhấn mạnh rằng ĐCSTQ cũng “muốn tránh nguy cơ tiềm ẩn bị trừng phạt vì hỗ trợ bí mật cho cuộc xâm lược Ukraine của Nga”.
Hơn nữa, ông nói thêm, “Sự thật đáng chú ý là căng thẳng leo thang trong quan hệ Mỹ - Trung và việc tách rời [của Trung Quốc] trên mọi mặt trận”.
Ông Song cho biết ông nghi ngờ rằng ĐCSTQ thường xuyên cung cấp dữ liệu sai lệch để đưa ra một hình ảnh thổi phồng về nền kinh tế Trung Quốc.
Ông nói: “Mặc dù Ngân hàng Trung ương của ĐCSTQ đã tiết lộ rằng họ đã tăng dự trữ vàng thêm 32 tấn vào cuối tháng 11, nhưng dữ liệu được công bố đã bị phóng đại ở một mức độ nào đó”, ông nói, đồng thời lưu ý rằng “số lượng này nhỏ hơn so với số liệu của các nước xuất khẩu vàng khác, điều này có thể chỉ ra rằng vàng mua vào đã được TQ sử dụng cho các mục đích khác”.
Để minh họa cho sự khác biệt, ông Song chỉ ra dữ liệu cho thấy Thụy Sĩ đã vận chuyển 80,1 tấn vàng sang Trung Quốc vào tháng 7, lượng vàng hàng tháng cao thứ hai kể từ năm 2012.
4) Khả năng độc đáo của vàng
Giá vàng toàn cầu biến động mạnh trong năm 2022. Vào tháng 3, do chiến tranh Nga - Ukraine bùng nổ, vàng tăng vọt lên 2.000 USD/ounce, sau đó giảm do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tăng lãi suất một cách mạnh mẽ. Giá vàng chứng kiến sự phục hồi vào cuối năm và bắt đầu năm mới ở mức cao nhất trong sáu tháng.
Trong một thế giới ngày càng nhiều bất ổn về chính trị và kinh tế, việc tăng cường dự trữ vàng trở thành ưu tiên hàng đầu, ông Song nói.
“Vàng, với tư cách là loại tiền tệ mạnh được cả chính phủ và người dân ưa chuộng trong hàng trăm năm, chứa đựng các khả năng phòng hộ và tăng giá độc đáo, điều mà các loại tiền tệ thông thường không có. Vàng trở nên thích hợp đặc biệt khi chính phủ tăng cung tiền quá mức”.
nguồn: Trên mạng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét