Hơn 40 ngàn lao động mất việc trước Tết - “Việt Nam cần chuẩn bị cho kịch bản tệ hơn trong năm tới”
2023.01.04 - Tiến sỹ Trịnh Khánh Ly: Trước sự việc hàng trăm ngàn lao động VN bị biến động về việc làm, mất việc cuối năm mà đến nay vẫn chưa có những biện pháp can thiệp một cách khả thi, nhanh chóng từ phía các cơ quan có thẩm quyền khiến tôi thực sự lo lắng về một làn sóng mới của những người nhập cư bất hợp pháp từ Việt Nam sang Châu Âu trong thời gian tới.Công nhân tại một nhà máy sản xuất giày ở Hà Nội. Reuters
Trước tình trạng hơn 40 ngàn lao động mất việc làm ngay trước thềm Tết Nguyên đán 2023, lãnh đạo Công đoàn Việt Nam, hôm 26/12, cho biết dự tính sẽ hỗ trợ cho người mất việc làm mỗi người ba triệu đồng, còn người bị tạm chấm dứt hợp đồng được hưởng một lần hai triệu đồng/người.Chính sách hỗ trợ này nếu được ban hành có giải quyết được tình trạng khó khăn của người lao động hiện này? Tình hình liệu có khả quan hơn trong năm 2023?
Tiến sỹ Trịnh Khánh Ly, từng công tác tại Tổng Liên Đoàn Lao động Việt Nam & Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tại Hà Nội, chuyên nghiên cứu về vấn đề lao động và luật lao động, bất bình đẳng thu nhập, di cư bất hợp pháp, chính sách xuất khẩu lao động, công đoàn ở Việt Nam sẽ giải đáp các câu hỏi trên.
Nên chuẩn bị cho kịch bản xấu hơn vào các năm sau
Cao Nguyên: Xin chào tiến sỹ Trịnh Khánh Ly, vào tháng 12 vừa qua, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam (Tổng LĐLĐVN) thống kế có hơn 482.000 lao động tại trên 1.200 doanh nghiệp ở 44 tỉnh thành bị giãn, giảm giờ làm. Ngoài ra, còn có hơn 41.000 lao động phải nghỉ việc. Nguyên do của tình trạng này là gì, và theo bà thì nó sẽ kéo dài bao lâu?
Tiến sỹ Trịnh Khánh Ly: Theo thống kê chưa đầy đủ của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam từ tháng 9 đến hết ngày 10/12/2022 đã có 482.120 người lao động tại 1.242 doanh nghiệp tại 44 tỉnh, thành phố bị giãn, giảm giờ làm trong đó giảm giờ làm hoặc đang ngừng việc có hưởng lương là 433.908 người; tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương là 6.570 người; chấm dứt hợp đồng lao động với 41.642 người. Cũng theo thống kê này, số lao động nói trên phần lớn tập trung tại các doanh nghiệp FDI thuộc ngành dệt may, da giày, chế biến gỗ, điện tử…tại các tỉnh phía Nam, chiếm 70% tổng số người lao động bị ảnh hưởng trên toàn quốc. Trong tổng số lao động bị ảnh hưởng việc làm, có khoảng 31.000 lao động nữ trên 35 tuổi, 10.000 lao động nữ nuôi con nhỏ, đang mang thai.
Nguyên do của tình trạng này là các doanh nghiệp thuộc các ngành nghề nói trên gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, không có đơn hàng khiến họ buộc phải cắt giảm giờ làm hoặc cho người lao động nghỉ việc. Trả lời phỏng vấn trên VOV ngày 13/12/2022 ông Vũ Minh Tiến, Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn, Tổng LĐLĐVN có nói do doanh nghiệp không có đơn hàng và khó duy trì việc làm cho người lao động. Hàng chục nghìn người mất việc cũng có nghĩa là hàng trăm nghìn người thuộc gia đình họ bị ảnh hưởng.
Theo một số chuyên gia lao động tình hình lao động mất việc làm có thể tiếp tục kéo dài sang quý một, quý hai của năm 2023. Tổng LĐLĐVN dự báo từ nay đến hết quý hai năm 2023, thêm 15.000 lao động sẽ tiếp tục bị mất việc và khoảng 271.000 người lao động bị giảm giờ làm. Đồng thời Tổng LĐLĐVN nhận định phải đến quý ba năm 2023 tình hình biến động về lao động và việc giảm việc làm mới được cải thiện.
Tôi cho rằng nhận định như vậy là còn khá lạc quan. Như đã nói ở trên, những doanh nghiệp này chủ yếu là các doanh nghiệp xuất khẩu thuộc những ngành nghề dệt may, da giày, gỗ... Sự hồi phục của các ngành nghề này phụ thuộc rất lớn vào các nước nhập khẩu. Hiện nay Việt Nam chủ yếu xuất khẩu các mặt hàng này sang các thị trường như Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc và EU. Ví dụ, theo số liệu của Tổng cục Hải quan trong tháng 12/2020, ba thị trường dẫn đầu nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam là Mỹ, EU và Nhật Bản, đạt kim ngạch lần lượt 1,35 tỷ, 353 triệu và 325 triệu USD.
Đây là những thị trường mà sau khi bị ảnh hưởng lớn bởi COVID thì lại đang phải chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng nhiên liệu, cuộc chiến tại Ukraine, lạm phát tăng cao và dự kiến năm 2023 vẫn còn tiếp tục gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, tôi nghĩ Việt Nam nên chuẩn bị cho một kịch bản xấu hơn đó là việc mất, giảm việc làm tại các doanh nghiệp này tiếp tục xảy ra trong năm 2023 và một vài năm tiếp theo.
Các gói hỗ trợ người lao động hiệu quả đến đâu?Chính phủ ban hành gói hỗ trợ tiền nhà trọ cho công nhân hồi tháng 4/2022. Ảnh: Lao Động
Cao Nguyên: Tổng LĐLĐVN cho biết, trước mắt, đang nghiên cứu gói hỗ trợ cho nhóm lao động mất việc ở mức ba triệu đồng/người/một lần duy nhất. Còn những lao động bị tạm chấm dứt hợp đồng nhận một lần hai triệu đồng/người. Gói hỗ trợ này, nếu được ban hành, có giải quyết được khó khăn của người lao động đang gặp phải hiện nay?
Tiến sỹ Trịnh Khánh Ly: Theo số liệu từ Tổng cục Thống Kê vào quý ba năm 2022, thu nhập bình quân của người lao động là 6,7 triệu đồng, trong đó thu nhập bình quân của người lao động tại vùng Đông Nam Bộ là 8,6 triệu đồng; tại Bình Dương là 8,9 triệu đồng và tại TP Hồ Chí Minh là 9,2 triệu đồng.
Theo kết quả khảo sát của Viện Công nhân và Công đoàn đối với hơn 6.200 công nhân trong tháng 10 và tháng 11/2022, có đến 59% người lao động không có bất cứ khoản tích lũy nào. Cũng theo kết quả khảo sát này người lao động cho biết chỉ 11,7% trong số họ có tích lũy để cầm cự được dưới một tháng và 16,7% duy trì cuộc sống được từ 1-3 tháng. Chỉ 12,7% người lao động có thể cầm cự được trên ba tháng nếu mất việc.
Như vậy, ngay cả khi gói cứu trợ nói trên được Tổng LĐLĐVN thông qua thì cũng không đảm bảo tính thiết thực là giúp được người lao động mất việc duy trì được cuộc sống trong khi tìm kiếm việc làm khác.
Cao Nguyên: Đầu năm nay, Chính phủ cũng tung ra gói hỗ trợ tiền thuê nhà trọ cho công nhân. Gói này có trị giá 6.600 tỷ đồng, nhưng tới tháng 10 mới giải ngân được có một nửa. Nguyên nhân là do đâu? Cần làm sao để gói hỗ trợ lần này không bị lâm vào tình trạng tương tự?
Tiến sỹ Trịnh Khánh Ly: Gói hỗ trợ trị giá 6.600 tỷ đồng nói trên bắt đầu thực hiện từ ngày 01/04 năm 2022.
Đây là gói hỗ trợ đã được rất nhiều người lao động mong đợi. Tuy nhiên, kết quả thực hiện khá yếu do nhiều thủ tục hành chính phức tạp, đòi hỏi không chỉ có sự tham gia của người lao động; chủ doanh nghiệp trong việc lập hồ sơ mà còn phải có sự thẩm định nhiều ban ngành liên quan, như Cơ quan bảo hiểm xã hội; Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm sản xuất, kinh doanh; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Thời gian tiếp nhận hồ sơ chậm nhất đến hết ngày 15/8/2022.
Ngay cả Bộ LĐTBXH cũng thừa nhận về việc triển khai chậm, số lượng hồ sơ tiếp nhận, tiến độ phê duyệt và giải ngân thấp do “một số cấp ủy, chính quyền địa phương chưa quan tâm đúng mức, tinh thần trách nhiệm chưa cao; chưa quyết liệt trong việc triển khai chính sách; công tác thông tin, tuyên truyền chưa đầy đủ, kịp thời. Cùng với đó nhiều cán bộ, công chức tiếp nhận, thẩm định hồ sơ cấp huyện còn lúng túng, chưa nắm vững chuyên môn trong việc hướng dẫn doanh nghiệp, có tâm lý lo ngại, sợ sai, sợ trách nhiệm trong việc triển khai chính sách”.
Như vậy, để gói hỗ trợ lần này, nếu có, không bị lâm vào tình trạng tương tự, theo tôi cần phải bỏ các thủ tục hành chính phức tạp trong quá trình thẩm định và xét duyệt hồ sơ. Đồng thời tăng cường việc tuyên truyền để người lao động và doanh nghiệp nắm được thông tin một cách kịp thời.
Cao Nguyên: Còn các giải pháp lâu dài là gì?
Tiến sỹ Trịnh Khánh Ly: Hiện nay, các cơ quan chức năng đã đề xuất một số giải pháp mang tính lâu dài hơn. Ví dụ, Bộ LĐTBXH gần đây đã đề nghị việc cho phép thực hiện giải ngân hết nguồn vốn 3.000 tỷ đồng cho vay hỗ trợ duy trì và tạo việc làm trong dự kiến kế hoạch năm 2023 sau để thực hiện ngay trong năm 2022, đưa tổng kế hoạch giải ngân vốn của chương trình này lên 10.000 tỷ đồng. Đơn vị này cũng đề nghị các cơ quan tăng nguồn vốn cho vay hỗ trợ tạo việc làm. Đồng thời Cục Việc làm, Bộ LĐTBXH cũng đề xuất việc tăng tần suất tổ chức các phiên giao dịch việc làm nhằm kết nối cung - cầu lao động.
Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có chính sách cụ thể nào được thông qua để giải quyết vấn đề này một cách trước mắt cũng như lâu dài.
Không chỉ người lao động gặp khó khăn trong gói hỗ trợ trị giá 6600 tỷ đồng nói trên, mà phía doanh nghiệp cũng gặp khó khăn trong việc tiếp cận gói hỗ trợ tín dụng 2%, ban hành tại Nghị định số 31/2022/NĐ-CP, với tổng số vốn là 40.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, kết quả thực hiện của chính sách hỗ trợ doanh nghiệp như gói hỗ trợ tín dụng 2% để giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ là rất thấp, việc giải ngân chậm trong khi các doanh nghiệp đang thiếu vốn trầm trọng. Theo báo cáo, tính đến tháng 8/2022, gói hỗ trợ lãi suất 2% mới chỉ giải ngân được hơn 13 tỷ đồng trong số hơn 16.035 tỷ đồng phân bổ ở năm 2022, chiếm 0,081%.
Lo ngại về một làn sóng lao động bất hợp pháp mới ở nước ngoài
39 người chết trong một chiếc xe tải đang trên đường vượt biên vào nước Anh. Ảnh: Reuters
Cao Nguyên: Vì sao lao động mất việc hiện nay thường chọn giải pháp rút BHXH một lần, dù có nơi phải xếp hàng cả đêm chờ đợi?
Tiến sỹ Trịnh Khánh Ly: Theo quy định pháp luật hiện hành về BHXH mức đóng hàng tháng của người lao động là 8% và của người sử dụng lao động là 14%. Tổng cộng là 22% mức tiền lương hàng tháng.
Gần đây, Bộ LĐTBXH đã đưa ra ý kiến tại phiên họp của Ủy ban xã hội của Quốc hội. Theo đó, đề xuất người lao động sẽ chỉ được rút phần 8% còn lại phần 14% mà người sử dụng lao động đóng thì đề nghị người lao động không được phép rút mà để lại Quỹ. Đây cũng là một trong những lý do khiến nhiều người lao động hoang mang và lựa chọn việc rút BHXH một lần do lo sợ có sự thay đổi chính sách BHXH nói trên tới dẫn tới họ sẽ nhận được ít hơn là số 22% như quy định hiện nay.
Thực tế cho thấy lao động phổ thông trong khoảng độ tuổi 40 và nhiều tuổi hơn khó có khả năng xin được việc làm mới sau khi bị mất việc. Nhiều người lao động, nhất là những người lao động nhiều tuổi hơn như nói ở trên lựa chọn việc rút bảo hiểm xã hội một lần để có vốn làm ăn, thay vì đi xin việc ở một doanh nghiệp khác. Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác như hoàn cảnh gia đình, ốm đau bệnh tật cũng là những lý do khiến một số người lao động lựa chọn rút BHXH một lần.
Cao Nguyên: Những lao động phổ thông như công nhân ở các khu công nghiệp thường chỉ trông đợi vào tiền thưởng Tết cuối năm. Điều này dẫn đến tình trạng là công nhân vừa mất việc là cũng gặp khó khăn ngay lập tức. Tình trạng này cho thấy điều gì ở hệ thống bảo hiểm và phúc lợi cho người lao động?
Tiến sỹ Trịnh Khánh Ly: Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trong phát triển kinh tế. Tuy nhiên, các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam vẫn chủ yếu khai thác lao động phổ thông giá rẻ. Việc thu hút các doanh nghiệp FDI chưa giúp Việt Nam cải thiện năng suất lao động và hiện tại mức năng suất lao động tại Việt Nam vẫn thấp hơn sáu nước top ASEAN khác là Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Philippines và Brunei.
Tôi đã từng đề cập đến tình trạng mà mức lương của người lao động không đủ để trang trải các nhu cầu thiết yếu cho họ và gia đình trong một số nghiên cứu trước đây. Theo đó mức lương trung bình chỉ cao hơn mức lương tối thiểu vùng khoảng 8-12% . Theo kết quả nghiên cứu khảo sát, gần 70% lao động ngành may có mức tiền lương không đủ để trang trải chi phí cuộc sống. Khoảng 30% số người lao động không có tích lũy; 37% người lao động phải thường xuyên vay mượn để trang trải cuộc sống; 65% người lao động thường xuyên phải làm thêm giờ để có thêm thu nhập; 53% người lao động không thể chi trả cho các chi phí y tế.
Do mức lương thấp như đã đề cập ở trên nên người lao động vẫn phải thường xuyên tăng ca để có thêm thu nhập trang trải cuộc sống. Vì vậy, khi vừa mất việc hay giảm việc làm là người lao động gặp khó khăn ngay lập tức. Trong khi đó, sự bất cập trong hệ thống BHXH khiến người lao động phải rất vất vả khi nộp hồ sơ và chờ đợi xét duyệt nhận trợ cấp thất nghiệp, nhận BHXH một lần... Trên thực tế, có những trường hợp phải chờ đợi 3 - 4 tháng mới được nhận trợ cấp thất nghiệp. Như vậy, có thể nói những người lao động này hiện nay ở trong hoàn cảnh khó chồng khó.
Ngày 22/12/2022 là ngày Tòa án Phúc thẩm tại thành phố Ghent, Bỉ xét xử phúc thẩm đối với các bị cáo trong vụ án 39 người Việt thiệt mạng trên xe container tại Anh vào năm 2019. Phiên tòa kết thúc vào cuối giờ chiều, trời không chỉ lạnh mà còn mưa tầm tã. Vụ việc này cũng sắp đến hồi kết thúc. Tòa Phúc Thẩm sẽ tuyên án vào ngày 25/01/2023.
Tuy nhiên, còn có rất nhiều điều đáng suy nghĩ. Cơ quan tư pháp của Bỉ trong quá trình điều tra đã gửi một số đề nghị tương trợ tư pháp tới cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam nhưng chưa nhận được sự hợp tác thỏa đáng. Vì vậy, còn nhiều đối tượng chưa bị xét xử, bao gồm cả những đối tượng còn đang hoạt động tại Việt Nam vẫn chưa bị bắt. Trước sự việc hàng trăm ngàn lao động bị biến động về việc làm, mất việc cuối năm mà đến nay vẫn chưa có những biện pháp can thiệp một cách khả thi, nhanh chóng từ phía các cơ quan có thẩm quyền khiến tôi thực sự lo lắng về một làn sóng mới của những người nhập cư bất hợp pháp từ Việt Nam sang Châu Âu trong thời gian tới.
Cao Nguyên: Vì sao lao động mất việc hiện nay thường chọn giải pháp rút BHXH một lần, dù có nơi phải xếp hàng cả đêm chờ đợi?
Tiến sỹ Trịnh Khánh Ly: Theo quy định pháp luật hiện hành về BHXH mức đóng hàng tháng của người lao động là 8% và của người sử dụng lao động là 14%. Tổng cộng là 22% mức tiền lương hàng tháng.
Gần đây, Bộ LĐTBXH đã đưa ra ý kiến tại phiên họp của Ủy ban xã hội của Quốc hội. Theo đó, đề xuất người lao động sẽ chỉ được rút phần 8% còn lại phần 14% mà người sử dụng lao động đóng thì đề nghị người lao động không được phép rút mà để lại Quỹ. Đây cũng là một trong những lý do khiến nhiều người lao động hoang mang và lựa chọn việc rút BHXH một lần do lo sợ có sự thay đổi chính sách BHXH nói trên tới dẫn tới họ sẽ nhận được ít hơn là số 22% như quy định hiện nay.
Thực tế cho thấy lao động phổ thông trong khoảng độ tuổi 40 và nhiều tuổi hơn khó có khả năng xin được việc làm mới sau khi bị mất việc. Nhiều người lao động, nhất là những người lao động nhiều tuổi hơn như nói ở trên lựa chọn việc rút bảo hiểm xã hội một lần để có vốn làm ăn, thay vì đi xin việc ở một doanh nghiệp khác. Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác như hoàn cảnh gia đình, ốm đau bệnh tật cũng là những lý do khiến một số người lao động lựa chọn rút BHXH một lần.
Cao Nguyên: Những lao động phổ thông như công nhân ở các khu công nghiệp thường chỉ trông đợi vào tiền thưởng Tết cuối năm. Điều này dẫn đến tình trạng là công nhân vừa mất việc là cũng gặp khó khăn ngay lập tức. Tình trạng này cho thấy điều gì ở hệ thống bảo hiểm và phúc lợi cho người lao động?
Tiến sỹ Trịnh Khánh Ly: Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trong phát triển kinh tế. Tuy nhiên, các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam vẫn chủ yếu khai thác lao động phổ thông giá rẻ. Việc thu hút các doanh nghiệp FDI chưa giúp Việt Nam cải thiện năng suất lao động và hiện tại mức năng suất lao động tại Việt Nam vẫn thấp hơn sáu nước top ASEAN khác là Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Philippines và Brunei.
Tôi đã từng đề cập đến tình trạng mà mức lương của người lao động không đủ để trang trải các nhu cầu thiết yếu cho họ và gia đình trong một số nghiên cứu trước đây. Theo đó mức lương trung bình chỉ cao hơn mức lương tối thiểu vùng khoảng 8-12% . Theo kết quả nghiên cứu khảo sát, gần 70% lao động ngành may có mức tiền lương không đủ để trang trải chi phí cuộc sống. Khoảng 30% số người lao động không có tích lũy; 37% người lao động phải thường xuyên vay mượn để trang trải cuộc sống; 65% người lao động thường xuyên phải làm thêm giờ để có thêm thu nhập; 53% người lao động không thể chi trả cho các chi phí y tế.
Do mức lương thấp như đã đề cập ở trên nên người lao động vẫn phải thường xuyên tăng ca để có thêm thu nhập trang trải cuộc sống. Vì vậy, khi vừa mất việc hay giảm việc làm là người lao động gặp khó khăn ngay lập tức. Trong khi đó, sự bất cập trong hệ thống BHXH khiến người lao động phải rất vất vả khi nộp hồ sơ và chờ đợi xét duyệt nhận trợ cấp thất nghiệp, nhận BHXH một lần... Trên thực tế, có những trường hợp phải chờ đợi 3 - 4 tháng mới được nhận trợ cấp thất nghiệp. Như vậy, có thể nói những người lao động này hiện nay ở trong hoàn cảnh khó chồng khó.
Ngày 22/12/2022 là ngày Tòa án Phúc thẩm tại thành phố Ghent, Bỉ xét xử phúc thẩm đối với các bị cáo trong vụ án 39 người Việt thiệt mạng trên xe container tại Anh vào năm 2019. Phiên tòa kết thúc vào cuối giờ chiều, trời không chỉ lạnh mà còn mưa tầm tã. Vụ việc này cũng sắp đến hồi kết thúc. Tòa Phúc Thẩm sẽ tuyên án vào ngày 25/01/2023.
Tuy nhiên, còn có rất nhiều điều đáng suy nghĩ. Cơ quan tư pháp của Bỉ trong quá trình điều tra đã gửi một số đề nghị tương trợ tư pháp tới cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam nhưng chưa nhận được sự hợp tác thỏa đáng. Vì vậy, còn nhiều đối tượng chưa bị xét xử, bao gồm cả những đối tượng còn đang hoạt động tại Việt Nam vẫn chưa bị bắt. Trước sự việc hàng trăm ngàn lao động bị biến động về việc làm, mất việc cuối năm mà đến nay vẫn chưa có những biện pháp can thiệp một cách khả thi, nhanh chóng từ phía các cơ quan có thẩm quyền khiến tôi thực sự lo lắng về một làn sóng mới của những người nhập cư bất hợp pháp từ Việt Nam sang Châu Âu trong thời gian tới.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/more-than-40000-labors-lost-jobs-before-tet-01042023115516.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét