Hạnh phúc chỉ có khi chúng ta biết Buông bỏ
Bộ óc, con tim của chúng ta chỉ bằng nắm tay, sức chứa của chúng đều có hạn. Nếu chúng ta bắt chúng phải chứa đầy căm thù, bất hạnh, buồn chán, bất mãn... thì còn đâu chỗ cho hạnh phúc, tình thương... Vì vậy, phải biết buông bỏ tất cả những căm thù, bất hạnh, buồn chán, bất mãn trong tâm, trong đầu thì hạnh phúc mới có thể đến với bạn. Đặc biệt, càng về già càng phải buông bỏ nhanh, thì mới có thể sống khỏe, sống lâu được.
1) Thầy giáo già cũng tham lam ích kỷ
Hôm qua mùng 7 Tết Quỹ Mão, trường mình tổ chức cho cán bộ công nhân viên đi tham quan chùa Tam Chúc Ninh Bình. Chùa này mình chẳng ưa thích gì, nhưng vì tham quan miễn phí nên mình cũng đi coi như là một ngày leo núi thể dục.
Dọc đường vào chùa, tự nhiên có một đồng nghiệp trẻ mà mình rất tôn trọng, nói chuyện với mình về một ông thầy già vừa ích kỷ hẹp hòi, vừa dốt nát và tham lam. Mình ngạc nhiên quá vì vừa hôm mùng 5 Tết, khi đến chúc tết một giáo viên già khác cùng khoa (thầy đã 80 tuổi) mà mình rất kính trọng, nhân nói về một việc cùng hợp tác, thầy cũng cũng nói như vậy về ông thầy già kia và bảo không thể hợp tác được.
Tham lam trong Phật Giáo được xem là một nổi khổ đứng hàng đầu bởi nó gây ra những hậu quả nhiều khi không thể tưởng tượng nổi. Vì lòng tham mà dẫn tới sân hận, vì tham nên mới khiến con người ta bị suy mê và u tối và cũng vì tham mà mới tạo ra các dục vọng, rồi gây thành nghiệp ác. Người tham lam không bao giờ biết chia sẻ. Họ luôn luôn sống theo nguyên tắc “bánh ít cho đi thì phải có bánh quy cho lại”.
Người ích kỷ hẹp hòi luôn luôn nghĩ mình là trung tâm, tiếng nói của họ là quan trọng nhất. Họ luôn luôn áp đặt người khác, ai cũng phải chấp nhận, nhất là giáo viên ít tuổi hơn. Do đó, họ không bao giờ muốn nghe những điều người khác nói. Người khác vừa nói được mấy câu là họ lên tiếng chặn họng ngay và bác bỏ luôn ý kiến của người khác. Đặc biệt, người ích kỷ có “năng lực đặc biệt” là luôn tận dụng mọi tình huống hàng ngày để kiếm lợi. Dĩ nhiên, vì họ luôn luôn áp đặt người khác và không nghe ý kiến người khác nên họ rất dốt chuyên môn dù cũng khoác trên mình mảnh bằng tiến sĩ do Bộ Giáo dục Việt Nam cấp.
Nói xong những chuyện về ông thầy già xấu tính trên, cả đồng nghiệp trẻ lẫn thầy 80 tuổi của mình đều bảo thương cho ông ấy, già rồi, bệnh tật đầy mình rồi, mổ mấy lần rồi, không biết còn sống được bao lâu mà sao vẫn không biết buông bỏ tính tham lam ích kỷ đi.
Cả ngày hôm qua, mình vừa tham quan, vừa mang truyện đi đọc những lúc rảnh rỗi, nhất là trong lúc xe chạy, nên mình không nghĩ nhiều. Tuy nhiên sáng nay ngủ dậy, tự nhiên câu chuyện ông thầy già xấu tính lại làm mình suy nghĩ. Không biết sau này bằng tuổi ông ấy, mình có lẫn đến mức như ông ấy không. Và mình nhớ đến một số lời khuyên dưới đây.
Trong hành trình của cuộc đời, dù người thân, bạn bè có thân thiết đến đâu, dù gia đình giàu có, quá khứ có buồn đau đến đâu, thì cuối cùng chúng ta cũng phải "học cách buông!" Chỉ khi xem nhẹ, nghĩ thoáng, ngộ ra, trong lòng không chút gò bó, con người mới có thể sống một cuộc sống thư thái, thoải mái.
Có câu chuyện xưa, kể về một con quạ đen ngậm miếng thịt trong mỏ, đằng sau có một con đại bàng đang đuổi theo nó. Con quạ cắp miếng thịt và dùng hết sức bay về phía trước. Nhưng đại bàng dĩ nhiên luôn luôn nhanh hơn quạ. Khi sắp bị đuổi kịp, lúc này con quạ mệt mỏi kiệt sức không còn sức để quan tâm đến miếng thịt trong miệng. Nó đành há miệng để thở dốc thì tự nhiên miếng thịt rơi xuống. Và bất ngờ làm sao, con đại bàng bỏ nó để lao theo miếng thịt. Lúc này con quạ mới bàng hoàng nhận ra, nếu biết buông bỏ miếng thịt sớm hơn thì nó đã không suýt chết!
Kỳ thật, trong cuộc sống rất nhiều người chúng ta có cách sống tựa như con quạ. Họ bám chặt vào đủ thứ tiền tài, danh vọng, chức tước... Cả cuộc đời họ vất vả và mệt mỏi, bản thân lao động, suy nghĩ, tính toán nhiều đến kiệt quệ. Tôi đã gặp rất nhiều người như thế, kể cả người rất thân trong gia đình mình. Trong khi đó, chỉ cần chúng ta học được cách buông bỏ, nhất là buông quá khứ, buông danh lợi, buông tình cảm... thì chắc chắn sẽ có ngay một tương lai tràn đầy hạnh phúc.
3) Buông quá khứ
Những người thân yêu trong quá khứ, có những chuyện nghĩ lại mà đau đớn lòng, dù thăng trầm, vui buồn, tất cả đều đã qua! Tự trách và hối hận cũng chẳng ích gì, quá khứ chỉ có thể “nhớ lại” chứ không thể “quay lại”. Chỉ bằng cách buông bỏ gánh nặng của "quá khứ", chúng ta mới có đủ nghị lực để tiến về phía trước.
Trong kinh tế, có những điều chúng ta thừa nhận là chúng luôn luôn đúng, đúng ở mọi nơi, mọi lúc... Vì chúng là chân lý, nên kinh tế học dùng chúng làm những nguyên lý, những tiên đề để trên cơ sở đó xây dựng nên ngành khoa học kinh tế mà chúng ta ai cũng phải biết.
Một trong những nguyên lý quan trọng nhất của khoa học kinh tế là "Con người duy lý suy nghĩ tại điểm cận biên".
Người duy lý là người làm gì cũng dựa trên cơ sở khoa học, luôn luôn tuân thủ đúng các quy định của pháp luật và đạo đức, truyền thống của dân tộc, Nguyên tắc hành động của họ là cái gì đúng với lương tâm, với lẽ phải, thì nhất định làm; cái gì ngược với lương tâm, với lẽ phải, thì nhất định không làm.
Cận biên là ngay bên cạnh. Nếu bạn đang học đại học năm thứ nhất thì năm thứ hai là cận biên. Nhìn xa hơn những năm học còn là cũng là cận biên, mà nhìn xa hơn nữa 5-10 năm tới cũng có thể được xem là cận biên.
Người duy lý là người làm gì cũng dựa trên cơ sở khoa học, luôn luôn tuân thủ đúng các quy định của pháp luật và đạo đức, truyền thống của dân tộc, Nguyên tắc hành động của họ là cái gì đúng với lương tâm, với lẽ phải, thì nhất định làm; cái gì ngược với lương tâm, với lẽ phải, thì nhất định không làm.
Cận biên là ngay bên cạnh. Nếu bạn đang học đại học năm thứ nhất thì năm thứ hai là cận biên. Nhìn xa hơn những năm học còn là cũng là cận biên, mà nhìn xa hơn nữa 5-10 năm tới cũng có thể được xem là cận biên.
"Con người duy lý suy nghĩ tại điểm cận biên" nghĩa là người có lý trí, có hiểu biết khoa học, thì không nên nghĩ về quá khứ, cũng không cần nghĩ đến hiện tại, mà nên dành tâm trí, sức lực nghĩ về tương lai, nghĩ xem trong năm tới có nên học tiếp hay bỏ học đi làm, nếu học tiếp thì sẽ học thế nào; rồi 5-10 năm tới sẽ học gì, làm gì... Và khi đó người duy lý sẽ luôn hành động một cách tốt nhất những gì họ có thể để đạt được mục tiêu cao nhất với chi phí ít nhất.
4) Buông truy cầu danh lợi
Mọi người đều khao khát công thành danh toại, nhưng quá nhiều thì không tốt! Người xưa nói: "Xác lập vinh nhục, sau đó thấy tệ nạn. Của cải, tiền tài tích tụ, sau đó thấy tranh giành".
Khi vinh nhục thế gian được thiết lập, các thói xấu khác nhau của bản chất con người sẽ có cơ hội lộ ra và phát triển. Khi của cải, hàng hóa được tích lũy, các cuộc tranh giành, chiếm đoạt cũng theo đó mà xuất hiện. Lòng tham nếu không được chế ngự vĩnh viễn sẽ bị chìm đắm trong việc theo đuổi truy cầu danh lợi, không thể tự thoát ra được.
Cẩn thận ngẫm lại thật ra chúng ta cần gì? Đời người như một giấc mộng, sinh ra, ta đến với hai bàn tay trắng, khi ra đi, chỉ là một nắm đất vàng, không mang theo được dù là vật nhỏ nhất, sao phải phí cả đời vì danh lợi mà không thoát ra được, rốt cuộc vì sao lại bận rộn như vậy? Chính mình cũng mê mang. Chỉ có học cách buông mới có được sự bình yên trong tâm hồn.
Chúng ta cày cấy, thái độ làm người chúng ta xử sự đến nơi đến chốn, làm mà không cầu, đáng có thì tự nhiên sẽ có, đó gọi là "Biết đủ thường vui".
5) Buông tình cảm
Con người có rất nhiều cảm xúc, trong lòng thường mang những cảm xúc tiêu cực không tên, bao gồm những mâu thuẫn, định kiến, quan niệm sai lầm... Về khoản “mở rộng tấm lòng” thì người lớn không bằng trẻ con! Trong thế giới của trẻ thơ, phút trước chúng cãi nhau, phút sau lại cười đùa vui vẻ như không có chuyện gì xảy ra.
Nhưng ở thế giới người lớn thì không, họ có thể trở mặt thành kẻ thù của nhau chỉ vì một chút chuyện nhỏ.
Người với người khi chung sống với nhau sẽ có thời điểm xảy ra mâu thuẫn, mỗi người đều lớn lên trong những môi trường khác nhau, có những suy nghĩ, quan điểm khác nhau, tất nhiên sẽ không tránh khỏi xích mích. Vậy nên chỉ có buông bỏ định kiến chủ quan của mình, hiểu người khác nhiều hơn, thì tâm tình chúng ta mới có thể thấy trời cao biển rộng. Hơn nữa, chỉ bằng cách buông bỏ thành kiến đối với mọi người, thì chúng ta mới có thể thấy được những điểm mạnh và mặt tốt của mỗi người.
Ngoài ra còn có một kiểu tình cảm đặt hết vào người khác, điều này nhất định phải sửa. Có câu: “Đa tình từ xưa luôn dư hận, mộng đẹp xưa nay rất dễ tan”. Đa tình dư hận, mộng đẹp dễ tan, nhân sinh luôn có những điều bất đắc dĩ, nhất là khi yêu một người rất nhiều, một thời gian tình cảm đó bị tan vỡ, dễ khiến bản thân buồn bực không vui.
Nghĩ lại điều ta cần là gì đây? Thật ra, chúng ta đều trần trụi đến thế gian, và cuối cùng lại yên lặng một mình rời đi. Tất cả những người chúng ta gặp trong đời đều là khách qua đường, cho dù chúng ta thân thiết như cha mẹ hay con cái. Sự khác biệt chỉ là thời gian lưu lại dài hay ngắn trong cuộc đời. Thử hỏi ai có thể bên nhau mãi mãi được? Cho nên, không cần vì tình cảm mà bi thương, cuộc đời là một con đường dài, hãy sống hết mình, đối xử tốt với chính mình, học cách biết ơn, học cách trân trọng mọi thứ đang có, và cảnh giới cuộc sống sẽ trở nên khác biệt.
6) Có xả bỏ mới có đắc được
Lòng tham của con người là sát thủ trói buộc tâm hồn trong sáng. Những thứ rắc rối, khiến chúng ta cảm thấy khó chịu, thường không phải là những nhân tố bên ngoài, mà là từ cái "tôi" khởi tâm động niệm. Phật gia có câu: “Thế gian bản vô sự, người tầm thường tự gây phiền nhiễu”. Cái “tôi” này đầy rẫy tham vọng, rất dễ rơi vào vực thẳm không thể thoát ra được.
Ví dụ, “tôi” muốn đạt giải nhất trong kỳ thi để gây ấn tượng với người khác; “tôi” muốn mua một chiếc túi hàng hiệu hoặc một chiếc xe hơi sang trọng, để có thể đi chơi thật phong cách; “tôi” chỉ nghĩ người ấy không vừa mắt; “tôi” chỉ muốn ở bên người ấy, hay “tôi” rất nhớ ông nội đã quá cố; "tôi" cần kiếm thật nhiều tiền để lo cho con đi học nước ngoài, cho vợ chi tiêu thoải mái, để có tiền biếu bố mẹ mình và bố mẹ vợ hàng tháng… Quá nhiều suy nghĩ trở thành gông cùm nội tâm, làm sao cuộc sống có thể tự do và dễ dàng?
Mỗi người đều cố thủ vào các chấp trước của mình, không muốn tiến lên, làm sao phát hiện phía trước còn có những điều tốt đẹp hơn, mỹ diệu hơn? Chỉ khi chọn buông bỏ, mới có thể tập trung vào hiện tại, nghĩ đến và chuẩn bị cho tương lai, và quan sát mọi thứ xung quanh mình, thì mới có thể nhìn thấy một khung cảnh tươi đẹp khác. Người xưa nói: “Buông bỏ, buông bỏ, có buông mới có được”, thật sự là lời nói chí lý, bởi có học được buông, tâm mới rộng, tim và óc mới có chỗ cất chứa hạnh phúc.
Học được nên buông khi đến lúc phải buông, sẽ cho phép chúng ta trở về với tâm hồn nguyên thủy, hồn nhiên, mộc mạc và giản dị, bất cứ lúc nào cũng lấy chính niệm, khoa học đối đãi, mới tràn đầy năng lượng tích cực trong cuộc sống. Hạnh phúc chính là đơn giản như vậy!
Lòng tham của con người là sát thủ trói buộc tâm hồn trong sáng. Những thứ rắc rối, khiến chúng ta cảm thấy khó chịu, thường không phải là những nhân tố bên ngoài, mà là từ cái "tôi" khởi tâm động niệm. Phật gia có câu: “Thế gian bản vô sự, người tầm thường tự gây phiền nhiễu”. Cái “tôi” này đầy rẫy tham vọng, rất dễ rơi vào vực thẳm không thể thoát ra được.
Ví dụ, “tôi” muốn đạt giải nhất trong kỳ thi để gây ấn tượng với người khác; “tôi” muốn mua một chiếc túi hàng hiệu hoặc một chiếc xe hơi sang trọng, để có thể đi chơi thật phong cách; “tôi” chỉ nghĩ người ấy không vừa mắt; “tôi” chỉ muốn ở bên người ấy, hay “tôi” rất nhớ ông nội đã quá cố; "tôi" cần kiếm thật nhiều tiền để lo cho con đi học nước ngoài, cho vợ chi tiêu thoải mái, để có tiền biếu bố mẹ mình và bố mẹ vợ hàng tháng… Quá nhiều suy nghĩ trở thành gông cùm nội tâm, làm sao cuộc sống có thể tự do và dễ dàng?
Mỗi người đều cố thủ vào các chấp trước của mình, không muốn tiến lên, làm sao phát hiện phía trước còn có những điều tốt đẹp hơn, mỹ diệu hơn? Chỉ khi chọn buông bỏ, mới có thể tập trung vào hiện tại, nghĩ đến và chuẩn bị cho tương lai, và quan sát mọi thứ xung quanh mình, thì mới có thể nhìn thấy một khung cảnh tươi đẹp khác. Người xưa nói: “Buông bỏ, buông bỏ, có buông mới có được”, thật sự là lời nói chí lý, bởi có học được buông, tâm mới rộng, tim và óc mới có chỗ cất chứa hạnh phúc.
Học được nên buông khi đến lúc phải buông, sẽ cho phép chúng ta trở về với tâm hồn nguyên thủy, hồn nhiên, mộc mạc và giản dị, bất cứ lúc nào cũng lấy chính niệm, khoa học đối đãi, mới tràn đầy năng lượng tích cực trong cuộc sống. Hạnh phúc chính là đơn giản như vậy!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét