Chủ Nhật, 22 tháng 1, 2023

Bhutan: vương quốc hạnh phúc nhất thế giới

Bhutan: vương quốc hạnh phúc nhất thế giới
Có một vương quốc kỳ lạ trên thế gian này, nơi ấy không có người vô gia cư, không có tội phạm, không sát sinh, không chặt phá rừng, không quan tâm Internet. Nơi mà thần tích triển hiện qua những câu chuyện luân hồi chuyển sinh trong hoàng tộc, chữa bệnh bằng nhân quả, qua loại linh dược mà Phật để lại gọi là ‘Mật hoa của các vị Thần’ chảy ra từ núi đá. Nơi dùng chỉ số hạnh phúc để đánh giá mức độ hài lòng về cuộc sống, chứ không phải bằng những công trình tiện nghi hiện đại.

Những điều tuyệt diệu này chính là nói về Bhutan - nơi nằm giữa Ấn Độ và Trung Quốc, là một trong những quốc gia biệt lập nhất thế giới. Ẩn mình trên dãy Himalaya hùng vĩ với phần lớn dân số theo đạo Phật - Bhutan được xếp vào hàng Quốc gia bình yên và hạnh phúc nhất trên thế giới. Bên cạnh đó, nơi đây cũng ẩn chứa nhiều bí ẩn khiến thế giới phải kinh ngạc.



1. Chuyện tình Hoàng gia đẹp nhất thế giới

Quốc vương Bhutan Wangchuck và Hoàng hậu Jetsun Pema được xem là “Quốc vương và Hoàng Hậu trẻ tuổi nhất thế giới” hiện đang tại vị.

Nhưng điều khiến cả thế giới ngưỡng mộ lại chính là chuyện tình Hoàng gia này được ví như một câu chuyện cổ tích.

Năm đó hoàng tử Wangchuck 17 tuổi và luôn cố gắng không để lộ thân phận của mình. Trong một bữa tiệc ở tư gia, ông quen một cô gái 7 tuổi tên là Pema.



Wangchuck kể lại: Khi đó ông một mình ngồi chơi trên một bãi cỏ cách xa đám đông, bỗng có một cô bé 7 tuổi đến trước mặt ông, đột nhiên nắm lấy tay Wangchuck nói: “Cho em theo anh với”.

Khi hoàng tử hỏi tại sao thì cô bé đáp: “Bởi vì em thích anh”.

Wangchuck đáp lại: “Đợi em lớn, nếu anh chưa lập gia đình còn em chưa kết hôn và chúng ta vẫn thích nhau, anh sẽ nguyện ý lấy em làm vợ”.

Không ngờ sau nhiều năm, hai người họ đã có duyên gặp lại nhau và thực sự nên duyên vợ chồng. Quốc vương Wangchuck nói: “Có lẽ đây chính là yêu từ cái nhìn đầu tiên, là an bài của số phận”.

Trong hôn lễ, Quốc vương nói rằng: “Pema mặc dù còn rất trẻ, nhưng cô ấy là một người tốt, sẵn sàng phục vụ nhân dân và đất nước mà không cần phải có sự sắp đặt từ trước”.

Quả là duyên phận đã tạo nên một tình yêu đẹp giữa Quốc vương và Hoàng hậu Bhutan phải không các bạn?

2. Trải nghiệm luân hồi của Vương Thái hậu

Các bạn thân mến! Vốn là một quốc gia có niềm tin tín ngưỡng mạnh mẽ vào đạo Phật, nên những câu chuyện luân hồi, nhân quả ở Bhutan rất phổ biến.

Vương Thái hậu Dorji Wangmo Wangchuck, mẹ của Quốc Vương - từng xuất bản cuốn sách “Vùng đất Bhutan bí ẩn” - kể về trải nghiệm bà có một giấc mơ tiền kiếp cứ lặp đi lặp lại.

Vương Thái hậu Dorji Wangmo Wangchuck kể về trải nghiệm luân hồi của bà (Ảnh: chụp từ video)

Trong giấc mơ, bà thấy một ngôi nhà ba tầng rất to theo phong cách truyền thống của người Bhutan. Một người phụ nữ yêu kiều, mảnh khảnh, gần 30 tuổi, đứng trên ban công với một đứa con đang ngủ trên lưng.

Cuối cùng một ngày, bà kể với cha bà về ngôi nhà trong giấc mơ. Cha bà khẳng định: “Đó là ngôi nhà ở Scherner Xingchun. Ta đã từng qua và nó giống hệt như những gì con tả”.

Thế là, một ngày vào năm 1993, bà quyết định đến tận mắt xem ngôi nhà đó như thế nào. Khi tới nơi, quang cảnh hiện ra trước mắt đúng như những gì bà đã thấy trong mơ, kể cả các chi tiết của ngôi nhà, sự việc, con người… Trong u minh tăm tối, mọi thứ dường như đã được an bài.

Lúc này, trong tâm Vương Thái Hậu gần như tin chắc rằng đây là nơi bà đã từng sống trong kiếp trước.

Vương Thái Hậu tin rằng luân hồi thực sự tồn tại. Trong cuốn sách của mình, bà viết: “Chúng ta không thể đoán trước được chúng ta sẽ tái sinh ở đâu và vào lúc nào, nhưng phẩm chất và bản chất của kiếp sau của một người có thể được quyết định bởi những công đức tích lũy trong kiếp trước của họ. Nó là như vậy, ít nhất là ở một mức độ nào đó, bao gồm cả việc người đó có chân thành và thương xót hay không, có đối xử tốt với mọi người trong cuộc sống hàng ngày hay không. Những người được đặc ân nhất là những người có trái tim vô cùng thuần tịnh. Cuối cùng họ sẽ đạt được niết bàn và không cần chuyển sinh".

3. Đại sư Vairotsana chuyển sinh thành Vương tử Bhutan

Năm 2013, hoàng tử bé Dasho Jigme Jigten Wangchuck của Bhutan chào đời, là con của công chúa Ashi Sonam Dechan Wangchuck, em gái Quốc Vương. Khi mới 3 tuổi, cậu bé đã có thể kể rất nhiều chuyện về tiền kiếp của mình, rằng cậu đã từng là Đại Sư Vairotsana - một dịch giả Tây Tạng nổi tiếng vào thời nhà Đường.

Năm 2019, cậu bé theo mẹ đến Hang thiêng Vairocana, thuộc khu tự trị A Bá, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc để tìm kiếm dấu vết về tiền kiếp của mình. Theo truyền thuyết, Hang thiêng Vairocana là nơi mà Đại sư đã ở đây dịch kinh Phật.

Hoàng tử bé tìm kiếm dấu ấn của tiền kiếp (Ảnh: chụp từ video)

Tại đây, cậu bé nhận ra những đồ dùng mình từng sử dụng khi tu luyện trong hang. Cậu tìm được những cuốn kinh thư tiếng Tạng cổ đã từng sử dụng ở kiếp trước, và nơi cất giữ kinh thư. Cậu cũng nhận ra những ngôi chùa mà những đời trước mình từng đến đó tu hành, và những người cậu từng quen ở kiếp sống trước.

Đại sư Vairotsana đã để lại 25 thánh tích trong quá trình tu hành ở đây. Trên mặt đá dọc đường còn có dấu vết của việc ông tìm tòi Kinh Kim Cương và Đại Tạng Kinh quý báu, và 16 hạt tràng hạt vô tình bị thất lạc khi tu hành…

Việc hoàng tử bé tìm kiếm dấu ấn của tiền kiếp được xem như một “chuyến hành hương”, xác thực kiếp trước của hoàng tử bé này chính là vị Thánh đồ Phật giáo Tây Tạng - Đại sư Vairotsana

4. Shilajit - Linh dược mà Phật Dược Sư ban cho con người

Nếu đã từng đặt chân đến vùng đất Tây Tạng, hẳn không ít người đã được nghe và biết đến Shilajit – loại linh dược trị bách bệnh mà Phật Dược Sư ban cho con người.

Trong tiếng Phạn, Shilajit có nghĩa là “người chinh phục núi cao”, tiếng Trung gọi là Hỷ Lai Chi. Himalaya được gọi là núi thánh bởi sự tinh khiết và thiêng liêng của nó, ở đó có rất nhiều người tu hành ẩn dật. Shilajit là bảo vật trong lòng núi Himalaya, được người đời xem là kỳ tích của nơi này.

Bhutan vẫn giữ được mạch chảy Shilajit không ngừng nghỉ suốt hàng ngàn năm qua (Ảnh: chụp từ video)

Nói đến sự hình thành của Shilajit, chúng ta có thể ngược dòng thời gian hàng triệu năm trước, sau sự va chạm của lục địa Ấn Độ - Á Âu đã hình thành núi Himalaya. Khi đó, có rất nhiều thực vật từ biển và lục địa bị ép lại dưới áp suất cao và sự giá lạnh, sau đó đã hình thành một chất nhựa màu đen tự nhiên, rồi thẩm thấu ra bên ngoài khe núi.

Theo ghi chép trong Thánh điển Phệ Đà, Shilajit đã được nhân loại sử dụng suốt hơn 3.000 năm qua - là loại linh dược “xua đuổi bệnh tật”, và là “nguồn gốc của sức mạnh, của trường sinh”, hay còn có tên là “mật hoa của các vị Thần”.

Trong 4 bộ sách kinh điển của Y học Tây Tạng, Shilajit vốn được xem là thứ thuốc mà Phật Dược Sư ban cho con người, nhằm giúp đỡ nhân loại trong thời kỳ mạt kiếp.

Ngày nay, Shilajit đã bị khai thác gần như cạn kiệt, thì những khe núi đá ở Bhutan vẫn không ngừng chảy ra loại bảo dược trân quý này.

Năm 1986, Bhutan đã từ chối vốn hỗ trợ dự án xây dựng đập thủy điện của Ngân hàng Thế giới, bởi vì dự án này sẽ nhấn chìm một khu bảo tồn thiên nhiên. Có lẽ chính vì nơi đây được xem là mảnh đất bảo tồn nền văn hoá truyền thống và tín ngưỡng tốt nhất trên thế giới, nên Tiểu quốc bí ẩn này vẫn giữ được mạch chảy Shilajit không ngừng nghỉ suốt hàng ngàn năm qua.

5. Quốc gia hạnh phúc nhất thế giới

Ngày quốc tế hạnh phúc 20/3 được Liên Hợp Quốc tôn vinh đã lấy ý tưởng từ Bhutan, quốc gia duy nhất lấy chỉ số Tổng Hạnh phúc Quốc dân để quản lý và phát triển đất nước.

Bhutan quan tâm đến sự hạnh phúc của người dân hơn các chỉ số kinh tế .(Ảnh: Getty Images)

Thay vì GDP và những chỉ số đánh giá nền kinh tế, Bhutan quan tâm đến các chỉ số đặc biệt về môi trường, giá trị văn hóa, niềm tin tôn giáo, mức độ hài lòng với cuộc sống, giờ ngủ bình quân của người dân… Họ cũng không ồ ạt phát triển ngành công nghiệp du lịch.

Thủ tướng Bhutan, Lotay Tshering, từng nói: “Khi chúng tôi hiểu rằng tiền bạc và tài sản vật chất không thể chuyển hoá thành những gì bạn thực sự muốn trong cuộc đời… như sự bình yên trong tâm trí và hạnh phúc… vậy thì tại sao chúng tôi phải đặt nó làm mục tiêu sống của mình?

6. Chữa bệnh bằng nhân quả

Cách chữa bệnh ở Bhutan khá tương đồng với Y học Tây Tạng - nghĩa là, cách khám bệnh hoàn toàn khác với các bác sĩ Tây Y, bác sĩ Tây Tạng trước hết xem nhân quả kiếp trước, sau đó là thói quen sinh hoạt trong kiếp này, cuối cùng mới là dùng thuốc.

Tại sao lại nói đến nhân quả? Bởi vì họ hiểu rằng đã bị bệnh thì nhất định là vì có những điều cố chấp, tham lam hoặc hận thù đối với những điều gì đó, từ đó dẫn đến sự mất cân bằng trong cơ thể.

Phương thức chữa bệnh của bác sĩ nơi đây dựa trước nhất vào nhân quả (Ảnh: pixabay)

Ngoài môi trường, trái tim của con người mới là nguyên nhân căn bản khiến bản thân mắc bệnh. Nhà Phật cho rằng tham, sân, si hay còn gọi là “tam độc” có thể gây hại cho thân mạng và tuệ mạng của chúng ta, là nguồn gốc của mọi điều phiền não.

Vì thế, khi bệnh nhân tìm đến, đầu tiên bác sĩ sẽ hóa giải tâm bệnh. Cuối cùng, nếu bệnh quá nặng, nhất định phải dùng thuốc thì bác sĩ mới kê toa.

7. Không sát sinh

Điều này có thể khiến chúng ta kinh ngạc, nhưng tại Bhutan, hơn 40% người dân sống thuần chay, do đó số lượng thịt tiêu thụ không nhiều. Vì là đất nước Phật giáo, nơi mà cả chính quyền và hoàng gia hầu hết đều theo đạo Phật, nên việc sát sinh là điều cấm kỵ.

Thịt ở đây chủ yếu nhập khẩu từ các quốc gia lân cận. Ngay ở những nhà hàng hoặc khách sạn lớn, tiệc buffet cũng chỉ có 1 - 2 món thịt, 3 món rau cơm và mì.

Khi tới Bhutan, du khách sẽ thấy cảnh tượng những chú chó có mặt ở khắp mọi nơi, chúng sống gần gũi với con người một cách rất tự nhiên.

8. Không chặt phá rừng

Bhutan được mệnh danh là Vương quốc “Rồng Sấm”. Thiên nhiên ưu ái ban tặng nơi đây vẻ đẹp núi non nên thơ. Nằm trên dãy Himalaya hùng vĩ, Bhutan có đến hơn 60% diện tích là những nơi hoang dã. Khung cảnh thiên nhiên ngoạn mục, không khí trong lành; rừng, động vật và môi trường được bảo vệ nghiêm ngặt.

Những ngọn núi ở Bhutan tràn ngập màu xanh của cây. (Ảnh: pixabay)

Hiến pháp Bhutan quy định rằng ít nhất 60% đất nước của họ sẽ phủ xanh bởi rừng. Việc chặt cây ở đây là vi phạm pháp luật, bạn có thể sẽ phải ngồi tù nếu không tuân theo. Việc đánh bắt cá cũng vậy, đây được cho là hành vi phá hoại thiên nhiên. Chính phủ khuyến khích người dân tự trồng cây lấy củi làm chất đốt và phục vụ cho xây dựng.

Thêm nữa, túi nilon bị cấm sử dụng ở đây từ năm 1999. Thuốc lá bị cấm từ năm 2005, đến nay, Bhutan trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới không hút thuốc.

9. Không có người vô gia cư

Có lẽ, Bhutan là quốc gia duy nhất không có người vô gia cư. Nếu như một người không tự mua được một căn nhà, họ chỉ cần đến gặp chính quyền thì sẽ được cấp cho một mảnh đất làm ruộng và dựng nhà.

Các chàng trai sau khi kết hôn sẽ đến nhà vợ sống cho đến khi anh ta có đủ tiền để mua một mảnh đất.

Ở Bhutan, người dân không khuyến khích kết hôn với người ngoại quốc. Đây là chính sách để bảo tồn bản sắc văn hoá và những giá trị truyền thống của họ.

10. Không có tội phạm

Người dân Bhutan thành kính đối với các vị Thần, Phật, tin vào nhân quả nên sống rất từ bi, nhân ái. Họ thường làm những việc tốt cho người khác. Họ sống ít mưu cầu về vật chất hoặc tích trữ. Công việc chủ yếu là làm nông và các nghề thủ công truyền thống.

Ở Bhutan, một hoàng tử có thể chơi bóng với trẻ em mà không có bất cứ sự phân biệt nào. Họ hiểu rằng mỗi sinh mệnh đều bình đẳng về nhân cách và hạnh phúc, quyền lực và tài sản không quyết định được vị thế của mỗi người.

Người dân Bhutan có lối sống giản dị nhưng rất hạnh phúc và sâu sắc (Ảnh: chụp từ video)

Người dân Bhutan cũng không quan tâm tới Internet hay TV. Họ quan niệm rằng những các thông tin tiêu cực trên đó sẽ tạo nên sự đố kỵ, ghen ghét, và những bộ phim khủng bố… sẽ tạo nên tâm lý bạo lực, hoang mang. Thay vào đó, họ sẽ dành thời gian để tận hưởng cuộc sống và tìm về với chính mình.

Thủ tướng Lotay từng nói trên tờ CNN rằng: “Thứ hạnh phúc chúng tôi tìm kiếm trong cuộc đời là sự hài lòng, tự chủ tâm trí, và tự chủ những mong muốn. Đừng ghen tị với người khác, hãy biết hạnh phúc với những gì bạn có; hãy biết đồng cảm, hãy trở thành xã hội mà bạn sẽ hạnh phúc hơn khi cho đi. Quốc vương của chúng tôi đã đúng khi gọi Tổng Hạnh phúc Quốc dân là sự phát triển của những giá trị. Nếu chính sách không đi kèm với các chỉ số hạnh phúc, nếu chính sách không thân thiện với môi trường, nếu chính sách không đảm bảo cho sự thịnh vượng của người dân, thì chính sách đó sẽ không bao giờ có mặt ở đất nước chúng tôi".

***

Khi cả thế giới đang rơi vào vòng xoáy của dịch bệnh Covid-19 trong hơn 2 năm qua, thì tính đến nay Bhutan mới chỉ có 3 ca tử vong vì Covid-19.

Điều gì giải thích cho sự thần kỳ này? Phải chăng vì Bhutan luôn kính ngưỡng Thần Phật, tôn trọng thiên nhiên và sống hòa ái nên được các Thần linh bảo hộ?

Mảnh đất Bhutan đầy ắp các giá trị văn hoá và tín ngưỡng đã được xây dựng từ hàng trăm năm qua. Có thể, Bhutan không có những thành phố lớn rực rỡ ánh đèn, không có những công trình, máy móc tối tân, hiện đại nhất, nhưng ở đây luôn tồn tại hạnh phúc và bình yên thật sự.

nguồn: Trên mạng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét