Thứ Ba, 7 tháng 4, 2020

Thủ tướng lại phát ngôn làm dân... ngậm ngùi

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc không ít lần tung ra những phát ngôn làm người dân phải choáng váng và ngậm ngùi vì không hiểu tại sao đất nước nghìn năm văn hiến lại có một nhà lãnh đạo cấp quốc gia có thể phát ngôn như thế. Hết đầu tầu lại tới trung tâm, cả nước đâu đâu cũng thành đầu tầu, trung tâm của thế giới cả hay của cả nước. Mới có một số ít trường hợp nhiễm Covid-19 mà cả nước đã được đưa ngay vào tình trạng "chống dịch như chống giặc", "đất nước chính thức bước vào thời chiến", 'mỗi người dân là một chiến sĩ", "mỗi xã, phường, thôn, bản, tổ dân phố, thậm chí mỗi gia đình là một pháo đài" trong mặt trận phòng, chống dịch. Và bây giờ cả nước đang trong "cuộc tổng tấn công mùa xuân 2020" vào Covid-19, hàm ý so sánh ông đang làm Tư lệnh chiến dịch ngang tầm với Chiến dịch Hồ Chí Minh vĩ đại năm 1975. Rồi ông ban hành Chỉ thị 16 ngày 31/3 ra lệnh "cách ly toàn xã hội" từ 1/4 để chống dịch COVID-19 nhưng cách viết và ngôn từ của ông làm người dân hoang mang tranh cãi không biết 'cách ly toàn xã hội' có phải là lệnh phong tỏa, cấm đi lại trên toàn quốc hay không. Không chỉ người dân, mỗi ban ngành, mỗi địa phương cũng hoang mang khó hiểu; mỗi nơi hành động mỗi kiểu theo cách hiểu rất khác nhau của mình. Dùng cụm từ "cách ly toàn xã hội" đã khiến nhiều người dân nghĩ bị giam cầm, do đó khiến người dân sợ. Nếu sự sợ hãi trở thành phổ biến thì xã hội sẽ phải trả giá đắt, có khi còn lớn hơn thiệt hại do chính con virus corona gây ra. Do dùng từ ngữ sai, do mâu thuẫn giữa các loại từ được ông dùng không đúng, người dân đã đổ xô vào chợ và siêu thị, đổ xô đi mua xăng dầu tích trữ trước giờ cách ly, làm tăng nguy cơ lây nhiễm dịch. Hôm nay thì ông trưng ra hai chữ "đỉnh dịch", nhưng trước đó lại thêm hai từ "không có". Dịch ngày càng tăng, đến lúc nào đó phải giảm để tiến tới chấm dứt. Do đó làm sao lại không có đỉnh hả ông ? Chẳng lẽ theo ý ông, nếu làm tốt cách ly xã hội thì dịch cứ tăng lên mãi mãi không bao giờ đi xuống, tức là không có đỉnh ? Không biết ông có phát ngôn thế không, hay là bọn phóng viên báo chí quốc doanh cố tình gắn vào miệng ông ? Kể cả khi ông lỡ mồm phát ngôn hoàn toàn phi lô gíc như thế, thì bọn nhà báo cũng nên tha cho ông chứ không nên đểu cáng tương ngay làm tiêu đề bài viết để người dân lại thêm một lần nữa choáng váng và ngậm ngùi vì ông. Nhìn thế hệ lãnh đạo các ông hiện nay rồi nhớ về các thế hệ lãnh đạo tiền bối những năm 1980 và 1990 mà thấy thêm buồn cho đất nước.
Thủ tướng: Làm tốt cách ly xã hội sẽ không có 'đỉnh dịch'
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng nếu làm tốt cách ly xã hội, ngăn chặn lây lan trong cộng đồng sẽ không có "đỉnh dịch" ở Việt Nam. Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh ý kiến trên tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống Covid-19 vào chiều 6/4. Ông yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm cách ly xã hội nhằm làm chậm, không để dịch lây lan trong cộng đồng. Việc này được thực hiện tốt sẽ "không tạo nên ổ dịch, vùng dịch lớn, sẽ không có đỉnh dịch, không có thiệt hại về người và sức khỏe của nhân dân". Sau ngày 15/4, phụ thuộc vào tình hình thực tế, Chính phủ sẽ có chủ trương về cách ly xã hội.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì họp 
Thường trực Chính phủ, chiều 6/4. Ảnh: VGP
Biểu dương các địa phương và người dân đã thay đổi nếp sống, thực hiện cách ly xã hội hiệu quả, nhưng Thủ tướng lưu ý "không thể chủ quan". Cả nước phải tích cực tìm kiếm ca bệnh, khoanh vùng dập dịch và điều trị cách ly; phải tìm cho được những người nhiễm nCoV (F0), truy tìm mọi dấu vết của hai ổ dịch ở TP HCM và Hà Nội. "Nói cách khác là khoá dịch từ bên ngoài, dập dịch từ bên trong, tích cực điều trị, hạn chế tử vong", người đứng đầu Chính phủ nói. 

Từ 6/4 đến ngày 15/4, Thủ tướng yêu cầu chuẩn bị nhanh tất cả kịch bản, các giải pháp để chuẩn bị cho làn sóng thứ hai lây nhiễm Covid-19, bởi "nhiều nước như Trung Quốc, Singapore, Nhật Bản... đang phải đối phó rất vất vả, thậm chí tuyên bố biện pháp mạnh hơn".


Thủ tướng lưu ý việc tập trung đông người ở nơi thờ tự, tôn giáo có thể là nguy cơ lây nhiễm lớn trong cộng đồng, cần ngăn chặn. Các đơn vị phải chuẩn bị tốt phương án bệnh viện dã chiến để không bị động. Địa phương có nhiều khu công nghiệp, đông công nhân cần thực hiện nghiêm việc ngăn ngừa lây nhiễm, thường xuyên giám sát tuân thủ quy định chống dịch.

Bộ Ngoại giao cần có kế hoạch sớm nhất đón công dân Việt Nam còn mắc kẹt ở một số sân bay về nước.

Theo báo cáo của Ban chỉ đạo quốc gia chống Covid-19, đến ngày 6/4, thế giới có 1,23 triệu người nhiễm nCov; gần 70.000 người tử vong. Việt Nam ghi nhận 241 ca mắc; trong đó có 150 người từ các ổ dịch nước ngoài; 91 người lây nhiễm thứ phát; 91 người đã khỏi bệnh; 4 bệnh nhân nặng đang có tiến triển tốt.

Viết Tuân
https://vnexpress.net/thu-tuong-lam-tot-cach-ly-xa-hoi-se-khong-co-dinh-dich-4080443.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét