Nguy cơ lạm phát cao nhìn từ lạm phát cơ bản
Hôm qua 29/01/2023, Tổng cục Thống kê vừa công bố "Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 01 năm 2023", trong đó có đoạn: "Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 01/2023 tăng 0,52% so với tháng trước và tăng 4,89% so với cùng kỳ năm 2022. Lạm phát cơ bản tháng 01/2023 tăng 5,21% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức CPI bình quân chung (tăng 4,89%) chủ yếu do giá gas và giá dịch vụ giáo dục giảm là yếu tố kiềm chế tốc độ tăng CPI trong tháng Một năm nay thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính lạm phát cơ bản".
(Nguồn: Trading Economics)
1) Lạm phát đã trở nên nghiêm trọng
Đoạn văn trên rất dài dòng và lủng củng thể hiện trình độ viết văn của cán bộ công chức nhà nước hiện nay rất yếu. Nhưng thôi, ở đây chúng ta chỉ nên chú ý đến nội dung "Lạm phát cơ bản tháng 01/2023 tăng 5,21% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức CPI bình quân chung (tăng 4,89%)".
Điều này nói lên cái gì ? Theo kinh nghiệm thế giới, khi tỷ lệ lạm phát cơ bản vượt quá tỷ lệ lạm phát mục tiêu thì tức là tình hình đã trở nên nghiêm trọng và Ngân hàng Trung ương phải tăng lãi suất và xiết chặt lại chính sách tiền tệ. Hiện nay Ngân hàng Trung ương Mỹ (Fed) đang liên tục tăng mạnh lãi suất cũng do nguyên nhân này.
Ở nước ta, Quốc hội vừa ban hành "Nghị quyết số 68/2022/QH15 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023", trong đó xác định mục tiêu "Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%". Như vậy, "lạm phát cơ bản tháng 01/2023 tăng 5,21% so với cùng kỳ năm trước", tức là đã vượt quá tỷ lệ lạm phát mục tiêu.
2) Lạm phát cơ bản
Lạm phát cơ bản hay còn được gọi là Lạm phát lõi (Core Inflation- CI), là sự thay đổi mức giá của hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng nhưng không tính đến sự thay đổi mức giá của lương thực thực phẩm và năng lượng.
Công thức tính lạm phát lõi như sau:
Lạm phát lõi (CI) = Sự thay đổi giá của tất cả hàng hóa và dịch vụ – thay đổi giá năng lượng và thực phẩm
Ví dụ: tỷ lệ lạm phát tính theo tất cả các mặt hàng là 5%. Trong đó, tỷ lệ lạm phát của ngành thực phẩm và xăng dầu là 2%. Lạm phát cơ bản bằng tỷ lệ lạm phát của tất cả mặt hàng trừ đi tỷ lệ lạm phát của ngành thực phẩm và năng lượng. Như vậy, lạm phát cơ bản là 3%.
Lạm phát lõi (CI) = Sự thay đổi giá của tất cả hàng hóa và dịch vụ – thay đổi giá năng lượng và thực phẩm
Ví dụ: tỷ lệ lạm phát tính theo tất cả các mặt hàng là 5%. Trong đó, tỷ lệ lạm phát của ngành thực phẩm và xăng dầu là 2%. Lạm phát cơ bản bằng tỷ lệ lạm phát của tất cả mặt hàng trừ đi tỷ lệ lạm phát của ngành thực phẩm và năng lượng. Như vậy, lạm phát cơ bản là 3%.
Lương thực thực phẩm và năng lượng là hai mặt hàng tiêu dùng chủ lực. Do đó, dù mức giá của chúng tăng lên bao nhiêu thì người dân vẫn phải mua, tức là nhu cầu gần như không giảm, cũng tức là quan hệ cung cầu và giá cả của hai mặt hàng này khác với luật cung cầu áp dụng cho hầu hết các loại hàng hóa và dịch vụ thông thường khác.
Mặt khác, giá của hai mặt hàng này vừa phụ thuộc vào điều kiện thời tiết khí hậu, vừa phụ thuộc vào môi trường chính trị quốc tế nên thường biến động hoặc dao động rất mạnh, làm cho tỷ lệ lạm phát thông thường tính theo CPI cũng dao động rất mạnh, không phù hợp với định nghĩa lạm phát.
Ví dụ lũ lụt hay hạn hán thường có những tác động đáng kể đến giá nông sản, trong khi đó nếu tính giá nông sản vào lạm phát thì sẽ tỷ lệ lạm phát sẽ biến động rất lớn. Các tác động này lên lạm phát có thể chỉ là nhất thời, tức là thị trường sẽ nhanh chóng tự điều chỉnh và trở về trạng thái cân bằng, cũng tức là giá cả tăng mạnh rồi cũng lại nhanh chóng giảm mạnh. Đây rõ ràng không phải là hiện tượng lạm phát vì lạm phát là sự tăng lên dai dẳng qua nhiều quý, nhiều năm của mặt bằng giá chung, chứ không phải chỉ tăng lên nhất thời. Do đó, chi phí lương thực thực phẩm và năng lượng không được tính vào lạm phát cơ bản là hợp lý.
Ngoài ra, xăng dầu và khí đốt là loại hàng hóa có thể được mua và bán dễ dàng trên các sàn giao dịch quốc tế. Lương thực thực phẩm cũng được trao đổi khá dễ dàng, chẳng hạn như gạo, lúa mì và thịt lợn. Thực tế hiện tượng đầu cơ hàng hóa lương thực thực phẩm và năng lượng trên thị trường tài chính quốc tế cũng khá phổ biến, từ đó gây ra sự biến động giá cả, dẫn đến sự biến động lớn nhưng không đúng định nghĩa của tỷ lệ lạm phát.
Vì vậy, khi giá thực phẩm và năng lượng được không được tính vào tỷ lệ lạm phát cơ bản, thì tỷ lệ lạm phát này phản ánh mối quan hệ giữa giá cả hàng hóa và thu nhập của người tiêu dùng tốt hơn so với dùng tỷ lệ lạm phát tính từ chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Nói cách khác, lạm phát lõi sẽ đo lường tốt hơn các tác động hoặc áp lực lâu dài của quan hệ cung - cầu đến sự biến động của giá cả. Vì vậy, lạm phát lõi được coi là thước đo lạm phát dài hạn của nền kinh tế và là một công cụ quan trọng để điều hành kinh tế.
Lạm phát lõi quan trọng có vai trò rất quan trọng trong phân tích kinh tế vì lạm phát cơ bản phản ánh mối quan hệ giữa giá hàng hóa và dịch vụ với mức thu nhập của người tiêu dùng. Ví dụ nếu giá hàng hóa và dịch vụ tăng lên theo thời gian trong khi thu nhập của người tiêu dùng không thay đổi, thì người tiêu dùng sẽ chi tiêu ít hơn, nhưng riêng đối với hai mặt hàng năng lượng và lương thực thực phẩm thì gần như chi tiêu không giảm.
Theo thời gian, lạm phát cơ bản có tác động mạnh tới khả năng tăng trưởng của nền kinh tế. Khi có lạm phát, người tiêu dùng sẽ tập trung tiền chi cho những sản phẩm, dịch vụ thiết yếu như thực phẩm và khí đốt; trong khi giảm chi tiêu cho các sản phẩm tiêu dùng khác. Cầu nhỏ hơn cung đối với các sản phẩm tiêu dùng này, làm cho nhiều doanh nghiệp phải giảm sản xuất hoặc ngừng kinh doanh, khiến cho tiềm năng tăng trưởng của nền kinh tế giảm sút.
3) Lạm phát lõi so cùng kỳ đã tăng liên tiếp theo chiều thẳng đứng
Nếu lạm phát bình quân cả năm vào tháng 1/2023 đã tăng mạnh tới 4,89% do yếu tố mùa vụ Tết thì lạm phát lõi tăng cao hơn cả lạm phát bình quân (5,21%) trong đó không phản ánh giá cả hàng hoá dễ biến động (năng lượng và lương thực thực phẩm) lại cho thấy một góc nhìn khác: rủi ro lạm phát đã thực sự là vấn đề mà người Việt đã và đang phải đối mặt.
Lạm phát lõi so cùng kỳ đã tăng liên tiếp trong 12 tháng qua, kể từ tháng 1/2022 - 1/2023. Không những thế, xu hướng tăng theo chiều gần như thẳng đứng, tức là có thể bùng lên thành lạm phát phi mã.
Đồ thị minh họa cho chúng ta thấy hai điều.
Một là khác với những năm trước, lạm phát lõi liên tiếp tăng mạnh trong suốt 12 tháng cả năm 2022 và cả tháng 1 năm 2023 cho thấy lạm phát còn tiếp tục tăng lên tiếp mà chưa biết khi nào mới đến đỉnh. Rõ ràng lạm phát lõi trong tháng 1/2023 tăng liên tiếp, phá hết kỷ lục này tới kỷ lục khác và vượt cả mức lạm phát chung..., là những dấu hiệu đáng lo ngại về khả năng lạm phát sẽ bùng phát mạnh 2023. Điều này cực kỳ nguy hiểm.
Hai là, xu hướng tăng mạnh của lạm phát lõi trong suốt 12 tháng qua cho thấy giá cả hàng hoá (không kể giá lương thực thực phẩm, xăng dầu và dịch vụ công) thực chất đã thiết lập mặt bằng giá mới. Tức là, giá hàng hoá, lương thực thực phẩm và giá dịch vụ công tăng lên đã 'ngấm' vào giá cả các nhóm hàng hoá khác và liên tiếp thiết lập kỷ lục mới, không phụ thuộc vào yếu tố thời vụ. Tết không phải là yếu tố tác động đáng kể tới mức tăng kỷ lục của lạm phát lõi trong tháng 1/2023 mà TCTK vừa công bố.
Điều này có nghĩa là ngay cả khi giá cả hàng hoá như lương thực thực phẩm, xăng dầu, giá dịch vụ công giảm thì giá hàng hoá của hầu hết các mặt hàng tiêu dùng khác đều sẽ rất khó giảm, trong khi nguy cơ tăng lên lại có xác xuất rất cao.
Điều này có nghĩa là ngay cả khi giá cả hàng hoá như lương thực thực phẩm, xăng dầu, giá dịch vụ công giảm thì giá hàng hoá của hầu hết các mặt hàng tiêu dùng khác đều sẽ rất khó giảm, trong khi nguy cơ tăng lên lại có xác xuất rất cao.
4) Các nhân tố tác động tới lạm phát năm 2023
Một là giá dịch vụ công tăng lên. Tổng cục Thống kê cho biết "giá gas và giá dịch vụ giáo dục giảm là yếu tố kiềm chế tốc độ tăng CPI trong tháng Một năm nay", đây là những hàng hóa thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính lạm phát cơ bản.
Giá dịch vụ giáo dục là một trong những giá dịch vụ công vốn nằm trong quyền quyết định của chính phủ. Thông thường, chính phủ có xu hướng giảm hoặc không thay đổi giá dịch vụ công khi cần tính tới kiềm chế lạm phát. Điều này cho thấy lạm phát chung đang được kiềm chế bằng biện pháp kỹ thuật, tức là chưa tính đúng tỷ lệ lạm phát.
Trong năm 2023, chính phủ sẽ khó có thể tiếp tục kìm hãm lạm phát bằng giảm hoặc không thay đổi giá dịch vụ công. Một khi chính sách tăng giá dịch vụ công được thực hiện, khả năng lạm phát tăng mạnh sẽ rất lớn.
Hai là chi phí vốn vay của doanh nghiệp đang ở mức cao kỷ lục so với tất cả các năm khác trong một thập kỷ vừa qua: lãi suất vốn vay phổ biến đã là 15-16%/năm. Chi phí vốn tăng sẽ đẩy chi phí sản xuất tăng mạnh. Chi phí vốn tăng tiếp tục dẫn chuyền vào giá cả hàng hoá tiêu dùng cả nước và qua đó làm tỷ lệ lạm phát gia tăng trong năm 2023.
Ba là chính sách tăng lương được thực hiện từ 01/07/2023.
Bốn là giá dầu thô toàn cầu đang có xu hướng tăng dù nhu cầu toàn cầu suy giảm. Đây cũng làm một nhân tố gây áp lực tới lạm phát.
Hiện tại, giá dầu Brent tăng 5,2%, giá dầu WTI tăng 3,46% trong tháng qua. Dự báo triển vọng giá dầu đã đảo ngược, có thể tăng so với năm 2022 (chứ không giảm như trước đó).
Dự báo giá dầu thô tăng do cầu sản xuất phục hồi khi Trung Quốc mở cửa trở lại và thoát khỏi đỉnh dịch Covid-19 vào tháng 4-5/2023 tới đây trong khi nguồn cung dầu thô tiếp tục thắt chặt bởi chiến tranh Nga - Ukraine có thể kéo dài, dự trữ dầu thô của Mỹ suy giảm mạnh nhất trong hơn 4 thập kỷ, căng thẳng địa chính trị giữa Mỹ và các nước Ả-rập (nguồn cung dầu) gia tăng...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét