Ngành xây dựng Việt Nam, mạng người rẻ rúng
Có hàng ngàn bé Hạo Nam trên xứ sở chúng ta!
FB Đỗ Ngà 3-1-2023 - Trước đây tôi từng làm việc trong ngành xây dựng, và tôi đã quyết định bỏ nghề vì vấn đề bên trong của ngành này. Các nhà thầu vì tiết kiệm chi phí đã rất coi nhẹ trách nhiệm về an toàn lao động, không tuân thủ các quy định cần thiết khi thi công. Cứ mỗi lần chứng kiến những tai nạn liên quan đến tính mạng, con người, mình cảm thấy bất lực và nản thực sự.Năm 2014 khi đang thi công cụm biệt thự cao cấp thuộc dự án Vinhomes Central Park Tân Cảng ngay tại chân cầu Sài Gòn. Trong lúc thi công ép cọc, vì không tuân thủ những nguyên tắc an toàn lao động, dàn đối trọng hàng chục khối bê tông (mỗi khối nặng đến 5 tấn) ngã nhào đè 2 công nhân. Khi đó phía Chủ đầu tư (tức Vinhomes) cho phong tỏa toàn bộ hiện trường, nội bất xuất ngoại bất nhập.
Không biết có ai đã gọi điện cho Công an phường và công an đã đến, tuy nhiên bảo vệ không cho vào và mời công an về. Công an phường “biết phận” nên đã ngoan ngoãn ra về. Đợi đến nửa đêm, Vin cho tháo dỡ hiện trường và dọn dẹp thật gọn như không có chuyện gì xảy ra. Mọi vấn đề đền bù phía Vin tự thỏa thuận với gia đình nạn nhân và sau đó vụ này chìm nghỉm, gần như người ngoài không biết gì.
Tại công trường Vinhomes Central Park Tân Cảng không chỉ xảy ra một vụ tai nạn đấy mà còn có nhiều vụ bị điện giật chết người khác. Tuy nhiên, tất cả đều được bịt rất gọn. Từ đó, tôi có ấn tượng xấu với doanh nghiệp này, nó là doanh nghiệp tàn nhẫn.
Lúc đấy công trình Landmark 81 đang thi công phần móng do nhà thầu Coteccons thi công. Theo như tôi biết nhà thầu này làm rất bài bản khâu an toàn lao động, tuy nhiên công trình Landmark 81 không có tai tiếng gì về an toàn lao động không có nghĩa là không có tai nạn lao động.
Làm trong ngành xây dựng tại Việt Nam tôi nhận ra một điều, những nhà thầu thường làm công tác an toàn lao động rất cẩu thả. Nguyên nhân là do họ phải nặn cho ra lợi nhuận vì vốn đầu tư bị phía chủ đầu tư và tư vấn giám sát gặm nhiều. Nếu không bôi trơn thì sẽ đứng ngoài lề cuộc chơi, cho dù anh có năng lực tốt cỡ nào.
Để thắng thầu các công trình có vốn ngân sách, phải biết luật chơi. Đó là phải chung chi với ban quản lý dự án để hai bên bắt tay nhau dựng nên một vỡ kịch đấu thầu, trong đó nhà thầu được chọn trước là nhân vật chính và dựng lên nhiều đối tượng chân gỗ (miền bắc gọi là quân xanh) để đấu và cuối cùng, điểm số thắng thầu luôn thuộc về nhà thầu đã chọn. Có những công trình chưa mở thầu mà nhà thầu đã vội tập kết vật tư chuẩn bị thi công rất lộ liễu.
Tôi từng làm công tác triển khai thi công nên tôi hiểu, bản thân đề xuất giải pháp an toàn lao động cho công trường nhưng thường bị bác bỏ bởi nó tốn kém. Bản thân điều hành công trình trong tình trạng thiếu điều kiện an toàn làm cho mình rất căng thẳng và bất an. May là thời tôi làm nghề này không để xảy ra vụ tai nạn nào nghiêm trọng. Dù rất chú ý an toàn lao động nhưng doanh nghiệp không đầu tư thì rất bất lực. Nản.
Tôi không lạ gì những công trình vốn ngân sách, ba bên bắt tay nhau nên họ không làm theo nguyên tắc để công trình có chất lượng và an toàn trong thi công. Giám sát có thể làm lơ nếu chi cho họ tiền, số tiền mua giám sát rẻ hơn nhiều số tiền đầu tư bài bản cho an toàn lao động.
Khâu an toàn lao động bị coi thường là bởi tính đặc thù ngành xây dựng Việt Nam. Thực tế nhà thầu phải xuất ra rất nhiều chi phí ngoài lề mới kiếm được dự án. Chi cho đại diện chủ đầu tư, chi cho tư vấn giám sát. Và tất nhiên, nhà thầu phải cắt giảm gì đó trong quá trình thi công để trả tiền cho nhóm “chuột” kia. Có thể nói, trong 100 nhà thầu thì chắc vài nhà thầu đầu tư bài bản cho an toàn lao động. Thực trạng ngành xây dựng Việt Nam nó thế nên tôi đã quyết định từ bỏ nghề này nhiều năm nay bởi tôi thấy tính mạng con người rẻ quá.
***
Vụ em bé 10 tuổi lọt lỗ cọc tại Đồng Tháp là một tai nạn thương tâm, chắc không còn hy vọng gì nữa. Lỗi lớn nhất là do thầu không hề rào chắn kỹ phạm vi công trường. Ai đã cạp mất rào chắn an toàn đó để trẻ con phải trả giá? Tôi tin rằng, đại diện chủ đầu tư và đơn vị tư vấn giám sát không thể không ăn chút gì trong hàng rào đó.
Bản chất ngành xây dựng Việt Nam là thế. Cần phải trừng trị thích đáng nhà thầu và đơn vị tư vấn giám sát đã xem nhẹ tính mạng con người. Tuy nhiên, để mọi nhà thầu ý thức cao về an toàn lao động trong thi công thì không thể, vì ngành này nó mục nát như chế độ này vậy.
-------------
Không biết có ai đã gọi điện cho Công an phường và công an đã đến, tuy nhiên bảo vệ không cho vào và mời công an về. Công an phường “biết phận” nên đã ngoan ngoãn ra về. Đợi đến nửa đêm, Vin cho tháo dỡ hiện trường và dọn dẹp thật gọn như không có chuyện gì xảy ra. Mọi vấn đề đền bù phía Vin tự thỏa thuận với gia đình nạn nhân và sau đó vụ này chìm nghỉm, gần như người ngoài không biết gì.
Tại công trường Vinhomes Central Park Tân Cảng không chỉ xảy ra một vụ tai nạn đấy mà còn có nhiều vụ bị điện giật chết người khác. Tuy nhiên, tất cả đều được bịt rất gọn. Từ đó, tôi có ấn tượng xấu với doanh nghiệp này, nó là doanh nghiệp tàn nhẫn.
Lúc đấy công trình Landmark 81 đang thi công phần móng do nhà thầu Coteccons thi công. Theo như tôi biết nhà thầu này làm rất bài bản khâu an toàn lao động, tuy nhiên công trình Landmark 81 không có tai tiếng gì về an toàn lao động không có nghĩa là không có tai nạn lao động.
Làm trong ngành xây dựng tại Việt Nam tôi nhận ra một điều, những nhà thầu thường làm công tác an toàn lao động rất cẩu thả. Nguyên nhân là do họ phải nặn cho ra lợi nhuận vì vốn đầu tư bị phía chủ đầu tư và tư vấn giám sát gặm nhiều. Nếu không bôi trơn thì sẽ đứng ngoài lề cuộc chơi, cho dù anh có năng lực tốt cỡ nào.
Để thắng thầu các công trình có vốn ngân sách, phải biết luật chơi. Đó là phải chung chi với ban quản lý dự án để hai bên bắt tay nhau dựng nên một vỡ kịch đấu thầu, trong đó nhà thầu được chọn trước là nhân vật chính và dựng lên nhiều đối tượng chân gỗ (miền bắc gọi là quân xanh) để đấu và cuối cùng, điểm số thắng thầu luôn thuộc về nhà thầu đã chọn. Có những công trình chưa mở thầu mà nhà thầu đã vội tập kết vật tư chuẩn bị thi công rất lộ liễu.
Tôi từng làm công tác triển khai thi công nên tôi hiểu, bản thân đề xuất giải pháp an toàn lao động cho công trường nhưng thường bị bác bỏ bởi nó tốn kém. Bản thân điều hành công trình trong tình trạng thiếu điều kiện an toàn làm cho mình rất căng thẳng và bất an. May là thời tôi làm nghề này không để xảy ra vụ tai nạn nào nghiêm trọng. Dù rất chú ý an toàn lao động nhưng doanh nghiệp không đầu tư thì rất bất lực. Nản.
Tôi không lạ gì những công trình vốn ngân sách, ba bên bắt tay nhau nên họ không làm theo nguyên tắc để công trình có chất lượng và an toàn trong thi công. Giám sát có thể làm lơ nếu chi cho họ tiền, số tiền mua giám sát rẻ hơn nhiều số tiền đầu tư bài bản cho an toàn lao động.
Khâu an toàn lao động bị coi thường là bởi tính đặc thù ngành xây dựng Việt Nam. Thực tế nhà thầu phải xuất ra rất nhiều chi phí ngoài lề mới kiếm được dự án. Chi cho đại diện chủ đầu tư, chi cho tư vấn giám sát. Và tất nhiên, nhà thầu phải cắt giảm gì đó trong quá trình thi công để trả tiền cho nhóm “chuột” kia. Có thể nói, trong 100 nhà thầu thì chắc vài nhà thầu đầu tư bài bản cho an toàn lao động. Thực trạng ngành xây dựng Việt Nam nó thế nên tôi đã quyết định từ bỏ nghề này nhiều năm nay bởi tôi thấy tính mạng con người rẻ quá.
***
Vụ em bé 10 tuổi lọt lỗ cọc tại Đồng Tháp là một tai nạn thương tâm, chắc không còn hy vọng gì nữa. Lỗi lớn nhất là do thầu không hề rào chắn kỹ phạm vi công trường. Ai đã cạp mất rào chắn an toàn đó để trẻ con phải trả giá? Tôi tin rằng, đại diện chủ đầu tư và đơn vị tư vấn giám sát không thể không ăn chút gì trong hàng rào đó.
Bản chất ngành xây dựng Việt Nam là thế. Cần phải trừng trị thích đáng nhà thầu và đơn vị tư vấn giám sát đã xem nhẹ tính mạng con người. Tuy nhiên, để mọi nhà thầu ý thức cao về an toàn lao động trong thi công thì không thể, vì ngành này nó mục nát như chế độ này vậy.
-------------
Có hàng ngàn bé Hạo Nam trên xứ sở chúng ta!
FB Lê Đức Dục 5-1-2023 - Mấy hôm nay trên FB mình không dám nhắc một dòng nào về Hạo Nam, dù tầm 15-20 phút mình lại vào các trang báo điện tử để cập nhật tình hình giải cứu.
Khi bạn đã có con, có cháu, bạn sẽ thấy những đứa trẻ thực sự là những thiên thần.
Và vì thế hình ảnh đứa bé 10 tuổi rơi lọt vào ống cống có đường kính 25cm nghĩa là đứa bé đó suy dinh dưỡng lắm rồi, nhà cơ cực lắm rồi, và 35 mét sâu nghĩa là em kẹt cứng trong đó.
Thiện lương trong mỗi người đều nguyện cầu phép màu cho em, nhưng thiện lương không thay đổi được thực tế. Không có phép màu nào cả.
Giờ hy vọng cuối cùng của ba mẹ em là đưa thi thể em lên từ lòng sâu 35 mét ấy để cho em một nấm mồ!
Cái chết của Hạo Nam làm cộng đồng thắt nghẹn lồng ngực, làm cả triệu người run rẩy buồng tim vì tất cả:
– Cái chết tức tưởi,
– Gia cảnh khó nghèo,
– Công trường tắc trách…
Nhưng đứa trẻ nào ra đi mà chẳng đớn đau?
Hôm 3 tháng 1, trong khi cộng đồng hướng về cuộc giải cứu bé Hạo Nam thì cũng có một đứa trẻ 4 tuổi, cũng sống ở miền Tây, cũng chết tức tưởi như thế nhưng ít ai để ý: Khi người mẹ chở đứa con trai 4 tuổi qua cây cầu ở xã Mỹ Thạnh (huyện Giồng Trôm – Bến Tre), xe máy va quẹt với xe tải làm bé Q.H ngồi sau xe máy lọt qua lan can cầu rơi xuống sông, tài xế xe tải nhảy theo cứu bé nhưng rồi cả tài xế và em bé 4 tuổi đều bị nước cuốn, không ai còn sống.
Cùng với bản tin là hình ảnh lan can cây cầu quá đơn sơ, nếu câu cầu được xây tử tế, chắc chắn bé trai 4 tuổi kia đã không lọt xuống sông, và em sẽ sống.
Hạo Nam cũng thế, em sẽ sống với rất nhiều chữ nếu: Nếu gia cảnh không quá nghèo khó; nếu công trường không tắc trách; nếu cứu hộ thật chuyên nghiệp…
Nhưng đâu chỉ có bé Hạo Nam hay Q.H, mỗi năm đất nước chúng ta có hàng ngàn đứa trẻ lẽ ra sẽ không chết nếu chúng ta không quá tắc trách và chăm chút các em chu đáo hơn.
Mấy tháng trước, đọc bản tin trên báo Tuổi Trẻ tôi thực sự sốc khi biết mỗi năm cả nước có gần 2.000 trẻ chết đuối! Con số đó trước đây là 3.300 trẻ/ năm!
Và chỉ trong một tháng hè năm 2022 vừa qua, cả nước có 140 em chết đuối.
2.000 đứa trẻ chết đuối mỗi năm đó đều là những Hạo Nam, bởi những đứa trẻ đều giống nhau, nó không như người lớn, khi chết đi được phân biệt bởi chức tước, bởi huân huy chương để có nghi thức to hay nhỏ. Tất cả chúng đều là những thiên thần.
Và với Hạo Nam chúng ta sẽ xúc động theo em bao nhiêu lâu thì nguôi quên để lao theo những dòng cảm xúc khác?
Chúng ta rồi sẽ quên Hạo Nam như từng quên bao nhiêu sinh mạng trẻ em khác đã ra đi vì sự tắc trách của người lớn.
Chúng ta có lỗi với Hạo Nam nhưng chúng ta đã làm gì để cuộc đời bớt đi những đứa trẻ khốn khó, còn gì đau hơn khi trẻ con phải chết tức tưởi vì mưu sinh?
Người lớn đã làm gì?
Hay chúng ta tiếp tục xây những tượng đài trăm ngàn tỷ đồng, hàng ngàn cổng chào nhấp nháy điện xanh đỏ tím vàng nguy nga mà quên đi việc xây những bể bơi để con số 2.000 trẻ chết đuối mỗi năm sẽ thấp xuống.
Hạo Nam, cái chết của em đã làm cả xã hội thấy đau đớn và có lỗi.
Sự chạy đua của cộng đồng nhằm cứu em khiến chúng ta hiểu sinh mạng con người là quý giá.
Nhưng rồi những đứa trẻ vẫn cứ chết tức tưởi, và mỗi năm vẫn có hàng ngàn Hạo Nam như thế trên xứ sở chúng ta!
Khi bạn đã có con, có cháu, bạn sẽ thấy những đứa trẻ thực sự là những thiên thần.
Và vì thế hình ảnh đứa bé 10 tuổi rơi lọt vào ống cống có đường kính 25cm nghĩa là đứa bé đó suy dinh dưỡng lắm rồi, nhà cơ cực lắm rồi, và 35 mét sâu nghĩa là em kẹt cứng trong đó.
Thiện lương trong mỗi người đều nguyện cầu phép màu cho em, nhưng thiện lương không thay đổi được thực tế. Không có phép màu nào cả.
Giờ hy vọng cuối cùng của ba mẹ em là đưa thi thể em lên từ lòng sâu 35 mét ấy để cho em một nấm mồ!
Cái chết của Hạo Nam làm cộng đồng thắt nghẹn lồng ngực, làm cả triệu người run rẩy buồng tim vì tất cả:
– Cái chết tức tưởi,
– Gia cảnh khó nghèo,
– Công trường tắc trách…
Nhưng đứa trẻ nào ra đi mà chẳng đớn đau?
Hôm 3 tháng 1, trong khi cộng đồng hướng về cuộc giải cứu bé Hạo Nam thì cũng có một đứa trẻ 4 tuổi, cũng sống ở miền Tây, cũng chết tức tưởi như thế nhưng ít ai để ý: Khi người mẹ chở đứa con trai 4 tuổi qua cây cầu ở xã Mỹ Thạnh (huyện Giồng Trôm – Bến Tre), xe máy va quẹt với xe tải làm bé Q.H ngồi sau xe máy lọt qua lan can cầu rơi xuống sông, tài xế xe tải nhảy theo cứu bé nhưng rồi cả tài xế và em bé 4 tuổi đều bị nước cuốn, không ai còn sống.
Cùng với bản tin là hình ảnh lan can cây cầu quá đơn sơ, nếu câu cầu được xây tử tế, chắc chắn bé trai 4 tuổi kia đã không lọt xuống sông, và em sẽ sống.
Hạo Nam cũng thế, em sẽ sống với rất nhiều chữ nếu: Nếu gia cảnh không quá nghèo khó; nếu công trường không tắc trách; nếu cứu hộ thật chuyên nghiệp…
Nhưng đâu chỉ có bé Hạo Nam hay Q.H, mỗi năm đất nước chúng ta có hàng ngàn đứa trẻ lẽ ra sẽ không chết nếu chúng ta không quá tắc trách và chăm chút các em chu đáo hơn.
Mấy tháng trước, đọc bản tin trên báo Tuổi Trẻ tôi thực sự sốc khi biết mỗi năm cả nước có gần 2.000 trẻ chết đuối! Con số đó trước đây là 3.300 trẻ/ năm!
Và chỉ trong một tháng hè năm 2022 vừa qua, cả nước có 140 em chết đuối.
2.000 đứa trẻ chết đuối mỗi năm đó đều là những Hạo Nam, bởi những đứa trẻ đều giống nhau, nó không như người lớn, khi chết đi được phân biệt bởi chức tước, bởi huân huy chương để có nghi thức to hay nhỏ. Tất cả chúng đều là những thiên thần.
Và với Hạo Nam chúng ta sẽ xúc động theo em bao nhiêu lâu thì nguôi quên để lao theo những dòng cảm xúc khác?
Chúng ta rồi sẽ quên Hạo Nam như từng quên bao nhiêu sinh mạng trẻ em khác đã ra đi vì sự tắc trách của người lớn.
Chúng ta có lỗi với Hạo Nam nhưng chúng ta đã làm gì để cuộc đời bớt đi những đứa trẻ khốn khó, còn gì đau hơn khi trẻ con phải chết tức tưởi vì mưu sinh?
Người lớn đã làm gì?
Hay chúng ta tiếp tục xây những tượng đài trăm ngàn tỷ đồng, hàng ngàn cổng chào nhấp nháy điện xanh đỏ tím vàng nguy nga mà quên đi việc xây những bể bơi để con số 2.000 trẻ chết đuối mỗi năm sẽ thấp xuống.
Hạo Nam, cái chết của em đã làm cả xã hội thấy đau đớn và có lỗi.
Sự chạy đua của cộng đồng nhằm cứu em khiến chúng ta hiểu sinh mạng con người là quý giá.
Nhưng rồi những đứa trẻ vẫn cứ chết tức tưởi, và mỗi năm vẫn có hàng ngàn Hạo Nam như thế trên xứ sở chúng ta!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét