Thứ Ba, 7 tháng 4, 2020

TS Bùi Quang Tín 'chết bất ngờ' đặt ra nhiều câu hỏi

Tác giả bài này nhận xét "Theo dõi chính trường Việt Nam từ 30 năm nay, tôi ngộ ra một điều là giới trí thức tinh hoa lại khá ngây thơ trong các mối quan hệ quá nhiều hệ quy chiếu và các quy luật mâu thuẫn nhau và đó là lý do họ bị loại ra khỏi cuộc chơi hoặc tự mình rời bỏ". Đây chính là điều tôi suy nghĩ cách đây hơn 30 năm. Hoặc tham gia cuộc chơi, chấp nhận vào Đảng sớm, chấp nhận một số chức vụ hư danh... để rồi đến một lúc nào đó sẽ bị họ loại ra khỏi cuộc chơi khi họ thấy mình không còn mang lại lợi ích cho họ nữa. Hoặc tự mình rời bỏ cuộc chơi; không vào Đảng, không nhận bất cứ chức vụ gì, không tham gia bất kỳ nhóm lợi ích nào, dùng toàn bộ thời gian để học tập nâng cao năng lực chuyên môn và kiếm sống bằng chính năng lực của mình. Rất may tôi đã đi theo con đường thứ hai nên không phụ thuộc vào ai và cũng không bị ai quan tâm; cuộc đời do đó rất tự do, thoải mái. Có lẽ tôi là trường hợp được nhiều người trong cơ quan gọi là "nhà khoa học duy nhất" sống trong môi trường hàng nghìn quan chức. Kể ra trường hợp mình để hy vọng thế hệ sau nếu chế độ này vẫn tồn tại và vẫn phải sống với nó thì có thể học thêm kinh nghiệm.
TS Bùi Quang Tín 'chết bất ngờ' gây niềm thương tiếc và đặt nhiều câu hỏi
Hoàng Trúc - Buổi "tiệc ly" của lãnh đạo trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh tại Nhà Bè, TP Chí Minh đã kết thúc bằng cái chết của TS Bùi Quang Tín, rơi xuống từ tầng 14 không lâu sau đó. Ông Bùi Quang Tín, 44 tuổi, được coi là trí thức tinh hoa, học ở nước ngoài trở về Việt Nam. Mới năm ngoái, ngành giáo dục cũng chứng kiến cái chết bí ẩn của thứ trưởng bộ Giáo dục Đào tạo Lê Hải An, rơi xuống từ tầng 8, ngay trụ sở bộ. Cả hai ông đều được giới học thuật và truyền thông kính trọng.
Đại học Ngân hàng TP.HCM
Ông cũng có nhiều đóng góp cho giáo dục tài chính ngân hàng, là luật sư thuộc đoàn luật sư thành phố Hồ Chí Minh và thường xuyên được báo chí dẫn phát biểu như là kiến thức cơ bản về lình vực ngân hàng.

Mới năm ngoái, ngành giáo dục cũng chứng kiến cái chết bí ẩn của thứ trưởng bộ Giáo dục Đào tạo Lê Hải An, rơi xuống từ tầng 8, ngay trụ sở bộ.

Cả hai ông đều được giới học thuật và truyền thông kính trọng.

Riêng về cái chết của TS Bùi Quang Tín có hai điều cần nêu ra. Một là về bữa tiệc cuối cùng ông tham dự, và hai là cảm xúc, câu hỏi của dư luận, gồm cả các em sinh viên.

'Tiệc ly' đông người giữa mùa cách ly xã hội

Bà Bích (vợ ông Bùi Quang Tín) nói với báo VietnamNet như sau:

"11h trưa 5/4 ông Tín rời khỏi nhà và có nói qua nhà 1 người tên D để bàn công việc với thầy T - lãnh đạo của 1 trường đại học. Tầm 18h, bà Bích nhận được điện thoại của Công an báo tin chồng bà gặp nạn.

Cũng ngay trong ngày này, trước đó chỉ vài giờ TS Bùi Quang Tín còn chia sẻ trên mạng xã hội về vấn đề không chia cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông để giảm lãi suất cho vay: có thật sự cần thiết?

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã yêu cầu Trường ĐHNH báo cáo sự việc

Các ngày trước đó, các dòng trạng thái của tiến sĩ Tín cho thấy lịch làm việc dày đặc cũng như nhiệt huyết của ông với công việc và chưa thấy dấu hiệu trầm cảm nào.Khi làm việc với Công an, bà Bích trình bày, đầu năm 2019 tiến sĩ Bùi Quang Tín được bổ nhiệm phụ trách phòng truyền thông của 1 trường đại học và từ đó trong quá trình làm việc đã phải chịu rất nhiều sức ép từ nhiều phía. Bà Bích cho hay, theo lời của chồng bà, là do "lợi ích nhóm".

Giai đoạn trước Tết 2020, ông Tín có nói với vợ là xin từ chức. Bà Bích còn cung cấp thông tin, trước đó ông Tín đã 3 lần xin từ chức nhưng lãnh đạo quản lý không đồng ý. Đặc biệt, nội dung tường trình của bà Bích có nhấn mạnh, chồng bà có kể cho bà nghe về việc hay nhận những tin nhắn đe doạ, như các báo Việt Nam đăng tải mấy ngày qua.

Sau đó, ông Tín cũng đã từ chức, tiếp tục làm công việc giảng viên và phụ trách trường đào tạo bên ngoài...

Sáng 5/04, ông Trần Việt Dũng, Viện trưởng Viện Đào tạo quốc tế Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM, mời một số cán bộ của trường tới nhà mình ăn cơm tại một căn hộ ở chung cư Hoàng Anh Gia Lai 3, xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè.

Mọi người ăn uống từ 12 giờ đến 16 giờ mới tan. Mọi người lần lượt ra về.Khoảng 17h, chủ nhà có hẹn với bạn nên rời khỏi nhà và có ông Tín và một người khách khác còn lại nhớ đóng cửa khi ra về.

Chủ nhà đi được khoảng 20 phút, thì xảy ra việc ông Tín rơi lầu và tử vong tại chỗ.
Trường Đại học Ngân hàng TPHCM nói cơ quan chức năng đang làm rõ nguyên nhân

Phản ứng của Trường đại học và Ngân hàng Nhà nước

Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh đăng thông báo cho hay: "TS. Bùi Quang Tín, sinh năm 1976, là giảng viên khoa Quản trị Kinh doanh, nguyên Phó Trưởng phòng, phụ trách phòng Tư vấn Tuyển sinh và Phát triển Thương hiệu, Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh đã mất vào hồi 17h30 ngày 05/4/2020 tại chung cư ở huyện Nhà Bè."

Trường này nói: "Đây là mất mát và nỗi buồn lớn với toàn thể cán bộ, viên chức của Trường ĐH Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh.

Hiện nay, cơ quan chức năng đang làm rõ nguyên nhân sự việc và sẽ thông tin khi có kết quả chính thức."

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã yêu cầu Trường ĐHNH báo cáo sự việc.

NHNN yêu cầu Trường ĐHNH "tiếp tục phối hợp chặt chẽ, kịp thời với Cơ quan chức năng để xác minh vụ việc theo quy định của pháp luật. Đảng ủy, Ban Giám hiệu và các cấp Đoàn thể chỉ đạo điều hành mọi hoạt động của trường đảm bảo công việc thông suốt, ổn định tâm lý cán bộ, kịp thời cung cấp thông tin cần thiết trong nội bộ trường và báo chí, cơ quan bên ngoài".

"Bên cạnh đó, NHNN yêu cầu Ban Giám hiệu chỉ đạo tổ chức kiểm điểm việc chấp hành phòng chống dịch, để tình trạng tổ chức ăn uống, tụ tập đông người (trưa ngày 5/4/2020 theo báo cáo).

Xử lý kỷ luật nghiêm khắc những cá nhân vi phạm, báo cáo Thống đốc NHNN kết quả thực hiện. Đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền quản lý của Ban Cán sự Đảng, Thống đốc NHNN, yêu cầu các cá nhân liên quan có báo cáo kiểm điểm, giải trình để NHNN xem xét, xử lý nghiêm theo quy định."

Các câu hỏi của dư luận và bạn bè

Không thể tin được là cảm giác của những người quen biết ông Bùi Quang Tín.

Nhà báo Ngô Công Quang thuộc báo Dân Trí là người đầu tiên đưa tin dữ lên mạng xã hội chia sẻ: "Em không thể tin được anh Tín ơi!".

Nhà báo Trần Quốc Hải, vừa đăng bài phỏng vấn ông Bùi Quang Tín cũng chia sẻ cảm giác tương tự " quá đột ngột, hôm qua vừa mới phỏng vấn anh".

Nhiều vị luật sư cho rằng cái chết của ông Bùi Quang Tín quá bất thường.

Luật sư Lê Ngọc Luân chia sẻ trên trang cá nhân:

“Nguyên nhân tử vong của TS.LS Bùi Quang Tín chúng ta chờ đợi kết luận của cơ quan điều tra. Tuy nhiên, qua sự ra đi của anh Tín, trước đó là Thứ trưởng Bộ GDĐT Lê Hải An đã để lại trong lòng những người thân, người không thân và cả người chưa hề gặp mặt niềm tiếc thương. Tất cả đều chung cảm giác là những người tài năng, đức độ “hiếm hoi” của ngành giáo dục nước nhà lại ra đi trong tình huống oan nghiệt như vậy...”

Chưa dừng lại, sau khi bài viết của tôi được đăng tải, cá nhân nhận rất nhiều tin nhắn inbox của các bạn sinh viên (đêm khuya tin nhắn vẫn đến), các em đều chung cảm giác “đau đớn về sự ra đi đột ngột của Thầy mình”.

Với các em, Thầy Tín là một người gần gũi, thông minh và yêu thương sinh viên, có cái gì đó mang “nỗi niềm không thể chia sẻ thẳng thắn với học trò của mình.”

Nhà chức trách đã tiến hành điều tra vụ án mạng, rồi phải chờ kết luận.

Nguyên nhân cái chết của thứ trưởng Lê Hải An tại trụ sở Bộ Giáo dục ở Hà Nội đến nay vẫn chưa được công bố trên truyền thông.

Vì thế, cảm giác của bạn bè, và cả sự lo sợ của những bạn sinh viên mà luật sư Lê Ngọc Luân chia sẻ trên trang Facebook của ông là có thể hiểu được.

Theo dõi chính trường Việt Nam từ 30 năm nay, tôi ngộ ra một điều là giới trí thức tinh hoa lại khá ngây thơ trong các mối quan hệ quá nhiều hệ quy chiếu và các quy luật mâu thuẫn nhau và đó là lý do họ bị loại ra khỏi cuộc chơi hoặc tự mình rời bỏ.

Với ông Bùi Quang Tín cũng vậy, những người tiếp xúc với ông nhanh chóng nhận ra điều này chỉ qua vài lần tiếp xúc.

Tôi không đưa ra lời đồn đoán nào, độc giả hãy tự kiến giải.

https://www.bbc.com/vietnamese/forum-52200377

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét