7 nỗi sợ của du khách đến VN
Phạm Hà, Doanh nhân 13/1/2023 Tôi vừa tiễn một đoàn khách Pháp 10 người, đi du thuyền Hạ Long tham quan hai ngày một đêm. Họ rất thích cảnh đẹp Vịnh Rồng nhưng chê thậm tệ môi trường bụi lửng và rác. "Hạ Long mênh mông là rác", họ nói và cho biết không muốn trở lại nữa.Khi tôi muốn hỏi rõ hơn, họ chất vấn ngược: tại sao vịnh đẹp như thế, phí dịch vụ đắt thế mà môi trường lại ngập rác; vì sao khách phải xếp hàng rất lâu trong khi hoàn toàn có thể triển khai bán vé điện tử... Họ thậm chí nhìn ra tình trạng tham nhũng vặt ở các điểm tham quan.
Lăn lộn nhiều năm quảng bá và thu hút khách quốc tế, chúng tôi từng phát động chiến dịch WOW Vietnam, dựa trên những thế mạnh của đất nước để đưa ra bảy lý do (đặt theo các ký tự đầu của từ Việt Nam) mời gọi du khách tới thăm, gồm:
V - Varied landscape (Phong cảnh đẹp),
I - Indigenous culture (Văn hoá bản địa đặc sắc),
E - Exotic beaches (Bãi biển đẹp),
T - Timeless charm (Vẻ quyến rũ vô tận),
N - Natural heritage sites (Các di sản thiên nhiên),
A - Ancient cities (Các đô thị cổ),
M - Memories to cherish forever (Trải nghiệm đáng nhớ).
Nhưng tôi cũng không lạ lẫm gì với những phàn nàn như trên của đoàn khách Pháp. Tiếp xúc với khách quốc tế, tôi không ít lần rơi vào trạng thái nản lòng, khi biết một thực tế éo le: bất chấp mọi nỗ lực quảng bá bảy lý do nên đến Việt Nam của chúng tôi, khách nước ngoài cũng truyền tai nhau về bảy nỗi sợ khi tới Việt Nam, gồm:
cướp giật,
trộm cắp,
kẹt xe,
tai nạn giao thông,
thái độ phục vụ khách,
nhà vệ sinh bẩn,
ô nhiễm môi trường.
Việt Nam là một trong những quốc gia sớm mở cửa trở lại trong khu vực châu Á sau Covid-19. Tuy nhiên, du lịch Việt Nam 2022 đã không tận dụng được lợi thế dẫn đầu này. Chúng ta chỉ đón được khoảng 3,5 triệu lượt khách quốc tế, thấp hơn nhiều so với mục tiêu 5 triệu để tạo ra tổng thu 4,5 tỷ USD.
Việt Nam là một trong những quốc gia sớm mở cửa trở lại trong khu vực châu Á sau Covid-19. Tuy nhiên, du lịch Việt Nam 2022 đã không tận dụng được lợi thế dẫn đầu này. Chúng ta chỉ đón được khoảng 3,5 triệu lượt khách quốc tế, thấp hơn nhiều so với mục tiêu 5 triệu để tạo ra tổng thu 4,5 tỷ USD.
Nhiều cuộc hội thảo và không ít chuyên gia đã mổ xẻ nguyên nhân thất bại; trong đó, sự sụt giảm du khách Trung Quốc - vốn chiếm hơn 30% tỷ trọng khách quốc tế ở Việt Nam (do chính sách đóng cửa chống Covid của nước này) - được thừa nhận rộng rãi như một nguyên nhân khách quan, đặc thù của năm qua.
Tuy nhiên, sau khi Trung Quốc mở cửa vào 8/1, khảo sát từ các đơn vị du lịch cho thấy, Việt Nam không nằm trong top điểm đến của người Trung Quốc. Vì vậy, không thể chỉ dựa vào thị trường Trung Quốc, và về lâu dài, nếu không xoá bỏ được bảy nỗi sợ, không khắc phục được những yếu kém nội tại của mình, du lịch Việt Nam sẽ còn đối mặt với những thất bại khó bào chữa.
Theo tôi, chính phủ đã coi trọng phát triển du lịch như một ngành kinh tế thực sự - đóng góp hơn 10% GDP - thì cần có các giải pháp hiệu quả, được giám sát triển khai một cách quyết liệt và thống nhất trong toàn ngành.
Ngoài giải pháp cởi mở hơn về chính sách visa - đã được đề cập đến nhiều lần, tôi cho rằng, có ba điểm lớn khác cần thực hiện ngay để tạo tầm nhìn và nền tảng chắc chắn cho ngành du lịch phát triển đột phá.
Thứ nhất là định vị lại thương hiệu quốc gia. Chẳng hạn, nếu xác định Việt Nam như một điểm đến di sản, thì cách làm không phải là "ăn mày", mà sáng tạo từ di sản, cung cấp trải nghiệm du lịch cao cấp, chân thực và độc đáo. Nếu định vị mình là điểm đến thiên nhiên, thì cần cải thiện sao cho có nhiều trải nghiệm mới thú vị hơn, cơ sở hạ tầng tốt hơn, thuận tiện hơn.
Kinh nghiệm cho tôi thấy, nếu du lịch Việt Nam muốn đón khách có tiền, đi dài, ở lâu, như khách châu Âu, Australia, Mỹ - những người vốn ưa chuộng thiên nhiên và du lịch trải nghiệm - thì nên hạn chế cáp treo, giữ đảo nguyên sơ, biển sạch, rừng còn nguyên sinh, điểm đến luôn sạch, đẹp và văn minh. Sự can thiệp thô bạo vào cảnh quan, tạo ra những không gian dễ dãi, rẻ tiền không những phá hoạt tài nguyên du lịch mà còn gây định vị sai, hạ thấp thương hiệu điểm đến của Việt Nam.
Du lịch Việt không nên bỏ qua những du khách cao cấp hoặc khách lớn tuổi từ những nước phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc bởi do vấn đề sức khỏe, họ thường chọn lựa du lịch nghỉ dưỡng chữa bệnh, chăm sóc y tế lúc nghỉ hưu. Việt Nam có thể trở thành điểm đến lý tưởng để hưởng thụ cuộc sống khi tuổi cao.
Thứ hai, đầu tư hạ tầng và ứng dụng số vào quản lý du lịch đồng bộ, từ trung ương đến địa phương. Liên bộ, ngành, cơ quan cần dùng số, và nói chuyện bằng con số, xoá bỏ ước lượng cảm tính trong các báo cáo, gây ra những ngộ nhận về thành công thực sự của du lịch. Chẳng hạn, hiệu quả của khách quốc tế phải được xem xét đầy đủ cả về lượng ngoại tệ họ mang đến, chứ không chỉ dựa vào số lượt khách (nhiều, nhưng chi tiêu không đáng kể).
Chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao, vì thế, những đòi hỏi của du khách sẽ không có giới hạn. Trong khi khách du lịch sẵn sàng chi tiền để có thể từ máy bay bước thẳng ra xe limousine về khách sạn, thì tình trạng bắt họ xếp hàng mua vé trước các điểm tham quan chắc chắn là việc quá sức chịu đựng.
Thứ ba là quản lý tốt các điểm đến bền vững: xanh sạch đẹp, không có rác và nước thải bẩn. Ngoài việc xoá bỏ thành kiến về bảy nỗi sợ, đòi hỏi vai trò giám sát chặt chẽ của các địa phương, yếu tố quan trọng khác là khuyến khích mọi người làm du lịch một cách văn minh và hưởng lợi hợp pháp từ du lịch. Mỗi người dân đều có thể là một đại sứ. Từ nhân viên hải quan biết cười chào đón khách khi họ vừa đặt chân tới sân bay, đến người lái taxi biết từ bỏ lòng tham vặt để không "chặt chém", hay một người dân bản địa không tuỳ tiện xả rác... tất cả đều sẽ góp phần kiến tạo nên quốc gia du lịch.
Tôi tin rằng, với thế mạnh sẵn có của đất nước, bằng một chiến lược phát triển dài hạn và khát vọng đón khách một cách tử tế, du lịch Việt Nam sẽ vượt xa mục tiêu 8 hay 10 triệu lượt khách quốc tế.
Phạm Hà
https://vnexpress.net/7-noi-so-cua-du-khach-4559428.html
Tuy nhiên, sau khi Trung Quốc mở cửa vào 8/1, khảo sát từ các đơn vị du lịch cho thấy, Việt Nam không nằm trong top điểm đến của người Trung Quốc. Vì vậy, không thể chỉ dựa vào thị trường Trung Quốc, và về lâu dài, nếu không xoá bỏ được bảy nỗi sợ, không khắc phục được những yếu kém nội tại của mình, du lịch Việt Nam sẽ còn đối mặt với những thất bại khó bào chữa.
Theo tôi, chính phủ đã coi trọng phát triển du lịch như một ngành kinh tế thực sự - đóng góp hơn 10% GDP - thì cần có các giải pháp hiệu quả, được giám sát triển khai một cách quyết liệt và thống nhất trong toàn ngành.
Ngoài giải pháp cởi mở hơn về chính sách visa - đã được đề cập đến nhiều lần, tôi cho rằng, có ba điểm lớn khác cần thực hiện ngay để tạo tầm nhìn và nền tảng chắc chắn cho ngành du lịch phát triển đột phá.
Thứ nhất là định vị lại thương hiệu quốc gia. Chẳng hạn, nếu xác định Việt Nam như một điểm đến di sản, thì cách làm không phải là "ăn mày", mà sáng tạo từ di sản, cung cấp trải nghiệm du lịch cao cấp, chân thực và độc đáo. Nếu định vị mình là điểm đến thiên nhiên, thì cần cải thiện sao cho có nhiều trải nghiệm mới thú vị hơn, cơ sở hạ tầng tốt hơn, thuận tiện hơn.
Kinh nghiệm cho tôi thấy, nếu du lịch Việt Nam muốn đón khách có tiền, đi dài, ở lâu, như khách châu Âu, Australia, Mỹ - những người vốn ưa chuộng thiên nhiên và du lịch trải nghiệm - thì nên hạn chế cáp treo, giữ đảo nguyên sơ, biển sạch, rừng còn nguyên sinh, điểm đến luôn sạch, đẹp và văn minh. Sự can thiệp thô bạo vào cảnh quan, tạo ra những không gian dễ dãi, rẻ tiền không những phá hoạt tài nguyên du lịch mà còn gây định vị sai, hạ thấp thương hiệu điểm đến của Việt Nam.
Du lịch Việt không nên bỏ qua những du khách cao cấp hoặc khách lớn tuổi từ những nước phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc bởi do vấn đề sức khỏe, họ thường chọn lựa du lịch nghỉ dưỡng chữa bệnh, chăm sóc y tế lúc nghỉ hưu. Việt Nam có thể trở thành điểm đến lý tưởng để hưởng thụ cuộc sống khi tuổi cao.
Thứ hai, đầu tư hạ tầng và ứng dụng số vào quản lý du lịch đồng bộ, từ trung ương đến địa phương. Liên bộ, ngành, cơ quan cần dùng số, và nói chuyện bằng con số, xoá bỏ ước lượng cảm tính trong các báo cáo, gây ra những ngộ nhận về thành công thực sự của du lịch. Chẳng hạn, hiệu quả của khách quốc tế phải được xem xét đầy đủ cả về lượng ngoại tệ họ mang đến, chứ không chỉ dựa vào số lượt khách (nhiều, nhưng chi tiêu không đáng kể).
Chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao, vì thế, những đòi hỏi của du khách sẽ không có giới hạn. Trong khi khách du lịch sẵn sàng chi tiền để có thể từ máy bay bước thẳng ra xe limousine về khách sạn, thì tình trạng bắt họ xếp hàng mua vé trước các điểm tham quan chắc chắn là việc quá sức chịu đựng.
Thứ ba là quản lý tốt các điểm đến bền vững: xanh sạch đẹp, không có rác và nước thải bẩn. Ngoài việc xoá bỏ thành kiến về bảy nỗi sợ, đòi hỏi vai trò giám sát chặt chẽ của các địa phương, yếu tố quan trọng khác là khuyến khích mọi người làm du lịch một cách văn minh và hưởng lợi hợp pháp từ du lịch. Mỗi người dân đều có thể là một đại sứ. Từ nhân viên hải quan biết cười chào đón khách khi họ vừa đặt chân tới sân bay, đến người lái taxi biết từ bỏ lòng tham vặt để không "chặt chém", hay một người dân bản địa không tuỳ tiện xả rác... tất cả đều sẽ góp phần kiến tạo nên quốc gia du lịch.
Tôi tin rằng, với thế mạnh sẵn có của đất nước, bằng một chiến lược phát triển dài hạn và khát vọng đón khách một cách tử tế, du lịch Việt Nam sẽ vượt xa mục tiêu 8 hay 10 triệu lượt khách quốc tế.
Phạm Hà
https://vnexpress.net/7-noi-so-cua-du-khach-4559428.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét