Giải ngân vốn đầu tư công 2022 tại 17 bộ và 7 địa phương chưa được 50%
Ánh Tuyết - Chỉ còn gần 1 tháng nữa để tăng tốc hoàn thành giải ngân kế hoạch vốn năm 2022. Trong khi nhiều bộ, địa phương có tỷ lệ giải ngân cao, đạt đến 100% thì còn 17 bộ và 7 địa phương có tỷ lệ giải ngân ì ạch khi chưa hoàn thành nửa chặng đường, với tỷ lệ dưới 50%...Một số đơn vị giải ngân chậm như Bộ Công thương, TP. Hồ Chí Minh, Cao Bằng, Gia Lai...
Theo báo cáo mới nhất của Bộ Tài chính, tỷ lệ giải ngân năm 2022 ước đạt 436.000 tỷ đồng, tương đương 67,27% kế hoạch, đạt 75,11% so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2021 (77,30%). Trong đó, vốn trong nước đạt 77,74%, thấp hơn con số 83,66% của cùng kỳ năm 2022; còn vốn nước ngoài đạt 33,65%, nhỉnh hơn tỷ lệ giải ngân 26,77% của cùng kỳ năm 2021.
Dù tỷ lệ giải ngân thấp hơn cùng kỳ nhưng do kế hoạch đầu tư công năm 2022 cao hơn khoảng 100.000 tỷ đồng nên xét về con số tuyệt đối, năm 2022 vẫn giải ngân cao hơn năm 2021 gần 80.000 tỷ đồng và là năm có số giải ngân cao nhất so với các năm trước đây.
Theo báo cáo mới nhất của Bộ Tài chính, tỷ lệ giải ngân năm 2022 ước đạt 436.000 tỷ đồng, tương đương 67,27% kế hoạch, đạt 75,11% so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2021 (77,30%). Trong đó, vốn trong nước đạt 77,74%, thấp hơn con số 83,66% của cùng kỳ năm 2022; còn vốn nước ngoài đạt 33,65%, nhỉnh hơn tỷ lệ giải ngân 26,77% của cùng kỳ năm 2021.
Dù tỷ lệ giải ngân thấp hơn cùng kỳ nhưng do kế hoạch đầu tư công năm 2022 cao hơn khoảng 100.000 tỷ đồng nên xét về con số tuyệt đối, năm 2022 vẫn giải ngân cao hơn năm 2021 gần 80.000 tỷ đồng và là năm có số giải ngân cao nhất so với các năm trước đây.
NHIỀU ĐƠN VỊ GIẢI NGÂN THẤP DƯỚI 50%
Cũng theo Bộ Tài chính, ước đến hết tháng 12, có 12 bộ và 17 địa phương có tỷ lệ giải ngân cao, đạt trên 80%. Điểm danh một số bộ, địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt cao có thể kể đến: Hội Nhà văn (100%), Thanh tra Chính phủ (100%), Liên minh các Hợp tác xã Việt Nam (100%), Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam (99,47%), Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam (92,62%), Ninh Bình (96,7%), Hà Nam (94,3%), Bình Định (93,6%), Kiên Giang (90,6%), Phú Thọ (90,3%)…
Đáng chú ý, Bộ Tài chính cho biết vẫn còn 28/52 bộ và 16/63 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 65%.
Hiện vẫn còn 17 bộ và 7 địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới 50% như: Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (trên 33%); Bộ Công thương (trên 42%); TP. Hồ Chí Minh (trên 34%); Cao Bằng (trên 43%); Gia Lai (trên 47%)…
Một số bộ, địa phương nếu chưa tính phần kế hoạch năm 2022 mới được Thủ tướng Chính phủ giao bổ sung từ tháng 10/2022 thì tỷ lệ giải ngân sẽ đạt cao hơn mức bình quân chung của cả nước như: Đài Tiếng nói Việt Nam (100%), Hội Nông dân Việt Nam (79,59%), Ngân hàng Chính sách xã hội (88,45%), Văn phòng Chính phủ (67,71%), tỉnh Sơn La (70,79%).
Tỷ lệ giải ngân năm 2022 đạt 67,27% kế hoạch và đạt 75,11% so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
VÌ SAO NƠI GIẢI NGÂN 100%, NƠI Ì ẠCH?
Xác định đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công là một trong những giải pháp trọng tâm để đảm bảo thực hiện mục tiêu tăng trưởng, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, ổn định kinh tế vĩ mô góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu Quốc hội giao, trong năm 2022, Vụ Đầu tư (Bộ Tài chính) đã tích cực, chủ động công tác tham mưu điều hành về quản lý vốn theo đúng các nghị quyết của Quốc hội, của Chính phủ; các quyết định, chỉ đạo điều hành về tài chính ngân sách của Thủ tướng Chính phủ và của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Theo đó, Vụ Đầu tư chỉ đạo các đơn vị chức năng kịp thời tổng hợp, báo cáo các khó khăn vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện kế hoạch đầu tư công; rà soát đẩy mạnh việc phân cấp cho các bộ, ngành địa phương trong việc phân bổ điều hành vốn đầu tư công gắn với trách nhiệm quản lý, sử dụng vốn đầu tư công.
Chia sẻ gần đây, ông Dương Bá Đức, Vụ trưởng Vụ Đầu tư (Bộ Tài chính) cho biết, để đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư và giải quyết việc có tiền không tiêu được, cơ chế thanh toán vốn đầu tư công đang được triển khai theo hướng tinh giản thủ tục một cách tuyệt đối và không còn vướng mắc ở góc độ thanh toán.
Theo đó, chuyển từ kiểm soát trước, thanh toán sau sang thanh toán trước, kiểm tra sau, thậm chí có thể thanh toán trong 1 ngày nếu đủ hồ sơ, trong khi trước đây 4 ngày. Đồng thời, thanh toán thuận tiện qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến, không cần dùng hồ sơ giấy như trước đây.
Tuy nhiên, việc giải ngân vốn đầu tư vẫn đang rất chậm và vướng mắc lớn được Vụ trưởng Vụ Đầu tư chỉ ra là ở khâu tổ chức thực hiện. "Tại sao cũng cùng cơ chế, một nhóm các bộ, ngành, địa phương giải ngân rất tốt; cũng có một nhóm địa phương giải ngân rất chậm", ông Đức nêu rõ.
Theo ông, trước đây cho rằng bộ, ngành giao danh mục dự án sẽ ảnh hưởng đến địa phương. Tuy nhiên, sau khi sửa đổi Luật Đầu tư công giao toàn quyền quyết định cho địa phương, dưới địa phương phân bổ kế hoạch và tự điều chỉnh kế hoạch.
Ông Dương Bá Đức, Vụ trưởng Vụ Đầu tư.
"Vừa qua thành lập 6 đoàn công tác, chúng tôi đã đi thực tế kiểm tra một số địa phương. Có nơi tận 6 tháng vẫn có danh mục giải ngân bằng 0 nhưng có những dự án giải ngân gần hết, chứng tỏ khâu thực hiện có vấn đề. Tại sao địa phương không điều chỉnh?", ông Đức nêu vấn đề.
Nhiều nguyên nhân cũng khiến tỷ lệ giải ngân chưa đáp ứng yêu cầu chỉ đạo của Chính phủ là do năm 2022 vẫn là năm chịu tác động mạnh của đại dịch Covid-19.
Cùng với đó, giá cả nguyên nhiên vật liệu tăng cao; tình trạng chậm giải phóng mặt bằng; khan hiếm về nguồn cung vật liệu cát, đá để san lấp; cơ chế phối hợp các bộ, ngành, địa phương trong triển khai dự án đầu tư công chưa hiệu quả; năng lực triển khai của các chủ đầu tư, nhà thầu còn hạn chế...
"Vừa qua thành lập 6 đoàn công tác, chúng tôi đã đi thực tế kiểm tra một số địa phương. Có nơi tận 6 tháng vẫn có danh mục giải ngân bằng 0 nhưng có những dự án giải ngân gần hết, chứng tỏ khâu thực hiện có vấn đề. Tại sao địa phương không điều chỉnh?", ông Đức nêu vấn đề.
Nhiều nguyên nhân cũng khiến tỷ lệ giải ngân chưa đáp ứng yêu cầu chỉ đạo của Chính phủ là do năm 2022 vẫn là năm chịu tác động mạnh của đại dịch Covid-19.
Cùng với đó, giá cả nguyên nhiên vật liệu tăng cao; tình trạng chậm giải phóng mặt bằng; khan hiếm về nguồn cung vật liệu cát, đá để san lấp; cơ chế phối hợp các bộ, ngành, địa phương trong triển khai dự án đầu tư công chưa hiệu quả; năng lực triển khai của các chủ đầu tư, nhà thầu còn hạn chế...
THÁNG CAO ĐIỂM GIẢI NGÂN VỐN ĐẦU TƯ CÔNG
Chỉ còn gần 1 tháng nữa để hoàn thành việc giải ngân kế hoạch vốn năm 2022. Do thời gian không còn nhiều, để đưa tỷ lệ giải ngân của cả nước đạt cao nhất khi hết năm ngân sách, ngày đầu năm mới 2023, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã phát động "Tháng thi đua cao điểm giải ngân đầu tư công", với tinh thần làm việc xuyên Tết, xuyên nghỉ lễ, không ngại khó, không ngại khổ.
Cùng với đó, trong cả 3 ngày nghỉ Tết Dương lịch 2023 vừa qua, Kho bạc Nhà nước Trung ương và Kho bạc Nhà nước các cấp thuộc Bộ Tài chính vẫn tổ chức thanh toán, giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2022; các nhà thầu cũng vẫn tổ chức làm 3 ca 4 kíp… Điều này thể hiện quyết tâm, nỗ lực rất lớn của các cơ quan, đơn vị trong việc phấn đấu đạt mục tiêu đề ra.
Không chỉ trong tháng cao điểm thi đua, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư mong rằng tinh thần quyết liệt này sẽ tiếp tục được thể hiện xuyên suốt trên tất cả các công trường trong cả năm 2023, năm mà tổng nguồn lực đầu tư công còn cao hơn cả năm 2022, lên tới trên 700.000 tỷ đồng.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, cơ quan trung ương và địa phương để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, để đưa các dự án sớm hoàn thành và hoàn thành kế hoạch giải ngân được giao.
Liên quan đến những vướng mắc về chính sách, Vụ trưởng Vụ Đầu tư, cho biết Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch cùng các bộ đang triển khai, đặc biệt là tháo gỡ vướng mắc đối với các dự án quan trọng quốc gia, dự án liên vùng.
Cụ thể, có một số địa phương mong muốn được dùng ngân sách địa phương để đầu tư quốc lộ qua địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; hoặc đầu tư dự án đầu tư công xây dựng công trình giao thông đường bộ (không phải quốc lộ) đi qua địa bàn 2 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Chẳng hạn như dự án nâng cấp Quốc lộ 37 bằng ngân sách TP. Hải Phòng, dự án đầu tư xây dựng cầu Lại Xuân qua Hải Phòng và Quảng Ninh...
Những dự án này chiếm tỷ trọng khá lớn nhưng đều đang vướng mắc về Luật Ngân sách, Luật Đầu tư công và Luật Giao thông đường bộ.
Do đó, "Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính cùng các bộ đang tổng hợp để xử lý chung, sửa các luật và trình nghị quyết khơi thông vấn đề này", ông Đức cho biết.
Với quan điểm của Bộ Tài chính, khâu tổ chức thực hiện đóng vai trò hàng đầu trong giải ngân vốn đầu tư công. Bởi lẽ, trong năm 2023, khi sức ép giải ngân nguồn vốn đầu công tăng lên rất lớn, hơn 700.000 tỷ đồng, chưa tính số tiền sẽ chuyển nguồn từ 2022 sang sẽ rất lớn.
https://vneconomy.vn/giai-ngan-von-dau-tu-cong-2022-tai-17-bo-va-7-dia-phuong-chua-duoc-50.htm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét